1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ trên không và hiệp định Paris

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Mr_Hoang, 18/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đầu tiên, các trắc thủ điều khiển tên lửa SAM của Bắc Việt đã phóng những quả đạn không điều khiển, hy vọng may ra đánh trúng máy bay. Nhưng khi các B-52 ầm ĩ bay vào, giữ nguyên một tốc độ, một độ cao trên cùng một đường bay thì các trắc thủ đã tìm ra ngay cách đánh. Các phảo thủ cao xạ và nhân viên điều khiển SAM dễ dàng giải quyết được vấn đề tính toán các phần tử bắn và điều chỉnh ngòi nổ. Họ bắt đầu đánh trúng B-52. Sáng hôm sau, máy bay ném bom của không quân và hải quân tiếp tục đánh phá các mục tiêu. Một số mục tiêu đó được máy bay A-7 cùng với máy bay F-4 tiến hành đánh phá bằng bom điều khiển lade. Một công thức được đặt ra cho 10 ngày tới: B-52 sẽ oanh tạc ban đêm, đánh các mục tiêu rộng như sân ga, kho xăng dầu, doanh trại. Đường bay của chiếc B-52 đi đầu sẽ là đường bay cho mọi chiếc B-52 khác trong suốt đêm đó. Ban ngày, các máy bay chiến đấu chiến thuật mang vũ khí có điều khiển sẽ đánh các nhà máy điện, cầu.
    (còn tiếp)
  2. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bác Triumf một tí.
    @: Mr_Hoang: Bác tìm xem thử "Điện Biên Phủ trên không" Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam" - Lưu Trọng Lân, NXB QDND năm 2002.
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vào đêm thứ hai, các máy bay B-52 từ phía Tây xông vào ném bom ga Gia Lâm, sân bay Bạch Mai và đài phát thanh Hà Nội. Các phi công B-52 biết rất rõ rằng động tác lẩn tránh cũng chẳng có hiệu lực gì. Pháo phòng không và tên lửa SAM phóng lên dày đặc hơn. Các phi công dùng các động tác lẩn tránh kịch liệt để đánh trả cả hai loại hỏa lực này. Chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi ở thung lũng sông Hồng. Sân bay Gia Lâm và bệnh viện Bạch Mai bị đánh do nhầm lẫn vì các phi công mải quan tâm đến việc bảo vệ sinh mạng mình hơn là việc ném bom sao cho chính xác. Hỏa lực đối phương đã đánh trúng một số B-52. Đêm đó có ít nhất 2 chiếc B-52 bị bắn rơi. Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay vị trí chiếc B-52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một SAM để tên lửa bay theo đường đạn khoảng 45 giây tới gần chỗ B-52 phải ngoặt. Họ dùng 5 đến 10 giây để điều khiển quả tên lửa ?okhóa? vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa tới đó vừa đúng lúc chiếc B-52 tiếp theo cũng bay tới. Thật ngon xơi.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Các phi công trở về căn cứ và bắt đầu một cuộc đấu tranh vô hiệu quả đòi thay đổi chiến thuật sử dụng B-52. Các nhân viên SAC không chịu lắng nghe các ý kiến này. Để phản đối, các phi công đi làm nhiệm vụ trở về đã bắt đầu thổ lộ những thất vọng cảu họ tại các câu lạc bộ sĩ quan ở Guam và Utapao. Con số thiệt hại cứ ngày một tăng dần lên. Đầu tiên là 3 chiếc B-52, rồi 4, rồi 6 chiếc bị bắn rơi một ngày. Vậy mà SAC vẫn cứng nhắc, không chịu thay đổi chiến thuật. Từ ngày 22 đến 24 tháng 12, tinh thần phi công tại các căn cứ B-52 suy sụp. Số lớn phi công xin rút ra khỏi diện bay vì lý do sức khỏe. Các buổi giao nhiệm vụ thực hiện các phi vụ hàng ngày trở thành những cuộc cãi vã. Phi công cười mỉa mai hoặc nói kháy các sĩ quan thuyết trình. Điều có ý nghĩa ở các sự kiện này là số đông phi công không phản đối cuộc chiến tranh, không phản đối ném bom mà là họ phản đối về sự ngu xuẩn và lỏng lẻo trong kế hoạch ném bom của SAC, giữ nguyên hướng trên đoạn bay thả bom rồi bay ra khỏi mục tiêu theo ?ođường bay như nhau?. Họ phàn nàn về những hiểm họa không cần thiết do sự kém linh hoạt của SAC gây ra.
