1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện ảnh với Văn học và Cuộc sống.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi sad_movie, 23/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amigo76

    amigo76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Chị buồn!
    Chị buồn vì chị chẳng có thể làm gì giúp em khi biết rằng người như em sẽ vất vả với cuộc sống đầy rẫy những trắc trở này em ạ.
    Cám ơn em đã tin tưởng và dành những tình cảm tốt đẹp cho chị.

  2. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Chét chét, định biến cái này thành box Tâm sự hử?
    No có được đâu nhá.
    Còn suy nghĩ vớ vỉn á? Chị bày cho cách này nhá: Đem tất cả lên thớt ấy, chặt vứt hết ra nước gạo. Cái gì hết- là hết. Hết rồi, ko bàn nữa.
    Em gì post ảnh Heminhway ơi, ko hiểu em có ý định gì? Nói về tài năng và sự nghiệp của nhà văn, hay định nói về bộ phim mới nói về ông? Hay nói nhà văn này đã tự sát thế nào?
    Pót mà ko nói gì, nhiều ý nghĩa thế, hiểu thế nào nhẩy?
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 28/08/2004
  3. gaidai

    gaidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tựa bài và thân bài chả ăn khớp gì với nhau. thiết nghĩ tác giả đã đi lệch hướng ban đầu đặt ra mất rồi,chả liên quan gì đến phimảnh chi hết. chỉ thấy một mớ bòng bong tâm sự ở đâu.
    Được gaidai sửa chữa / chuyển vào 23:38 ngày 28/08/2004
  4. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    À, cái title của topic này là ĐA, Văn học và CS. Vậy chúng ta có thể đoán được "Ông già và biển cả" là đại diện cho văn học. Cuộc sống thì em Sad movie nói từ đầu đến cuối rồi, còn điện ảnh .... hình như chưa có điện ảnh
  5. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ điện ảnh: ​
    Hôm qua tôi có nói với anh Giáo Hoàng, em không thấy ngôn ngữ điện ảnh trong bộ phim đang khởi quay. Anh Giáo Hoàng hỏi, ngôn ngữ điện ảnh là gì?
    Tôi muốn gợi cho topic này có chút mở, muốn được trò chuyện cùng mọi người về một vấn đề nào đó, vậy nếu ai có lòng với topic này hãy cùng đóng góp ý kiến.
    Một bộ phim hay không hẳn là có một nội dung hay, một kịch bản hay hoặc cũng không nhất thiết phải truyền tải đến người xem một thông điệp nào đó.
    Tôi cho rằng một đạo diễn có cảm nhận về cuộc sống tốt sẽ là người ***g vào trong phim của mình nhiều chi tiết nhỏ, tinh tế, cái đó gọi là ngôn ngữ điện ảnh.
    Lấy ví dụ ở bộ phim FIRELIGHT. Ngôn ngữ điện ảnh và cũng là linh hồn chính của bộ phim là 4 cảnh hót trong phim cùng cách chuyển cảnh rất nghệ thuật. Tôi đã có một bài viết dài về bối cảnh, về sự thay đổi ánh mắt của người con gái, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong tình cảm của người con gái. Và sau mỗi một cảnh ấm áp trong ánh lửa là sự chuyển cảnh, chuyển sang một gam mầu lạnh của biển và những gợn sóng.
    Hôm qua có tìm đọc được topic của anh Lâm Thanh viết về không gian, thời gian, tình yêu và ký ức trong phim của VƯƠNG GIA VỆ. Mọi người có bàn về bộ phim IN THE MOOD OF THE LOVE. Đây là bộ phim em thấy khá thành công về mặt ngôn ngữ điện ảnh. Trước tiên, là cách lựa chọn nhân vật xuất hiện. Không thừa. Chúng ta nghe thấy giọng nói của chồng người phụ nữ, của vợ người đàn ông, nhưng không có khuôn mặt xuất hiện. Về phần bối cảnh, có những không gian đầy nghệ thuật, nhất là bức tường đầu ngõ và cầu thang hẹp, với ánh sáng hắt đầy dụng ý. Người phụ nữ yểu điệu bước trong tiếng nhạc đầy giục giã lại rất du dương. Cảnh đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần diễn tả một thói quen, một nếp sống. Rồi những nét mặt ngập ngừng của hai người, nửa muốn đến với nhau, nửa thấy là tội lỗi.
