1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ - con người và lịch sử

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi trunghus, 21/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên Phủ - con người và lịch sử

    Hoàng Công Chất với Điện Biên


    Mường Then có nghĩa là Mường Trời. Ai tới Điện Biên, ham chuyện dã sử sẽ được người dân địa phương niềm nở kể sự tích những tên đất nơi đây. Truyền thuyết xưa đã nhắc đến nhiều nhân vật thần thoại mà người Thái coi là tổ tiên. Chuyện ải Lậc Cậc (người khổng lồ) do Then sai xuống MườngThen (Mường Thanh) sau nạn hồng thủy để cứu vớt dân lành. Di tích lều nghỉ của ải dựng ở chỗ này là xã Đoàn Kết. Nơi ải lấy xôi ném trâu nay là núi Pú Khẩu Chí ở xã Sam Mứn. Dấu chân ải quẩy mạ, nay là cánh đồng Mường Thanh. Có vùng ải đánh vãi than, nay là núi Pú Thán ở xã Mường Phăng. Lại có địa điểm ải để cối giã gạo, nay là đồi Pom Lót, xã Sam Mứn. Trên đường đi Tây Trang sang Lào, ngay giữa hồ U Va còn di tích câu chuyện những khóm ?oKhau cút? vươn dài sợi dây làm thang nối liền trời và đất

    Mỗi núi đồi, mỗi dòng sông, con suối ở Điện Biên dường như đều mang dấu tích lịch sử gìn giữ đất nước ở một vùng biên cương của Tổ quốc.

    Hơn 200 năm trước, tướng giặc Phẻ Tín Tòng khét tiếng tàn ác từ phía tây tràn sang chiếm đóng Điện Biên. Tín Tòng tự xưng là Chẩu Phạ (chúa Trời) và ra sức đàn áp, bóc lọt dân lành. Giặc bắt trẻ em quăng xuống vũng bùn, rồi tháo nước vào cho ngập. Nước cạn, xương phơi trắng đồng, nay gọi là Tổng Khao, có nghiã là đồng trắng. Thuở ấy bản làng xơ xác, dân chúng phải rời qua cánh đồng Hồng Cúm, vai mang nặng, nên bà con đành phải vứt bỏ nhiều ?ocúm? (tức là những chiếc hòm đan bằng mây tre đựng của cải) để lo thoát thân. Từ đó vùng cánh đồng này được gọi là Hồng Cúm (Khe Cúm).

    Thời ấy có hai người dân ở Điện Biên tên là Ngải và Khanh không chịu sống nhục, đứng lên kêu gọi trai tráng các bản Thái, Xá, Lào mài gươm tham gia nghĩa quân Hoàng Công Chất. Họ được Hoàng tín nhiệm, phái đi mở những mũi tiến công dồn tướng giặc Phé Tìn Tòng vào một địa điểm trên đồi Pú Vằng.

    Năm 1789, nghĩa quân Hoàng Công Chất đại thắng giặc Phẻ, chiếm thành Sam Mứn (thành Tam Vạn) ở phía bắc Mường Thanh. Thành này do người Lự đắp từ thế kỷ 13, nó có thể chứa ba vạn gia đình, bao gồm nhiều xã, hiện nay mà trung tâm là xã Sam Mứn. Thành nằm sát ba ngọn núi Nàng Nòn, Tạo Nòn và Pú Huổi Chọn (núi Nàng Ngủ, núi Tạo Ngủ, núi Suối Chọn) bên cạnh hồ U Va. Trong thành có ba vạn cối giã gạo chạy bằng sức nước Nậm Rốm, Nậm Núa, bởi thế mới được gọi là Tam Vạn. Hoàng Công Chất đã mở rộng hệ thống thành lũy ra tận Bản Phủ, nay gọi là thành Chiềng Lè. Đó là kỳ công xây dựng chiến lũy biên phòng của nghĩa quân Hoàng Công Chất.

    Thành Bản Phủ thuộc địa phận xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Đây là một di tích về cuộc khởi nghĩa của nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo (1759 ?" 1789). Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ và ghi công ơn ông đã một thời đánh giặc cứu nước. Công trình không những có ý nghĩa về lịch sử mà còn có ý nghĩa về văn hoá, chính vì vậy điểm di tích này đã được Nhà nước xếp hạng tháng 7/1980.

