1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ - 50 năm nhìn lại

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi tamhoncuada_spt, 18/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên Phủ - 50 năm nhìn lại

    Điện Biên Phủ - địa danh cũng là tên một chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử , là đỉnh cáo chói lọi trong công cuộc chống ngoại xâm hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc Viêt Nam

    Tháng 5 qua, hẳn mỗi người Việt NAm lòng đầy tự hào kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ tròn 50 năm 7/5/1954--7/5/2004. Ngày ấy , sau hơn bảy năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, người Pháp đã nhân ra nguy cơ thất bại cả về chính trị lẫn quân sự đang tiến gần với họ. Chính phủ cực hưu ở Pháp chủ trưong dựa vào viện trợ Mỹ để đẩy mạnh chiến tranh. Kế hoạc NAva có sự bảo trợ của Mỹ ra đời, chúng đổ quân lên lòng chảo Điện Biên Phủ , một vùng rừng núi phía Tây Việt Nam, dăng bẫy nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang non trẻ của VIệt Nam , Không ngờ , nơi ấy lại là điểm chết không phải chỉ một kết hoạch quân sự mà cho cả cuộc chiến tranh vô vọng hao nguời tốn của của người Pháp

    Năm mươi năm, thời gian đã lùi xa. Các nhà quân sự, nhà sử học của cả hai phía và thế giới đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về Điện Biên Phủ . Mỗi tác giả từ góc đứng của mình đã rút ra đc những kết luận của chiến thắng này. Tuy nhiên có một chân lý mà tất cả đều thừa nhận : một dân tộc dù nhỏ bé, với lòng yêu nước và khát vọng được sống độc lấp , tự do, hoà bình, nhất định sẽ tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.



    Với mong muốn tất cả chúng ta cùng chia sẻ niềm vui, niềm tự hào , mình xin lập topic này để chúng ta cùng nêu lại quá khứ hào hùng của Điện Biên với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giới thiệu những "người trong cuộc ", những câu chuyện hấp dẫn của chính những người lính cầm súng ở chiến trường thời đó......v..v...v.v.v.
  2. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ​
    SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ TINH THẦN VÀ SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ VIỆT NAM ​
    Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì độc lập tự do trong thế kỷ XX.Đây là một trong những trận quyết chiến chiến lược lớn, tiêu biểu nhất, thể hiện đầy đủ nhất sức mạnh của dân tộc và thời đại trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta
    Sau hơn bảy năm tiến hành chiến tranh xâm lược VN, thực dân Pháp đã bị thiệt hại hơn 30 vạn binh lính và sĩ quan. Các kế hoạch Lơcơléc, Valuy đến Đácgiănglia, Bôla,Phinhông, Rơve, Tatĩinhi theo nhau phá săne. Người Pháp lúc nào cũng như phải làm lại từ đầu. Cuộc chiến tranh không trận tuyến của thế trận chiến tranh nhân dân VN đánh cả đằng trước mặt và đằng sau lưng địch; cả ở nông thôn và ở thành phố đã làm cho quân Pháp mệt mỏi, suy yếu. Chính phủ Pháp theo đó mà dựng lên đổ xuống 17 lần, năm Cao uỷ và sáu viên Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương lần lượt bị triệu hồi
    Nhờ có đường lối chiến tranh nhân dân kết hợp 2 phương thức tiến hành chiến tranh là : chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, từ thế bị động quân và dân ta đã chuyển dần sang thế chủ động , liên tiếp giành đc nhiều thắng lợi
    Trước những thất bại liên tiếp đs ở Đông Dương, dư luận Pháp ngày càng cháng ngán với cuộc chiến tranh này. Bế tắc và lúng túng, Chính phủ Pháp không còn muốn tiếp tục cuộc chiến tranh quá tốn kém và vô vọng, nhưng cũng chưa muốn nhường chỗ cho người Mỹ nhảy vào. Họ cho rằng một giải pháp tốt nhất lúc này là dùng sự giúp đỡ tiền bạc và vũ khí của Mỹ, để rút khỏi cuộc chiến tranh bằng một " lối thoát danh dự " trên bàn đàm phán
    Ngày 7/5/1953 với sự thoả thuận của Mỹ, Thủ tướng Pháp đã cứ tướng bốn sao Nava sang thay tướng Xalăng sang cầm đầu đạo quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương . Kế hoạch Nava được ra đời trong hoàn cảnh đó nhằm cứu vãn danh dự cho nước Pháp
    Chọn Điện Biên Phủ là địa bàn chiến lược rồi trở thành cứ điểm quyết chiến chiến lược của ta là chính xác
    Được tamhoncuada_spt sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 19/08/2004
  3. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    {tiếp }

    Kế hoạch chiến lược của ta là chia cắt địch, phân tán đich, hoạt động mạnh ở các chiến trường khác, ở những chỗ địch sơ hở, không thể bỏ, địch tất phải cứu. Muốn mưu kế được thực hiện thì phải nghi binh, lừa địch, điều động địch
    Để hạn chế các lực lượng cơ động của địch- một thủ đoạn tác chiến lợi hại có hiệu lực của địch thì ta phải phân tán các lực lượng cơ động đó của địch ra các chiến trường khác, bảo đảm không tể cơ động nhiều lực lượng ứng cứu cho Điện Biên Phủ
    Nhờ mưu kế đó ta đã điều động được khoảng 70 tiểu đoang cơ động trên tổng số 84 tiểu đoàn cơ động địch ra các chiến trường trên toàn Đông Dương
    Tại chiến trường chính ĐBP, Bộ chỉ huy chiến dịch( bộ phận đi trước ) , đề ra kế hoạch với phương châm " Đánh nhanh, thắng nhanh" quyết tâm tiêu diẹt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ 2 ngày 3 đêm trong điều kiện địch còn đang phòng ngự lâm thời
    Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ huy trưởng chiến dịch đi sau. Nhưng vì mới đến, sau khi nghe báo cáo, mặc dù rất phân vân, ông chưa có đủ yếu tố để bác bỏ phương án đã chọn của bộ phận đi trước bởi vì nó rất khác với suy tính của ông trước đó đã báo cáo gửi lên Bộ Chính trị và Hồ Chủ tịch. Sau khi nghiên cứu kĩ thực tế chiến trường, Đại tướng khẳng định " Nếu đánh nhanh thắng nhanh thì tổn thát sẽ rất lớn, thất bại là điều khó tránh khỏi ". Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh " Chắc thắng mới đanh, không chắc thắng không đánh ", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quả cảm quyết đoán đề nghị thay đổi phương châm tác chiến từ " Đánh nhanh, thắng nhanh " sang " Đánh chắc, tiến chắc ", sau đó chuyển đội hình bố trí lại lực lượng . Phương châm tác chiến của ông đã được Thường vụ Trung Uơng Đảng và Hồ chủ tịch phê chuẩn, mặc dù trận địa đã được bố trí , pháo lớn đã kéo lên vị trí chiến đấu với bao công sức, xuơng máu, nhưng ông vẫn quyết tâm cho đưa pháo ra , rồi lại kéo vào vị trí tác chiené mới
    Trong chiến dịch ĐBP, địch dã ở thế cô lập, cố thủ trong một thung lũng bị ta bao vây tiến công từ bốn phía trên cao. Ta đã xây dựng cả một hệ thống giao thông hào, một trân địa tấn công và bao vây tạo điều kiện cho bộ đội triển khai vận động tiến công. Đây là lần đâu tiên quân ta tiến hành bao vây , tiến công một tập đoàn cứ điểm trong điều kiện quân Pháp có vũ khí trang bị hiện đại hơn ta. Cùng với việc triệt phá các nguồn lực của địch : pháo binh, xe tăng và máy bay chi viện, bằng hệ thống hầm hào trận địa với chiến thuật " vây lấn, triệt phá " uqân ta từng bước thắt chặt vòng vây, hình thành ưu thế ở từng không gian và thời gian chiến dịch, taọn nên sức mạnh to lớn trong quá trình tiến công tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm để giành thắng lợi

  4. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên Phủ sau 50 năm qua hồi ức của Đại tướng
    Võ Nguyên Giáp​


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại chiến trường Điện Biên Phủ
    Đúng 9h sáng - múi giờ sáng láng minh mẫn nhất của một ngày, vị tướng già 94 tuổi Võ Nguyên Giáp với quân hàm Đại tướng bước tới chậm rãi bắt tay nhóm phóng viên Báo Công an nhân dân đang chờ sẵn ở căn phòng khách. Vẫn bàn tay mềm mại và ấm nóng, vẫn nụ cười lạc quan hiển hiện và cái nhìn quắc sáng bao dung, khiến cánh nhà báo chúng tôi bỗng thấy yên lòng về sức khoẻ của một vị tướng thuộc thế hệ lớp người "khai quốc". Nhất là vào thời điểm mà toàn Đảng, toàn dân ta đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, một Điện Biên chấn động địa cầu mà ở đó, những câu chuyện về vị tướng chỉ huy chiến dịch đã đi vào huyền thoại.
