1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện ảnh với Văn học và Cuộc sống.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi sad_movie, 23/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Thiếu vắng hình ảnh của giới trẻ trong các tác phẩm điện ảnh và văn học đương đại.
    Đời sống giới trẻ là một đề tài vô cùng phong phú và đa dạng. Nhất là trong giai đoạn đang xã hội có sự chuyển mình mạnh mẽ.
    Bây giờ ôm mấy quyển VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI, VĂN NGHỆ của hội nhà văn VN không thể mê được với những đề tài chiến tranh hay thời bao cấp cũ kỹ. Thời VN chuyển mình qua giai đoạn mở cửa cũng là một đề tài chẳng có gì nóng hổi nữa. Các nhà văn già cố tình ép mình theo kịp thời đại bắt đầu đưa vào trong tác phẩm của mình một vài thuật ngữ như email, message nhưng vẫn mở ngoặc là (thư điện tử). Đọc chối không chịu nổi. Các nhà văn già khai thác đề tài giới trẻ chát chít yêu đương qua mạng bằng cái mà người ta không thực sự sống trong thời đại trẻ. Ngoài ra, sự thay đổi về quan niệm, một phong cách sống sôi động nhưng cũng vô cùng trầm lắng của giới trẻ hiện nay ra sao, các nhà văn già không thể cảm nhận hết, và thường chỉ có cách suy nghĩ một chiều. Nghĩa là giới trẻ, đã hư thì cực hư, đã ăn chơi thì cực ăn chơi, mà không khai thác hết được những khía cạnh đời sống tâm hồn cực kỳ phong phú của giới trẻ.
    Người ta đang kỳ vọng ở những nhà văn trẻ, những người trực tiếp sống ở thời đại của họ, viết về chính cuộc sống của họ. Như là phản ánh được chân thực nhất về một bức tranh xã hội, cũng là để thế hệ trước hiểu và cảm thông hơn cho giới trẻ.
    Trong chuyên mục văn hoá văn nghệ của báo SVVN,đồng chí LÊ HỒNG LÂM rất xuất sắc trong một loạt các bài viết nóng hổi về các bộ phim mới ra lò của Điện ảnh Việt Nam. Tại sao Gái nhảy, những cô gái chân dài, lọ lem hè phố đắt khách. Chưa hẳn vì đó là một bộ phim hay, ngoài những yếu tố lăng xê khác, người ta đánh giá vì những bộ phim này phần nào khai thác về đề tài giới trẻ.Mà giới trẻ háo hức được thấy chính những hình ảnh, cuộc sống của họ trong cuộc sống hiện đại. Nhưng các nhà đạo diễn mới chỉ xâm nhập đến thế giới của những cô người mẫu. Có một số bộ phim khác như "Phía trước là bầu trời", "những công dân @", nhưng thực sự chưa thể phản ánh hết được những gì là phong phú và đa dạng của đời sống giới trẻ. Chúng tôi đang thiếu những kịch bản hay về giới trẻ. Các nhà đạo diễn cho rằng như vậy.
    Đã đến lúc sứ mệnh của những con người trẻ tuổi, những người yêu văn học và điện ảnh, lên tiếng cho chính thời đại của chúng ta.
  2. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nói về xâm nhập thực tế.
    Điện ảnh cũng như văn học, "có bột mới gột nên hồ". Những nhà văn hay đạo diễn, diễn viên đóng cửa ngồi nhà không bao giờ có những tác phẩm hay. Một số các ngành khác cũng đòi hỏi phải xâm nhập thực tế như nhà báo,nhiếp ảnh gia công an. Những người nào càng từng trải, càng có nhiều kinh nghiệm sống, thì tác phẩm của họ phản ánh chân thực nhất về cuộc sống.
    Phim "Phía trước là bầu trời" nếu ai cho rằng đó là một bộ phim thành công về đề tài SV xa nhà. Tôi cho rằng không phải. Phải có người sống xa nhà 9 năm trời như tôi, chuyển qua hàng chục cái nhà trọ lớn nhỏ rồi mới mua được một căn nhà riêng nho nhỏ của mình mới thấm thía và cảm nhận hết cái cảnh nhà trọ. Rồi chuyện đi xin việc. Bộ phim cũng chỉ nói được những vất vả bề nổi của đám SV mới ra trường thôi.
    Mà thôi, nói đến đây thì ai cũng hiểu rồi, phải đi nhiều, quan sát nhiều,cảm nhận nhiều, vất vả nhiều thì mới có những chi tiết hay mà sáng tạo được. Đi nhiều, đâm ra thành cái say mê. Say mê được nhìn ngắm mọi người và cảm nhận.
    Mỗi người có một niềm đam mê riêng. Riêng tôi có thú đam mê chính cuộc sống quanh mình, những người trẻ tuổi quanh mình, những khung cảnh quanh mình. Ngắm nhìn và cảm nhận. Gọi là đi xâm nhập thực tế, nhưng chính là niềm đam mê nhìn mọi người để soi mình vào cuộc sống. Để sống sao cho khỏi hoài phí mình đang là một con người trẻ tuổi với một trái tim khao khát sống.
