1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐIỆN ẢNH QUÂN ĐỘI - Những cái nhìn toàn cảnh !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 24/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    ĐIỆN ẢNH QUÂN ĐỘI - Những cái nhìn toàn cảnh !

    Hình như là chưa có chủ đề về cái nài nhể?

    Hôm qua iem có xem phóng sự của " Điện ảnh chiều thứ 7 " thấy các đạo diễn thời xưa có những thước phim rất hay & quý giá.Có đồng chí nào bít thì seach cho mọi người cùng xem & bình với
  2. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Ngày xưa xem khá nhiều phim hay như: Bao giờ cho đến Tháng 10, lá cờ chuẩn...Nhắc tới tự nhiên thèm được nghe lại tiếng loa thông báo." Đây là đội điện ảnh sư đoàn 379 hôm xin được phục vụ đồng bào và chiến sỹ bộ phim..."
  3. giangPDP

    giangPDP Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    26
    Em khoái mỗi món phim tài liệu còn phim chiến tranh dựng lại thì thà xem Trung đội của Mẽo còn hay hơn huhuhu
    có quả ĐBP hay thế mà ko dựng đc phim ra hồn chán quá
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chí ít cũng có 2 phim về ĐBP đấy chứ, 1 phim Pháp làm với kết thúc hoành văn tráng là "biển người" ********* nhưng vác AK đội cối Tàu tràn kín sân bay Mường Thanh, 1 Vịt làm (tên Hoa ban đỏ) thì khỏi nói :D
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Phim thứ 3 là Kí ức Điện Biên, được tung hô nhiều nhất và chán nhất.
    1 phim khác xem cũng tạm nhưng không đề cập trực tiếp đến trận đánh là "Lửa trung tuyến" năm 61, nói về 1 anh sĩ quan pháo binh đang chiến đấu ở ĐBP thì được điều về phía sau phụ trách kho hậu cần.
  6. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.368
    Đã được thích:
    1.273
    Phim về chiến tranh do Vn làm thì gần đây chỉ có phim "301" là còn thấy hay. Nhưng phim này hình như không phải của điện ảnh quân đội thì phải.
  7. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Hoa ban đỏ xem chấp nhận được nếu nói về ý nghĩa. Trước kia còn "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" 2 tập với "Chiến trường chia nửa vầng trăng". Hôm nọ mới load được, bọn VTC chiếu, đoạn cuối hay nhất nó cắt mother mất, bờ lẹt không chịu được cái bọn liệt não, đang khi xem phim lại cứ chèn quảng cáo vào, cyka!
    Có cảm giác là phim về chiến tranh gần đây nhà mình càng làm càng lởm. Đạo cụ không có, hóa trang đã đành nhưng hóa trang, sơn sửa một hồi thành quân đội LX đánh nhau với quân ta - mấy phim thời chống Pháp: Hà Nội mùa đông 46 hay Sống mãi với Thủ đô. Phim chống Mỹ thì chịu thôi, đào đâu ra M-41 với M-48 để chạy lông nhông thì thôi thông cảm được. Nhưng cái khắm nhất ở đây là diễn xuất, cốt truyện và ý nghĩa, cực kỳ rối rắm, dài dòng văn tự, bắn nhau thì thôi rồi - không muốn nói nữa.
    Có bộ phim về mấy anh lính tăng xem cũng cảm động nhưng nói tóm lại, em thích nhất "Chiến trường chia nửa vầng trăng".
  8. Tide

