1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện ảnh với Văn học và Cuộc sống.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi sad_movie, 23/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Điện ảnh với Văn học và Cuộc sống.

    Hãy cùng nhau viết về những bộ phim có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thế nào.
  2. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống được tái hiện lại qua văn học. Các nhà làm phim đã chuyển thể từ tác phẩm văn học thành phim. Hoặc có những bộ phim được hình thành không thông qua Tác phẩm văn học nhưng cũng đều phải qua khâu Kịch bản, nghĩa là cũng phải qua trang viết mới đến những hình ảnh, âm thanh, mầu sắc...Như vậy, Điện ảnh và Văn học đều có một điểm chung là tái hiện lại cuộc sống.Văn học tái hiện cuộc sống bằng những trang viết và qua miêu tả của nhà văn mỗi người có một cách cảm nhận riêng về cảnh, vật, con người, âm thanh, ánh sáng của cuộc sống.Những hình ảnh đó dù được miêu tả cụ thể đến đâu thì cũng chỉ là những hình ảnh ước lệ theo trí tưởng tượng hay cảm nhận riêng của mỗi người.Ví dụ như hình ảnh của Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm của Nhà văn Nam Cao trong tâm trí mỗi người đều khác, khác với một hình ảnh cụ thể trong bộ phim ?oLàng Vũ Đại ngày ấy.? Hoặc cứ để cho một vài hoạ sĩ đọc một đoạn văn tả cảnh nào đó, sau đó bảo mỗi người vẽ lại theo cảm nhận của riêng mình chắc hẳn chúng ta sẽ có những khung cảnh tuy có những sự vật giống nhau nhưng mầu sắc và ý tưởng sẽ hoàn toàn khác nhau.Cũng như cùng một tác phẩm văn học, với mỗi một đạo diễn làm phim, chúng ta cũng sẽ có những bộ phim có nội dung giống nhau nhưng thủ pháp nghệ thuật hay hình ảnh của nhân vật hoàn toàn khác nhau. Trên có khá nhiều câu chuyện cổ tích hay tác phẩm văn học đã là đề tài phong phú và dồi dào cho các nhà làm phim khai thác. Thực tế có nhiều trường hợp một Tác phẩm văn học được chuyển thể thành hàng trăm bộ phim khác nhau của các đạo diễn trên toàn thế giới.
    Nhưng topic của tôi chỉ muốn kể với các bạn những câu chuyện cực kỳ giản dị về mối liên quan giữa Điện ảnh với Văn học và Cuộc sống.Không phải là chuyện Điện ảnh bắt nguồn từ Cuộc sống từ Văn học thế nào. Mà là mối quan hệ ngược lại, Điện ảnh ảnh hưởng đến Văn học và Cuộc sống ra sao.
  3. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Tôi đến với MFC khá muộn và cũng tham gia khá ít nhưng phải nói rằng từ lúc quan tâm đến bộ môn nghệ thuật thứ 7 này, trong cuộc sống tâm hồn của tôi có nhiều đổi khác.
    Tôi tham gia MFC bằng một sự rất đỗi tình cờ.Từ ngày tham gia mạng TTVN tôi biết MFC thường có những buổi chiếu phim tại Lý Nam Đế nhưng cũng ít quan tâm.Vì thời còn học đại học, tôi chỉ biết cắm đầu vào sách vở, học học và học, không biết đến một loại hình giải trí nào, kể cả Tivi. Không học thì nằm dài với một đống báo chí và sách văn học đủ loại. Cả thời học đại học, trừ những buổi được xem phim ngoài đại sứ quán Nhật tôi chỉ đi xem phim ngoài rạp 2 lần.
    Rồi tôi quen một người bạn. Lần nào tôi gọi điện tới nhà người bạn đó cũng nói đang ngồi xem phim, với giọng điệu như là không mấy tôn trọng tôi. Trong 1 cuộc điện thoại tôi cũng nói tôi đang xem một bộ phim ở truyền hình địa phương hay quá, người bạn đó liền nói : ?oỐi giời, mấy cái truyền hình địa phương toàn những phim vớ vẩn thuê ngoài hàng.? Cái câu nói đó đối với tôi đến bây giờ vẫn như vết dao cứa vào lòng tự trọng của tôi, khi một con người chỉ sống rú rú trong một cái xó ở phố cổ Hà Nội chưa chắc đã biết nhiều và có nhiều kinh nghiệm sống lang bạt như tôi dám phát biểu một câu đầy khinh người đến thế.