    Theo báo Điện Biên Phủ
  2. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Lá thư Điện Biên
    Thư của liệt sỹ Phạm Ngọc Kiên, chiến sỹ Điện Biên Phủ hy sinh tại Điện Biên gửi mẹ ngày 11/3/1954
    Điện Biên, ngày 11 tháng 3 năm 1954
    Mẹ kính yêu!
    Đầu thư con báo cho mẹ tin vui: Đơn vị con cũng được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Vui lắm mẹ ạ! Suốt ngày đêm, rừng núi Tây Bắc không khí chuẩn bị náo nức, hối hả hẳn lên. Ai cũng hồi hộp như trẻ thơ chờ giao thừa. Con gặp nhiều người ở quê mình trong đoàn dân công hỏa tuyến. Hôm đi lấy lá ngụy trang cho pháo, con gặp bác Phố. Ngày xưa, bác bán giò chả cạnh nhà mình đấy. Bác Vạy thợ rèn ở chợ và cả ông bếp Thuyết ở xóm Chùa, bỏ lính Pháp nghe theo lời kêu gọi của *****, về đi bộ đội. Bây giờ, ông là giáo viên dạy binh khí cho bọn lính mới chúng con. Có cả chuyên gia quân sự Trung Quốc. Hôm con đi nhận vũ khí cho đơn vị, con thấy các anh ấy to béo và oai lắm. Con còn được gặp cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và nói chuyện với đơn vị con. Đồng chí chính trị viên bảo: Bác Hồ và ban chỉ huy quân sự mặt trận ở ngay dãy núi bên kia. Con tin kháng chiến sắp thành công. Ngày về bên mẹ không còn xa nữa. Mẹ ơi! Miền Tây Tổ quốc mình bao la hùng vĩ quá! Những dãy núi cao ngất trời. Mây từ khắp bốn phương về ấp ủ. Những con suối chảy mải miết, âm vang xa mãi bìa rừng xanh ngút ngàn chứa bao điều bí ẩn. Tiếng chim gọi nhau khi mỗi buổi sáng thức dậy hay mỗi buổi chiều. Người ta bảo rằng rừng thiêng nước độc. Rừng thiêng vì nó chứa bao nhiêu tài nguyên phong phú mà biết bao xương máu phải đổ xuống để giữ gìn. Nước không độc vì ở đây, các cô gái, ai cũng trắng và đẹp. Chúng con uống nước suối. Anh nào cũng thấy chóng đói. Mẹ ơi! Mẹ san sẻ cùng con nỗi buồn này nhé: anh Sơn và anh Sông ở xóm Đồng cùng nhập ngũ một ngày với con đã hy sinh rồi mẹ ạ. Hôm ấy, chúng con đang mở đường kéo pháo lên đồi thì bom trên máy bay chúng giội xuống. Cả tiểu đội bảy người còn lại con và anh Thăng. Con và anh Thăng khóc suốt đêm. Con còn nhớ mãi một lần, trên đường đi chuyển đạn, anh Sơn bảo con: Nếu tao có làm sao thì mày lựa lời an ủi với mẹ tao, kẻo mẹ tao chết mất vì mẹ tao có bệnh tim. Mẹ đừng cho là con yếu đuối nhé! Lần đầu tiên trong đời, con được chứng kiến lễ truy điệu các liệt sỹ anh dũng hy sinh. Cả đơn vị đứng nghiêm trang. Nòng pháo từ từ hạ thấp như cúi hôn những người con thân yêu đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng này. Mẹ ạ, ở đây trưa thì mây mù tan. Đứng trên trận địa nhìn xuống lòng chảo Điện Biên Phủ, những lô cốt lô nhô. Hàng rào dây kẽm gai chằng chịt vây quanh như những nấm mồ. Trên bầu trời, máy bay vận tải, máy bay thám thính, máy bay phóng pháo thay nhau quần đảo không ngớt. Con đã được trèo lên dốc Bảy Tời, lội qua suối Ngựa... Cả đơn vị con ai cũng thuộc bài Hò kéo pháo: ?oHò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo...?. Mẹ ơi! Cứ mỗi khi nhớ tới quê nhà, con lại nhớ tới mẹ, nhớ tới Xoan. Dạo này, Xoan có thường sang nhà mình không? Mẹ nói với Xoan hộ con. Hôm tiễn chân con lên đường đến đò thì mưa. Xoan có đưa cho con một tấm áo mưa. Tấm áo ấy cứ ấm mãi trong lòng con trong mỗi chặng đường hành quân. Mải kể chuyện miên man, con chưa hỏi thăm tình hình ở quê nhà. Hôm qua, anh Thăng nhận được thư, ở quê anh đang cải cách ruộng đất. Dân nghèo được chia ruộng. Mọi người được đi học bình dân xóa mù chữ. Các anh ấy còn đọc thơ ?ođồng quê như có lửa bay, nhà giàu bàn tán dân cày niềm tin?. ở quê mình đã cải cách ruộng đất chưa hả mẹ?