    Tôi không có nhiều kiến thức về điện ảnh như các bạn. Vì cũng không có nhiều điều kiện để xem được nhiều bộ phim hay. Như anh Lamthanh nói xem phim còn để giải trí. Nhưng riêng tôi, khi có điều kiện hiếm hoi để xem một bộ phim, tôi đều xem có mục đích, là cảm nhận những ngôn ngữ điện ảnh ấn chứa trong những bộ phim.
  6. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ điện ảnh trong phim FIRELIGHT.​
    Phim hay bởi những cảnh ?ohot?. 4 lần. Chính những cảnh hot đó đã làm nên linh hồn của bộ phim.
    Hãy nhìn vào ánh mắt của cô gái, và nét mặt biến đổi theo từng giai đoạn, bạn sẽ hiểu thế nào là tình yêu. Và khi yêu, các bạn hãy thật tinh tế để nhận biết mình bắt đầu được yêu từ khi nào.
    Đêm đầu tiên, mắt cô gái mở trừng ra với một khuôn mặt vô cảm. Sau đó mắt nhắm nghiền lại như là phó mặc cho số phận.Khi chậm rãi đóng từng chiếc cúc áo cô gái ngẩng mặt lên với ánh mắt thẳm sâu chứa đầy nỗi khổ đau.
    Đêm thứ hai trong những tiếng thở gấp gáp và ánh mắt chững lại trong giây lát như là hoài nghi tự hỏi không biết điều gì vừa xảy đến với mình. Sau cái nhắm mắt cắn môi, người ta thấy ánh mắt nằm nghiêng của cô gái như ánh lên một niềm hạnh phúc và cô khẽ cười. Nhưng khi quay cả khuôn mặt ra là một vẻ mặt đau khổ và một bên mắt ướt ?oEm không muốn biết tên ông hay bất cứ điều gì về ông.? Có thể là cô gái đã bắt đầu có một điều gì đó thay đổi trong tâm lý, dường như trong sâu thẳm cô đã cảm nhận được một sự giao cảm nào đó mơ hồ. Và vẻ mặt đau khổ kia, không còn là sự đau khổ vì bị chiếm đoạt thể xác, dường như là sự đau khổ vì một niềm yêu mơ hồ với một người đàn ông không rõ danh tính. Và người đàn ông kia cũng khá nhạy cảm để nhận biết điều đó nên sáng hôm sau anh ta ngập ngừng nói ?oĐêm qua, trong một khoảnh khắc nào đấy, tôi nghĩ rằng??. Cô gái cắt lời ?oÔng nghĩ rằng em thích??
    Đêm thứ ba người ta đã nhìn thấy những cử chỉ âu yếm thực sự của một tình yêu, họ cười với nhau, họ nói với nhau. Và nét mặt hay tiếng kêu nhè nhẹ của cô gái khiến người ta biết rằng cô ấy đang ở giữa cái mênh mang của bến bờ hạnh phúc.
    Lần thứ 4 là những nụ hôn. Tình yêu mà không bắt đầu từ nụ hôn thì tất cả những thứ khác chỉ là những dục vọng tầm thường. Lần thứ 4 là khi cô gái đã thực sự thầm yêu người đàn ông. Hàng sáng cô ta vẫn đứng nhìn chộm người đàn ông bơi ở bên hồ. Và niềm yêu thầm kín của cô như ngọn lửa nhỏ xua tan những giá băng và lạnh lẽo của cuộc đời người đàn ông, sưởi ấm trái tim người đàn ông. Và những nụ hôn.Ban đầu là ngập ngừng. Sau là bất tận. Và họ quyện lấy nhau trong ánh lửa khi cảm xúc mãnh liệt từ cả hai phía. Ở những thước phim đầu, ta không thấy hình ảnh khuôn mặt của người đàn ông. Nhưng ở đây, người ta thấy cả nét cười hiền hậu, cả sự dịu dàng lau trán và vuốt tóc cho cô gái. Đó là những biểu hiện rất tinh tế của những người khi yêu. Điều đó khiến cho những cái gọi là dục vọng và thể xác bị lu mờ. Nó thể hiện sự quan tâm và lo lắng đến tâm trạng và cảm xúc của cô gái. Và cả những nụ hôn rất nhẹ khi kết thúc khiến cho cô gái sẽ cảm thấy mình được trân trọng, nâng niu.