    (còn tiếp)
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Lệnh ngừng ném bom được công bố vào ngày lễ Noel. Các nhân viên SAC tai Omaba Nebraska báo cáo về thiệt hại lúc đó đã tới từ 10% đến 12% trong số từ 150 đến 200 chiếc B-52 hiện có ở ĐNA. Qua phỏng vấn các tướng cao cấp của SAC tham gia đặt kế hoạch, ta thấy tư lệnh SAC hoàn toàn không biết đến ý kiến đề nghị cảu các phi công (trừ các vấn đề tinh thần) về việc thay đổi cách đánh. Đợt ngừng ném bom kéo dài 41 giờ. Tới lúc này SAC mới xem xét các chiến thuật mới. Cuộc oanh tạc ngày hôm sau (26-12) gồm 77 chiếc B-52 đánh làm 5 đợt gần như đồng thời từ nhiều hướng tiến vào các mục tiêu. Chiến thuật mới đã có hiệu quả rõ rệt. Chỉ có 1 chiếc B-52 bị bắn rơi, còn 76 chiếc kia trở về an toàn. Động tác ngoặt 90 độ để ra khỏi mục tiêu được loại bỏ. Cự ly giữa các máy bay trong tốp rút ngắn lại còn 1,8km. Ngoài ra, một số B-52 còn mang bom CBU để làm tê liệt các trận địa SAM. Các tốp F-105 và F-4 cũng mang bom CBU đi tìm đánh các trận địa SAM khác. Đến ngày 28, thấy được những dấu hiệu về hoạt động cảu hệ thống phòng không đối phương sút kém. Ngày 31 tháng 12, ngừng ném bom. Ba tuần sau, Hiệp định Paris được ký kết. Chiến dịch Linebacker 2 được SAC coi là đã thành công. Nhưng cái giá phải trả thật là đắt. Trong thời gian chiến dịch, không quân nói rằng 17 chiếc B-52 đã bị bắn rơi. Ít nhất có 9 chiếc nữa tuy đã về được đến Utapao nhưng bị hư hỏng quá nặng, không thể bay được nữa. Do vậy cái giá chung phải trả là từ 22 đến 27 chiếc B-52. Ngoài ra còn 10 máy bay chiến thuật và trinh sát bị bắn rơi.
    (còn tiếp)
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đã có thể chứng minh thêm một điểm là các máy bay loại B-52 lỗi thời này vẫn có thể bay vào một khu vực có vũ khí phòng không dày đặc để giáng cho đối phương một đòn. Nhưng những sai lầm của SAC đã phạm phải trong chiến dịch là không thể biện bạch được và SAC phải chịu trách nhiệm. Những sai lầm đó làm cái giá phải trả càng cao thêm. Đó là:
    1. Oanh tác nhỏ giọt từng đợt: Đánh phá thành các đợt liên tiếp cách nhau có khi đến 1 giờ làm cho các hệ thống phòng thủ đối phương có cơ hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt sau. Ngoài ra, đánh như vậy còn làm giảm tác động choáng váng cảu mỗi đợt, cho phép đối phương mỗi lần có thể tập trung đối phó vào một máy bay. Khi đã sửa chữa sai lầm bằng cách dùng 5 đợt B-52 đồng thời từ nhiều hướng vào ném bom thì số thiệt hại máy bay mới giảm.
    (còn tiếp)
  7. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Không bác ạ. Trong sách này không có thông tin nào về chuyện đó. Nếu bác hỏi về chuyện đó thì chắc là ở topic khác. Lần trước tôi trả lời bác trong khuôn khổ bàn về vụ 12/72 và hiệp định Paris thôi.
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em vừa xem lại, lịch trình cụ thể hơn em xin tóm tắt thế này:
    - 20/10 nhất trí về tổng thể, bỏ qua một số chi tiết.
    - 22/10 Mỹ thay đổi 180 độ, đòi lật lại hầu hết vấn đề. Sau đó vài ngày, hai bên nghỉ.