    Cuối thư, con xin được ngàn lần tạ ơn mẹ đã sinh ra con, cho con được có mặt trên đời, cho con được vui chơi, được học hành, được hít thở khí trời, được ăn cơm thơm, trái ngọt, cho con được vui buồn, yêu thương và rồi được đứng trong hàng ngũ những người chiến sỹ, đem sức trai hiến dâng cho lẽ phải, cho tình yêu lớn! Cho nền hòa bình trên quê hương Tổ quốc. Cầu mong cho đất hiền nâng bước mẹ! Trời xanh che chở mẹ và nắng về sưởi ấm những trái tim cô đơn. Thôi con xin dừng bút, mong mẹ đừng nghĩ nhiều về con.
    ( Theo báo Điện Biên Phủ ..)
    Được trunghus sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 21/08/2004
  3. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Bác Hồ và nơi khởi phát Điện Biên Phủ
    Vào một chiều đông giá, gió mùa Đông Bắc hun hút ngược dãy núi Hồng - bức tường thành của rừng đại ngàn chở che chiến khu Việt Bắc năm xưa, chúng tôi tìm đến Tỉn Keo - một quả đồi xanh ngợp tre, vầu, cọ dưới chân Đèo De, thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Trong một lán cọ đơn sơ tại nơi đây, 50 năm trước, vào ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Tỉn Keo - Phủ Chủ tịch trong lòng dân
    Tỉn Keo nằm ở trung tâm an toàn khu (ATK) Định Hoá. Trước khi rời Tân Trào về Hà Nội, Bác Hồ dặn anh em ở lại xây dựng ATK: "Biết đâu chúng ta còn quay lại nhờ cậy đồng bào lần nữa"? Sau Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại cướp nước ta lần nữa, Người cử các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh trở lại Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ.
    Sau ngày toàn quốc kháng chiến, huyện Định Hoá với địa thế ?oTiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ? và Đại Từ (Thái Nguyên) cùng với huyện Sơn Dương, Chiêm Hoá (Tuyên Quang) và Chợ Đồn, Chợ Mới (Bắc Kạn) đã trở thành ATK của Trung ương, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954).
    Đồi Tỉn Keo đáp ứng tiêu chí của Bác Hồ khi giao nhiệm vụ cho các đồng chí giúp việc tìm địa điểm đặt cơ quan: ?oTrên có núi, dưới có sông/ Có đất ta trồng, có bãi ta vui/ Tiện đường sang Bộ Tổng, thuận lối tới Trung ương/ Nhà thoáng ráo kín mái, gần dân không gần đường?.
    Xóm Nà Lọm của đồng bào Tày cách nơi Bác ở non 1 cây số. Nơi ở và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh ở Nà Mòn, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở đồi Thẩm Khen (đều thuộc xã Lục Giã ?" nay là Phú Đình)? Từ Tỉn Keo ngược lên 1,2km đến thác 7 tầng Khuôn Tát, leo lên chừng 3km nữa đến đồi Nà Đình, nơi Bác ở 3 lần những năm 1947, 1948 và 1954. Vượt Đèo De sang Tân Trào chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Nơi Bác ở chỉ có lác đác 5 - 7 nóc nhà nhỏ ẩn hiện. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: Địch cũng không ngờ ở chỗ (giáp ranh) bản làng nghèo nàn, vắng vẻ lại là nơi "Chùa rách, bụt vàng".
