1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ trên không và hiệp định Paris

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Mr_Hoang, 18/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    180 độ này chính là vì HN điện sang không đồng ý.
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Tại thời điểm 22/11 thì không có nhất trí, vì cái 69 ấy. Nhưng đến 12/12 thì chỉ còn có 1 cái quan trọng nhất thôi. Tức là 12/12 đã gần nhất trí rồi.
    Lịch trình đại khái là 20/10 nhất trí -> 22/11 bị 69 -> 12/12 chỉ còn chuyện dân sự -> 14/12 giải tán ->19/12 đánh bom.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Thêm 1 số tư liệu nữa về vụ đàm phán trước khi ném bom:
    Jefferey Kimball, The Vietnam Files. University Press of Kansas, 2004.
    Trang 264-268: Trong bản ghi nhớ ngày 13/12, Kissinger và Lê Đức Thọ đồng ý với nhau là cả 2 cần phải trở về tham khảo ý kiến của cấp cao hơn. Thọ và Kissinger đồng ý là sẽ thông báo với báo chí là họ sẽ giữ liên lạc với nhau để sắp xếp cho 1 vòng đàm phán nữa dự trù diễn ra sau 2 tuần nữa.
    Trang 268-270: trong 1 bức điện gửi về cho Nixon, Kissinger có nói là Thọ cần phải về Hà Nội để thuyết phục BCT trước những diễn biến mới của đàm phán, Thọ nói cần ít nhất 15 ngày. Nhưng Kissinger nhận định là phía VNDCCH muốn câu giờ để ép Mỹ phải lựa chọn giữa kí hiệp định để giải quyết mâu thuẫn trong nước, hoặc là "bán rẻ" VNCH. Kissinger đưa ra 2 giải pháp: 1/ Ném bom để áp lực VNDCCH đồng thời thuyết phục Thiệu nhượng bộ. 2/ Tiếp tục tiến trình ngoại giao, lên kế hoạch gặp lại Lê Đức Thọ vào tháng 1/1973 (sau 15 ngày)
    Nixon chọn ném bom để buộc phía VNDCCH phải nhượng bộ trên bàn đàm phán.
    Nhận định của mình sau đọc mấy cái tài liệu này là: Mỹ ném bom để buộc phía VN nhượng bộ ( tỏ thiện chí )trên bàn đàm phán, không phải như 1 số người cho rằng là để buộc VN trở lại bàn đàm phán. Các vấn đề còn lại của hiệp định đó là 1 số đòi hỏi của Thiệu, và cách diễn đạt vùng DMZ.

    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 21/03/2007
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Ngày mai sẽ bắt đầu gom tư liệu cho vấn đề lực lượng và tổn thất của 2 bên. Các bác nào ở VN có mấy quyển lịch sử của các đơn vị PKKQ, vận tải, công binh, kho bãi ... thì giúp giùm chút.
    Sao, hoa hồng, bia bác nào thích các gì thì tặng cái ấy. Mình có tới +8000 sao đấy, bác nào "hết tiền" bên gameshow thì cứ giúp mình, sẽ có hậu tạ .
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 00:24 ngày 21/03/2007
    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 21/03/2007
  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    http://www.afa.org/magazine/Nov1997/1197lineback.asp
    Chính thống từ Mẽo AF.
    Cái này có nói sơ sơ về lực lượng nhà mình
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&article=21499
    Bác thử đối chiếu xem các vị trí SAM và AA bọn Mẽo và mình nói có khớp ko.
    Thiệt hại phe ta trên giấy tờ chỉ nói về dân thường, thử hỏi bác KQNDVN xem thiệt hại KQ nhà mình đợt đó thế nào, vì định tính thì chỉ biết nó bắn phá sân bay tan hoang, ít khi cất cánh được chứ số má thì ko có...
    PS: ko ngờ wiki cũng lắm link dẫn ngoài hay hay
    http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,906797,00.html
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 04:09 ngày 21/03/2007
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Cái đoạn quan hệ với Khmer Đỏ cho đến lúc ông Lợi về hưu cũng nằm trong sách đó hả bác?