  3. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Nè, điện ảnh thì bỏ qua, còn cái này, thì phải có dẫn chứng vào nhá. Có thể ăn tiền được đấy!
  4. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0

    Ánh sáng và bóng tối.
    Có một ngày lang thang ở QUỐC TỬ GIÁM, gặp một người Nhật chỉ ngồi và nhìn mọi người qua lại, liền hỏi anh ngồi làm gì? Anh chờ nắng lên. Chờ nắng lên để làm gì? Để chụp ảnh. Chiều qua lại hỏi một người bạn, đi chụp ảnh thì mấy giờ về? Chừng nào hết nắng thì về. Thì ra, nắng là ánh sáng là xúc tác của nghệ thuật nhiếp ảnh.
    Có một sáng chui vào một căn gác nhỏ hẹp và tồi tàn của một sinh viên khiếm thị. Nói rằng em bật đèn lên cho chị chụp ảnh. Em không có đèn. Thế em học bằng gì? Em cần gì đèn hả chị. Bỗng thấy xót xa cho một lời vô tâm.
    Hà Nội trong những ngày nhộn nhịp cho ASEM, cho ngày giải phóng thủ đô. Thành phố hoa lệ quá chừng, khai trương phố đi bộ, đèn hoa cứ sáng rực, bảng hiệu văn minh phố cổ giăng giăng khắp phố.
    Hãy thử bước vào một ngõ nhỏ hình ống ngay giữa chốn phù hoa ấy, dắt một chiếc xe vào cũng không nổi là một không gian chật hẹp. Một khoảng sân nhỏ xíu cho mấy gia đình sinh hoạt. Những căn phòng tối tăm bừa bộn, không hề có một bàn tay sắp đặt đồ đạc cho gọn gàng chứ đừng nói là nghệ thuật. Mọi người ngủ la liệt dưới sàn, mỗi bậc thang có một đôi giầy cũ mới lẫn lộn, những bức tranh cũ xỉn và bụi bặm xộc xệch trên tường. Từ đó bước ra những con người ăn mặc xúng xính cho những ngày hội. Đó là gì? Đó có phải là văn hoá sống không?
    Giàn nhạc gia hưởng mỗi nhóm người một đạo cụ, mỗi người chơi một đoạn nhạc của riêng mình hoà chung với tất cả mọi người. Người chỉ huy bản nhạc giao hưởng quay sang đứa con gái của mình chơi đàn một cách âu yếm, rồi lại đưa mắt nhìn từng người chỉ đạo dàn nhạc bằng thứ ngôn ngữ riêng. Duy chỉ có một người duy nhất ở cuối sân khấu cầm hai cái đạo cụ đập cheng vào nhau một vài tiếng ở cuối mỗi bản nhạc.

    Những ánh đèn mầu trên sân khấu. Đèn này mầu hồng, đèn kia mầu xanh. Khi người chỉnh đèn làm cho những luồng ánh sáng kia giao thoa nhau ta được một thứ ánh sáng khác. Và khi chỉnh đèn quay về vị trí khác, lại là hai thứ ánh sáng riêng biệt.
    Một con người trẻ tuổi sống giữa một thời đại hỗn độn giữa sáng và tối, giữa phồn hoa và nghèo nàn, giữa những luồng văn hoá không định hướng, sẽ nghĩ gì và suy ngẫm những gì về thời đại của chính ta?
    Không thể đánh giá được hết những gì là tốt xấu giữa cuộc đời này. Mỗi con người cứ như là những viên bi nhiều mầu sắc và góc cạnh.
    (Viết linh tinh trong lúc đang đói và bận rộn, trong lúc quên hết mọi điều về bản thân để nghĩ về cuộc sống xung quanh mình. )
  5. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là tính văn học trong điện ảnh?
    Vương Văn Quang
    Một cảnh trong Mê Thảo - thời vang bóng, bộ phim đoạt giải
    "bông hồng vàng" tại Liên hoan phim Bergamo 21 (Italy).
    Báo Văn nghệ số 38 (ngày 18/9/2004) có bài viết Có thật Nguyễn Du đã ?orập khuôn để sáng tạo? truyện Kiều? của phê bình gia Trần Mạnh Hảo. Nội dung phê phán bài viết Xin cứ học theo cụ Nguyễn của Phạm Xuân Nguyên (PXN) trong việc so sánh hai tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Đoạn trường Tân Thanh của Thanh Tâm tài nhân. Và đặc biệt phê phán cụm từ ?orập khuôn để sáng tạo? của ông Phạm Xuân Nguyên.
    Vốn đã biết cái phương pháp phê bình, là cắt xén, trích câu để bóp méo văn bản, từ đó suy diễn theo ý mình của ông Hảo, nên tôi phải lục tìm bài Xin cứ học theo cụ Nguyễn (talawas, 15/11/2002) để ?ongâm cứu?.