    Dưới chỗ Bác ở là nhà sàn lợp cọ của gia đình bà Ma Thị Tôm ?" bà đi họp chi bộ, chúng tôi nhờ anh Hào con trai bà đi đón. Ở độ tuổi 76, người đảng viên, cán bộ phụ nữ xã có nụ cười hiền dịu, giọng nói chân chất của người Tày, nhỏ nhẹ từ tốn như gió thoảng rừng chiều. Khi mới 18 tuổi, sơn nữ Ma Thị Tôm (con ông Ma Tiến Đàm, Chủ tịch xã Lục Giã) cùng chồng là Lương Đình Nam đã ở chân đồi Tỉn Keo (1945). Bà nói: Đây là nơi sơ tán nhà nhỏ thôi? Hồi tháng 4/1948 Bác đến ở còn heo hút lắm. Hổ đã bắt mất con "tu ma mẹ" (con chó) do anh em bảo vệ nuôi, còn hai con, bà Tôm nuôi cho một con. Để giữ bí mật nơi ở của Bác và các cơ quan Trung ương, dân Lục Giã đều thực hiện ba không "không nghe, không biết, không thấy".
    Ngoài lán ở của Bác và anh em giúp việc có lán họp, có chòi gác và đường hầm hào thoát xuống chân đồi? Bếp ăn đào xuống đất nấu không khói? Các buổi sáng Bác thường ra khoảng đất nhỏ dưới chân đồi tập thể dục. Rau bí xanh mướt đồi Tỉn Keo. Bác còn trồng rau cải xoong ở ven suối Khuôn Tát. Còn nương ngô ở tận chân núi Hồng có tên là Pụ Tung. Đi làm nương với Bác có 3 người Dao: anh Đức, anh Hồng Thắng, anh Nhất. Dụng cụ làm nương là con dao "quắm phẻn rời". Tại trước lán của Bác trên đồi Tỉn Keo còn bụi cây bông bụt do Bác mang từ Khau Tý về sau được bà con lấy giống trồng ra khắp nơi. Trên đường đi công tác, Bác còn lấy giống bưởi Đoan Hùng. Bà Tôm chỉ cho chúng tôi ngắm cây bưởi sai trĩu quả cao chừng 20m rất cổ thụ trong phần đất nhà ông Ma Viết Mơ mà lòng xốn xang. Bà con Tỉn Keo thực hiện ba không rất nghiêm, nên thằng địch có mắt như mù. Hồi Thu Đông 1947, bọn địch đã đánh vào cánh đồng Cảm Tra bị bộ đội du kích diệt trên trăm tên phải rút chạy. Sau này giặc Pháp ném bom Thanh Định, Bình Yên vẫn không phát hiện ra cơ quan Bác? Người dân Tỉn Keo chẳng đã là những chiến sĩ bảo vệ Bác Hồ đó sao?
    Trong thư đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ nhắc chúng tôi ?" Nói tới Phủ Chủ tịch dưới chân Đèo De không thể không nhắc đến tấm lòng của Bác với các cháu nhỏ. Vào tháng 7/1947, do cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Pháp mở rộng, có nhiều trẻ em bị thất lạc, gia đình bị tan nát đã chạy vào lánh nạn ở các nhà thờ Chúa ở Phú Thọ. Bác đọc báo biết liền cử anh em tìm về được 35 cháu. Bác cùng anh em dựng lán trại, trích khẩu phần (không xin tiền Chính phủ), tăng gia, sản xuất, cử ba người nuôi dạy các em học. Đó là trại thiếu nhi tại xóm Nà Lọm chỉ cách nơi Bác ở chừng cây số.
    Bác Hồ với nắm đấm? xoè ra
    Sáng 29/11/2003, tại số nhà 30 Hoàng Diệu gần ngay đài liệt sĩ Bắc Sơn, trông ra Lăng Bác, chúng tôi hân hạnh được tiếp kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dù đã nhiều lần được phỏng vấn, tháp tùng Đại tướng lên Thái Nguyên, tôi không khỏi xúc động ngắm ông như một huyền thoại. Anh Nguyễn Huyên, người bí thư tận tuỵ của Đại tướng nhắc lại chuyến ?oanh Văn về lại chiến khu xưa? cách đây 5 năm (12/8/1998) khiến tôi chợt nhớ cuộc gặp các phóng viên, các cán bộ của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng tỉnh do đồng chí Nguyễn Ngô Hai, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì. Đại tướng nhớ lại: Tại Định Hoá, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định nhiều chủ trương chiến dịch lớn. Đặc biệt tại Tỉn Keo, Bộ Chính trị và Hồ Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Cũng tại Tỉn Keo ngày 28/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho ông và Trung tướng Nguyễn Bình, các Thiếu tướng Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Thiết Hùng, Trần Đại Nghĩa, Lê Hiến Mai, Hoàng Sâm, Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn?