    Đó là diễn xuất của diễn viên trong 4 cảnh hot trong phim. Nhưng sự thành công của 4 cảnh đó không thể thiếu được yếu tố ánh sáng và âm nhạc. Một thứ ánh sáng rất ấm nồng bao trùm lên cả khung cảnh, có cả sự lung linh của ánh lửa, rát bạc lên những làn da một mầu vàng óng. Góp phần không nhỏ cho các cảnh đó là sự chuyển cảnh độc đáo và ấn tượng. Cứ hết một cảnh ấm nồng sẽ chuyển sang cảnh biển lạnh lẽo và âm u, mênh mang với những con sóng cuộn trào. Như là khi cho con người ta đứng trước biển mọi tội lỗi sẽ cuốn trôi vì con người quá nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Một trường đoạn rất đẹp khi hai người đứng trước biển chuyện trò với nhau, cả hai người đều cười những nụ cười ngượng ngùng và hạnh phúc, những nụ cười hiếm hoi trong suốt cả một bộ phim.
  7. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ điện ảnh trong phim FIRELIGHT (tiếp)​
    Ngôn ngữ điện ảnh còn nằm trong lớp vỏ ẩn dụ của hình ảnh.Trong phim có 2 trường đoạn phim ẩn chứa những ẩn dụ hay dụng ý của đạo diễn.
    Những câu nói về hình ảnh của ngọn lửa được lặp đi lặp lại 2 lần."Trong ánh lửa thời gian như ngừng lại, ta có thể làm điều gì ta muốn, là những gì ta muốn, nói những gì ta muốn. Để khi ánh sáng bừng lên, ta lại trở lại với thực tại, và lãng quên tất cả mọi điều đã xảy ra."
    Trong cuộc sống, khi ngồi học bài, bạn tắt hết đèn đi và chỉ để ánh sáng của chiếc đèn chụp, bạn sẽ thấy được tập trung hơn, vì khi đó bạn quên hết mọi không gian chung quanh. Và có bao giờ bạn tự hỏi người ta lại hôn nhau trong bóng tối?
    Thực ra câu nói của cô gái chỉ là sự biện hộ. Sự biện hộ đáng yêu cho những tâm hồn yếu đuối. Khi ta không lý giải được rõ ràng tình cảm của mình, hoặc khi có điều gì ngại ngùng khó diễn tả. Hình ảnh của ngọn lửa và lời biện hộ của cô gái trong phim làm người ta tưởng tượng đến những tình cảm e ấp, những tình cảm mơ hồ, những tình cảm vụt đến rồi vụt qua không bao giờ trở lại lần thứ 2. Vì tự người ta phủ định đi bằng cách nói "Khi ánh sáng bừng lên và mọi điều sẽ bị lãng quên".
    Trong cuộc sống, đôi khi ta có chút cảm tình với ai đó nhưng sau khi nghĩ lại đó không phải là như thế và ta sẽ lại biện hộ "chỉ là một chút xao lòng thôi, thực tế là không có gì đâu, khi ánh sáng bừng lên, mọi điều bị lãng quên"
    Trường đoạn thứ 2 là hình ảnh người đàn ông ngồi bên giường của người vợ bị bệnh liệt giường sau tai nạn xe ngựa. Người vợ bị thương nằm liệt giường trong nhiều năm, không có cảm giác gì, không có nhận biết gì nhưng không chết.Người đàn ông không hiểu được người vợ mình nghĩ gì, muốn gì,mà anh ta tự phải nói rằng "anh tin là em hiểu anh, anh tin là em sẽ tha thứ cho anh". Nhưng người vợ vẫn nằm bất động và mắt mở trừng.