    Hóa ra, phần mà ông Hảo phê bình, không phải nội dung chính của bài Xin cứ học theo cụ Nguyễn. Nó chỉ là một phần rất nhỏ và phụ, là cái cớ của bài viết đó. Nhưng dù chỉ là phần nhỏ, thì ông Hảo vẫn có quyền phê bình, và tiếc thay, lần này, những gì ông Hảo viết lại? hơi bị đúng.
    Vì thế, trong bài viết này, tôi xin phép không bàn tới những gì ông Hảo đã viết. Tôi muốn nói tới cái nội dung chính của bài Xin hãy học theo cụ Nguyễn. Bởi những ý kiến trong bài viết này của Phạm Xuân Nguyên cũng là ý kiến của khá nhiều người trong giới điện ảnh Việt Nam (trong đó có cả của các nhà văn, nhà thơ) hiện nay
    Trong bài viết của của ông PXN - loại trừ phần hô hào ?ohãy làm theo cụ Nguyễn? (Xin lưu ý, đây là một so sánh rất khiên cưỡng, rất sai. Một so sánh không cùng loại: một bên là chuyển từ văn học sang điện ảnh; một bên là từ văn học sang văn học) và phần đề nghị dựa theo và dựng theo (một đề nghị có tính làm dáng) - tôi thấy nổi lên hai vấn đề mà ông PXN nêu ra: 1) Trong một tác phẩm điện ảnh cần có tính văn học; 2) Cần tôn trọng nguyên tác văn bản văn học khi chuyển thể thành phim.
    Cả hai vấn đề, nếu nghe qua thì có vẻ đúng, vậy ta hãy tìm hiểu kỹ.
    Tác phẩm điện ảnh có cần tính văn học?
    Trong những năm gần đây, khi thảo luận, bàn về tình hình điện ảnh nước nhà yếu kém, rộ lên một ý kiến của các nhà: ?oĐiện ảnh chúng ta yếu vì không có kịch bản hay, mà kịch bản không hay vì thiếu tính văn học? (?!). Một ví dụ cụ thể, báo Văn nghệ Trẻ số ra gần đây (số 35 ?" 29/8/2004) có bài của Nguyễn Vĩnh Nguyên (nhà thơ Nguyễn Vĩnh Nguyên?). Bài Nỗi đau đáu về văn hoá Việt, trong đó có đoạn viết: ?oVăn của cụ Nguyễn Tuân quá bay bổng tài hoa. Đó là thứ văn ?okhó chạm tới? khi muốn dựng nó lên thành hình ảnh điện ảnh cụ thể.?; ?oThường những tác phẩm điện ảnh thoát thai từ văn học là sự với hai tay: không chạm tới cái ?othần? văn hoặc chẳng thấy cái ?okhí? của phim. Điều này được những người làm phim dầy dầy quá lứa thấm thía, họ kêu gào tính văn học trong phim. Trong khi đó, lớp đạo diễn trẻ thì không ít người vào cuộc chỉ vì chút danh lợi hăng hái mà thiếu sự trang bị văn hoá cần thiết, nói thẳng ra, nhiều đạo diễn trẻ rất lười đọc! Điều này nguy hại cho một nền điện ảnh ngay cả khi người ta không định làm phim từ tác phẩm văn học nào, bởi điện ảnh không thể nói không với chất văn học bên trong!?.
    Khi tôi mới tập tọng viết văn, có một nhà biên kịch điện ảnh (khá nổi tiếng) khuyên tôi: ?oHãy bỏ qua câu chữ. Hãy vứt đi phép chính tả. Đó là việc của bọn biên tập. Cái chính là câu chuyện của mày ra sao, nhân vật của mày thế nào? v.v. Tóm lại chữ nghĩa chỉ là cái phương tiện chuyên chở. Nếu câu chuyện của mày không hay, thì chữ nghĩa có bóng bẩy thế nào cũng vứt đi?. Tôi nghe hắn như chim sẻ hứng giọt sương, và cứ theo lời khuyên đó, một ngày tôi đẻ một truyện ngắn, đều như vắt chanh trong ba tháng liền. Tức là trong ba tháng đó, ngoài thơ thẩn, báo chí linh tinh, tôi sản xuất ra chín chục cái ?ochuyện? ngắn. Một số trong đó đã được đăng báo. Tôi như hóa dại, tôi tưởng mình sắp thành thiên tài. Bởi viết cứ như đi cầu, mà còn được đăng báo thì nhất rồi. Nói chung, lúc đó tôi là một người ?okể chuyện? (khái niệm của ông Hoàng Ngọc Hiến). Cũng may phúc cho tôi, sự ngộ nhận đó không kéo dài (có một nhà phê bình văn học đã mắng tôi như tát nước). Và khi đã nhận ra thì tôi mới thấy việc viết một truyện ngắn sao cho sạch sẽ và có chất văn chương khó khăn thế nào. Tôi đã bị tay biên kịch kia xúi bậy? Không phải, bởi đơn giản, khi xúi tôi có lẽ hắn đã xúi tôi viết kịch bản điện ảnh. Truyện ngắn tôi dở vì nó thiếu tính văn học.