    Vị Đại tướng lừng danh là thế, vậy mà sáng nay ông bình dị, gần gũi nhìn chúng tôi nói chậm rãi, âm sắc vẫn rõ chất giọng quê hương Quảng Bình. Thật là quá mừng khi ở độ tuổi bách niên, giọng của Đại tướng vẫn rõ ràng, khúc chiết đến vậy:
    - Chúng ta kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trong thời điểm hiện nay có ý nghĩa hết sức lớn?
    Điều mà chúng tôi phải nói ngay là, trước khi có buổi làm việc với Đại tướng, các bác sĩ, những người thư ký đã nhiều lần "khuyến cáo" các nhà báo về sức khoẻ của Đại tướng dạo này tránh làm việc căng thẳng. Thế nhưng có những câu hỏi, những vấn đề chỉ có Đại tướng mới giải đáp được, có những vấn đề lại rất cần ý kiến "nặng ký" của vị Tướng già đã từng nhiều đêm trăn trở việc nước. Tình thế ấy buộc chúng tôi phải bớt đi sự "tham lam". Hình như Đại tướng ngầm hiểu sự "thoả hiệp" của cánh nhà báo nên ông đã "dọn đường" trước: "Thời gian làm việc với các nhà báo một tiếng là quy định, chúng ta có thể làm việc lâu hơn, không sao".
    Đại tướng nói rằng, kỷ niệm sâu nhất của ông về chiến dịch Điện Biên Phủ thì nhiều lắm, kể bao giờ hết được. Nhưng có một chuyện này, chuyện thay đổi cách đánh trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ thì đến nay vẫn còn nóng hổi ý nghĩa thời đại. Bây giờ, nhớ lại thì thấy danh từ "Điện Biên Phủ" lúc đầu chưa có trong kế hoạch Đông Xuân 1953 ?" 1954 của ta, cũng như kế hoạch của tướng Navarre ?" ngôi sao sáng trong giới quân sự Pháp được Mỹ rất nể trọng. Từ lâu Pháp muốn có một trận quyết định để kết thúc cuộc chiến tranh, nhưng Pháp sẽ chọn địa điểm ấy ở đâu? Đầu năm 1954, qua theo dõi ta thấy địch đã điều quân, vũ khí quân dụng xuống Điện Biên và thả truyền đơn kích động để lừa ta. Lúc bấy giờ ta có kế hoạch "Navarre toạ hổ" do bạn cung cấp. Trong một cuộc họp Bộ Chính trị, Bác Hồ nghe các báo cáo về địch co cụm ở Điện Biên thì Bác nắm bàn tay lại nói đại ý: Địch co cụm lực lượng lại thì ta buộc địch phải phân tán ra (tôi nhớ là Bác xoè bàn tay ra). Như vậy, trong chiến dịch Đông ?" Xuân 1953 ?" 1954, ta đã ra 5 hướng tấn công buộc địch phải tung quân ra đối phó cả 5 hướng. Địch cũng phát hiện chủ lực ta lên Tây Bắc nên chúng đã tập trung một lực lượng khá lớn tại Điện Biên Phủ. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định, một mặt ta đẩy mạnh tác chiến tiêu hao, tiêu diệt địch ở các chiến trường trên cả nước, mặt khác ta tập trung chủ lực mạnh để tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch ở Điện Biên Phủ. Ngày 1/1/1954, trước khi ra mặt trận, tôi lên chào Bác, Bác dặn: "Trận đánh này rất quan trọng, phải đánh thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Chú ra mặt trận, giao cho chú toàn quyền quyết định?".
    Thực hiện lời Bác dặn, tôi và đồng chí trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc cùng lên đường đi chiến dịch. Dọc đường đi, chúng tôi gặp hàng vạn dân công, bộ đội hành quân, vận chuyển lương thực, gạo muối phục vụ chiến dịch. Lên đến Điện Biên Phủ, tôi được bộ phận tham mưu của ta cùng bộ phận tham mưu của cố vấn đi trước báo cáo và đề xuất: Địch mới nhảy dù xuống, đứng chân chưa vững, ta đánh ngay thì chắc thắng. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" này được nhất trí cao, đã phổ biến trong đơn vị, trên dưới đều nhất trí và quyết tâm cao. Tôi thấy đánh nhanh thắng nhanh là không được, cần theo dõi nắm thêm tình hình. Qua 11 ngày đêm theo dõi, có đêm tôi thức trắng. Đến lúc được báo cáo là địch tăng cường đổ thêm quân, tăng cường công sự và chướng ngại vật giăng thép gai lại càng thấy lúc này đánh nhanh là không được. Kế hoạch của ta là toàn mặt trận nổ súng vào ngày 25/1, tôi hoãn lại một ngày sang tới mờ sáng ngày 26/1. Có một chuyện mà tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, liên quan đến đồng chí Phạm Kiệt. Lúc ấy đi kiểm tra bộ đội kéo pháo đại bác lên các đồi cao chuẩn bị dội xuống cứ điểm của địch, tôi hỏi thì anh Kiệt nói: Pháo của ta đã kéo lên cao rồi, nhưng bố trí trận địa dã chiến như thế này địch phát hiện bắn trả hoặc dội bom thì làm sao mà an toàn được. Địch lại có cả không quân, cả pháo nữa? Đề nghị Tổng Tư lệnh cân nhắc lại. Cả mặt trận duy nhất chỉ một người đã "cả gan" nói thật với tôi như vậy (Đại tướng nhìn khắp lượt chúng tôi nhắc lại: Chỉ có một người, nhưng đã có sức nặng nghìn cân giúp chúng tôi đi đến quyết định dứt khoát). Tôi điện hỏi Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn, chỉ huy hướng đánh chính vào Điện Biên Phủ, ý đồng chí thế nào? Anh Tấn trả lời: "Quân Pháp đào công sự rất chắc chắn, dây thép gai chúng chồng lên nhau rất bùng nhùng; nếu tôi đột kích vào đến Mường Thanh thì phải đột phá ba vòng tuyến kiên cố của địch. Rất khó khăn, nhưng tôi cũng xin quyết tâm thực hiện được kế hoạch của trên". Vậy là chỉ cần một ý kiến của anh Phạm Kiệt, thêm ý kiến của anh Lê Trọng Tấn, tôi thấy thế này không được nên sang ngày 26/1, tôi sang bàn đồng chí cố vấn quân sự Trung Quốc hỏi: "Đã đến ngày nổ súng, Vũ tướng có ý kiến gì không?". Tôi nói "đánh như thế này sẽ thất bại" và nêu lên những khó khăn chưa có cách giải quyết. Suy nghĩ một lát, đồng chí cố vấn nói: "Tôi nhất trí với Vũ tổng". Đồng chí cố vấn hứa có trách nhiệm đả thông tư tưởng với các bạn Trung Quốc. Liền sau, tôi về tổ chức cuộc họp Đảng uỷ chiến dịch. Cuộc họp đã tranh luận gay gắt, nhưng khi tôi hỏi đánh thế này có đảm bảo chắc chắn thắng 100% như Bác Hồ từng dặn không thì không ai dám khẳng định. Tôi kết luận và được Đảng uỷ nhất trí là ngừng cuộc tấn công, đưa bộ đội về vị trí tập kết, kéo pháo ra chuẩn bị lại. Có nhiều dân công hoả tuyến hỏi nhau "quyết tâm đánh thắng, nay lại ra lệnh rút, hay đây là lệnh của Việt gian". Gần hai tháng sau, tức ngày 13/3/1954, ta mới mở màn chiến dịch. "Kết quả thắng lợi lẫy lừng của chiến dịch Điện Biên Phủ sau đó ra sao, các nhà báo đều rõ cả rồi chứ?". Câu chuyện của Đại tướng dừng lại. Nhưng chúng tôi hiểu ý của ông khi ngẫm lại ý kiến của anh Phạm Kiệt hồi chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 50 năm. Nay đất nước đang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta cần phải mở rộng dân chủ, rất cần những ý kiến dám nói thẳng sự thật của những người có trách nhiệm hết lòng vì nước vì dân.
