1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện ảnh VN , phim nào đỉnh nhất ?

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi laviola123, 02/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Đúng là mỗi phim có 1 điểm mạnh và nhiều điểm yếu riêng , kịch bản đc thì diễn viên chán , quay phim giỏi lại diễn xuất lời thoại có vấn đề ... Nhưng tớ thấy Ván bài lật ngửa là okie nhất . he he
    Kịch bản chuyển thể lại từ nguyên tác của Trần Bạch Đằng rất hay . Quay phim thật là xuất sắc với những cảnh quay đẹp : đua xe trên đường SG - Đà Lạt , bắn nhau trên bãi biển , đấu súng lúc mua thuốc phiện vv ... . Đặc biệt ấn tượng là những thủ pháp chuyển cảnh trong VBLN , rất mới lạ đối với ĐAVN lúc đó ...
    Diễn viên thì trai tài gái sắc , các vai phụ cũng toàn dv giỏi k0 à lại đóng rất đạt nữa chứ . Các vai Lí Cai , Gã đầu bạc , 7 Cầu Muối ... tuy ít xuất hiện nhưng làm người xem phải nhớ mãi ...
    Có người chê Chánh Tín k0 phải là dv xuất sắc , sau VBLN thì anh ấy k0 có vai nào khác ra hồn ... cái này tớ k0 biện luận , nhưng ít ra thì vai Nguyễn Thành Luân là 1 vai diễn " cắt may " cho Chánh Tín . Chắc chắn ĐAVN k0 thể có 1 nam dv nào phù hợp hơn anh trong vai NTL
    Lời thoại của phim cũng lại là 1 thành công .Vào thời điểm đó , thậm chí là cho đến nay k0 có phimnào có đc lời thoại hay , xúc tích , thực tế và ấn tượng đến vậy ... Các đoạn hội thoại của NTL với Ngô Đình Nhu , NTL với Lệ Xuân , Lệ Xuân với Nhu ....vv quả k0 có đối thủ - Tất nhin là trong xó nhà VN thôi he he
    Và cuối cùng VBLN có đc 1 giá trị thời gian bền vững . Ngày nay xem lại nó vẫn thấy cuốn hút ,thú vị ...không hề có cảm giác lạc hậu , lỗi nhịp thời đại như 1 số tác phẩm nổi tiếng khác ĐAVN .
    Để làm đc bộ phim này trong thời gian 8x hẳn rất là kì công và tốn kém ... Từ khi bắt đầu đến " The end " của phim là hơn 5 năm , 1 quãng time kỉ lục
    Điện ảnh SG trc 75 k0 để lại đc 1 phim ảnh nào cho ra hồn ( ngoài 1 số phim hài như kiểu Tứ quái SG vv ) nhưng đã đóng góp cho ĐAVN 1 đạo diễn Lê Hoàng Hoa tài năng . 1 đạo diễn mang phong cách hơi khác " tí ti " so với các đạo diễn " cách mạng VN "
  2. Khongco0

    Khongco0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2008
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10 - đạo diễn Đặng Nhật Minh
    Đối với tớ một bộ phim điện ảnh đại diện cho một đất nước ở đó người xem sẽ không chỉ cảm nhận được tính nhân văn mà còn cảm nhận được cái hồn dân tộc .
    Từ hình tượng vị Thành Hoàng được chuyển thể hình ảnh trong giấc mộng bất chợt, những lời khuyên của ông cũng rất đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
    Tác giả cũng rất khéo dẫn dắt đúng lúc mà Duyên đang một vai đào chính trong vở chèo.
    Ngoài ra tớ còn thích bộ phim Đời Cát một bộ phim rất hay
  3. esson

    esson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Sao không ai nhắc tới Đời cát nhỉ? Một bộ phim vô cùng nhân văn, các tình tiết cũng hết sức thú vị và bất ngờ. Câu chuyện về hậu quả chiến tranh vô hình đem đến cho con người, đáng thương vô cùng nhưng lại không sướt mướt, ủy mị. Rất nhiều tình tiết dí dỏm nữa.
    Tất nhiên là vẫn còn một số điều cần nói nhưng Đời Cát trong số các phim Việt Nam nổi lên như một điểm sáng.
  4. laubaba