    ?oKhông có một thứ sắt nào xuyên thấu tim một cách mạnh mẽ bằng một dấu câu đặt đúng chỗ?. Hình như câu nói này của G. de Maupassant. Rất hay. Rất đúng. Nhưng nó chỉ đúng với nhà văn, còn với nhà biên kịch điện ảnh, nó hoàn toàn vô nghĩa. Nhà biên kịch điện ảnh - đạo diễn điện ảnh đâm vào tim người ta bằng những chi tiết có tính điện ảnh.
  6. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Những truyên ngắn của Phạm Thị Hoài rất hay, bởi nó có tính văn học, tức là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật viết văn của chị đạt tới tầm ?ođăng phong tháo cực?, những tác phẩm của Phạm Thị Hoài là những tác phẩm sống bằng chữ, bằng ngôn từ. Thử đưa những cốt truyện của Phạm Thị Hoài và bảo một nhà văn ?ocó nghề? viết lại, tôi tin chắc, nào là Man nương nào là Cam tâm v.v ? chỉ là mớ giẻ rách. Có nghĩa là, những ?ocâu chuyện? của Phạm Thị Hoài hoàn toàn không đáng ?okể?. Truyện của Phạm Thị Hoài là những tác phẩm đầy tính văn học, chính vì thế nó sẽ là tiền thân của những kịch bản điện ảnh tồi (nếu mang chuyển thể và đòi hỏi giữ nguyên bản). ?oĐừng anh, anh làm gì, em phải nói với khăn trải giường như thế, câu ấy là bắt buộc. Nếu không chúng ta là phường đồi trụy?; ?oCho đến khi mỗi đứa đều băng qua điểm ích kỉ tuyệt vời, chỉ còn đủ sức thán phục nhau bằng cách thiếp đi năm phút trong khi tay nắm tay nhau. Nếu không, chúng ta là phường bạc bẽo.? (Man nương ?" PTH). Dù đọc PTH khá nhiều, nhưng khi chép lại đoạn văn này, tôi vẫn nổi da gà. Hay đến ma quái. Nhưng hãy hình dung, để chuyển câu văn - câu chuyện này lên hình ảnh điện ảnh thì sao nhỉ? Hai đoạn văn có cả hành động, cả tâm trạng nhé! Chuyển đi. Có lẽ đến G. Cameron hay F. Coppola cũng chào thua. Đây chỉ là ví dụ có tính đặc trưng cho cái gọi là tính văn học và tính điện ảnh, trên thực tế, có những tác phẩm văn học xuất sắc chuyển thể qua điện ảnh cũng là những tác phẩm điện ảnh xuất sắc, bởi những tác phẩm văn học này cũng đầy tính điện ảnh. Nhưng nói thế không có nghĩa, rằng cứ một tác phẩm văn học có tính điện ảnh, bê nguyên xi sang là được. Nó phải cần tới thao tác của nhà biên kịch và nhà đạo diễn, trong các thao tác này, đôi khi họ phải phá đi cái tính văn học, để thay vào đó cái tính điện ảnh, mà qua đó vẫn giữ được ý tứ của văn bản văn học. Làm tốt được việc này đương nhiên là cần đạo diễn giỏi. Nhưng đạo diễn giỏi đôi khi cũng bó tay. Ví dụ, để miêu tả tính cách Mã Giám Sinh, Nguyễn Du dùng câu thơ ?oGhế trên ngồi tót sỗ sàng?, chỉ một câu ông đã lột tả được Mã, vậy nhà đạo diễn xử lý bằng ngôn ngữ điện ảnh ra sao cho tương xứng, bảo diễn viên "ngồi tót" thế nào cho ra được cái cá tính mà chỉ qua một câu thơ, người đọc có thể hình dung ngay? Trong trường hợp này, đạo diễn buộc phải phá đi cái tính văn học, anh ta sẽ phải tìm cách khác, sẽ phải diễn tả cái tính cách của Mã bằng những thủ pháp có tính điện ảnh, tức là bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, và như thế buộc anh ta phải bịa thêm, viết thêm, tức là anh ta đã phá văn bản văn học đó. Hoặc một ví dụ khác, để tả cảnh, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết ?ongoài thềm rơi cái lá đa / tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng?. Đây là một câu thơ hay, hình ảnh rất gợi cảm, vậy nhà biên kịch ?" đạo diễn sẽ chuyển cái hình ảnh văn học kia sang điện ảnh thế nào? Quay cái lá đa rơi nghiêng chăng? Trường hợp này, đạo diễn buộc phải tìm cách khác, tức là tìm những hình ảnh cụ thể khác mà vẫn diễn tả được cái không khí đó, có thể là lá sung rơi ngang, con cóc rơi dọc gì đó không biết, miễn là những khuôn hình điện ảnh? (nhưng trường hợp này cũng thật khó cho đạo diễn) và như thế nhà đạo diễn kia cũng đang phá văn học. Việc phá ở đây không phải là phá đám, đơn giản là các nhà biên kịch - đạo diễn điện ảnh đã phá đi một giá trị này để xây nên một giá trị khác. Phá một giá trị văn học, để xây một giá trị điện ảnh. Anh ta buộc phải làm thế bởi cái biểu đạt của hai loại hình nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, có thể kết luận: Một tác phẩm điện ảnh yếu kém bởi nó thiếu tính điện ảnh.