    Trời Hà Nội hôm nay se lạnh, nhưng ngoài vườn phía đường Hoàng Diệu nắng đã hồng lên như sưởi ấm căn phòng khách của Đại tướng. Anh Nguyễn Huyên ?" thư ký của Đại tướng đã mấy lần "nháy mắt" ra ám hiệu cho các nhà báo để Đại tướng được nghỉ ngơi.
    Chúng tôi hiểu ý đứng lên, nhưng Đại tướng giơ hai tay mời chúng tôi ngồi lại. Hình như ông muốn tâm sự thêm điều gì. Một lúc sau ông bảo rằng: "Căn phòng này tôi đã từng tiếp Phidel Castro, lãnh tụ tối cao của nhân dân Cuba anh em, hòn đảo tự do hiên ngang, nằm sát nước Mỹ". Đến lúc này tôi mới nhìn kỹ căn phòng, gần hai chục mét vuông nhưng có tới 11 bức ảnh Bác Hồ, trên bốn bức tường hình như đều treo kín các bức trướng màu đỏ, đó là những quà tặng của các đoàn khách đến thăm Đại tướng nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông. Mỗi bức trướng đều thêu những dòng chữ vàng ngợi ca đạo sáng và tài năng của Võ Đại tướng. Có bức trướng thêu hẳn dòng chữ "Vị Tổng tư lệnh toàn năng". Nhớ nhất là bức trướng treo gần tôi mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuổi 90 (2000) của cán bộ Học viện khoá I trường Võ bị Trần Quốc Tuấn có ghi: "Theo Bác, vì dân, tầm vũ suý. Thao lược, quân công, sánh Lý Trần. Đẹp chín mươi mùa xuân thế kỷ. Sao vàng lấp lánh nét nhân văn". Bốn câu đề tựa như một bức vẽ tài tình về vị tướng huyền thoại. Còn hàng trăm những lời hay ý đẹp khác, rất chuẩn về ngôn ngữ, cân đối về câu tứ chắc chắn là được nhiều người sành chữ nghĩa, các tập thể cân nhắc từng ý từng lời. Chúng tôi hình dung những vị khách ấy hẳn là mãn nguyện lắm khi nâng niu những dòng chữ lấp lánh kia dâng lên vị tướng với tất cả lòng ngưỡng mộ. Có thể gọi đó là những "khuôn vàng thước ngọc" và chắc ai cũng muốn khắc hoạ thật đúng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của mình.
    Quả là may mắn khi tôi được ngồi cạnh ông và với tất cả lòng tôn kính, chúng tôi tò mò nhìn đôi bàn tay ông lúc để trên bàn, lúc giơ lên vẽ những đường huyền ảo minh hoạ thêm cho lời kể của mình mà không phát hiện thấy một điều gì khác biệt nổi trội ở vị Tổng Tư lệnh từng chỉ huy giành thắng lợi của trận Điện Biên Phủ năm xưa, khiến cả thế giới cảm phục. Vẫn là đôi bàn tay mười ngón, gân xanh tuổi già đã hiện lên sau làn da trắng nhạt, mười ngón tay đều và thon, mềm mại mà tôi tin bất cứ nhà chiêm tinh, tướng số nào thuộc loại bậc nhất hành tinh này nhìn và đoán ngay rằng, bàn tay của Võ Nguyên Giáp sinh ra chỉ để cầm bút. Chẳng biết cách gọi thân mật anh Văn mà các tướng lĩnh quân đội thường gọi Đại tướng có từ bao giờ, nhưng có lẽ cách gọi ấy mới hợp với ông chăng? Một con người bình dị, bình thường như bao con người Việt Nam khác, sinh ra từ nhân dân, tôi luyện từ cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thành một vị tướng lừng danh, điều ấy phải chăng chỉ có ở Việt Nam? Và chúng tôi lại càng ngạc nhiên hơn khi suốt gần hai tiếng đồng hồ, Vị tướng 94 tuổi kể chuyện cách đây 50 năm mà hầu như không quên một chi tiết nhỏ, không trùng lặp một câu chữ nào.
    Một lần nữa anh Nguyễn Huyên mời Đại tướng nghỉ trưa, chúng tôi hiểu ý đứng dậy thì Đại tướng lại giơ tay ra hiệu ngồi thêm chút nữa. Anh Huyên tranh thủ kể thêm với các nhà báo rằng: "Với chiến thắng Điện Biên Phủ, ca từ Điện Biên Phủ đã trở thành hiện thân của sức mạnh Việt Nam. Sau này khi nhân dân ta làm nên những sự việc phi thường gì người ta cũng dùng từ Điện Biên Phủ để chỉ sự kiện ấy như "Điện Biên Phủ trên không" (1972). Từ đó cũng có thể nói sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu lương thực vượt mức như vừa qua cũng là một Điện Biên Phủ trong xây dựng kinh tế". Tôi hiểu ý người thư ký đang kiếm cớ "tranh thủ diễn đàn" để Đại tướng được nghỉ một lát. Không ngờ những ý kiến của anh Huyên lại gợi khiến Đại tướng tiếp lời:
    - Còn có những "Điện Biên Phủ" về trí tuệ của các cháu học sinh tranh tài quốc tế nữa, nhưng chưa thấy mọi người nói đến nhiều. Từ năm 1975 đến nay, các cháu học sinh của ta đã đạt được nhiều giải cao về toán, lý,? trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế. Lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có chuyện này. Mấy năm rồi, có cháu đỗ rất cao là Trạng nguyên của 65 nước. Vậy tại sao ta không thưởng xứng đáng cho các cháu? Bây giờ có xu hướng trọng người có nhiều tiền hơn thì phải. Theo tin tôi biết ở châu Á người ta thống kê 50 trường đại học hàng đầu, nhưng không có một trường học nào của Việt Nam cả. Tại sao thì mình phải suy nghĩ. Nhiều đêm tôi mất ngủ về nhiều chuyện. Tại sao ta chiếu nhiều phim nước ngoài để trẻ em Việt Nam thuộc sử ngoại quốc nhiều hơn lịch sử nước nhà? Tôi xúc động biết bao nhiêu khi nhìn thấy nhiều người nhặt nhạnh từng trăm, từng triệu bỏ vào thùng giúp đỡ người nghèo, nhưng lại không ngủ được vì biết có kẻ tham nhũng hàng chục tỷ đồng mà xét xử vẫn chưa nghiêm?
    Biết Đại tướng vừa phải điều trị một đợt ở bệnh viện, chúng tôi xin phép cáo từ. Hình như Đại tướng còn muốn tâm sự thêm điều gì, lòng chúng tôi bỗng nhớ ý thơ của một nhà thơ viết về Đại tướng: "Lịch sử đưa tay đón ông vào huyền thoại. Nhưng người còn day dứt với mùa thu"./.