    Một dạo tôi rất buồn, lúc nào cũng lủi thủi một mình.Người bạn duy nhất của tôi chỉ là cái Tivi và cái máy Vi tính. Tôi bắt đầu xem khá nhiều phim, đặc biệt trưa thứ 7 tuần nào sau khi được nghỉ làm sau một tuần đầy mệt mỏi và buồn bã tôi thường một mình vào rạp Hàng Bài xem phim. Tôi thấy xem phim một mình trong rạp rất thú vị. Khi mệt tôi có thể thiếp đi ngủ một giấc bình an. Khi xúc động tôi có thể ngồi khóc một mình mà không ai biết. Khi bộ phim có những tình tiết hài tôi có thể cười cùng với tất cả mọi người. Và trong suốt một thời gian khá dài, tôi thường hay tự vui buồn với mình, tự giết thời gian cuối tuần ở trong rạp.Vì khi rời khỏi rạp tôi có thể lững thững đi bộ quanh Bờ Hồ hay ghé vào một quán Cà phê quen thuộc.
    Thế rồi tôi quyết định đi xem phim với MFC. Bộ phim đầu tiên tôi xem là phim ?oThợ cạo thành Siberia?. Xem phim đó tôi đã một mình ngồi khóc từ đầu đến cuối, không hẳn là bộ phim khiến tôi khóc mà vì tâm trạng tôi không được vui. Và từ đó cái tên sad_movie ra đời và xuất hiện tại MFC. Cũng từ đó tôi không bỏ buổi chiếu nào của MFC trừ phim ?oThe Ring? vì tôi không thích phim Kinh dị.Còn lại tôi vẫn thường lưu giữ lại những tấm vé của MFC, xếp thành tập để riêng trong một hộp, đằng sau mỗi tấm vé tôi ghi tóm tắt nội dung chính hoặc những câu nhận xét ngắn gọn về mỗi bộ phim.
    Từ đó tôi cũng ít đi xem phim ngoài rạp hơn vì tôi thấy phim ngoài rạp chủ yếu là phim mới và nội dung thường quá nhẹ nhàng, không mang nhiều thông điệp sâu sắc như khi xem phim của MFC chiếu. Nói tóm lại tôi rất thích thể loại phim Clasic hơn. Và có thỉnh thoảng tôi đến Fansland chứ không xem ở Hàng Bài nữa.
    Bây giờ, những bộ phim của MFC, những bộ phim rạp, những phim tôi thuê đĩa, những phim truyền hình trên Tivi đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, công việc, cũng như tâm hồn tôi.Và tôi thầm cảm ơn cái thái độ khinh người của một người bạn đã đưa tôi đến một niềm say mê nghệ thuật mới. Bởi vì tôi quan niệm rằng, tôi sinh ra không phải để cho người khác khinh tôi, mà tôi xứng đáng để được yêu quý, và tôi mãi mãi sẽ làm tất cả những gì để được nhận được sự yêu quý, của những con người thuộc về thế giới của tôi, những người coi tôi là bạn.
    Được sad_movie sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 23/07/2004
  4. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Tôi học được khá nhiều từ điện ảnh.Nó giúp ích rất nhiều trong công việc viết lách của tôi.Nó khiến cho những trang viết của tôi có đầu tư nhiều hơn vào các thủ pháp nghệ thuật.
    Ví dụ như khi xem phim ?oLá thư tình yêu? hay phim ?oCổ điển?, tôi thấy cách đạo diễn tạo nên một thời gian nghệ thuật đan xen giữa hiện thực và quá khứ rất độc đáo.Nhiều khi nó làm cho tư duy của khán giả không đi theo một trật tự thông thường, tạo sự bất ngờ trong chi tiết và như thế một nội dung đơn giản có thể kéo dài thành một bộ phim chuyển tải đến người xem một cách thuyết phục. Và khi tôi viết một truyện ngắn có nội dung nhẹ nhàng tôi cũng cố gắng để cho người đọc cảm nhận được cái độ lướt, lướt , lướt của từng hình ảnh, cố gắng làm sao khi người ta đọc truyện của tôi người ta cũng phải tưởng tượng ra được những hình ảnh đang trôi qua trước mắt.