    Vậy tính điện ảnh là gì, như tôi trình bày bên trên, phần nào cái tính điện ảnh đã được nhận diện. Và, để nói thật thấu đáo, có lẽ cần phải có một bài viết khác, hơn nữa điều này cũng không phải là chủ đề của bài viết này, nên tôi sẽ chỉ trình bày sơ qua. Điện ảnh, trước tiên là phải kể chuyện bằng hình ảnh cụ thể, tương tự như văn học là ngôn từ, thì điện ảnh là hình ảnh. Cùng là một chi tiết (trên kịch bản) nhà đạo diễn có thể xử lý, thể hiện bằng nhiều hình ảnh, nhiều cách khác nhau. Một ví dụ cho phim giàu tính điện ảnh: phim Thập diện mai phục của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Truyện phim là một câu chuyện tình tay ba tay tư, dạng ?omelo?, nếu kể bằng lời, hoặc bằng văn, thì đó là một câu chuyện cực đáng chán. Nhạt và cũ. Nhưng bằng những hình ảnh điện ảnh - tức những hình ảnh mà chỉ ngôn ngữ điện ảnh mới chuyển tải được, nó khác hẳn cái hình ảnh như ?ongồi tót sỗ sàng? hay ?omỏng như rơi nghiêng? - Trương Nghệ Mưu đã mê hoặc người xem. Bộ phim không chỉ còn thuần tuý là một bộ phim võ hiệp kỳ tình, mà thông qua đó, người ta có thể thấy cả một nền văn hóa Trung Hoa. Riêng tôi, có những hình ảnh trong phim khiến tôi nghẹn ngào, không phải nghẹn ngào vì thương xót ai hết, mà sự xúc động tới nghẹn ngào có được từ những hình ảnh tuyệt đẹp đầy chất xi-nê của đạo diễn họ Trương. Trường hợp tương tự thế có thể dẫn thêm bộ phim Kill Bill ( vol.1) - một phim khá nổi đình đám hiện nay - của đạo diễn Quentin Tarantino. Cũng một câu chuyện rất tầm phào, nhưng với những hình ảnh tuyệt đẹp, những chi tiết đậm chất màn bạc, chả văn học tí nào, nhưng nó cũng khiến người xem phải lồi mắt. Có những trường đoạn cả mười phút, mà nếu ?opause? bất cứ khoảnh khắc nào ta cũng có thể có một bức tranh treo trong phòng khách [hay ngủ thì tuỳ]. Đấy là những bộ phim sống bằng hình ảnh, tương tự như một tác phẩm văn học sống bằng ngôn ngữ. Những phim đó chẳng cần tới tính văn học, tương tự như những tác phẩm văn học chẳng cần tính điện ảnh.
    Một dạng tác phẩm điện ảnh có thể thành công thứ hai, đó là ngoài việc đạo diễn xử lý, khai thác hình ảnh thì câu chuyện (kịch bản ) vốn dĩ đã rất hay. Chuyện éo le, đầy bất ngờ; xung đột kịch tính căng thẳng; tính cách, số phận nhân vật phức tạp? v.v., đây có lẽ là mẫu số chung cho cả văn học (có thể lấy tiểu thuyết của Kim Dung làm ví dụ. Chuyện rất hấp dẫn, nhưng thậm chí có người còn gọi nó là á văn chương). Giả sử đưa sẵn cho cốt truyện thì một nhà văn tầm thường, một đạo diễn tầm thường, đều có thể cho ra một sản phẩm văn học / điện ảnh kha khá. Nhưng trong trường hợp này người đọc sẽ không nhìn thấy rõ nét chất văn học, người ta bỏ văn đọc chuyện. Người xem cũng không nhìn thấy bàn tay đạo diễn - tức chất điện ảnh, họ chỉ theo dõi diễn biến câu chuyện mà thôi. Trường hợp này ta gọi là nhà văn ?okể chuyện? và đạo diễn minh họa kịch bản. Hơn nữa, việc xây dựng một cốt truyện hay, có vẻ như đã thuộc về quá khứ. Văn học hiện đại không cần cốt truyện. Điện ảnh cũng gần như thế, tức là, một bộ phim vẫn cần có ?ochuyện? nhưng đạo diễn giỏi sẽ không nệ vào cốt truyện, mà quan trọng, cốt truyện đó có tính điện ảnh để khai thác hay không.