    Thái Vinh
    (From http://www.vov.org.vn/chuyenmuc/50namdienbien/hoiky.htm#6
    Được trunghus sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 21/08/2004
    Được trunghus sửa chữa / chuyển vào 08:55 ngày 21/08/2004
  5. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Từ bản Mường Phăng đến hầm Đờ Cát
    Kỳ I
    Khách đến thăm Điện Biện Phủ ngày nay thuận tiện hơn trước rất nhiều. Vào Nhà bảo tàng để có một cái nhìn khái quát lịch sử, lên đồi A1 ngay trước mặt để thấy tận mắt một vài di tích cho trí tưởng tượng dễ hình dung cuộc chiến đấu của cha anh ta, viếng nghĩa trang liệt sĩ đốt một nén nhang tưởng niệm, rồi vòng qua hầm Đờ Cát đã được phục chế gần với nguyên bản thời xưa..., thật là cơ hội tốt cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay được sống lại những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc năm mươi năm về trước.
    Tôi lại muốn bắt đầu cuộc hành hương của mình từ điểm xa nhất: Mường Phăng, nơi đặt sở chỉ huy của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh chiến dịch Điện Biên. Mường Phăng, tiếng Thái có nghĩa là "Bản Lạnh". Điểm cao này nằm ở rặng núi phía đông cánh đồng Mường Thanh. "ở đây, ngoài cảnh đẹp - lời đại tướng kể lại - chỉ cần trèo lên đỉnh núi phía sau là nhìn thấy cánh đồng Mường Thanh và tập đoàn cứ điểm của địch". Đối với ông, người chịu trách nhiệm cao nhất, người được Bác Hồ và Bộ chính trị cho phép xử sự như "tướng quân tại ngoại", khi nảy sinh việc quan trọng và cấp thiết có thể toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau, điều đó không chỉ là nhu cầu mà còn là một niềm vui thật sự. Bởi, theo ông, "hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được ở bên bộ đội ngay tại mặt trận"*.
    Nhìn lên bản đồ tưởng gần, nhưng đường từ thị xã Điện Biên Phủ đến Mường Thanh khá xa. Theo quốc lộ 279 (con đường độc đạo nối liền Tuần Giáo trên quốc lộ 6 với Điện Biên, ngày trước gọi là đường 42) đi ngược trở lại mười lăm kilômét rồi quặt về hướng tây thêm gần mười cây số nữa mới đến địa phận xã Mường Phăng. Ngày nay xe hơi bon bon trên con đường tráng nhựa, nhưng qua những dốc đèo uốn lượn quanh co, có thể hình dung đường đến sở chỉ huy chiến dịch năm xưa chẳng dễ chút nào. Từ điểm dân cư, leo lên sườn núi một quãng thì gặp "Trạm gác bảo vệ Sở chỉ huy chiến dịch" - nay được đánh dấu bằng tấm bia lưu niệm khắc chữ vàng, chung quanh trang trí vòng hoa nguyệt quế.
    Đường vào hầm chỉ huy của Đại tướng tổng tư lệnh chênh vênh bên sườn núi Mường Phăng nay đã được sửa sang thoai thoải và lát đá, làm cầu phục vụ khách thăm. Con chạy qua rừng dẻ với những thân cây cao vút xưa hẳn rậm rịt lắm, nay đã thưa thớt đi nhiều. Nơi đây - đại tướng viết - "khí hậu núi cao, quanh năm có sương, mây, mát mẻ trong lành". Nhưng tôi cố nhìn mà chẳng thấy đâu những cây lan rừng, những cây lan nhà cầm quân mô tả, "hoa không rực rỡ nhưng có mùi hoa đặc biệt, khi thì thoang thoảng đến bất chợt, chú ý tìm không thấy, khi thì nồng nàn"*.
    Đến ngã ba, nơi có tấm bia kỷ niệm chữ đục vào một tảng đá rất to: "Khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ 21/1/1954 ?" 8/5/1954", chúng tôi gặp một tốp thiếu nhi Thái, chắc các cháu đi học về, ngồi chơi trên hai khúc thân cây dài (thật ra là đúc bằng xi măng nhưng làm giả cây thật khéo) dùng làm ghế cho du khách nghỉ chân. Ven đường, mấy chị phụ nữ trong bản mang bày bán củ hà thủ ô, cây thuốc, những con ong đất ngâm rượu và mật ong rừng đựng trong chai nước suối La Vie. Có cả những khúc sắn mới luộc còn bốc hơi nóng ngon lành, cứ ba khúc trắng nõn gói làm một trong tàu lá dong rừng xanh tươi và buộc lại bằng sợi lạt mảnh mai. Từ đây có các lối rẻ lên hầm của Đại tướng Tổng tư lệnh, hầm của Trung tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng chiến dịch, (về sau ông được phong hàm đại tướng), hầm giao ban tác chiến ... "Tại Mường Phăng, - đại tướng nhớ lại - (vào hạ tuần tháng Hai năm 1954 - PQ) đã xuất hiện một hệ thống đường hầm nhỏ. Nó chia thành ba nhánh đồng tâm, hình rẻ quạt, chạy xuyên vào trái đồi dài khoảng ba trăm mét. Một nhánh có đường giao thông hào nối liền với cơ quan tham mưu của anh Thái. Một nhánh chạy tới nơi tôi ở... Hầm được tính toán chống sức ép của bom đạn khi nổ gần. Trong hầm có nơi hội họp, phòng chỉ huy tác chiến, nơi liên lạc thẳng tới các đơn vị đang chiến đấu ở mặt trận cũng như với chỉ huy trưởng chiến dịch, có điện, bảo đảm làm việc bình thường ngay cả khi máy bay địch oanh tạc"*.
    Tôi leo lên một cái dốc khá cao (may thay nay đã có bậc cấp) đến cái lán làm dưới tán cây, sát bên miệng hầm riêng của đại tướng đào vào sườn núi. Đây là "ngôi nhà" của ông ở Mường Phăng. "Mỗi lần đi chiến dịch, tôi lại trở về "ngôi nhà" quen thuộc. Vật liệu gồm cây, tre, luồng, lá móc, lá gồi kiếm được tại chỗ. Giữa nhà có một chiếc bàn, mặt bàn đủ rộng để trải bản đồ. Hai bên là hai ghế dài, mặt ghế thường ghép bằng những cây vầu bổ đôi. Hai đầu có hai chiếc giường lát nứa, một của tôi, một của đồng chí vệ sĩ"*.
    Tôi vào trong "ngôi nhà" được phục chế có lẽ từ hồi kỷ niệm bốn mươi năm Chiến thắng Điện Biên (1994), nay tre vầu nhiều cây bắt đầu mục, xông lên mùi ẩm mốc, vắng lạnh. Mùa này thưa vắng khách thăm, và hình như các đoàn du lịch đi theo tua ít chịu khó tới đây. Tôi rón rén ngồi ghé xuống đầu chiếc ghế, khẽ tì tay lên mặt bàn, chân bàn là những ống bương chôn xuống đất, mặt bàn đan bằng nứa chẻ. Trong ngôi nhà hôm nay lạnh lẽo, trong cái Bản Lạnh" này đã từng làm nên những trang sử tưng bừng khói lửa. Ngày 6 tháng Năm 1954, ngày ta giải quyết dứt điểm đồi A1 (Eliane 2, theo cách gọi của người Pháp), để hôm sau, tấn công những cứ điểm cuối cùng của địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rời căn hầm lên đỉnh núi Mường Phăng: "Buổi trưa, trời hửng nắng. Tôi trèo lên đỉnh núi Mường Phăng sau sở chỉ huy, quan sát trận địa. Gần một tháng qua, từ vị trí này, với một chiếc ống nhòm có bội số quang học lớn, tôi theo dõi sự tiến triển của chiến hào ta. Thời gian đầu, sự tách biệt giữa ta và địch rất rõ (...) Nhưng từ cuối tháng Năm, rất khó phân biệt trận địa ta và trận địa địch. Vì hầu hết những mũi chiến hào của ta đã cắm sâu vào tập đoàn cứ điểm"*.