    Đại tướng kể lại ?oCuộc họp ở Tỉn Keo? do Hồ Chủ tịch chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị. Dự họp có các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng (các anh Nguyễn Chí Thanh và Trần Đăng Ninh không đến được vì đang bị mệt). Ngoài ra còn có Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Vào hạ tuần tháng 9/1953, ta có được bản kế hoạch Navarre? Tướng bốn sao Navarre được bổ nhiệm làm Tổng Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương từ 8/5/1953. Navarre chủ trương phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tập trung bình định ở miền Nam. Mùa thu 1954 sẽ tập trung quân ra Bắc tiêu diệt chủ lực của ta. Hoàn thành thôn tính nước ta trong 18 tháng vào khoảng giữa năm 1955? Tướng Navarre đã tập trung ở đồng bằng một lực lượng cơ động mạnh chưa từng có sẵn sàng chờ đón cuộc tấn công của ta. Nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày, đôi mắt Bác rất chăm chú, bàn tay Bác trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại. Người nói: ?oĐịch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh. Không sợ, ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn", bàn tay Bác mở ra mỗi ngón tay trỏ về một hướng. Đó chẳng đã là chỉ đạo mang tính chiến lược tạo thế làm bật ra một Điện Biên Phủ đó sao? Sau khi luận bàn, Bộ Chính trị đã xác định phương châm tác chiến của ta là tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt. Hướng chính của chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 là Tây Bắc?
    Trung tâm ?oThủ đô gió ngàn" hôm nay
    Anh Lường Văn Lợi, Chủ tịch xã Phú Đình, cho biết: Được sự quan tâm của Nhà nước qua dự án: Bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử cách mạng vùng ATK Định Hoá (1995 - 2000), đường ôtô từ cây số 31 (Quốc lộ 3) đến Đèo De đã trải nhựa. Điện lưới đã toả sáng khắp bản Dao Khuôn Tát, cây đa ghi dấu nơi Bác cùng anh em tập võ, chơi bóng chuyền đã trở thành sân bóng đá. Trường phổ thông cơ sở Phú Đình, trạm xá xã ngói đỏ tươi. Trong 1.124 hộ người Tày, Nùng, Dao, Kinh, Sán Chí ở Phú Đình không còn người đói, tuy hộ nghèo còn 25%. Dân trong xã có 30 máy điện thoại, 500 xe máy, 100% có vô tuyến điện hoặc radio cassette, đã trồng bảo vệ 1.265,5ha rừng. Huyện Định Hoá, xã Phú Đình được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chống Pháp. Tổng cục Du lịch vừa về khu Nà Lọm, Tỉn Keo lập dự án khai thác du lịch với phát huy di tích ATK. Bà con rất phấn khởi.
    Lý Thị Chiên, thiếu nữ Tày Định Hoá, tốt nghiệp Đại học Văn hoá Hà Nội, hướng dẫn chúng tôi tham quan khu di tích và Nhà trưng bày ATK tại Tỉn Keo. Từ ngày 17/5/1997, khi được Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên cắt băng khai trương đến nay, đã đón trên 1 triệu lượt khách, đã nâng cấp trưng bày 400m2 diện tích với trên 368 hiện vật tại Nhà trưng bày ATK. Tre, vầu, cọ trên đồi Tỉn Keo vẫn lên xanh. Cây bông bụt Bác trồng hoa lá sum suê, 2 lán cọ cùng hệ thống hầm hào được tôn tạo. Ngôi nhà sàn bà Ma Thị Tôm hiện nay được làm lại to hơn hồi Bác ở là một phần của quần thể di tích ATK./.
    Đồng Khắc Thọ
    (From http://www.vov.org.vn/chuyenmuc/50namdienbien/hoiky.htm#1 )

Chia sẻ trang này