    Ví dụ chỉ đơn giản là hình ảnh một cô gái ngồi trong một quán Trà vào ngày mưa, suy tư về quá khứ, hiện tại và tương lai. Một truyện không có cốt truyện nhưng phải dùng thủ pháp nghệ thuật nào để truyện không nhạt, để mọi kỷ niệm cũng như những hy vọng về tương lai hiện lên đầy mầu sắc, âm thanh và ánh sáng? Bộ phim Emily các bạn vừa chiếu vừa rồi tôi cũng nắm bắt được một cái rất hay. Mỗi lần chuyển cảnh, những con tầu vun vút vun vút chạy và ?orầm? một cái dứt khoát, một cảnh mới hiện ra trước người xem.
    Phim ?oDanh họa Atermisia? có một trường đoạn rất hay. Cô gái vào thăm người tù. Cô hỏi :
    -Ở trong tù anh thấy những gì?
    -Anh thấy một ô cửa nhìn ra một khung trời rộng. Có hai ngọn đồi đứng bên nhau. Một cái cây đứng đơn độc trong bóng chiều buông và cái bóng của nó trải dài tới phiến đá trắng, trắng như nổi lên trên khuôn vải. Và khi chiều xuống mầu của núi lẫn vào mầu trời đang sẫm lại.
    Hình ảnh này tôi xem đi xem lại nhiều lần và khung cảnh đó thật tuyệt.
    Điều này cũng khiến tôi muốn viết một điều gì đó.
    Ngoài ra trong những lần xem chương trình ?oNhững tác phẩm điện ảnh? trên VTV2, nghe đạo diễn Đặng Nhật Minh phân tích những ý nghĩa của những trường đoạn dưới góc nhìn của điện ảnh, tôi lại học hỏi được nhiều dưới góc nhìn của văn học.
    Như hình ảnh cuộn len của người mẹ đang lăn lăn bỗng dừng lại sẽ khiến người ta tưởng tượng ra hình ảnh người mẹ đã đi đến cửa và mở cửa cho con trong phim ?oRạp chiếu bóng thiên đường?.
    Như cách xây dựng một nhân vật cực kỳ tự nhiên đầy hoang dại của đạo diễn trong phim ?oNgười đàn bà đẹp?, từ những hành động luôn nhảy lên bàn ngồi, từ một thoáng nét mặt đổi khác khi cô gái nhận được lời để nghị khiếm nhã của ông luật sư.
    Như một chi tiết nhỏ thể hiện sự dằn vặt của lương tâm của bà lão trong một đêm trằn trọc với tiếng tầu chạy qua chạy lại và ánh sáng loang loáng trên góc trần trong phim ?oNhà Ga trung tâm?. Nếu không được nghe đạo diễn ĐNM phân tích những chi tiết nhỏ nhặt ấy, chắc là tôi cũng không hiểu rõ và không cảm nhận được một cách sâu sắc đến thế. Và tôi nghĩ điều đó giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc đầu tư vào những chi tiết trong trang viết của mình.
    Những bộ phim còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi. Xem mỗi một bộ phim tôi vẫn thường tự rút cho mình một triết lý, một bài học hay một liên tưởng đến cuộc sống hiện tại.
    Phim ?oRạp chiếu bóng thiên đường? giúp tôi nhẹ nhàng hơn trong việc loại bỏ những tư tưởng cũ, tạm quên đi những cái cũ vì có nhiều điều cũ dù có gắn bó với ta và có nhiều kỷ niệm sâu sắc với ta qua thời gian cũng phải bị thay thế bởi những cái mới. Đó là quy luật bình thường của cuộc sống. Và nghĩ được như thế con người ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn.
    Phim Sabrina có hình ảnh một cô gái có thể nói một phần nào giống tôi, khi tự chui mình vào một góc và cuối cùng nhận ra rằng cần phải sống đầy tự tin,hoà mình vào cuộc sống chứ không phải đứng bên lề cuộc sống nhìn mọi người. Cô gái trong phim cũng nhận ra rằng đôi khi mình cứ nghĩ mình yêu một người cả đời nhưng không hẳn vậy, một tình yêu mới không mơ màng, không hư ảo mà rất thật sẽ đến với cô một cách tình cờ và bất ngờ. Điều đó, cũng khiến tôi hy vọng trong tương lai mình sẽ có một tình yêu rất thật sẽ đến với mình.