    laubaba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Lê Hoàng Hoa tức Khôi Nguyên, học điện ảnh ở Mỹ và giỏi về phim cao bồi, thế nên khi tham gia làm phim VN đã bị bể mánh và chỉ lừa được công chúng ít học, lứa tiều thị dân quen sửa móng tay ngoài chợ. Đó là nhận xét đúng của những nhà lý luận điện ảnh, sau khi mổ xẻ "Ngọn lửa Krong Jung" và nhất là "Ván bải lật ngửa".
    Hãy nói "Ván bài lật ngửa", Khôi Nguyên mang phong cách cao bồi rởm vào phim mô tả những chiến sỹ cách mạng, ngô nghê hết cỡ và đã có những trường đoạn lố không ra gì, ví dụ:
    1. Loại dễ thấy:
    -Ngô Đình Diệm lên Đà Lạt bằng xe Volga!
    -Chiêng Ê Đê lại dùng nắm tay để đánh (phải dùng dùi!)
    -Viên đạn chẻ đôi lưỡi dao!!??
    -Võ nghệ vớ vẩn, trai lơ nhiều gái theo...
    2. Loại gián tiếp:
    -Là tình báo chiến lược (theo kịch bản gốc song Khôi Nguyên đã biến Chánh Tín thành tình báo loại hai, bề nổi, lái xe, với lối ăn mặc, cách hút thuốc...như diễn viên mà thiếu chiều sâu nội tâm.
    - Nhiều hành xử ngược với nguyên tắc của tình báo loại "gộc".
    Với những nhà tình báo chiến lược (như tham vọng cùa chính tác giả Trần Bạch Đằng), họ không hề xuất hiện trong tư thế như các tay cao bồi, chẳng súng lục, không đấu võ, khoe mẽ...nhưng sức mạnh còn hơn cả một đạo quân. Đấy mới là ý tưởng về loại phim này, tiếc thay Hoàng Hoa đã thương mại hoá và cao bồi hoá.
    Về loại tình báo này, thế giới có 2 nhân vật khét tiếng mà chính ông TBĐ cũng mơ khi thai nghén tác phẩm: đó là Rihac Jorge của Liên Xô và Eli Cohen của Israel, cả hai có thể nói là vĩ đại và như đã phân tích, họ không bao giờ xuất hiện (trên diễn từ điện ảnh) như những gã cao bồi!
    Và như thế, càng tiếc cho bộ phim "Ông cố vấn" mà xưởng phim Hội Nhà văn VN thiếu tiền nên bỏ dở, vai tướng Nhạ do nghệ sỹ Nguyễn Đình Thân thủ diễn đã lột tả được đúng nguyên mẫu nhân vật, gấp bá bội so với một Chánh Tín trai lơ, tiếc thay như đã nói, người xem trung bình khó nhận ra điều này! Sự thấp kém của điện ảnh Việt Nam còn bắt nguồn từ những chuyện cỏn con như thế.
  5. tietcanhga

    tietcanhga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0

    Bạn nói đúng. Lê Hoàng Hoa rất nhạy bén và thông minh, có điều anh đã chọn nhầm đề tài để trổ tài.
    Tớ nhớ hồi ấy, "Ngọn lửa Krong Jung" bị đánh tơi tả, chỉ vì để cô Thẩm Thúy Hằng thủ vai gái Ê đê mà y như tiểu thư khuê các rởm, Lý Huỳnh lại y như trung uý Xăm trong "Hòn đất", vv và vv.
    Đến "Ván bài lật ngửa" thì đúng vậy, hấp dẫn lớp người ít học, do bắt chước James Bon mà không hiểu 007 đâu là phim mô tả những chiến sỹ cách mạng! Còn kiến thức về lịch sử thì anh đạo diễn này cũng hạn chế quá.
    Phim "Ông cố vấn" quá hay, tớ chưa từng thấy ai đạo diễn để Ngô Đình Diệm xử lý mọi cái hay và chuẩn đến thế (thoại của bộ phim VBLN là vét đĩa), ở "Ông cố vấn" có nhiều tuyệt vời, chẳng hạn một tình tiết rất lý thú mà trước đây ai dám nói hay đưa vào phim, là khi báo động, tất cả xuống hầm và có tên lính toan đem giày để Ngô TT xỏ vào chân thì ông Diệm gạt đi "Việc ấy không phải của mi!"...Đạo diễn dám khen những cái đáng khen của vị TT này, và nhiều cái hay, sâu và cao hơn hẳng thứ phim cao bồi rẻ tiền...và nếu tớ không nhầm, hồi ấy trên tờ "Nghiên cứu nghệ thuật" có hàng loạt bài phê phán nặng nề cái cách "hiếp dâm" điện ảnh của tay đoạ diễn tài giỏi (!)này.
  6. hangkhay08