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Phi công B-52 kiện SAC về chiến dịch Linebacker 2
    Giữa năm 1977, Drenkowski, đại úy phi công B-52 tìm thấy trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Không quân Hoa Kỳ văn kiện mang số À/100RD về chiến dịch ném bom bằng B-52 xuống Hà Nội ?" Hải Phòng mang tên Linebacker 2. Drenkowski đã phát đơn kiện Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC ?" Strategic Air Command) về sự tồi tệ trong việc vạch kế hoạch và điều hành chiến dịch này. Dưới đây là những quan điểm của Drenkowski về chiến dịch Linebacker 2 đăng trên tạp chí US Airforce
    B-52 được đưa vào sử dụng trong chiến tranh Đông Nam Á từ giữa những năm 1960 nhưng không được phép hoạt động ở những vùng đông dân có bảo vệ chắc chắn và dày đặc ở thung lũng sông Hồng. Người ta cho rằng B-52 với các trang bị gây nhiễu hiện đại và đắt tiền không bõ liều bay vào thung lũng sông Hồng để có thể bị bắn rơi. Sau đó nó lại bị các đồng minh của Liên Xô nghiên cứu, khám phá các bí mật của những trang bị đó.
    (còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Theo chiến thuật được sử dụng lúc ban đầu để đánh các mục tiêu ở Nam Việt Nam, nơi không có vũ khí phòng không đủ tầm bắn rơi B-52, thì các máy bay số 2 và số 3 bay gần như ngang hàng ở hai bên máy bay số 1. Các phi công đi hoạt động tạm thời ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng ở ĐNA chỉ qua huấn luyện ở Mỹ về cách oanh tạc từng chiếc riêng lẻ ở tầm thấp. Phương pháp này thông thường dùng để oanh tạc một mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân. Các phi công này không có kinh nghiệm về cách bay theo đội hình một tốp 3 chiếc, theo dõi nhau bằng mắt thường trong các trận ném bom quy ước. Sau một vài vụ B-52 đâm nhau trên bầu trời và những vụ suýt húc nhau, các ban điều tra của SAC phát hiện ra rằng đối thủ nguy hiểm nhất của B-52 lại chính là một chiếc B-52 đang bay bên cạnh nó. Vì vậy, chiến thuật bay trên các khu vực tương đối an toàn ở Nam Việt Nam là nhằm bảo vệ B-52 trong môi trường không có sự đe doạ của hệ thống hỏa lực phòng không đối phương. Có nghĩa là máy bay số 2 bay sau máy bay thứ nhất 2,4km và máy bay số 3 cũng bay sau máy bay chiếc thứ hai 2,4km. Cả hai máy bay số 2 và số 3 đều bay hơi chếch về 2 phía đường bay của chiếc dẫn đầu. Như vậy, những quả bom của chúng rơi ra song song với bom của máy bay dẫn đầu trong khoảng cách 100m khiến thảm bom sẽ trùm lên một diện tích rộng hơn.
    Mọi hoạt động của B-52 trong chiến tranh Đông Dương đã biến thành một thứ dây chuyền sản xuất. Hết ngày này sang ngày khác, các máy bay B-52 đi đánh mục tiêu đều bay theo cùng một đường bay. Trước khi thả bom vài phút, các máy gây nhiễu được bật lên. Trước khi bom rơi 90 giây, cánh cửa khoang bom mở ra làm cho tiết diện B-52 rộng hẳn lên, radar dễ quan sát và bám chặt lấy nó. Các máy bay B-52 tiếp tục bay với cùng tốc độ, cùng độ cao. Sau khi bom rơi, tất cả đều ngoặt 90 độ để bay ra khỏi mục tiêu. Lúc này, ăngten máy nhiễu lắp dưới bụng máy bay hướng ra khỏi khu vực mục tiêu trong khoảng từ 30 đến 60 giây. Đơn vị cơ bản được sử dụng trong chiến tranh VN là tốp 3 chiếc. Nếu cần oanh tạc nhiều lần vào một mục tiêu thì đặt kế hoạch dùng nhiều tốp vào đánh phá.
    (còn tiếp)
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cuối những năm 60, máy bay B-52 đã bắt đầu ném bom các khu vực bên ngoài Nam Việt Nam, nhất là quãng đường mòn Hồ Chí Minh qua Lào. Lần đầu tiên, B-52 vấp phải pháo phòng không cỡ lớn, điều khiển bằng radar của đối phương. Đôi khi chúng gặp cả tên lửa SAM. Phi công biết rằng, kiểu đánh theo lối dây chuyền sản xuất sẽ không có hiệu lực khi tiến công các mục tiêu có các phương tiện bảo vệ tinh vi. Chiến thuật này của B-52 làm cho bộ dội Bắc Việt Nam có thể đoán trước mục tiêu và thời gian bị ném bom. Vì vậy, nhiều cuộc oanh tạc bị mất hiệu lực vì đối phương đã di chuyển trang bị và người ra khỏi khu vực hoặc xuống hầm trú ẩn. Tiếp đó, các trân địa phòng không có nhiều thời gian chuẩn bị đối phó.
