1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện ảnh thế giới trong thập niên 40 (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi ecran, 03/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Điện ảnh thế giới trong thập niên 40 (*)

    Trong suốt những năm chiến tranh

    Nền công nghiệp điện ảnh Mỹ những năm 40 này đang ở vào giai đoạn cực thịnh trong khi việc sản xuất phim ở Châu Âu lại không mấy thành công. Công nghiệp làm phim ở Hollywood đạt đến đỉnh cao trong khảng từ năm 1943 đến năm 1946, tròn 10 năm và có lẽ còn lâu hơn sau sự ra đời của phim nói. Năm mà Hollywood thu được nhiều lợi nhuận nhất là năm 1946, với lượng khán giả đến các rạp chiếu phim lớn nhất từ trước đến giờ.

    Từ đầu cho đến giữa những năm 40, cả thế giới bị cuốn vào cuộc chiến tranh và tái vũ trang, nền công nghiệp điện ảnh, cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, chịu ảnh hưởng của cuộc chiến này và ảnh hưởng đó được thể hiện bằng việc nhiều phim về đề tài chiến tranh được sản xuất và việc rất nhiều ngôi sao cũng như nhiều nhân công của ngành bị gọi ra chiến trường. Hollywood đã đóng góp cho cuộc chiến tranh những người chiến sĩ, những bộ phim tuyên truyền, phim tài liệu cũng như phim giải trí nhằm củng cố tinh thần cho họ. Văn phòng thông tin chiến tranh của chính phủ Mỹ (OWI), thành lập năm 1942, hoạt động như một trung tâm tuyên truyền lớn trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai đã hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp điện ảnh để ghi lại những thước phim về hoạt động của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh này.

    ?~Hollywood Canteen?T (1944), chuyển thể từ vở ?~Door Canteen?T (1943) của sấn khấu Broadway, là một bộ phim đặc trưng với nhiều diễn viên nổi tiếng, không có cốt truyện, đầy tinh thần yêu nước, một bộ phim hiếm có quy tụ được nhiều diễn viên đã gia nhập quân đội. (Hollywood Canteen nguyên là một hộp đêm dành cho những người đã hết nghĩa vụ quân sự do một số diễn viên lớn như Bette Davis, John Garfiel và một số người khác lập ra. Hộp đêm này cung cấp thức ăn và các hoạt động giải trí miễn phí. Nó được đặt ở số 1451 đại lộ Cahuenga, gần Sunset Boulevard).

    Những diễn viên và đạo diễn tên tuổi của Hollywood đã bị gọi đi lính, chiến đấu trong lực lượng quân đôi chính quy hoặc bằng cách này hay cách khác tham gia vào cuộc tổng động viên chiến tranh. Có thể kể ra một số tên tuổi lớn phải đi nghĩa vụ như: Clark Gable, James Steward, William Wyler và Frank Capra, việc này đã khiến cho Hollywood thiếu diễn viên nam trầm trọng. Việc khan hiếm lương thực, thông tin liên lạc bị mất hoặc gián đoạn, thiếu diễn viên, đạo diễn cùng với nhiều khó khăn khác của cuộc chiến tranh đã ảnh hưởng mạnh đến các nhà sản xuất phim Mỹ, buộc họ phải cắt giảm số lượng phim dựng cảnh và phim quay cảnh thật.

    Do vậy, một dòng diễn viễn mới ra đời gồm có Van Johnson, Alan Ladd cùng hai nữ hoàng Betty Grable và Rita Hayworth. (Betty Grable đã ký hợp đồng với hãng 20th Century Fox năm 1940 và sớm trở thành một ngôi sao chính trong những bộ phim âm nhạc của hãng trong thập niên này). Một số đạo diễn gạo cội của Hollywood như John Ford, Frank Capra, John Huston và William Wyler cũng làm những phim tài liệu chiến tranh như loạt phim tài liệu dài tập ?~Why We Fight?T của Frank Capra (phim dài tập đầu tiên, Prelude to War, ra đời năm 1943), ?~The Movie?T (1991) của Ford (cuối cùng cũng được phát hành sau 50 năm bị chính phủ Mỹ cấm), và ?~A Story of a Flying Fortress?T (1944) của Wyler.

    Sự phong phú của phim chiến tranh

    Bộ phim tinh tế nhất trong những phim tuyên truyền thời kì chiến tranh này là câu chuyện tình cảm lãng mạn của một ông chủ hộp đêm (Humphrey Bogart) và cô người yêu cũ (Ingrid Berman), họ bị chia cắt bởi chiến tranh thế giới thứ hai tại Paris, bộ phim điển hình trong những năm 40 của Michael Cutiz, ?~Casablanca?T (1942). Được phát hành hạn chế vào cuối năm 1942 và rộng rãi hơn trong năm 1943, đây là một bộ phim đen trắng bất hủ, dựa trên vở kịch có tiêu đề: ?~Everybody Come to Rick?Ts?T. Thành công của bộ phim (giải phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và kịch bản hay nhất) đã biến Humphrey Bogart thành một diễn viên lớn, mặc dù nhân vật của anh mô tả thái độ trung lập của người Mỹ đối với cuộc chiến tranh qua một câu nói kinh điển của anh chàng Rick: ?~I stick my neck out for nobody?T - ?~Tôi chẳng việc gì phải liều mạng vì bất cứ ai cả?T.

    Thập niên 40 cũng cho ra đời những phim giải trí, những bài ca yêu nước như phim ?~Mrs Miniver?T (1942) của William Wyler, phim về những người dân Anh dũng cảm phải đối mặt với những hiểm nguy của chiến tranh. Đạo diễn Alfred Hitch****, vừa mới di cư đến Mỹ, cũng đã kịp làm bộ phim ?~Foreighn Correspndent?T (1940), kết thúc bằng một lời thỉnh cầu chính phủ Mỹ cần nhanh chóng nhận ra nguy cơ phát xít ở châu Âu và sớm chấm dứt chính sách biệt lập của họ.