    Đã bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh phải tự nhìn hành động của người khác mà tự phản ứng lại bằng cảm nhận và suy nghĩ của mình chưa. Cũng như người đàn ông kia không hiểu vợ mình nghĩ gì để hành động cho phải. Như là ta nói chuyện một mình với bức tường mà không được biết bức tường nghĩ gì về ta để ta còn tiếp tục nói tiếp hay là không nói nữa.
    Hình ảnh người đàn ông mở toang cửa sổ cho hơi lạnh lùa vào và sau một đêm người vợ chết chính là ẩn dụ về những điều trong cuộc sống.Dù xét về mặt nào đó, có người sẽ phán xét ông ta nhẫn tâm, mở cửa cho vợ chết để đến với cô gái. Nhưng đó là việc ông ta nên làm. Không phải để cho người vợ kia tự chết mà cũng không phải để cho người khác làm vợ ông ta chết. Cái gi đã qua, cái gì ta đã trân trọng quá lâu mà không được biết một chút suy nghĩ hay tình cảm của những gì ta yêu quý, thì chỉ có cách, tự ta giết chết nó mới có thể có được một hạnh phúc mới. Nó không tàn nhẫn, mà nó hoàn toàn phù hợp với quy luật cố hữu của cuộc sống.
    Đã bao giờ bạn mở cửa lòng để giết chết những tình cảm cũ kỹ và viển vông chưa?

  8. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ điện ảnh trong phim In the Mood for Love ​
    (sưu tầm một đoạn viết rất đỉnh trong topic của Lamthanhhn : Không gian, thời gian, tình yêu và ký ức trong phim của VƯƠNG GIA VỆ tại địa chỉ : http://www.ttvnol.com/mfc/303595/trang-1.ttvn. Phim này em xem lại nhiều lần nhưng chưa viết được ra như thế.)
    Motive 2 người bị phản bội rồi yêu nhau trong In the Mood for Love (tên gốc Hoa Dương Niên Hoa) ko mới, nhưng cách thể hiện của Vương Gia Vệ quả thật tinh tế và độc đáo. Họ ko hề nói tiếng yêu, nhưng những cử chỉ, ánh mắt, lời trao đổi đã quá đủ để minh chứng đó là một tình yêu, mà lại là một tình yêu kiểu Platonic thuần tuý về tâm hồn đúng chất Á Đông. Phim nói về tình yêu, nhưng ko nhất thiết phải là kể lại một câu chuyện tình - đó là cái tài tình của đạo diễn.
    Nhịp phim chậm rãi như để chính người xem cùng cảm nhận sự phát triển từng bước của tình cảm giữa 2 nhân vật chính. Cũng ko cần nhiều lời thoại giữa họ, hình ảnh và âm nhạc đã nói thay cho nhân vật rất nhiều. Nhân vật nữ đi lên và đi xuống các bậc cầu thang hẹp, sự gần gũi và những cái nhìn ngang khi 2 người đi qua nhau, làn khói thuốc suy tư, cơn mưa bất chợt nơi ngõ nhỏ, ngọn đèn khuya góc phố nơi họ đứng, những tấm rèm đỏ bay bay trước cửa phòng 2046... hay việc chủ ý ko bao giờ có hình ảnh rõ ràng về người vợ, người chồng làm cho chuyện của 2 người càng riêng tư hơn nữa. Hầu như ko có những cú máy dài, camera ghi lại những không gian chật hẹp, bức bối như thể bị xâm chiếm hoàn toàn bởi những cảm xúc. Âm nhạc trùng khớp kỳ lạ với tâm trạng nhân vật, xen vào đó là những khoảng lặng khi nhân vật cô độc đến tận cùng.
    Đơn giản là Tâm trạng khi Yêu lôi cuốn trên mọi khía cạnh: sự chỉ đạo của đạo diễn, biên tập, cinematograph, diễn xuất, âm nhạc. Những thủ pháp quen thuộc của Vương Gia Vệ ở các tác phẩm trước đó như lời dẫn, sự xáo trộn thời gian, những góc máy thay đổi nhanh chóng được tiết chế rất nhiều; đạo diễn để cho diễn xuất và tình huống tự kể. Và kết quả là một phim cảm động với nhịp phim chậm rãi, cảm xúc vừa tĩnh lặng vừa mãnh liệt.