    Từ sườn non cao, đại tướng không nhận ra hầm chỉ huy của Đờ Cát. Bản doanh của tướng chỉ huy tập đoàn cứ điểm địch không hẳn là một cao điểm. Nó là điểm duy nhất trong tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ - nguời Pháp gọi là GONO, viết tắt bốn từ Binh đoàn tác chiến Tây-Bắc - cứ điểm duy nhất được mang cái tên có chút hơi hướng binh đao là Chim Ưng (Epervier), trong khi tất cả mọi cứ điểm khác đều được đặt theo tên con gái: Gabrielle (Đồi Độc lập), Béatrice (Him Lam), Anne Marie (Bản Kéo), Eliane (A1, C2...) Con Chim Ưng kiêu hãnh giờ đây ngập ngụa ở đâu đó trong lầy lội mưa bùn đỏ quạch lẫn với máu mủ thương binh Pháp không được chạy chữa...
    xxxx
    Hầm chỉ huy của Đờ Cát đã được phục chế giống như xưa, có phần "khang trang" hơn tôi hình dung khi đọc các sách viết về trận Điện Biên Phủ. Sự thật có lẽ đúng như tôi nghĩ. Anh bạn nhà báo tỉnh Lai Châu cùng đi cho biết: "Khi phục chế, ta đã nâng độ cao của hầm lên hơn hai mét, mới được khô ráo thế này. Hầm của Đờ Cát là hầm ngầm vào nơi đồng đất khá trũng, cho nên dễ ngập trong nước mỗi lần có trận mưa to..."
    Chín năm sau khi Điện Biên Phủ "sụp đổ", nhà văn nổi tiếng Jules Roy, mới ngày nào còn là đại tá trong quân đội viễn chinh Pháp, cất công từ thủ đô Paris trở lại tận đây. Giống như tôi hôm nay, ông cũng làm một cuộc hành hương nhưng theo kiểu của ông. Và ông đã ghi lại: "...Có con đường mòn lên sở chỉ huy của phân khu trung tâm. ở đó, các vòng thép làm đà cho cấu trúc bên trên hầm Đờ Cát giờ đang rỉ sét. Trên tấm bảng gắn ở đầu chiếc cọc, có dòng chữ: "Tại đây, ngày 7 tháng Năm 1954, Quân đội nhân dân đã bắt sống bại tướng Đờ Cát và toàn ban tham mưu"**.
    Tôi theo lối đi, thật ra là cái dốc dựng đứng, bước xuống hầm. Chính xác là ba căn hầm khá rộng, thông nhau bằng con hào hẹp và sâu, đi không phải cúi đầu. Gian giữa là nơi Đờ Cát ở. Nơi đó có sẵn chiếc bàn sắt vuông và mấy chiếc ghế xếp lưng tựa cũng bằng sắt hoen rỉ. Không rõ đây có đúng là chiếc bàn nhà văn Pháp đã nhìn thấy ở bảo tàng và mô tả ba mươi năm về trước hay không: "Người ta đã để tại bảo tàng Điện Biên Phủ cái bàn vuông bằng sắt của ông ta, một chiếc điện đài và chiếc máy đánh chữ... Chiếc ghế bành trong văn phòng của Đờ Cát được trưng bày tại Hà Nội, với tay vịn màu xanh lá cây bị mốc lỗ chỗ vì ẩm"**.
    Dù sao, tôi vẫn cứ ngồi lên chiếc ghế đằng sau chiếc bàn sắt vuông để làm một pô ảnh. Anh bạn trong đoàn nhanh nhẩu chạy lại đứng sau lưng tôi: "Em xin làm vệ sĩ cho thiếu tướng chỉ huy trưởng tập đoàn".
    Ba mươi năm trước, nhà văn tác giả Trận Điện Biên Phủ không thể chui xuống hầm. Nhìn những đà sắt hoen rỉ, ông cảm nhận: "Là kẻ chiến bại cô đơn và câm lặng giữa những người chiến thắng đang ân cần chăm sóc tôi, tôi ngồi xuống bên cạnh cái hố gần như bị lấp đầy, nơi Đờ Cát từng chơi bài brít để giải buồn trong những ngày chờ đợi dài dằng dặc trước các cuộc tiến công, tôi ngồi xuống cạnh đó mà ghi chép..." Và ông cay cú mỉa mai viên bại tướng (mà ông đã phản ứng khi được người Việt Nam gọi đúng bằng hai từ ấy): "Sĩ quan kỵ binh Christian de Castries tự phong toả mình trong thành luỹ và tự chôn mình trong hang ổ của hầm chỉ huy... Cứ như thể trong con người ông, cái lò xo đã gãy mất rồi"**. Quả không được công bằng cho lắm, nếu chỉ đổ mọi thảm bại lên đầu viên tướng ấy. Vì chính Jules Roy cũng nhận ra: "ở đây người ta cảm thấy bị đè bẹp dưới những con người tầm vóc thì nhỏ bé nhưng lòng dũng cảm thật là vĩ đại, những con người ấy đã đưa đại bác của mình lên những đỉnh cao nhất, bắn hạ máy bay và nghiền nát các tiểu đoàn của ta".
    (Còn tiếp )
    Phan Quang
    (From http://www.vov.org.vn/chuyenmuc/50namdienbien/hoiky.htm#6 )
  6. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Kỳ II
    Có lẽ bất công nếu mọi sự đổ lên đầu viên tướng ấy cùng mấy tay phó và ban tham mưu của họ. Đại tá Langlais, phó chỉ huy thứ nhất, tuy cộc cằn, thô bạo thật đấy, nhưng đã trải qua đào tạo có bài bản tại Học viện quân sự Saint Cyr nổi tiếng. Sau cuộc chiến, nhiều người nói y mới đúng là người chỉ huy thực sự ở Điện Biên Phủ. Bigeard, phó thứ hai, khi bắt đầu chiến dịch chỉ là một viên tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6 è BPC). Ấy thế mà sau khi thất trận có mấy năm, đã trở thành vị Bộ trưởng Quốc phòng nước Cộng hoà Pháp. Sao bảo họ không phải là những người tài? Còn bản thân Đờ Cát? Lúc Navarre quyết định hình thành cụm cứ điểm Điện Biên Phủ ở vùng Tây Bắc Việt Nam xa xôi hẻo lánh, bất kỳ ai có chút kiến thức quân sự cũng thấy là rồi sẽ rất khó khăn cho việc tiếp tế, hậu cần, và viên sĩ quan quý tộc vào binh chủng kỵ binh theo truyền thống dòng họ này cũng mới mang lon đại tá. Khi có người thắc mắc, sao không cử một sĩ quan cấp tướng để giao phó trách nhiệm nặng nề, Navarre đáp: "Tôi cũng như tướng Cogny không nhìn số sao để trao nhiệm vụ". Một câu nói thật xứng đáng được chép vào từ điển bách khoa quân sự thế giới. Còn người Mỹ? Báo New York Times số ra ngày 25-3-1954 chẳng đã đăng bài ngợi ca Đờ Cát là "vị anh hùng Đông Dương, là nhà quý tộc và người chiến binh hăng hái" đó sao? Còn nhà báo Pháp Robert Guillain thì đánh giá: "Ngay cả trong đại chiến thế giớ thứ hai, quân đội Pháp cũng chưa bao giờ dựng lên một hệ thống phòng ngự dã chiến lớn mạnh như ở Điện Biên Phủ"***.