    hangkhay08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    Trong điều kiện mới giải phóng mà từ miền Nam có người làm bộ phim ca ngợi CS thế là tốt, phải không bạn? Tất nhiên ta thấy sự lệch pha trong tư duy của đạo diễn với tác phẩm là rõ và khán giả hồi ấy, đa số là dân vùng mới giải phóng nên người ta thấy lạ lẫm và thích, như khi thích một bộ phim thám tử đấy thôi.
    Bây giờ, tất nhiên còn ai ngô nghê đi làm những thước phim như thế nữa. Theo tớ, khó nói lắm nhưng những phim sau là có chất lượng:
    Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng 10, Thị trấn trong tầm tay, Ông cố vấn, Chuyện cuả Pao, Đời cát, Mùa len trâu...và mấy phim "cổ" như Chị Tư Hậu, Phút 89, Lửa trung tuyến...
  7. hangkhay08

    hangkhay08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    Xin lỗi, phim "Thị xã trong tầm tay" của Đặng Nhật Minh, có ý tưởng thật hay dù cốt truyện là chiến tranh biên giới phía Bắc.
  8. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Những tiểu tiết bạn nêu ( ở số 1 ) trong ĐA là việc hết sức bt . K0 chỉ ĐAVN mà trên TG , ngay cả trong các phim kinh điển điều này cũng đc chấp nhận . Việc 1 chiếc xe tăng Đức đc dựng lại trong phim = 1 chiếc xe của Mĩ hay Liên Xô là việc liên tục pt .
    1 nhà tình báo dù thấm nhuần tư tưởng cách mạng đến đâu đi nữa thì khi thâm nhập vào hậu tuyến địch cũng phải hoà nhập tốt với lối sống , môi trường của chúng ...Có như vậy mới đánh lừa , che mắt kẻ địch để mà hoạt động . Đấy mới là 1 nhà tình báo giỏi .
    Hơn nữa trong trường hợp NTL là nguyên mẫu của chiến sĩ tình báo PNT , trc khi đến với cách mạng thì PNT sinh ra trong 1 gia dình có quốc tịch Pháp , đc đào tạo trong môi trường văn hoá Pháp ...nên việc mô tả ông í bay **** , lả lơi , hào hoa , phong nhã là tôn trọng sự thật .
    Cũng như thế với các chi tiết bắn súng giỏi , võ nghệ múa may quay cuồng ... nguyên mẫu PNT là 1 quân nhân đã tốt nghiệp cả 2 trường võ bị của 2 phía , là thầy dậy về tác chiến du kích cho 1 số tướng VNCH , là chỉ huy trực tiếp tham chiến trên nhiều chiến trường ... nên ông ý k0 bắn súng giỏi , k0 giỏi võ mới là lạ kì .
    Trong ĐA những tình tiết như trên là dễ hấp dẫn cuốn hút làm khán giả thích thú . Nếu đạo diễn mà không biết khai thác để tác phẩm của mình thêm đắt giá thì nên về nhà làm thằng thộn cho rồi
    Bạn nói về Rihác Jorge và Eli Cohen , tớ thêm vào Kim Philby , Penkovski và khoảng vài chục đc tình báo chiến lược khác cho đông . Xin hỏi bạn là trên TG có bao nhiêu bộ phim làm về các nhà " tình báo chiến lưọc vĩ đại " đó mà đủ hay để có khán giả và tạo nên tên tuổi của 1 tác phẩm ĐA lớn
    Công việc của các " nhà tình báo chiến lc " thường thầm lặng , các nghiệp vụ cũng thiên về trí tuệ , nội tâm , bình bình và phẳng lặng ...Khi đưa vào ĐA rất khó khai thác để tạo thành 1 bộ phim hay . Đó là lí do mà k0 chỉ riêng Vũ N Nhạ của VN mà rất nhiều đc chí tình báo vĩ đại khác trên TG k0 thể đưa lên phim ảnh thành 1 bộ phim ăn khách đc . Còn những gã tình báo " cao bồi " múa võ , bắn súng , chụp ảnh tài liệu , lái ô tô như Schumacher ...lại là đối tượng ăn khách trong ĐA
    Típ nữa , 1 tác p ĐA trc hết là để giải trí , có thể có nhiều chi tiết rất vô lí thậm chí là hư cấu nhưng nếu nó tuân thủ chặt chẽ các nguyên lí , làm tốt các kĩ thuật của ĐA thì vẫn sẽ là 1 bộ phim hay và đc khán giả nồng nhiệt đón nhận . Ngược lại có những bộ phim xây dựng , mô tả trung thực y chang cuộc đời của 1 ông " nổi tiếng " nào đó nhưng nếu các yếu tố kĩ thuật mà k0 ra gì thì cũng chẳng có con khỉ nào xem , mà đã k0 có ai xem , k0 bán đc vé , k0 đc quảng cáo trong các giờ vàng giờ bạc thì sẽ k0 thể có tiền để làm các phần tiếp theo . Cái nguyên tắc này có vẻ đúng với " Ông cố vấn " của bạn
    Cuối cùng , tớ cũng k0 dám khẳng định VBLN có nhiều " công chúng có học " mến mộ hay không . Nhưng nếu đem " Ông cố vấn " ra so với VBLN thì có lẽ " công chúng có học " học nhiều quá nên đâm ra có vấn đề rồi , or là chẳng hỉu gì về phim ảnh cả .
    Không biết là " Ông cố vấn" nó hay hớm không và hấp dẫn khán giả ntn Nhưng đơn giản 1 điều đó k0 phải là 1 tác phẩm của ĐA . Nó là 1 bộ phim truyền hình , nên so sánh nó với những " Gió qua miền tối sáng " , " Chung cư vui vẻ " , " Gió làng Kình " ... vv và vv cho đúng chủng loại , đẳng cấp
    Tái bút : Hình như bạn k0 hỉu lắm về VBLN nên nhầm lẫn rằng nó mô tả cuộc đời của bác Vũ N Nhạ .
    Nguyễn Trường T Lý người viết kịch bản cho phim VBLN chính là bác Trần Bạch Đằng , 5 năm liền cùng là 1 ê kíp làm phim với Lê H Hoa
    Sinh thời nhà + sản gộc này đã từng lên Television ca ngợi cách xử lí kịch bản hay , độc đáo của Lê Hoàng Hoa trong " VBLN " ... Nhưng ngày nay nhiều nhà + sản chưa đc gộc lắm lại chê bai bộ phim thiếu đi tính " vô sản "
    Được laviola123 sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 05/12/2008
  9. hangkhay08

