1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ trên không và hiệp định Paris

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Mr_Hoang, 18/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Đồng ý, quyển này Kissinger viết bậy bạ quá. Bác xem thêm quyển kia xem sao.
    Tức là VNDCCH, trong một khoảng thời gian cụ thể, sẽ không viện trợ cho miền Nam về quân và vũ khí, chứ không phải là ''ngừng mang quân vào'' (gián tiếp công nhận trước đó đã có). Phía Mỹ có thể hiểu là trong thực tế sẽ là ngừng đưa quân, nhưng trên văn bản giấy tờ thì không có chữ nào nói đến chuyện đưa quân hết. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch của VNDCCH.
    Đấy là văn bản, còn phần nói miệng thì ông Lợi chép là LĐT chỉ thỏa thuận về ngừng viện trợ chứ không nói gì đến quân hết.

    Văn bản dự thảo không dùng chữ ''tù chính trị'' mà nói là ''nhân viên dân sự khác'', và nói rằng việc trao trả những người này sẽ do các bên VN thỏa thuận với nhau sau. Ông Lợi không chép khi bàn thảo miệng thì có dùng chữ tù chính trị hay không.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Để mình tách đoạn này ra để tránh hiểu lầm. Từ trang 351 đến trang 371, Kissinger rời Paris và đi 1 vòng Đông Dương để thuyết phục các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Trong quãng thời gian này (8-23/10/1972) Mỹ có đưa ra thêm 1 số đề xuất nhằm làm rõ và cụ thể 1 số điểm trong bản thoả thuận 8/10/1972 trong đó bao gồm việc khi ngừng bắn tất cả tù binh sẽ được trao trả trừ 10000 tù chính trị (nguyên văn là VC) trong nhà giam của VNCH. Phía VN cũng đồng ý với chương trình "one for one" cũng Mỹ để củng cố QLVNCH. Và 1 số vấn đề về Lào và Campuchia.
    Nói chung là từ 8 đến 23/10/1972 phía VN liên tiếp nhượng bộ những đề nghị bổ sung của Mỹ.
    Vấn đề còn lại của hiệp định là sự đồng thuận của VNCH. 23/10/1972 Kissinger tuyên bố hoà bình trong tầm tay. 25-26/10/1972 phía ta công bố những điểm đã đạt được trong thương thuyết.
  3. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    LVL chép đến 17/10/1972 Kissinger vẫn còn ở Paris đàm phán với Xuân Thủy. Lê Đức Thọ đã về HN để chuẩn bị đón Kissinger (dự định sang HN, thậm chí có thể kí luôn HĐ, khoảng 24-25/10)
    VN chủ trương nhượng bộ một số điểm ít quan trọng, hoặc bỏ một số điểm quan trọng ra bàn sau, giữ những điểm chủ chốt để có thể kí kết sớm, nhất là khi Mỹ úp mở là nếu nhất trí được thì đến 24/10 Kissinger sẽ sang HN và sẽ kí kết chính thức chậm nhất là 30/10.
    ''Peace is now at hand'' hình như Kissinger nói ngày 26/10, sau khi HN đã công bố quá trình đàm phán. Làm vậy vì 24/10 Mỹ giở quẻ gửi công hàm đòi đàm phán tiếp văn bản đã thống nhất ngày 20/10.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Sau 1 quãng thời gian đóng băng, đàm phán tiếp tục ngày 20/11/1972. Trang 373-4xx
    _20/11 Kissinger đưa ra 69 thay đổi do phía VNCH đề nghị, Lê Đức Thọ gạt đi và đề nghị 1 đêm nghỉ ngơi để nghiên cứu thêm các đề xuất
    _21/11 Lê Đức Thọ chính thức bác bỏ hầu hết các thay đổi, và thậm chí thay mặt VNDCCH đề nghị 1 số thay đổi khác. Các đòi hỏi mới của Lê Đức Thọ bao gồm:
    +Tù binh Mỹ sẽ được thả nếu như những "VC civilian prisoners" được thả (trao đổi tù binh )
    +Cố vấn dân sự của Mỹ cũng phải rời khỏi VN cùng với quân đội Mỹ.
    +Bản dịch tiếng việt của hiệp định Geneva sẽ hiểu "Ủy ban giám sát bầu cử" là 1 "administrative structure"
    _22/11 Kissinger nhượng bộ 1 vài điểm không mấy quan trọng.