    Cái tên dòng họ De Castries đã mấy thế kỷ nay hầu như hiện diện trong mọi cuốn từ điển tên riêng ở nước Pháp. Từ thế kỷ XVIII, một vị tổ của viên tướng ngày nay thua trận, tên khai sinh là Charles Eugène Gabriel de la Croix, hầu tước De Castries, đã lập nhiều chiến công hiển hách được phong hàm Thống chế, tuy xuất thân kỵ binh mà rất nổi tiếng khi làm bộ trưởng hải quân, rồi thống đốc toàn quyền xứ Flandre và xứ Hainaut miền Bắc nước Pháp. Người viết bài này, trong những dịp thơ thẩn đường phố Paris, đã đôi lần dừng chân ngắm toà dinh thự lớn ẩn mình kín đáo sau bức tường cao vời vợi, toạ lạc đường Varenne,không mấy xa Dinh Matignon (Hotel Matignon) trụ sở Thủ tướng chính phủ Pháp. Toà nhà này - đã được nhà nước Pháp mua lại và nay thuộc tài sản quốc gia, vẫn mang tên là Dinh Đờ Cát (Hotel De Castries). Cạnh cái cổng sắt rộng sơn màu lá cây xẫm với những chấn song lực lưỡng chóp hình lưỡi giáo mạ vàng, có gắn tấm biển khắc chữ son kể lai lịch toà nhà gắn với dòng họ vị tướng lừng danh. Viên sĩ quan hậu duệ của Thống chế De Castries vào thời đại cộng hoà không còn mang tước hầu, nhưng cái tên quý tộc thì vẫn dài lòng thòng: Christian Marie Ferdinand de la Croix de Castries. Tháng Tư năm 1940, đầu chiến tranh thế giới thứ hai, với sáu mươi binh sĩ, viên sĩ quan trẻ De Castries đã cầm cự suốt ba ngày chống một tiểu đoàn quân Đức và chỉ chịu trở thành tù binh khi đã bị thương và bắn hết đạn. Ông đã ba lần tìm cách trốn trại giam, và thành công lần cuối bằng cách cùng với hai mươi sĩ quan khác đào một đường hầm. Ông đã vượt một chặng đường dài đầy gian nan thử thách từ Đức trở về Pháp để sang Bắc Phi tiếp tục tham gia kháng chiến chống phát xít...
    Thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ đâu có phải là thất bại của một nhóm người nào đó, mà là điểm đỉnh của quá trình sụp đổ chủ nghĩa thực dân trước sức chiến đấu của dân tộc Việt Nam anh hùng. Mặc dù cay cú, mặc dù "trái tim tôi tan nát", mặc dù "đối với tôi tất cả đều là đau thương", Jules Roy vẫn không thể không thừa nhận một cách đúng đắn: "Trên toàn thế giới, Waterloo trước đây (trận thảm bại của Napoléon trước liên quân Anh Đức năm 1815 - PQ) không gây tiếng vang bằng. Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hoà (nền cộng hoà thứ tư của Pháp - PQ). Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng"**.
    Tôi không ngồi xuống cạnh cái hố để ghi chép như Jules Roy ngày trước. Tôi leo lên đỉnh hầm, nhờ anh bạn bấm cho một pô ảnh nữa làm kỷ niệm. Tấm ảnh lịch sử chụp lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Quân đội nhân dân tung bay năm nào trên nóc hầm này đã đi vòng quanh thế giới. Đứng trên nóc hầm, tôi phóng tầm mắt nhìn cánh đồng Mường Thanh đã bị che khuất đi nhiều vì những toà nhà cao mới xây của thị xã Điện Biên Phủ nay là tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu. Tôi đứng lâu trên nóc hầm để cố hình dung cảnh oai hùng trận đánh dứt điểm chiến dịch Điện Biên, qua nhiều trang sách tôi từng được đọc.
    xxxx
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể: "Năm giờ rưỡi chiều (ngày 7 tháng 5, đại đoàn) 312 báo cáo: "Toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng De Castries".
    Cả khu rừng cơ quan chỉ huy mặt trận, từ xưa đến nay rất nghiêm mật, bỗng sôi lên trong những tiếng ầm ào như biển động. Cán bộ, chiến sĩ hò reo, khua chân múa tay, ôm nhau nhảy nhót, biểu lộ sự vui mừng như những em nhỏ. Có người chỉ hét. Có người mồm há to. Có người mặt tái ngắt.
    Sự vui mừng chưa đến với tôi... Tôi hỏi anh Lê Trọng Tấn (tư lệnh đại đoàn 312):
    - Có đúng là đã bắt được De Castries không?
    ...Lát sau, anh Lê Trọng Tấn gọi điện thoại báo cáo, đúng là ta đã bắt được De Castries cùng toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm:
    - Báo cáo anh, De Castries cùng với cả bộ chỉ huy Pháp ở Điện Biên Phủ đang đứng trước mặt tôi. Hắn vẫn còn cả can và mũ đỏ*.
    Về phía quân đội Pháp, từ tháng Ba, mọi người đều hiểu tình thế quân đồn trú của họ trong cánh đồng Mường Thanh vô vọng rồi. Ngày 15 tháng Ba, viên đại tá Piroth chỉ huy pháo binh tự sát bằng một quả lựu đạn, sau khi thấy lực lượng pháo binh Pháp mà y vẫn huênh hoang bị đại bác ta vô hiệu hoá ngay những giờ đầu. "Trong cái hốc của mình, Piroth nằm dài, đầu và ngực nát nhừ, bàn tay còn lại cũng bị văng ra... De Castries quyết định giấu biến đi. Các linh mục tuyên uý và đại uý quân y Le Damary đích thân đào một cái hố ngay dưới gầm giường. Kèm theo vài lời cầu hồn và chút ít vôi bột, người ta vùi vào đó cái thi hài làm người ta xấu hổ, rồi lấp kín công sự của Piroth.
    Một bức điện đánh đi Hà Nội: "Đại tá Piroth đã anh dũng hy sinh". Navarre chuyển bức điện về Paris, không một lời bình luận"**.
    Là những người chịu trách nhiệm cao nhất, Navarre và Cogny hiểu hơn ai hết số phận nào đang chờ đợi quân đội họ ở Điện Biên. Hai viên tướng cãi nhau như mổ bò về chuyện điều thêm quân tiếp viện. Viên tướng cấp dưới nổi khùng: "Nếu ông không phải là tướng bốn sao, tôi đã cho ông một cái tát rồi". Vào dịp này, khi đại tá Fleuret, trưởng phòng tình báo quân đội ghé thăm y, Navarre nói: "Anh đừng có ảo tưởng gì nữa, ta thua rồi".
    Ngày 4/5/1954, Cogny lệnh cho De Castries tự lực mở đường tháo chạy sang Lào, bỏ thương binh và vũ khí nặng lại. "ở Điện Biên, người ta gọi cuộc hành quân này là "mở con đường máu" để chứng tỏ người ta không có chút ảo tưởng nào. Ta (Pháp) sẽ mất chín trên mười người"**. Cuộc tháo chạy sẽ tiến hành theo ba lối, và cùng bắt đầu lúc 20 giờ ngày 7 tháng Năm 1954.
    Nhưng muộn quá rồi.
    Ngày 7 tháng Năm, Cogny từ Hà Nội điện thoại cho De Castries, ra lệnh không được kéo cờ trắng đầu hàng: "Đừng làm hỏng tất cả bằng cách kéo cờ trắng... Anh không đầu hàng. Anh không giương cờ trắng".
    Nhưng muộn quá rồi. Ngăn sao được dòng chảy khi nước đã tràn bờ? Đối với phần đông quân Pháp ở Mường Thanh lúc này, - Jules Roy viết - "không còn có chuyện đánh chác gì nữa. Trên bờ trái, đã có những mảnh vải trắng phất lên... Quân Việt mặc quân phục màu xanh lá cây, cài những mảnh vải dù trên mũ cát, quần vải xắn đến gối. Họ hiện ta từ khắp mọi nơi... Nghe tiếng chửi thề của tiểu đoàn trưởng, trung sĩ Kubilak quay nhìn về phía hầm chỉ huy của De Castries: ở đó phấp phới một lá cờ trắng rõ to"**.