    Thú vị nhất là bộ phim ?oTừ khi có Polly?. Dù đây chỉ là bộ phim hài rất đỗi nhẹ nhàng, nội dung chẳng có gì hay lắm. nhưng nó gửi đến cho những người không bao giờ dám sống thật với cảm xúc của mình như tôi hãy sống thật là mình, đừng bao giờ sợ hãi trước khi bắt đầu một cái gì mới mẻ. Đặc biệt hình ảnh một cô gái luôn luôn không nhớ để chìa khoá nhà ở đâu và người bạn trai phải tặng cho cô một cái máy mà mỗi lần bấm vào cái máy ấy thì cái chìa khoá sẽ có tiếng kêu để cô thấy nó. Tôi cũng là một đứa hay để chìa khoá lung tung và mỗi lần tìm chìa khoá tôi cũng thường nghĩ đến một cái điều khiển để dò tìm chìa khoá.
  5. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Mỗi con người chúng ta đôi khi cũng là một diễn viên trong chính cuộc đời mình.Có những vai diễn thành công, có những vai diễn không thành công. Có những lúc ta trách mình không sống khéo nghĩa là không biết diễn kịch,nhưng đôi khi ta thấy hài lòng vì mình đã sống thật. Có những lúc ta không cần phải diễn kịch thì ta lại cố tình che dấu đi con người thật của mình.
    Ta luôn là một diễn viên tồi trong chính cuộc đời của mình.Ta luôn nhìn mọi vật theo góc độ và cảm nhận của riêng ta. Ta buồn, ta vui, ta bực tức ta không dấu được. Ta ghét ai, khinh ai, ta cũng huỵch toẹt vào mặt người ta dù biết rằng nếu mình nhận được những lời như thế mình cũng đau lòng lắm. Ta không bao giờ nịnh nọt cấp trên của mình đôi khi điều này cũng khá bất tiện trong công việc của ta.
    Nhưng rồi thời gian giúp ta hiểu nhiều hơn về cuộc sống, ta cũng biết diễn những vai diễn trong những trường hợp cần thiết. Và càng lớn lên ta càng thấy điều đó là bình thường như những phép tắc xã giao trong cách đối nhân xử thế.
    Với cấp trên, dù không hài lòng, ta im lặng trong những trường hợp cần giải quyết mọi việc hết sức bình tĩnh. Tuy nhiên ta chưa đến mức đánh mất chính mình, đánh mất lòng kiêu hãnh, lòng tự trọng hay cá tính của mình.
    Đối với bạn bè, dạo này đi đâu ta cũng cười cười nói nói và học cách thân thiện với mọi người, khác với bản tính lầm lỳ chỉ chờ người khác hỏi đến mình như trước.Ban đầu thấy có vẻ là hơi kịch, nhưng dần dần ta thấy đó là điều cần thiết trong cuộc sống.
    Khi đi dạy học, ta đóng kịch là một cô giáo nghiêm nghị, không biết đùa, suốt ngày dăn dạy bọn học trò ba cái điều triết lý mà chính ta trong cuộc sống không thực hiện nổi.Khi đến nhà người quen ăn cơm, ta đóng kịch là đứa chăm chỉ nhanh tay dọn dẹp chứ ở nhà có thể ta luôn bị bố mẹ phàn nàn.
    Khi đứng trước một người con trai ta quý mến có thể ta sẽ đóng kịch là dịu dàng chứ thực tế cũng có lúc ta nổi xung đanh đá cãi nhau với người nọ người kia.
    Đứng trước một người bạn cũ có những chuyện buồn đã qua ta giả vờ như không quen biết cười nói giả lả nhưng trong lòng chắc chắn có những bão giông.
    Đứng trước một tình yêu ta luôn không dám sống thật là mình,không dám bộc lộ tình cảm để rồi tất cả vuột khỏi tầm tay mới thấy cái vở kịch của mình tồi tệ.

    Vai diễn thành công nhất của ta trong cuộc đời là ta luôn tỏ ra là một đứa con bé bỏng, vui vẻ, hạnh phúc. Vì ta sợ bố mẹ ta biết được những suy tư của mình. Chẳng bố mẹ nào thấy hạnh phúc khi con cái mình buồn bã cả. Và suốt đời ta luôn đóng kịch mình là một đứa con hạnh phúc để bố mẹ ta không phải bận lòng về ta.
    Dù cho ta có là diễn viên tồi trong chính cuộc sống của ta, dù cho đôi khi ta tự hỏi, mình hạnh phúc hay không hạnh phúc, thì những lúc ngồi có chút cảm xúc và viết ra như thế này, ta vẫn thấy mình hạnh phúc, và thấy mình là một diễn viên thành thực với cảm xúc trong bối cảnh phim của cuộc đời.