  9. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ điện ảnh trong phim "Hãy để tình yêu làm chủ"
    (Sưu tầm trích đoạn của niquita tại topic Hãy để tình yêu làm chủ" và ngôn ngữ điện ảnh trong phim TH : http://www.ttvnol.com/mfc/328650.ttvn) Một bài viết gợi mở nhiều ý tưởng hay.
    Nhưng bộ phim "hãy để tình yêu làm chủ" trên VTV3 đã làm thay đổi quan niệm của tôi. Không đề cập đến nội dung bộ phim mà tôi rất tâm đắc, về hình thức và cách biểu đạt , Tôi rất thích cách bố trí màu sắc, ánh sáng của phim.
    Cảnh mà tôi ấn tượng nhất là cảnh nhân vật chính Lâu gia nghi ngồi trong bệnh viện sau khi người yêu cũ là tiêu thiên Hải chết, nghe những lời trăng trối của tiêu thiên Hải trong băng cát xét. Cô ngồi trên một dãy ghế bệnh viện màu vàng tươi gắn vào tường, quay lưng lại dãy cửa sổ kính bằng nửa bức tường, vì thế sau lưng cô, người ta nhìn thấy một khoảng trời xanh ngắt. Tất cả đều sáng lên một màu rực rỡ, tươi tắn và trong trẻo. Nhưng gia Nghi lại ngồi đó, tối hơn, cúi mặt và lắng nghe.
    Dường như bầu trời xanh trong trẻo đó là cái mà gia Nghi và Thiên Hải đã lãng quên và giờ đây họ muốn tìm lại.
    Đến cảnh Lâu Gia Nghi chia tay người tình, Cảnh lâm. Khi Gia Nghi đã ra về, Cảnh Lâm nửa nằm nửa ngồi trên giường, trầm tư, và chợt quờ tay sang bên cạnh. Nhưng không có gì ở đó cả. Một động tác nói lên nhiều hơn rất nhiều lời tự thuật, một thủ pháp truyền hình hay dùng.
  10. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Điện ảnh và nhiếp ảnh (Chút tản mạn vẩn vơ)
    Các bạn yêu điện ảnh thì nên ghé qua box Nhiếp ảnh nghệ thuật, đảm bảo các bạn sẽ tìm thấy đôi chút tương đồng. Hoặc thử kick vào topic này thôi, hẳn bạn sẽ phải nhẩy dựng lên mà đi tìm mua một cái máy ảnh tốt và mong muốn tập toẹ đôi chút.
    http://www.ttvnol.com/nhiepanh/386088/trang-1.ttvn
    Nếu coi một đoạn phim là một vật thể đầy đủ thì một bức hình là một lát cắt. Vì phim là những hình ảnh chuyển động nên một bức hình sẽ là phần tĩnh của một vật thể động. Đôi khi xem phim muốn cảm nhận được hiệu quả hình ảnh rõ nét ta đều bấm nút pause để suy ngẫm.
    Đứng trước một cảnh vật vô cùng giản dị, qua ánh mắt nghệ thuật của một nhà làm phim hay một nhà nhiếp ảnh, mọi sự vật như có hồn hơn.
    Nhiếp ảnh ghi lại một khoảnh khắc. Điện ảnh ghi một trường đoạn.
    Cuộc đời là một dòng chảy không ngừng. Đôi khi trong một giai đoạn của cuộc đời, chúng ta cũng từng có một khoảnh khắc đẹp. Cuộc đời là các mối quan hệ, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng. Đôi khi trong những xô bồ và ồn ĩ, chúng ta cũng có những khoảnh khắc yên bình.
    Đó là mối liên tưởng giữa điện ảnh, nhiếp ảnh và cuộc sống. Hơi vẩn vơ, nhưng thấy hay hay. Thực tế hơn cả là kiếm một cái máy ảnh tốt.

Chia sẻ trang này