    "Khi quân Việt vào hầm chỉ huy và vạch cửa ra, De Castries đứng sẵn đợi họ, không vũ khí. Ông đã thay quần áo như thường lệ, ngực áo mang cuống huân chương. Trung sĩ lính dù Paseerat de Silans thuộc phòng 3 của Langlais xúc động thấy, khi tiểu liên chỉa vào người, De Castries kêu lên: "Đừng bắn tôi".
    Grauwin (bác sĩ quân y) đưa mắt nhìn xuống đường hào, thấy De Castries mặt tái xám dưới chiếc mũ ca lô đỏ, chói mắt vì nắng. Một chiếc xe jeep lập tức đưa ông về cơ quan tình báo địch..."**.
    xxxx
    Hai hôm sau ngày toàn thắng, đại tướng Võ Nguyên Giáp rời Bản Lạnh Mường Phăng đi thăm chiến trường Điện Biên Phủ. Đại tướng quan sát nhiều nơi. Đến điểm Chim Ưng, - đại tướng kể - "đồng chí Cao Văn Khánh, tư lệnh phó đại đoàn 308, người phụ trách tiếp quản Mường Thanh, đưa tôi vào xem sở chỉ huy của De Castries. Nó khá rộng, nằm không sâu dưới mặt đất, được bảo vệ bên trên bằng một vòm những thanh sắt uốn cong và rất nhiều bao tải cát... Trong hầm, giấy tờ ngổn ngang. Có cả một bức thư của vợ De Castries...
    "Đêm hôm đó , tôi ở lại Điện Biên Phủ trong sở chỉ huy của De Castries, nơi đã thành trụ sở của Ban tiếp quản"*.
    Đại tướng từng viết: "Hạnh phúc lớn nhất đối với người cầm quân là được ở bên bộ đội ngay tại mặt trận". Xin phép Anh Văn cho tôi được nói leo: "Có niềm vui nào lớn hơn đối với vị tư lệnh chiến trường, sau ngày toàn thắng được nghỉ qua đêm trong bản doanh của tư lệnh đội quân đối địch?"./.
    Phan Quang

    (From http://www.vov.org.vn/chuyenmuc/50namdienbien/hoiky.htm#6 )
    Được trunghus sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 21/08/2004
  7. Virtual_Server

    Virtual_Server Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên phủ ?" Một ngày sau 50 năm​

    Gần 3 tháng nay, có thể nói ngày nào T.P Điện Biên Phủ cũng nhộn nhịp như đang mùa trẩy hội. Bắt đầu từ hôm khai mạc Năm du lịch Điện Biên Phủ (13/3/2004), địa bàn T.P bỗng như ?onhỏ lại? bởi sự góp mặt của hàng nghìn đoàn, với hàng chục vạn khách đến từ bốn hướng tám phương...Nếu Việt Na
    Gần 3 tháng nay, có thể nói ngày nào T.P Điện Biên Phủ cũng nhộn nhịp như đang mùa trẩy hội. Bắt đầu từ hôm khai mạc Năm du lịch Điện Biên Phủ (13/3/2004), địa bàn T.P bỗng như ?onhỏ lại? bởi sự góp mặt của hàng nghìn đoàn, với hàng chục vạn khách đến từ bốn hướng tám phương...
    Nếu Việt Nam là ?ođiểm đến? của bạn bè quốc tế trong thiên niên kỷ mới, thì đương nhiên Điện Biên là ?ođiểm đến? của Việt Nam, ít là vào dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng vĩ đại, thậm chí là trong suốt Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. Nghe nói hồi chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên, từ chiến khu Việt Bắc hoặc vùng địch hậu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, các chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam phải mất hàng tháng trời hành quân mới tới được Điện Biên. Nhưng nay, ngay cả từ nơi xa xôi nhất là mũi Cà Mau và đi bằng phương tiện chậm nhất là ô tô; thì cùng lắm chỉ 5 ngày sau, du khách đã ung dung tọa giữa Mường Thanh mà khoan thai vít cong ngọn rượu cần từ tay các nàng tiên xứ Thái. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, Hàng không Việt Nam tăng cường cho đường bay Hà Nội - Điện Biên có ngày lên tới 12 chuyến ngược ?" xuôi. Bên cạnh đó, Công ty vận tải hành khách Điện Biên cũng mở hết công suất phục vụ, với nỗ lực cao nhất của mình. Hãng taxi Mai Linh (Hà Nội) thật nhạy bén, đưa hẳn lên đây một đội xe mấy chục chiếc, ngày cũng như đêm như những con thoi giăng mắc khắp lòng chảo Mường Thanh và ra cả các huyện, thị khác theo yêu cầu của các ?othượng đế?.
    Hàng chục các hoạt động sôi nổi và liên tiếp diễn ra, với nhiều quy mô và thuộc nhiều lĩnh vực văn hóa ?" xã hội khác nhau. Tất cả đều có chung mục đích thắp sáng nữa lên niềm tự hào chiến thắng Điện Biên; đồng thời, ca ngợi công cuộc xây dựng và phát triển của Điện Biên, sau nửa thế kỷ toàn tâm, toàn ý trên con đường có Đảng cầm tay chỉ lối. Bằng tất cả tấm lòng vị tha cao thượng, nhân dân Điện Biên tự mình xếp lại ký ức đau thương để hướng tới những giá trị nhân bản nhất, chân ?" thiện ?" mỹ nhất của con người. Hẳn chúng ta còn nhớ một tình tiết thú vị là ngay sau khi trận đánh đầu tiên vào cứ điểm Him Lam kết thúc thắng lợi, vào lúc 24 giờ ngày 13/3/1954, chính ủy Mạc Ninh (Trung đoàn Ba Vì, Đại đoàn Bến Tre) đã viết một bức thư gửi chỉ huy trưởng Đờ-cát: ?oĐược lệnh của cấp trên, tôi báo cho ngài biết: Đúng 8 giờ sáng mai, các ngài được phép đưa một trung đội không có vũ khí, có ô tô hồng thập tự, người đi đầu phải mang cờ trắng, đến Him Lam nhận những người bị thương về?. Cách đây vừa tròn 5 năm vào dịp kỷ niệm 45 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cũng trên báo Điện Biên Phủ chúng tôi đã hơn một lần nhắc đến khu tưởng niệm lính Pháp chết trận, xây dựng năm 1994, cách hầm Đờ-cát vài trăm mét về phía tây nam. Công trình này được hoàn thành theo sáng kiến của trung sỹ Rolf Rodel, với sự ủng hộ tài chính của hiệp hội A.N.A.P.I (Pháp). Về trung sỹ Rolf Rodel, ông ta nguyên là đội trưởng đội biệt kích commăngđô, đại đội 10, tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh lê dương số 3 với cái biệt danh dữ tợn ?oTử vì Đông Dương?. Chiều 7/5/1954, sau khi Đờ- cát cùng toàn bộ Ban tham mưu đầu hàng, Rolf Rodel đã cùng với hơn 2.000 đồng bọn chạy trốn sang Lào theo con đường biên giới Tây Trang. Đó là kế hoạch đào thoát hèn nhát mang tên ?oAnbatơrôtsơ? do Trung tá Lalăng (chỉ huy trưởng phân khu Hồng Cúm) chỉ huy. Thay vì có đủ mọi lý do để bắn chết họ một cách dễ dàng, nhưng các chiến sỹ Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) chỉ bắt sống, tức là mở cho họ một ân huệ sau hàng loạt những tội ác ghê tởm mà họ đã gây ra với chúng ta. Bốn thập kỷ sau trận Điện Biên, cái người ?oTử vì Đông Dương? ấy đã quay lại nơi mà họ được hưởng sự khoan hồng để rồi một khu tưởng niệm đã ra đời như vừa nói ở trên. Như vậy, ngay trong những ngày tháng máu lửa lẫn cả khi cuộc chiến đã lùi vào dĩ vãng 40 năm, chúng ta luôn đối xử với kẻ thù của mình theo tinh thần sáng ngời nhân nghĩa Việt Nam.