    Kịch bản điện ảnh của Việt Nam hiện nay yếu kém, bởi phần lớn các nhà biên kịch của ta không phải là các nhà biên kịch chuyên nghiệp. Thường thường họ là các nhà văn, nhà thơ đá gà qua viết kịch bản, và, vì nhăm nhăm cái tính văn học (thực ra họ cũng chả có bao nhiêu) nên những kịch bản của họ luôn làm khó, thậm chí như đánh đố các đạo diễn (mà vốn dĩ các đạo diễn của ta phần lớn cũng rất khiêm tốn tài năng), vì vậy, tất yếu sẽ là những tác phẩm điện ảnh kém cỏi. Chỉ có một số ít nhà văn, khi có được một kịch bản tốt, lúc ấy ngẫu nhiên con người biên kịch trong anh ta đè nghiến đi cái con người nhà văn. Nhưng không phải lúc nào anh ta cũng phân thân được như thế.
    Vấn đề chuyển thể từ một tác phẩm văn học
    Việc chuyển thể một tác phẩm văn học qua điện ảnh vốn là một việc mà điện ảnh ta hay thế giới vẫn thường làm. Có thể chỉ lấy một vài chương trong một tiểu thuyết, có thể lấy cả. Có thể trung thành chạy theo cốt truyện, có thể không. Có thể dựa theo một truyện ngắn, cũng có thể gộp hai ba truyện làm một v.v. Thông thường, khi chuyển thể, nếu như có điều kiện, thì tác giả nhà văn sẽ ngồi vào bàn bạc với tác giả điện ảnh (biên kịch - đạo diễn). Thực hiện được điều này thì sẽ không có một chuyện gì xảy ra. Còn nếu như không thực hiện được cái thao tác đó, thì rất dễ làm tác giả văn học nổi xung (trường hợp ông ta thiếu hiểu biết). Cách đây ít năm đã có một vụ kiện khá hi hữu và khôi hài, đó là tác giả kịch bản kiện đạo diễn. Trường hợp như cái kịch bản của ông này tôi cũng có nhắc đến ở phần trên, đó là một kịch bản thiếu tính điện ảnh, những kịch bản loại này thường tra tấn đạo diễn. Thực ra, nếu trước đó, đạo diễn có thảo luận với ông ta, thì bộ phim vẫn thế thôi nhưng lại không phải kéo nhau ra tòa. Vì thế, việc ông Phạm Xuân Nguyên và một số người khác cho rằng cụ Nguyễn Tuân nổi xung là hoàn toàn có thể, bình thường nữa là khác. Bởi khi viết Chùa Đàn là cụ Nguyễn Tuân viết văn, một tác phẩm văn học chứ không phải một kịch bản điện ảnh. Nhưng theo tôi, cụ Nguyễn sẽ không nổi xung đâu, bởi cụ là người hiểu biết. Chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết mới nổi xung hộ cụ (bởi cụ không còn sống) mà thôi.Các tác phẩm văn học khi chuyển qua điện ảnh, thông thường là bị biến dạng. Nó sẽ biến dạng ít nếu vô tình tác phẩm văn học đó giàu chất điện ảnh. Nó sẽ biến dạng nhiều nếu tác phẩm chỉ thuần tính văn học. Nói chung, nếu gọi là trung thành tuyệt đối với tác phẩm văn học thì cũng chỉ giữ được 70 - 80%, những phần trăm còn lại không thể chuyển thể, đó chính là những phần đậm tính văn chương (như kiểu ?ongồi tót sỗ sàng? hay ?omỏng như rơi nghiêng?) mà đạo diễn buộc phải phá bỏ.
    Thông thường (có thể nói là 100%) các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm nổi tiếng, thì đều cho ta cái cảm giác phim không hay bằng tác phẩm văn học, nếu như ta đã đọc tác phẩm đó. Kể cả đạo diễn bậc thầy S. Bondatruc làm Chiến tranh và hoà bình cũng thế thôi. Điều này quá bình thường, bởi khi đọc, biên độ trí tưởng tượng của ta dao động rất lớn. Trong khi xem phim, ta không còn dùng đến trí tưởng tượng nữa, ta đã bị đạo diễn điện ảnh qui định cho một cách cảm tác phẩm văn học rồi, đó chính là đặc trưng thể loại. Vì thế, nếu cứ lấy cảm giác của đọc rồi áp đặt cho phim phải thế này thế kia (trong khi mình không có chuyên môn) thì thật khó cho đạo diễn quá.