    _23/11 trang cãi gay gắt về vấn đề khu phi quân sự. Lê Đức Thọ nhượng bộ 1 phần để đổi lấy 1 số nhượng bộ khác của Mỹ về các thay đổi được nêu ngày 22/11. Kissinger cho rằng thoả thuận mới này kém hơn thoả thuận đã đạt được hồi 8/10/1972 nên đề nghị Nixon cho phép ngừng thương thuyết
    _24/11 Lê Đức Thọ-Xuân Thủy gặp riêng Kissinger và Haig. Không đi đến đâu Kissinger đề nghị ngừng thảo luận 1 tuần. 2 bên hẹn 4/12 gặp lại
    _ Kissinger về Mỹ và cố thuyết phục VNCH nhượng bộ 1 số điểm quan trọng; nhưng không thành công.
    _4/12, trong cuộc gặp buổi sáng Lê Đức Thọ và Kissinger đạt được thoả thuận: Mỹ sẽ ngừng ném bom trong vòng 48 tiếng, thoả thuận sẽ được kí kết trước 22/12. Kissinger cũng đưa ra 1 số thay đổi mà hai phía đồng ý sẽ nhượng bộ ( nguyên văn: "And I presented the minimum changes for which we would settle" )
    _4/12 buổi chiều Lê Đức Thọ quay 180 độ, bác bỏ mọi thỏa thuận đạt được vào buổi sáng. Thậm chí rút lại những điểm đã được 2 bên đồng ý vào những buổi thương thuyết trong tháng 11.
    _4/12 buổi tối Kissinger điện cho Nixon và cho biết rằng không thể tiếp tục đàm phán, càng không thể quay về thỏa thuận 8/10/1972 vì nêú không đạt được bất cứ nhượng bộ nào cho các thay đổi do VNCH đưa ra, Mỹ sẽ cho VNDCCH thấy thế yếu của Mỹ và qua đó VNDCCH có thể đi đến kết luận Mỹ sẽ không có phản ứng nêú hiệp định bị vi phạm (trang 398)
    _6/12 Nhà trắng đã đi đến kết luận đàm phán bị đổ vỡ, trong cuộc gặp gỡ cùng ngày Lê Đức Thọ và Kissinger không đạt được bước tiến nào.
    _7/12 Lê Đức Thọ thay đổi chiến thuật đàm phán, cho rằng phía VNDCCH đang có lợi thế. Đàm phán đạt được những điểm sau:
    + Đồng ý 6 trên tổng số 12 thay đổi quan trọng so với thoả thuận 8/10/1972
    + Không đòi hỏi VNCH phải thả tù dân sự (VC)
    + thay đổi 1 số điểm về khu phi quân sự, bây giờ Lê Đức Thọ muốn thêm vào 1 câu là 2 miền nam bắc sẽ thảo luận về tính pháp lý của khu phi quân sự.
    _8/12 2 vấn đề còn lại là cố vấn dân sự mỹ và khu phi quân sự.
    _11/12 vấn đề quan trọng nhất là khu phi quân sự
    _12/12 Lê Đức Thọ đề nghị bỏ chữ dân sự trong điều khoản về khu phi QS, bù lại ông đồng ý về các điều khoản liên quan đế ngừng bắn và giám sát quốc tế. Lê Đức Thọ cũng cho biết là sẽ rời Paris về Hà Nội ngày 14/12 để tham khảo ý kiến bộ chính trị.
    _13/12 thương thuyết đổ vỡ, phía VNDCCH đưa vào bản thoả thuận 17 cụm từ, vốn dĩ lặp lại những đòi hỏi là Lê Đức Thọ đã đồng ý nhượng bộ trước đó. Buổi thương thuyết kết thúc, Kissinger cảnh báo phía VNDCHC về sự mất kiên nhẫn của phía Mỹ.



  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    ''''Peace is now at hand'''' hình như Kissinger nói ngày 26/10, sau khi HN đã công bố quá trình đàm phán. Làm vậy vì 24/10 Mỹ giở quẻ gửi công hàm đòi đàm phán tiếp văn bản đã thống nhất ngày 20/10.
