1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ trên không và hiệp định Paris

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Mr_Hoang, 18/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bổ sung hộ bác Altus, ông Lê Văn Lợi là cố vấn pháp lý của ông Lê Đức Thọ tại Paris.
    Theo em biết, ta bỏ là bỏ hội đàm tay đôi VNDCCH và Mỹ chứ không bỏ hội nghị bốn bên. Trước đó, đúng là vấn đề chữ "dân sự" là vấn đề cuối cùng giữa VNDCCH và Mỹ, những vấn đề còn lại đã được thông qua và cơ bản giống như trong văn kiện Hội nghị Paris lịch sử. Do vướng mắc nhỏ đó mà hai bên không ký tắt được trước kỳ bầu cử Mỹ. Dẫn đến ngay sau khi Nixon trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ II, Mỹ không tiếp tục phát triển từ sự nhất trí đã đạt được mà đưa ra đề nghị sửa đổi những điều quan trọng nhất trong bản dự thảo. Kissinger đưa cho Lê Đức Tho bản đề nghị .... 69 điểm của chính quyền NVThiệu) Ta tất nhiên là không đồng ý. Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 02:27 ngy 20/03/2007
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Trang 387
    Chín đểm của LĐT-XT và của bà Bình được nói tới vào đoạn sau.
    Sách ông Lợi chép kiểu chronology, từng ngày một, rất chi tiết bác ạ. Để mai kia tôi có thời gian tôi sẽ scan một số trang cho các bác tham khảo.
    Quyển Ending the Vietnam War Kissinger viết có nhiều xào nấu. Bác thử xem quyển The White House Years, có nhiều chỗ hơi khác đấy.
  3. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Không rõ bác nói vấn đề này tồn tại vào thời điểm nào. Ông Lợi chép ngày 15/09/1972 phía ta đã tuyên bố từ bỏ yêu sách này (đòi hòi từ nhiều năm). Kisinger tỏ ra vui mừng.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Sách của Kissinger viết lúc Lê Đức Thọ mới đưa ra 9 điểm (26/6/1971) thì không có đòi Thiệu phải từ chức nhưng sau đó (1/7/1971) bà Nguyễn Thị Bình muốn thành lập chính phủ liên hiệp 3 bên và Thiệu phải từ chức nên mới có thảo luận, thương thuyết.
    Được mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 02:57 ngày 20/03/2007
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ông Lợi còn là người phụ trách phần soạn thảo, chọn từ ngữ cho biên bản đàm phán. Nhiều khi chỉ một chữ mà cãi nhau cả mấy ngày.
    Lịch trình này không chính xác. 20 tháng 10 VNDCCH-Mỹ nhất trí. Sau khi Mỹ lật lọng, đưa ra 69 hay 70 điểm do Thiệu đòi thì hai bên chửi nhau một hồi rồi vẫn ngồi vào đàm phán lại. Tính đến ngày 12/12 thì hầu hết các điều trong 69 điều này đã thu xếp xong. Chỉ còn mỗi chuyện di chuyển qua khu phi quân sự. Mỹ đòi ghi vào chữ ''di chuyển dân sự'', ta (HN) kiên quyết không. Bế tắc.
    Sách báo ta hay chéptheo hướng là 69 điểm kia dẫn đến bế tắc, đến 27/1 ký theo tinh thần 20/10. Thực ra không phải. 27/1 ký chủ yếu theo tinh thần 12/12, 69 điểm kia đã được giải quyết cơ bản trước đó rồi, chỉ còn mỗi một việc chính là cái chữ ''dân sự'' thôi.
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ông Lợi chép (p. 396)
    Tức là VNDCCH cũng đòi bỏ Thiệu. Không rõ tại sao Kissinger chép là không.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Anyway, quyển này dở quá, cứ như Kissinger đang "tự sướng" ấy
    Điểm quan trọng là mình biết được là ngày 8/10/1972 2 bên đã cơ bản đồng ý với nhau về hầu hết các điều khoản, trang 325-339. những điều mà phía Mỹ quan tâm:
    _ Thiệu tiếp tục ở lại, bầu cử sẽ được giám sát bởi 1 ủy ban 3 bên.
    _ Miền bắc sẽ ngừng chuyển quân vào nam, Mỹ sẽ chỉ được thay thế vũ khí cho miền Nam, không được viện trợ thêm. Việc giải trừ quân bị sẽ do 2 phía của mìền nam thảo luận và quyết định.
    _ Mọi lực lượng nước ngoài sẽ phải rút khỏi Lào và Campuchia, lính VN cũng được tính là người nước ngoài.
    _ Tù binh Mỹ sẽ được trao trả đồng thời với việc Mỹ rút quân, tù binh 2 phía VN thì tùy vào 2 bên giải quyết.
    _ Mỹ sẽ đóng góp cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh cho VN.

    Trang 351, Kissinger nói phía VN đồng ý là khi ngừng bắn tất cả tù binh sẽ được trao trả trừ 10000 tù chính trị (nguyen văn là VC) trong nhà giam của VNCH. Phía VN cũng đồng ý với chương trình "one for one" cũng Mỹ để củng cố QLVNCH. Nói chung là từ 8 đến 23/10/1972 phía VN liên tiếp nhượng bộ những đề nghị bổ sung của Mỹ.
    Vấn đề còn lại của hiệp định là sự đồng thuận của VNCH. 23/10/1972 Kissinger tuyên bố hoà bình trong tầm tay. 25-26/10/1972 phía ta công bố những điểm đã đạt được trong thương thuyết.
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 04:40 ngày 20/03/2007
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Kissinger hiểu rằng "Mỹ chấm dứt ủng hộ" không có nghĩa là "Thiệu phải từ chức".
    Được mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 03:26 ngày 20/03/2007
  9. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Có thể, nhưng VNDCCH đòi ''chính quyền mới'', trong khi lúc này chưa đặt ra chính phủ ba bên, nghĩa là Thiệu phải đi chứ còn gì.
    Nhưng có lẽ không bàn được Kissinger hiểu thật hay hiểu sai, vì dù sao cũng không rõ 2 bên communicate chính xác thế nào. Tôi thì nghi là Kissinger chỗ này viết mù mờ chứ chuyện VNDCCH đòi bỏ Thiệu thì nhiều bọn chép rồi.
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Ừ nhỉ, chuyện đọc rồi lược dịch rắc rối thật, trích nguyên văn vậy:
    trang 214
    "...Through still linked to the withdrawal isue, the political proposal were more ambigous. Hanoi had understood that we would never agree to it coalition government. Therefore, we were now being asked to "not supporting" Thieu, Ky, Khiem so that "a new administration standing for peace independence, neutrality and democracy" could be set up. To "stop supporting" our allies could mean anything from withdrawing our forces to ending all economic and military aid, or even conniving in their overthrow..."
    Mình hiểu là trước đó ta trực tiếp đòi Thiệu phải từ chức, thành lập 1 chính phủ liên hiệp. Mỹ cương quyết không chịu nên phía ta đành xuống nước "chơi chữ" qua đó tạo thế để đàm phán.

Chia sẻ trang này