    Các phi công B-52 phản đối việc không chịu thay đổi chiến thuật. Nhất là khi một số B-52 đã bị vũ khí phòng không đối phương gây thiệt hại. Song thái độ ngoan cố của SAC đã cản trở mọi thay đổi. Tình hình vẫn y nguyên như vậy cho đến tháng 3 năm 1972, khi 3 sư đoàn Bắc Việt Nam có xe tăng dẫn đầu và có pháo cỡ lớn yểm trợ đã đánh gục sư đoàn 3 của Sài Gòn tại khu phi quân sự. Lúc ấy, lục quân Mỹ đã rút đi. Vùng này chỉ còn 2 lữ đoàn, nhưng các lữ đoàn trưởng đã được lệnh không tham chiến vì sợ làm tăng số lính Mỹ thương vong. Do đó, lực lượng duy nhất có sức mạnh để hỗ trợ quân đội Sài Gòn là không quân Mỹ. Tháng 4 năm 1972, tổng thống Nixon cho phép ném bom trở lại Bắc Việt Nam. Hoạt động ném bom này mang mật danh là chiến dịch Linebacker. Mục tiêu của nó là các đường tiếp tế từ Trung Quốc đến Hà Nội. Vì đó là đường vận chuyển cơ sở vạt chất, kỹ thuật tới tay bộ đội Bắc Việt Nam ở miền Nam. Sau khi các hải cảng Bắc Việt Nam bị rải thủy lôi, Hà Nội bị bóp nghẹt dần. Nhưng cái giá phải trả cảu Mũa thật là đắt. Các máy bay chiến đấu chiến thuật phải mất nhiều tháng mới làm tê liệt được các hệ thốgn phòng không với các giá mà phần lớn các nhà quan sát Mỹ không nhận ra được. Các đơn vị như đại đội máy bay chiến thuật số 4 và số 421 tại sân bay Đà Nẵng đã mất hơn hai phần ba số F-4 và một nửa kíp bay trong vòng có 2 tháng. Máy bay B-52 tiếp tục ném bom các mục tiêu chiến thuật ở các khu vực ?oan toàn? hơn trong chiến dịch Linebacker, sau này gọi là Linebacker 1. Ngày 21 tháng 10 năm 1972, Mỹ ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 và chiến dịch Linebacker 1 kết thúc.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sau đó 2 tháng, người ta thấy rõ là Bắc Việt Nam lợi dụng việc Mỹ ngừng ném bom ở đồng bằng Bắc Bộ để xây dựng lại hệ thống phòng không. Lúc này, lực lượng phòng không của Việt Nam lại lên tới 180 chiếc MIG (gồm MiG-17/19/21), 2300 tên lửa SAM, chủ yếu là SAM-2 và nhiều pháo phòng không có radar điều khiển. Toàn bộ mạng lưới phòng không này được phối hợp thành một lưới lửa bảo vệ dày đặc, loại này không gây cản trở cho loại kia trong chiến đấu.
    Ngày 17 tháng 12 năm 1972, các phi công B-52 được lệnh báo động. Tối hôm sau, chiến dịch Linebacker 2 bắt đầu. Các máy bay F-111 bay trước tiên vào Bắc Việt Nam với tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, tiến hành oanh tạc vào các sân bay. Máy bay F-4 bay theo rải nhiễu kim loại thành một hành lang bằng nhôm kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Nam thung lũng sông Hồng nhằm bịt mắt radar. Phía cuối hành lang song song với rặng núi Tam Đảo, bắt đầu xuất hiện các tốp B-52. Theo sau chúng là hơn 100 chiếc F-4 để đánh chặn MiG và 4 chiếc F-105 trang bị tên lửa đánh radar để chế áp tên lửa SAM. Các tốp B-52 dãn cự ly rộng hơn để mỗi tốp 3 chiếc có thể qua mục tiêu chỉ trong từ 2 đến 3 phút. Khoảng các giữa mỗi tốp mở rộng tới 4 phút bay. Như vậy, một lực lượng 18 chiếc B-52 bay qua mục tiêu hết độ nửa giờ, bay cùng một đường bay, một tốc độ, một độ cao như nhau. Vài tốp đầu tiên không bị hỏa lực phòng không đối phương bắn, điều này khiến người ta nghĩ đối phương bị bất ngờ. Nhưng khi các tốp liên tục bay theo cùng đường bay thì trận đánh sôi nổi hẳn lên. Hành lang nhiễu kim loại bị gió thổi bạt đi từ từ. Nhưng kế hoạch của SAC không cho phép B-52 linh hoạt. Các phi công không được phép điều chỉnh đường bay để lợi dụng sự che chở của hành lang nhiễu. Tuy nhiên, họ vẫn phải bay vào mục tiêu.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này