    hangkhay08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    Bạn đã mất nhiều tg để bênh vực cho VBLN đấy nhỉ, khg sao, nhưng mình thấy vài ý này:
    -Xe tăng Đức là xe tăng Đức, xe tăng Nga là xe tăng Nga, khg ai nhầm lẫn vớ vẩn thế đâu! Đằng này xe Voga có con hươu ở mũi mà để TT Diệm đi thì chính ông TBĐ cũng dốt nốt! Từng có phim gì dựa vào tiểu thuyết "Sống mãi với Thủ đô" của nhà văn N.H.Tưởng mà cái phong bì gửi thư ra chiến khu lại có hình của Vietnam Airlines, đó là sự vớ vẩn khg thể chấp nhận chứ không thể cãi là nghệ thuật. Và có ai khg biết ông này chính là NTTL!
    -Bất luận thế nào, VBLN cũng là thứ phim thị trường, chớ nên so sánh với "Ông cố vấn" và thú thực, nếu so như thế thì hẳn là rất khó nói chuyện rồi, vả nghệ thuật, dù đã có định nghiã là kẻ yêu người ghét, thì 2 tác phẩm ấy vẫn khg cùng một "mâm" đâu.
  10. curuagia

    curuagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0

    Sẽ là khấp khểnh đấy anh bạn "phố phường" ạ.
    Vì bạn cố so sánh 2 bộ phim, nói 2 loại phim thì đúng hơn, với nhau. Một loại phim mô tả người chiến sỹ của nhân dân, có nghị lực phi thường và có những hành động khôn ngoan, quyết đoán, còn loại phim thị trường na ná phim cao bồi Mỹ, so làm sao mà so! Mỗi loại phim có tiêu chí ăn khách riêng và sự phản ứng của người đời là dễ hiểu.
    Tôi tôn trọng suy nghĩ và cách lựa chọn của mọi khán giả.

Chia sẻ trang này