    Sáng tháng 5, mồng 7...
    Thêm một lần cả thế giới hướng về Việt Nam, cả Việt Nam dồn về Điện Biên Phủ, cả Điện Biên Phủ nối nhau đổ về sân vận động. Không ai thống kê nổi có tất cả bao nhiêu người, ch? biết rằng đông lắm và như thể 50 năm qua tích tụ cho một lần này. Tất cả giống nhau ở chỗ cùng vui chung một niềm vui, trên khuôn mặt mỗi người một nụ cười thường trực và một lời hỏi thăm chân thành như chờ sẵn trên môi. Về dự lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bên cạnh các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và Quân đội còn có đại diện các cơ quan, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo một số địa phương hai nước bạn, các tỉnh Tây Bắc, đông đảo các cựu chiến binh Điện Biên Phủ, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các anh hùng, các đảng viên lão thành, các gia đình có công với cách mạng và đại diện cho các lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân. Cho dù trời có đổ mưa suốt từ nửa đêm hôm trước, nhưng ở một cách hiểu nào đấy thì đó lại là sự thử thách của thiên nhiên, để thấy được tình yêu Điện Biên đầy đặn đến mức nào. Nếu diễn văn khai mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Long Biên và bài phát biểu chào mừng của Đại tướng Phạm Văn Trà, khiến chúng ta vui mừng, phấn khích và tự hào; thì chương trình sân khấu hóa lại làm chúng ta cảm phục và rưng rưng xúc động. Chỉ trong khoảng thời gian chừng một tiếng đồng hồ ngắn ngủi, khán giả Điện Biên được sống lại những ngày tháng hào hùng qua màn tái hiện Chiến dịch Điện Biên với 56 ngày đêm máu trộn bùn non. Được thấy lại cuộc họp bàn quan trọng của Bác Hồ với Bộ Chính trị, để quyết định chiến dịch giải phóng Tây Bắc, giải phóng Điện Biên. Trên nền nhạc với những tiết tấu khỏe khoắn của những bản anh hùng ca ra đời từ trong máu lửa chiến tranh, hình ảnh từng đoàn dân công tấp nập thồ hàng ra mặt trận, các đơn vị bộ đội đào hào đán lấn trong tầm pháo giặc... được thể hiện một cách sinh động, lãng mạn và đậm chất sử thi. Không nén nổi cảm xúc, mấy bạn đoàn viên trẻ ngồi cạnh tôi, bảo: ?oChỉ qua 3 chương sân khấu này, chúng cháu thấy kiến thức lịch sử về Chiến thắng Điện Biên Phủ được nâng lên bằng đọc cả nghìn trang sách?. Thiết nghĩ, với Ban tổ chức cũng như các đạo diễn và diễn viên, có lẽ không một lời khen nào chân thành hơn và đáng để tri ân hơn thế.
    Tối mùng 7/5, tại Trung tâm Hội nghị ?" Văn hóa tỉnh, một lần nữa khán giả Điện Biên có dịp thưởng thức những tráng ca rực lửa về Đảng, về Bác Hồ, về Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung. Rất nhiều bà con các dân tộc ở các xã vùng lòng chảo cũng như ở các huyện lân cận, nô nức kéo nhau về T.P Điện Biên Phủ từ mấy hôm trước. Ai cũng mặc những bộ cánh đẹp nhất của mình, như là may sẵn để chờ đến hôm nay trưng diện. Thì ra, không khí kỷ niệm chiến thắng Điện Biên đâu chỉ ở riêng T.P Điện Biên Phủ mà tự nó như một ngọn gió mát lành lan tận đến các bản làng xa xôi. Tinh thần Điện Biên Phủ tự nó có sức truyền cảm mãnh liệt, sức quyến rũ đặc biệt với mọi người, mọi nơi và đó là lời khẳng định hùng hồn nhất cho một chân lý: Chân lý Điện Biên!
    Đêm, tôi đi như người mộng du dọc đường 7/5. Có cảm giác dường như gương mặt nào cũng phảng phất chút thân quen, rồi chợt nhận ra trong khóe mắt ai cũng đang cháy lên một ánh lửa màu cờ. Trên Đồi D1, trong vầng sáng lung linh của những ngọn đèn trang trí, Tượng đài Chiến thắng như sắp bay lên như những chàng trai Phù Đổng thoắt vươn vai thành những anh hùng. Mấy bữa nay, bình quân mỗi ngày có khoảng 15 nghìn du khách lên thăm Đồi D1. Có một điều thật khó cắt nghĩa là ai cũng muốn tới thật gần, ước gì được một lần chạm khẽ bàn tay mình vào bàn chân vạn dặm của anh vệ quốc đoàn 50 năm trước, để cảm nhận được đầy đủ hơn cái mát lạnh của chất liệu đồng thau. Từ châu Âu, một cặp vợ chồng trẻ người Pháp đưa nhau sang nghỉ tuần trăng mật ở Điện Biên; sau khi chụp xong mấy kiểu ảnh dưới chân Tượng đài, anh chồng kiêu hãnh bảo: ?oChúng tôi sẽ mang những bức ảnh này về tặng người thân ở Pari, đó là sự ?oxác nhận? bằng vàng cho việc chúng tôi đã tới Điện Biên?. Đợt kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ như vậy là đã tạm thời khép lại, nhưng Năm du lịch Điện Biên Phủ thì còn dài và nhất là tương lai của Điện Biên lại càng không thể đo đếm được bằng những đại lượng thông thường. Và em thân yêu, em có nghe lúa vụ chiêm đang hứa hẹn một mùa no ấm? Chỉ nay mai thôi Điện Biên Phủ sẽ vào mùa gặt mới, một mùa gặt tưng bừng trên cánh đồng Mường Thanh tưới bằng nước công trình đại thủy nông Nậm Rốm. Dịp này, hạt gạo Mường Thanh đã theo chân du khách về với mọi miền Tổ quốc, tỏa hương thơm trong bữa cơm đoàn viên của các gia đình. Hạt gạo Mường Thanh là hạt nghĩa hạt tình, nhỏ bé và bình dị thế nhưng phi thường như một phần tất yếu của huyền thoại Điện Biên. Và đêm nay, một đêm không ngủ, cả thung lũng Mường Thanh bừng thức một cách lộng lẫy dưới muôn nghìn đốm lửa pháo hoa...

  8. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - 50 mùa xuân qua, tỉnh Lai Châu đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án lớn; trong đó có chương trình hoàn thành 70.000m2 lớp học, 1.544km đường giao thông dân sinh; đào tạo bồi dưỡng kiến thức văn hoá xã hội, kinh tế kỹ thuật cho 3,2 vạn người; xây dựng cụm xã, hỗ trợ mái lợp cho 2,7 vạn hộ, thực hiện chương trình định cư Thuỷ điện Sơn La, xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh 300 giường, xây dựng công viên bờ sông Nậm Rốm, nhà ga hàng không Điện Biên Phủ, các công trình trường học, nâng cấp các tuyến phố nội thị, xây dựng bản làng văn hoá, khu du lịch Pa Khoang? Nội lực Lai Châu gắn với phong trào cả nước hướng về Điện Biên sẽ tạo thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất kiên cường và thơ mộng này./.
  9. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0

    50 năm đã qua đi. Chiến thắng ĐIỆN BIÊN đã.
    Bạn và tôi đã làm được gì khi cả nước đang đón chào cái ngày chiến thắng lịch sử đó.
    Bạn và tôi nên làm gì? Có phải tổ chức những cuộc về nguồn chăng? Tổ chức những buổi nói chuyện về ngày đó. Thanh niên chúng ta có ai biết được thực chất là 55 hay 56 ngày đêm lịch sử đó ko?

Chia sẻ trang này