  6. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Nhạc trong phim là một điều không thể thiếu..Có điều nhạc trong phim thường được cất lên rất phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ.Khi hai người đang say đắm hôn nhau sẽ có những giai điệu du dương lãng mạn nổi lên. Khi có những tình huống gay cấn thì thôi rồi, những điệu nhạc rộn rã, to dần, to dần cũng những âm thanh chát chúa....
    Nhưng ngoài đời có những lúc thật khó chịu khi bị tống vào tai những thứ âm nhạc khó nghe ở một quán nét hay ở một quán cà fê ầm ĩ khi ta cần yên tĩnh chẳng hạn.Rồi những khi ta vui, ta buồn không có những bản nhạc nào vang lên như trong phim mà chỉ có nhạc vang trong lòng.
    Có những bài hát mà ta thường hát trong mối giai đoạn. Thì mỗi lần nhớ lại giai đoạn đó, giai điệu của bài hát sẽ lại lặp đi lặp lại trong tâm trí hoặc ngược lại nếu nghe bài hát đó sẽ nhớ lại thời điểm đó.
  7. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Có một lần tôi được biết đến một trò chơi rất hay.Dùng ngón trỏ của bàn tay này chạm vào ngón cái của bàn tay kia ta sẽ được một khuôn hình và tưởng tượng đó là một cái máy quay. Giơ lên ngang mặt và nheo mắt lại để nhìn những vật chỉ có trong khuôn hình ấy, đôi khi cũng tìm thấy những hình ảnh thật thú vị. Nhất là khi nằm dưới bãi cỏ giơ khuôn hình bằng tay đó ngang mặt để nhìn lên trời và quan sát những đám mây. Sau mỗi một cái lướt tay, những đám mây trong khuôn hình sẽ khác và ta lại tưởng tượng ra một hình ảnh khác.
    Mắt của chúng ta cũng giống như một máy quay phim. Và những cảnh quay trong điện ảnh thể hiện góc nhìn của mắt. Hôm nọ xem bộ phim truyền hình ?oHãy về với anh? trên VTV3 có một cảnh hay quá. Đó là cảnh cô gái chơi đàn dương cầm gặp lại người yêu cũ trong một quán nhỏ? Hai người ngồi đối diện nói chuyện với nhau.Thật bất ngờ lần đầu tiên tôi được thấy một cảnh quay lạ và đẹp đến thế. Cả một khuôn hình chỉ quay một nửa mặt có đôi mắt mở to của cô gái đang lắm nghe người con trai nói. Rồi chuyển sang quay từng phần mặt của người con trai, từ mắt bên này, mắt bên kia, đến cái miệng.Rồi lại quay về đôi mắt của cô gái. Như là muốn nói rất lâu ngày rồi họ không gặp lại nhau, và họ nhìn nhau tới từng chi tiết trên khuôn mặt.
    Liệu rằng nhiếp ảnh có liên quan gì đến quay phim không nhỉ. Trong bộ phim truyền hình ?oHãy về với anh? có đoạn một cô gái và một chàng trai đang đi chụp ảnh để lấy ảnh dự thi trong một cuộc triển lãm. Đề tài mà cô gái chọn là ?ocác cặp tình nhân?. Cô gái chỉ cho chàng trai nhìn thấy các cặp tình nhân trên phố và thao thao bất tuyệt kể rằng đôi kia vừa quen nhau, đôi kia đang giận nhau, đôi kia vừa mua tặng nhau cái gì đó. Chàng trai ngạc nhiên hỏi ?osao em biết?? Cô gái hồn nhiên trả lời ?oEm cảm nhận thế, và em chụp ảnh theo sự cảm nhận của mình?.
    Trong cuộc sống, khi nhìn nhận mỗi sự việc mỗi chúng ta đều có cảm nhận riêng và có cách xử lý tình huống theo sự cảm nhận đó.Có người nhìn vật này, cảnh này lại sáng tác được văn, thơ, nhạc, hoạ, có người lại chả thấy cảm xúc gì đặc biệt. Có người nhìn thấy những cảnh đời không may mắn thì dấy lên một lòng thương cảm, có người tỏ ra ghê tởm, có người lại dửng dưng?Thông điệp trong truyện ngắn ?oĐôi mắt? của nhà văn Nam Cao đến nay vẫn còn nguyên giá trị ?oNgười ta chỉ xấu xa dưới con mắt của phường ích kỷ.?