    - tháng 11. thương lượng lại. Mỹ đưa ra cái 69 của Sài Gòn. Ta tuyên bố: Nếu cậu sửa nhiều tớ cũng sửa nhiều, cậu sửa ít tớ cũng sửa ít. Cậu không sửa, tớ không sửa. Cậu chọn cách nào tớ cũng sẵn sàng, nhưng tớ cho rằng cách tốt nhất là cơ bản giữ hiệp định. Hai bên hẹn 4 tháng 12 gặp lại.
    - 12/12, khi đi sâu hơn vào chi tiết của 20/10, chỉ còn hai vấn đề là cách ký các văn kiện và vấn đề khu phi quân sự. Các bên chưa giải quyết được. Về.
    - 14/12 Nixon quyết định điều B52 rải thảm các thành phố lớn.
    - 18/12 bắt đầu đánh phá, đồng thời Mỹ gửi công hàm đề nghị bốn điểm, trong đó đáng chú ý là đề nghị hai bên quay trở lại văn bản ngày 23 tháng 11 (tức giai đoạn bàn về những thay đổi Mỹ đưa ra sau 22 tháng 10).
    - 22 và cho đến ngày 27/12 (tức là khi Mỹ quyết định chấm dứt ném bom) Mỹ đề nghị gặp gỡ cấp chuyên viên vào ngày 2/1/73 và gặp gỡ chính thức vào ngày 8/1/73, đáng chú ý là những cuộc gặp gỡ đó dựa trên nguyên tắc của thoả thuận 20/10 và những bổ sung sau đó chứ không nhắc đến văn bản 23/11 nữa.
    Thoả thuận 20/10 văn bản Hiệp định chính thức, tức truớc và sau khi dùng B52 đánh phá các thành phố lớn có gì khác nhau? Về nội dung, khác biệt là hai bên làm rõ hơn các vấn đề kỹ thuật qua một số các "Hiểu biết - Understanding" và 4 nghị định thư. Các vấn đề mấu chốt vẫn được giữ nguyên. Đó là: Mỹ tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và quyền tự quyết của người dân miền nam Việt Nam; Chấm dứt chiến tranh, ấn định thời gian rút quân, chấm dứt dính líu quân sự ở nam Việt Nam và chấm dứt ném bom bắn phá miền bắc; Mỹ thừa nhận trên thực tế tại miền nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị; Mỹ đóng góp để hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền bắc Việt Nam.
    Chuyên viên của Kissinger là John Négroponté nhận định: "Chúng ta ném bom Bắc Việt Nam để rồi chúng ta chấp nhận nhượng bộ".
    Theo cuốn "Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về việt Nam" - Bộ Ngoại giao.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 17:32 ngy 21/03/2007
  9. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Sách đó có chép nguyên văn các công hàm của hai bên VNDCCH và Mỹ trong các ngày từ 18 đến 29/12/1972 không bác ? Sách ông Lợi chép là
    Như vậy tạm thời chưa rõ chữ ''sau đó'' trong sách của bác là chỉ mấy ngày sau 20/10 thôi, hay là gồm cả tháng 11 và tháng 12 như ông Lợi viết.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 21/03/2007
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    1. Cuốn đó thì không bác à. Có một cuốn, em không nhớ tên, trong phần phụ lục có một số công hàm. Tiếc là giá chát quá, em không mua được, bây giờ không thấy nữa. Hình dáng: dày khoảng 500 trang, to cỡ 2 tờ A4, bìa màu vàng nhạt, trang trí xấu.
    2. Theo như em hiểu, bổ sung sau đó là những bổ sung từ 4 tháng 12 cho bản dự thảo 20 tháng 10. Chứ nếu xét cả những đề nghị sửa đổi 22 tháng 10 và trong tháng 11mà nội dung cơ bản giống cái 69 (Bản đề nghị này mang tính chất muốn lật lại những vấn đề có tính mấu chốt. Con số 69 cũng thể hiện thái độ đàm phán của người đưa ra nó rồi) thì hai bên khó mà đi đến những nhất trí nhanh chóng chỉ sau gần mười ngày của tháng 12 như vậy được.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 18:18 ngy 21/03/2007

Chia sẻ trang này