    Ông Phạm Xuân Nguyên cho rằng: ?oCó ba sự phá văn và dung tục Nguyễn Tuân?. Như phần trên tôi đã trình bày thì có ba sự phá văn chứ đến tám sự phá văn thì cũng là điều đương nhiên thôi, mà càng phá nhiều thì có nghĩa là tác phẩm văn học đó đậm tính văn học. Thế thì tốt chứ có sao đâu! Còn dung tục Nguyễn Tuân ư? Khi đạo diễn Việt Linh đưa Chùa Đàn lên màn ảnh, tức là bà đã cho Chùa Đàn một cuộc sống thứ hai. Tương tự như thế, Phú Quang cũng cho bài thơ Em ơi Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ một cuộc sống thứ hai, có thể ví dụ cực đoan hơn: Bùi Chát đã cho bài Thời hoa đỏ của nhà thơ Thanh Tùng một cuộc sống thứ hai bằng bài Thời hoa đỏ lè. Những cuộc sống đó có thể trưởng giả huy hoàng, có thể dặt dẹo, nhưng hoàn toàn chẳng xúc phạm dung tục gì nhau cả. Ngược lại là đằng khác.
    Vậy thì, với việc kết tội Mê Thảo - thời vang bóng dung tục Nguyễn Tuân, cộng với việc sáng tạo cụm từ ?orập khuôn để sáng tạo?, ông Phạm Xuân Nguyên đã trở thành nhà vô địch nói ngược rồi đấy. (Lưu ý: ngược theo kiểu ngang ngược. Không phải ngược kiểu Nguyễn Huy Thiệp đâu nhé.*)
  7. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Nhớ thành phố thân yêu quá, mỗi tuần chỉ được lượn trên phố cổ vào một ngày chủ nhật thôi ư, huhuhu.
    ____________________________________________
    Forest Gump:
    1. Chạy
    2. Cuộc đời là một hộp kẹo Sô cô la
    3. Chiếc lông chim
    4. Những sự kiện trọng đại.
    5....chưa nghĩ ra.
    -------
    1. Chạy:
    Tôi sinh ra là một người hoàn toàn bình thường. Thâm chí mẹ tôi nói tôi rất thông minh còn cha tôi nói rằng về sau tôi sẽ giầu có bởi tôi rất có tài.
    Thế mà chẳng hiểu vì sao tôi đã sống những tháng ngày rất củ chuối với những tình yêu không có thực, để lại những nỗi buồn vu vơ hằn sâu trên nét mặt. Thế mà chẳng hiểu vì sao có những tháng ngày bức bối, stress nặng, nghỉ làm đóng cửa nằm nhà 2 tháng, nằm bất động như một xác chết với những suy nghĩ đầy tự ti và bi quan về bản thân. Nhất là khi có đứa nào nói mình là hơi khác biệt thì cảm thấy lạc lõng và cô đơn lắm.
    Cái sự cô đơn lạc lõng "thẩm thấu" trong từng khoảnh khắc, dù là bạn bè từ bắc vô nam những người yêu quí mình không ít (nhưng đứa ghét mình cũng khá nhiều), nhưng chỉ một lời nói vô tâm cũng dễ làm tổn thương một tâm hồn đầy tự ti và mặc cảm. (Chả hiểu mặc cảm gì, nhiều cá tính quá chăng? Hay là thất bại trong những giấc mơ xa vời).
    Thế rồi mặc xác những đứa nào không cùng chung quan điểm, sở thích, ước mơ và suy nghĩ, ta sống cuộc đời của chính ta. Chạy thôi, chạy nào.
    Và chạy. Bật tung những khuôn phép nghiêm khắc của cha mẹ, đập tan tấm gương trong suốt mà họ hàng kỳ vọng, bỏ mặc những ánh mắt của những người bạn đã từng nghĩ mình có chút gì đó hơi khác người. Ta cần phải sống cuộc đời của chính ta với những niềm đam mê và khao khát sống một cuộc sống đầy giao cảm với cuộc đời và sáng tạo hết mình.
    Để làm nghệ thuật ai bảo không cần tiền? Cần chứ. Cần một cái máy ảnh cơ chứ không phải là tự động. Cần nhiều sách văn học. Cần đầu DVD. Cần đi du lịch bụi....Cần thì phải vận động. Cần thì phải chạy. Chạy thôi. Đôi khi hơi ngại khi đi với các bạn trai vì chạy xe với tốc độ kinh người. Tại vì quen chạy xe trên đường cao tốc qua cầu Thăng Long lên khu công nghiệp rồi. Chừng nào rảnh, bất cứ ở nơi nào trong thành gọi đi dạy thay dù có từ khu công nghiệp cũng lộn về Thanh Xuân.
    Dạy học ở khu công nghiệp cả tuần từ thứ 2 đến thứ 7, có hôm dạy nửa ngày, có hôm dạy từ sáng đến 7h tối, phi xe ầm ầm qua cầu Thăng Long, về thành phố thân yêu. Ôi là nhớ, lại chỉ mong đến chủ nhật lượn lên phố cổ tìm hiểu những hàng cây, góc phố, những con người mà ta chưa từng biết.