    Tide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Sau Lửa trung tuyến còn có phim Lá cờ chuẩn nữa bác, xem cũng tạm.
  9. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Điện ảnh quân đội gióng ''cồng''
    TP - Hãng phim Quân đội vừa công bố các phim sẽ dự giải Bông sen Vàng với 1 phim truyện nhựa, 2 phim truyện video, 5 phim tài liệu nhựa và 3 phim truyện video. Phim truyện nhựa duy nhất là "Tiếng cồng định mệnh".
    Đại tá Phạm Minh Lợi - Giám đốc hãng tỏ vẻ băn khoăn, không biết mảng phim chiến tranh - ?ođặc sản? của Hãng - có lọt mắt BGK hôm nay không, và cho rằng khả năng đoạt giải của hãng là khá mong manh.
    Mặc dù phim truyện nhựa duy nhất dự giải - Tiếng cồng định mệnh (kịch bản Chu Lai; đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi - Lê Thi) đã có một số cải tiến về cách thể hiện, xây dựng nhân vật.
    Nhân vật tướng Tuấn (nguyên mẫu được biết là Tư lệnh Quân khu II Phạm Văn Phú) là tướng ngụy nhưng không rằn ri, không ác ôn, trái lại có tri thức và... chiếm được cảm tình của người xem.
    Đại tá Đỗ Văn Nhâm - Phó Giám đốc sản xuất của Hãng - còn nói: ?oTôi yêu nhân vật này - với tư cách nhân vật - ngay từ trong kịch bản văn học?.
    Đại tá Lợi thì: ?oTôi là người trong cuộc xem lại vẫn khóc khi đến cảnh người bố nhận ra con ở phía bên kia chiến tuyến...?. Nhân vật này đã đem lại cho diễn viên Hoàng Dũng giải Diễn viên xuất sắc tại giải Cánh diều Vàng và sau đó là danh hiệu NSND.
    Tiếng cồng định mệnh lấy bối cảnh trận mở màn Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên - là trận mở màn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. ***g trong cuộc chiến gay gắt và quyết liệt là câu chuyện kịch tính về hai người bạn cùng yêu một người phụ nữ, sau đó lại ở hai chiến tuyến đối lập. Phim đã được VTV mua bản quyền để chiếu vào các dịp kỷ niệm.
    Bộ phim khá li kỳ trong công đoạn sản xuất. Ta chưa có công nghệ làm bom đạn giả. Hãng phải thuê một đơn vị chưa có kinh nghiệm sản xuất đạn pháo giả đầu bằng gỗ. Nhiều khi quay đi quay lại nhiều đúp chỉ vì đạn giả ?orởm? không nổ. Có lần đạn lại nổ ngay trong nòng xe tăng, cháy luôn... cả người ngồi trong. Hai ?othương binh? bị bỏng khá nặng đang chờ làm thủ tục chính sách. Một số diễn viên khác bị thương do sỏi bắn vào người khi sử dụng quả nổ. Một người đi đường không may bị xe chở xe tăng của đoàn làm phim cán phải...
    Phim không được như ý cũng do một số hạn chế về người. Diễn viên không biết bắn súng, phải nhờ giáo viên dạy nghề của quân khu thủ đô đóng thế. Muốn có cảnh xe tăng xông vào ngáng pháo địch không được, vì mấy anh lái xe tăng vốn là lính trông kho.
    Xe tăng M48 của ngụy may kho Long Thành còn giữ được 2 chiếc, đích thân Bộ trưởng Phạm Văn Trà ký giấy cho đoàn làm phim mượn. Mấy chiếc Gatz 69, Mazda cũ đều phải mua lại xác xe của nhà dân rồi mông má lại để đóng phim. Mượn được 2 chiếc trực thăng quả nổ trong phim làm móp méo cả. ?oThế này thì còn trưng bày gì?, bảo tàng than.
    Đoàn làm phim đi khắp cả 5 sân bay ở miền Trung Tây Nguyên mới tìm được sân bay Phù Cát phù hợp với bối cảnh phim. Đây hiện vẫn còn loài rắn đuôi kêu do Mỹ thả trong thời gian chiến tranh. Và còn là vùng cấm bởi nồng độ dioxin vẫn cao, nhưng không còn cách nào khác, đoàn làm phim vẫn phải ở và ăn nước nơi đây.
    Ông Phạm Minh Lợi nhắc đi nhắc lại rằng, làm phim này lo an toàn an ninh nhiều hơn cả lo nghệ thuật. Làm gì thì làm nhưng cũng chỉ gói gọn trong 7 tỷ đồng, trong đó phần lớn là chi cho đạo cụ.
    Ông Lợi nói: ?oDựng lại cảnh chiến tranh trong hòa bình tốn kém như vậy, vậy chiến tranh thực sự tốn kém đến mức nào, sự hy sinh còn lớn lao đến đâu... Đó là tâm sự thật của tôi khi làm phim?.
    Máy quay phim của xưởng hiện quá lạc hậu (thậm chí dùng cả máy của Liên Xô cũ) đang chờ đầu tư, nên hình ảnh không được trong bằng phim của các hãng bạn.
    ?oNếu có giải kỹ thuật chúng tôi cũng không dám hy vọng?, ông Lợi nói. ?oChúng tôi đến LHP lần này với khá nhiều tâm tư?. Hãng đang gặp khủng hoảng thiếu cán bộ chiến sĩ sáng tác.
    Tại hãng, tất cả trông vào đồng lương nên lấy người hơi khó. ?oThế hệ vàng? của điện ảnh quân đội về cơ bản nghỉ hưu hết. Sau LHP này, điện ảnh quân đội hoàn toàn chuyển giao thế hệ. Và sẽ phải đợi một thời gian để thế hệ trẻ trưởng thành. ?oQuân hàm chưa có sao - thiếu úy trung úy đi thực tế xuống các đơn vị ai người ta tiếp?, ông Lợi cho biết.
    Hai phim truyện video Hãng mang đi thi lần này là Đêm vùng biên và Mùa thu không cô đơn. Đêm vùng biên (kịch bản Nguyễn Thu Dung, đạo diễn Đặng Thái Huyền) nói về trận chiến chống buôn bán thuốc phiện ở vùng cao. Nhân vật chính là một chiến sĩ biên phòng người H?TMông phải đấu tranh với chính cha của người yêu mình - là người trồng thuốc phiện.
    Mùa thu không cô đơn (kịch bản Nguyễn Thu Dung, đạo diễn Trần Trung Dũng) - từng chiếu trong đợt phim kỷ niệm 27/7 vừa qua - nói lên tình đồng đội trong thời bình, chuyện về một nữ quân y bị trọng bệnh phút cuối đời tìm về với người đồng đội cũng là người yêu đầu ở Trường Sơn...
    Trong số các phim tài liệu dự giải lần này đáng chú ý có bộ 3 phim nhựa Suy ngẫm bên dòng lịch sử. Trong đó phần 2 Câu chuyện Thành trì từng đoạt giải Cánh Diều Bạc.

    ( Theo Tiền Phong Online )
  10. Po210

    Po210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    45
    Lại ảnh hưởng hành văn bác Tuất rồi. "Tung hô vạn tuế"

Chia sẻ trang này