    Những nhà nhiếp ảnh, những nhà quay phim, trước tiên hẳn phải là những người am hiểu về nghệ thuật để đem đến cho mọi người những bức ảnh, những cảnh quay đẹp và chân thực. Vì họ am hiểu về nghệ thuật, về cái đẹp tức là con mắt họ biết hướng về những góc nhìn sao cho nắm bắt được cái thần, cái hồn, và ghi cái khoảnh khắc của sự vật, hiện tượng, hay như trường đoạn của bộ phim. Nhưng cái nghệ thuật mà họ đem lại cho chúng ta chính là từ cái tâm, từ sự cảm nhận sâu sắc của họ về những điều đó.
    Tôi tình cờ được đọc một bài luận ngắn trong sách giáo khoa thời đại học, viết về một bộ sưu tập của một nhà nhiếp ảnh chụp về những số phận con người cận kề cái chết vì những hiểm hoạ của nạn Ma tuý và đại dịch AIDS.Trong 60 cái ảnh được đem ra triển lãm có một cái ảnh không chụp mắt của một cô bé.Bức ảnh chụp một bé nằm trên giường với cái miệng mở ra đau đớn. Cô bé này đã nằm liệt rất lâu và hoàn toàn không thể trò chuyện được. Điều duy nhất mà người ta có thể đọc được tâm hồn cô là đôi mắt, nhưng tác giả lại không chụp. Ông giải thích rằng đó sẽ là một đôi mắt đầy oán trách cha mẹ cô bé. Thêm một lý do nữa là trước khi chụp ảnh ông thường trò chuyện để xin sự cho phép của những nhân vật trong ảnh.Và những nhân vật này rất sẵn lòng và thanh thản đối mặt với sự ra đi của mình. Nhưng qua ánh mắt của cô bé này sẽ nói gì, điều đó ông không thể biết chính xác được. Miệng cô bé cứ mở ra những tiếng kêu đau đớn ông chỉ chụp cái miệng như là muốn nói lên sự khao khát sống của cô bé.
    Nhiếp ảnh, điện ảnh, quả là có nhiều điều lý thú mà chúng ta chưa có cơ hội được khám phá ra. Nhưng con mắt và cái tâm của chúng ta nên nhìn mọi thứ theo một chiều hướng tích cực. Nhất là mình, đôi khi không nhìn một vài sự vật hay con người theo chiều hướng thiện cảm được thì hãy quay máy quay sang hướng khác để tìm những thước phim đẹp cho riêng mình trong bộ phim cuộc đời của chính mình.
  8. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Sao bạn không giới thiệu một vào tác phẩm bạn đã viết cho mọi người xem.
  9. TrueArt

    TrueArt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    " ...
    Ra đường ai cũng bận áo quần tươm tất, che nắng mưa và cũng là thể hiện cái hình ảnh của cá nhân mình. Nhiều người còn đeo cả mặt nạ. Nó cũng vậy. Nhưng thói thu*o*ng` gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, nhiều người đã tâm biến và hình biến luôn theo cái mặt nạ thường trực trên mặt. Vốn không phải cái mặt nạ nào cũng thích ứng với cơ địa người đeo nó nên lắm khi sinh biến dạng, méo mó nhoe nhoét cả ra. Nhất là những kẻ đeo những mạt nạ bắt chước của người, cố cưỡng để rồi da mặt dúm dó, cơ thể nhăn nheo già lão sớm. Nó cũng đeo, nhưng là đeo cái mặt nạ tự chế nên thành ra mặt nó cũng biến dạng nhưng theo hướng gần với tự nhiên hơn, không đến nỗi khó coi. Cái mặt nạ hiện nó đeo được dệt bằng những sợi đẹp đẽ của quá khứ, được nhuộm những gam mọng hy vọng, ước đoán của tương lai nên không phải nó mà cũng là nó thôi. Ẩn mình trong lốt riêng phù hợp, nó ít chịu va đập, ít tổn thương và nó trơn tru, nhẵn nhụi nên trông trẻ hơn mọi người. "
    (trích Trẻ của [nick] iron_monkey [/nick]
  10. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Đây là box MFC mà bạn. Và topic này chỉ là những dòng tản mạn thôi.
    Cảm ơn bạn rất nhiều.
    Mình còn nhiều điều muốn viết nhưng thấy mình cứ độc diễn thế này ngại quá. Ai vào đọc xin để lại vài ý kiến dù nhỏ thôi cho mình cảm giác là topic của mình được các bạn quan tâm.

Chia sẻ trang này