    [/QUOTE]
    Ờ đúng rồi, Kissinger rời Sài Gòn về Washington 23/10; 26/10 họp báo tuyên bố. Kissinger rời Paris sau ngày 18/10
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Kissinger nhận định do phía VNDCCH nhận thấy quan hệ Mỹ và VNCH đang rạn nứt nghiêm trọng, nội bộ nước Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn nên phía VNDCCH quyết định dùng vũ lực làm chính chứ không dùng ngoại giao nữa, do đó đàm phán Paris bị bế tắc do phía VNDCCH không thiết tha lắm. Ngày 14/12 nội các Mỹ đồng ý hành động quân sự là cần thiết để buộc VNDCCH đàm phán hết lòng hơn.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Trong 1 tài liệu khác:
    Jamés H. Willbanks, Abandoning Vietnam. University Press of Kansas, 2004.
    Trang 177-180 James cũng viết tương tự như Kissinger nhưng giọng văn thì trung lập hơn 1 chút. Đại ý là phía VNDCCH sẵn sàng kí bản thoả thuận đạt được 8/10/1972, Thiệu không đồng ý và đề nghị 1 số thay đổi. Đàm phán bế tắc cho đến 4/12. Phía VN nhận ra rạn nứt của VNCH và Mỹ, khai thác thêm 1 số yếu tố khác quyết định kéo dài đàm phán hòng tìm kiếm cơ hội (buộc Mỹ nhương bộ, lấn đất dành dân, tiếp viện cho miền nam ...). Mỹ Quyết định dùng vũ lực để ép VNDCCH đàm phán nghiêm túc hơn.
    Cả 2 tài liệu Mỹ, đều cho rằng VNDCCH "không đàm phán nghiêm túc", tránh né kết thúc hiệp định, mục đích kéo dài là để theo đuổi đấu tranh vũ trang. Như vậy Mỹ ném bom để ép "VNDCCH đàm phán nghiêm chỉnh hơn"
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thế các bác có cho rằng chỉ vì 2 chữ "dân sự" mà Mỹ huy động lực lượng không quân chiến lược B52 khổng lồ đánh phá ác liệt 12 ngày đêm không? Nếu tôi là Tổng thống Mỹ đang cần ký hiệp định thì chỉ 5 giây quyết định là đủ: "oK bỏ 2 chữ "dân sự" đi, mời chúng bay đến ký nhanh lên".
    Hơn nữa theo cái mốc thời gian (giờ không rõ nằm ở đâu) thì khi Lê Đức Thọ rời Pari, chỉ 1-2 ngaỳ sau là Mỹ ném bom ồ ạt. Không rõ là do phản ứng nhanh tuyệt vời của Không quân Mỹ, hay là đã chuẩn bị từ trước?
    À lần trước có hỏi về cái "hồi ký Nguyễn Văn Lợi", có phải là cuốn sách mà bác Altus nói hay không hay là cuốn hồi ký bí sử nào trên web?
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Lịch trình cụ thể thì em nhớ không chính xác. Nhưng ông Lê Đức Thọ có nói thế này ở cuộc gặp mặt một số cán bộ đã tham gia Hội nghị Paris: "Già mà ở nhà đồng ý với đề nghị của đoàn Paris, thoả thuận với Mỹ vấn đề khu phi quân sự và ký tắt trước ngày Nixon làm lễ nhậm chức thì cuộc ném bom B52 có thể tránh được."
    Bác Altus xem lại xem, vấn đề 69 điểm được chính quyền NVT đưa ra khác rất nhiều với thoả thuận 20 tháng 10, trong đó lật lại hoàn toàn nhiều vấn đề trọng tâm đã được Việt Nam và Mỹ đồng thuận. Văn bản này được đưa ra cho đoàn ta xem vào ngày 20 tháng 11, Mỹ trở cờ từ ngày 22 tháng 10 với những thay đổi mang tính lật lại vấn đề. Không phải là các bên đã đạt được nhất trí trên hầu hết các điểm cái 69 ấy (nếu thế thì chắc giờ này nhiều anh em không ngồi đây).
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 13:43 ngy 20/03/2007
  10. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Cũng có thể. Nhưng cũng nên hiểu tâm trạng bọn Mỹ lúc đó là chúng điễn tiết vì ông LĐT đã OK rồi, hôm sau lại bảo không (thực tế vì HN không cho), lại thêm cãi nhâu về từ vựng. Lúc ất thì ghét rồi bồ hòn cũng méo, bọn Mỵ cho là VN cố tình dây dưa, nên không còn thiện chí thảo luận nữa.
    Lưu Văn Lợi. Lần đấy tôi trả lời bác rồi, post cả ảnh bìa rồi, bác không xem hoặc không nhớ. Sách của NXB Công An Nhân Dân bác nhé! Tôi mua ở Tràng Tiền đấy.

Chia sẻ trang này