  8. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp
    Có một bận các nhà điện ảnh, kiến trúc sư, nhà văn, hoạ sĩ... ngồi họp nhau lại nói với nhau về chủ để các tác phẩm nghệ thuật ra đời nhân kỷ niệm một sự kiện nào đó của đất nước. Họ cho rằng các tác phẩm nghệ thuật ra đời trong hoàn cảnh như vậy thường hay khô khan, vì nó mang tính chính trị và mang một tầm vóc gì đó hơi đao to búa lớn. Thêm nữa lại bị kiểm duyệt chặt chẽ, bị thúc ép về thời gian nên không thể đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
    Thôi, mình cũng chẳng hiểu nhiều lắm về những chuyện như thế, nói gần gần những điều mắt thấy tai nghe cho nó vui.
    Nhân dịp Seagames 22 Hà Nội có mấy con đường mở rộng thông thoáng, đẹp thế còn gì, nhất là đường đi qua trường đại học Thương Mại. Phải tội, đường làm vội, bây giờ một bên to bên nhỏ, bên sạch đẹp bên lầy lội, trông chả ra làm sao. Chưa muốn nói đến các công trình sân vận động làm vội bây giờ bị xuống cấp.
    Nhân dịp Asem 5 các cháu nào để xe trên vỉa hè chui vào hàng nét sẽ bị tóm cổ sạch. Nhất là cháu sad_movie sau khi bị thu giấy tờ còn không được phát cho hoá đơn nộp phạt ngay mà chờ các chú công an bận đón đoàn Asem về đã rồi giải quyết sau. Làm cháu phải xin nghỉ việc một buổi sáng để đi lấy hoá đơn nộp phạt.
    Nhân dịp bị giữ giấy tờ xe một buổi phải đi ra đường rón rén như bà chửa. Sợ khực một phát thì coi như là mất chân. Khổ thân các chú công an, nhân dịp một sự kiện trọng đại của quốc gia phải đứng ngoài đường hít bụi nhiều quá. Đếm từ khu công nghiệp Thăng Long về phía bờ hồ có đến hàng trăm chú.
    Nhân dịp xin nghỉ buổi sáng đi nộp phạt có thời gian lượn lờ. Thấy đường phố vắng teo phủ một mầu buồn tẻ. Mọi xó xỉnh ngóch ngách mội ngày đông vui là thế mà hôm nay như là biến mất sau một đêm dài. Buổi chiều đi dạy học thầy giáo người Nhật trợ giảng cùng mắt tròn xoe hỏi sao hôm nay đường phố lại vắng thế. Mọi ngày số lượng xe máy ở Hà Nội kinh khủng lắm cơ mà. Khi nhận được câu trả lời thầy chỉ lắc đầu.
    Nhân dịp Asem các cửa hàng xăng đóng cửa sạch làm mình phải chui xuống tít chân cầu Thăng Long đường về phía Đông Anh mới đổ được đầy bình. Còn dọc các cây xăng trong thành đều vắng tanh như chùa Bà Đanh. Đi ngoài đường cảm giác như tất cả mọi người đều dè dặt hơn. Cảm giác như mọi điều thân thương dù là chật chội, lộn xộn, bức bối không còn nữa. Cảm giác như mình bị thành phố lừa dối, cảm giác như cả thành phố bao trùm lên một vẻ giả tạo.
    Rồi cũng gặp được một trận tắc đường trên đường Đê La Thành. Tắc bởi tất cả các nẻo đường khác bị chặn và tất cả đổ dồn vào một con đường độc đạo như một lũ lợn bị càn. Thèm sự đông vui nhưng không phải là đông vui kiểu chạy loạn như thế. Đang đi ngoài đường Nguyễn Thái Học gặp một đoàn xe eo éo tiếng hú, làm tất cả các chú công an bừng tỉnh rít lên một loạt còi, tất cả các phương tiện giao thông phải dạt về lề đường và dừng lại. Đoàn xe sang trọng kia đi qua, tất cả lại lộn xộn như bầy ong vỡ tổ.
    Một ngày thu đẹp trời, vui vì công việc bận rộn, nhưng đau khi cả thành phố bao trùm một sự xa lạ. Đau như bị thành phố phản bội lại chính mình.
    "Dù nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô, các công trình sẽ không khai trương đúng ngày 10/10 tránh tình trạng không đảm bảo chất lượng. Thành phố cũng không tổ chức các buổi lễ có các đoàn sinh viên học sinh xếp chữ và múa như hàng năm để tiết kiệm tiền cho các hoạt động và tổ chức xã hội"
    Tin mới nhận từ một bản tin thời sự. Mong là như thế. Thành phố thân yêu ạ. Xin đừng phản bội tôi.
  9. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Ánh sáng và mầu sắc.
    (Câu lên lúc rảnh viết tiếp. Topic này được chuyển về box Tâm sự theo yêu cầu của tác giả. )
  10. sad_movie

    sad_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Và sau đó lại được chuyển về box văn học. (Hy vọng sẽ nhận được những ý kiến phản hồi.)

Chia sẻ trang này