    Nguồn: http://www.filmsite.org/40sintro.html


    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 04/06/2004
  2. exorcist

    exorcist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    http://www.filmsite.org/40sintro.html
    Anyway, anh nghĩ rằng dịch các tư liệu là một việc làm cực kỳ hay, tuy nhiên nó sẽ hay hơn nữa nếu như người viết chịu khó ghi thêm nguồn dịch. Thấy được bài nào dịch, bài nào tự viết không phải là một việc khó lắm, chẳng hạn như đối với bài này, ai lại viết câu này: "Sớm nhận ra nguy cơ Nazi ở châu Âu"
  3. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Thanks!
    Em cũng chẳng biết dịch câu này thế nào vì cũng chẳng giỏi môn Sử lắm, anh sửa giúp em đi không thì em đành bỏ nó đi vậy , nghe có vẻ đỡ hơn!
  4. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    oạch, thế mà cứ tưởng em ecran tự viết , thêm cái nguồn vào em ơi, kẻo người ta kiện mất .
    Nazi : trong từ điển có nghĩa là "Đảng viên quốc xã Đức" ... chắc là ám chỉ tụi phát xít Đức.
  5. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Thanks!
    Em sẽ rút kinh nghiệm nhưng làm ơn đừng nghĩ em muốn mọi người hiểu là em tự viết, bài của em toàn tự dịch thôi nên rất cần mọi người góp ý. Cảm ơn nhiều!
    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 04/06/2004
  6. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Phim chiến tranh trong thập niên 40 này vô cùng phong phú về nội dung, từ ngợi ca những vị anh hùng dân tộc đến tường thuật lại từng trận đánh ác liệt và đặc biệt là mô tả sự tàn bạo, khốc liệt của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
    Diver Bomber (1941)
    A Yank in the R.A.F (1941)

    Wake Island (1942)
    Guadalcanal Diary (1943)
    Bataan (1943)
    Winged Victory (1944)
    Thirty Seconds over Tokyo (1944)

    Objective Burma (1945)
    Trong đó, ?~Sergant York?T (1941) của Warner Bros, đạo diễn Howard Hawks là một phim tiêu biểu cho đóng góp lớn của Hollywood trong cuộc chiến tranh này, phim nói về một nông dân ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh, vốn theo chủ nghĩa ôn hòa, sau này đã trở thành vị anh hùng vĩ đại của nước Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
    Bộ phim ?~The Story of G.I Joe?T (1945) của đạo diễn người Anh William Wellman là một phim khá thành công lúc đó, phim tái hiện lại những gì mà phóng viên Ernie Pyle (Burgess Mere***h) đã ghi lại được về những người lính đại đội C thuộc trung đoàn bộ binh 18 và vai trò của họ trong cuộc chiến tranh xâm lược nước Ý.

    Còn rất nhiều phim nói về cuộc chiến này nữa như: ?~They Were Expendable?T (1945) của John Ford,
    ?~Destination Tokyo?T (1943) của Delmer Daves,
    ?~Sahara?T (1943) của Zoltan Korda
    và những bộ phim rất xúc động của Lewis Milestone về tinh thần đấu tranh, sự chống trả dũng cảm, quyết liệt của nhân dân các nước bị xâm lược trước sự chiếm đóng của kẻ thù trên đất nước mình: ?~Edge of Darkness?T
    edge.darkness
    (1943), ?~The North Star?T (1943),
    ?~The Purple Heart?T (1944)

    và đặc biệt là ?~A Walk in the Sun?T (1945).
    Đạo diễn người Anh Michael Powell và nhà viết kịch bản đã đoạt giải Oscar Emeric Pressbuger đã cùng phối hợp với nhau trong hai bộ phim, tấn bi kịch chiến tranh ?~49th Parallel?T (1944) và cuộc phiêu lưu ?~One of Our Aircraff is Missing?T (1941) cùng với ?~The Life and Death of Colonel Blimp?T (1943). Hải quân Hoàng Gia cũng xuất hiện trong một phim của đạo diễn Noel Coward ?~In Which We Serve?T (1942)hợp tác với David Lean trong bộ phim mà ông này lần đầu tiên đạo diễn. Ngoài ra, còn có bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh giả tưởng của Carol Reed ?~The Way Ahead?T (1944).

    ?~Since You Went Away?T (1944)
    là phiên bản về hậu phương Mỹ của bộ phim rất thành công năm 1942, ?~Mrs Miniver?T ca ngợi sự bám trụ kiên trì của một gia đình trung lưu Anh trong suốt cuộc không kích chớp nhoáng của quân Đức vào Luân Đôn năm 1940. Bộ phim ?~The More The Merrier?T (1943) của George Steven lại đề cập đến vấn đề thiếu nhà ở tại thủ đô trong suốt những năm chiến tranh. Sau chiến tranh, William Wyler đã thực hiện một bộ phim gây tranh cãi về tình cảnh khốn khổ của ba cựu chiến binh Mỹ khi họ trở về quê hương sau những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, ?~The Best Years of Our Life?T (1946). Bộ phim đã đạt được nhiều giải Oscar, giải phim hay nhất của năm, diễn viên nghiệp dư, cựu chiến binh khuyết tật Harold Russel cũng đã đoạt giải Oscar diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn của ông trong bộ phim.
    Nguồn :http://filmsite.org/
    Được ecran sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 05/06/2004

Chia sẻ trang này