1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ trên không và hiệp định Paris

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Mr_Hoang, 18/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Điểm mấu chốt thì cũng chỉ có vài cái thôi (tính kĩ chắc dưới 10), chứ kiếm đâu ra đến 69 cái. Trong 69 cái đấy đa số không phải là quá quan trọng cả cho VNDCCH cả cho Mỹ nên thu xếp cũng không khó. Điều gì nhỏ nhặt thì cho qua trên cơ sở đổi chác. Điều gì quan trọng hơn một chút thì đồng ý thảo văn bản sao cho cả hai bên đều hài lòng, thậm chí bản tiếng Anh dùng từ Mỹ đề nghị bản tiếng Việt từ VNDCCH đề nghị. Điều quan trọng nữa chưa nhất trí thì ghi lại bảo bàn sau ở cấp chuyên viên hay Understanding...rút cục từ 69 cái ấy chỉ còn lại một chuyện di chuyển qua DMZ là nổi cộm nhất. Chuyện thể thức ký kết thì là không phải là lý do quyết định làm đàm phán bế tắc.
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Ngược lại đó bác ạ. Như em nói ở trên, nhìn con số 69 cũng đã thấy rồi. Trong 69 điểm chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi có 30 điểm sửa về mặt thực chất, còn lại là về câu chữ và kỹ thuật. Yêu cầu sửa đổi tập trung vào một số nội dung chính như: nêu lại vấn đề rút quân miền bắc, không công nhận CPCMLTCHMNVN, hạ thấp vai trò của Hội đồng quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc xuống dưới hiến pháp VNCH, mục đích biến miền nam thành một quốc gia riêng, giảm nhẹ cam kết của Mỹ, đòi hỏi cao hơn về ngừng bắn ở Lào ... Bác có thể so sánh với những điểm chính của thoả thuận 20/10 và Hiệp định chính thức để thấy sự khác biệt mang tính .... 69.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 21/03/2007
  3. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    30 điểm thực chất nhưng không phải chuyện nào cũng thuộc loại tối quan trọng cho Mỹ hay ta như cái chuyện DMZ. Mỹ chỉ là luật sư cho VNCH tại Paris, mang ra để chứng tỏ mình không phải đem đồng minh bỏ chợ, nên không nhiệt tâm 100% để kỳ kèo tất cả những điểm đó. Trong những điểm Mỹ bảo vệ cho VNCH chỉ có chuyện ''di chuyển dân sự'' là có ý nghĩa nhất thôi (thực ra VNCH đòi làm sao để miền Bắc cam kết rút quân), nhưng Kissinger biết đó là chuyện không tưởng, nên ông ta đặt ra mục tiêu đòi có chữ ''dân sự'' để chí ít thì cũng có một điều quan trọng có vẻ có lợi cho VNCH. Có vẻ thôi, bởi như đã nói, QGP đã kiểm soát nam vĩ tuyến.
    Vì vậy 30 điểm thực chất hay 69 điểm tổng cộng được giải quyết cơ bản đến 12/12 không phải là chuyện kỳ lạ.
  4. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Thông điệp ngày 18/12 theo lưu trữ của Mỹ:
    http://www.state.gov/documents/organization/72910.pdf
    Ông Lợi nói là ta cũng không trả lời thông điệp này ngay.
    Sau đó ta gửi thông điệp cho Mỹ ngày 26/12, nói nếu tình hình trở lại như trước 18/12 thì chuyên viên và đại diện hai bên sẽ gặp mặt, sau đó LĐT sẽ gặp Kissinger vào 8/1/1973. Nguyên bản thông điệp này tôi chưa có.
    Mỹ gửi công hàm ngày 27 như đã mô tả. Nội dung gốc tôi chưa tìm ra.
    Ta gửi công hàm xác nhận ngày 28. Chưa có nội dung gốc.
    Mỹ gửi lại thông báo ngày 29 tuyên bố sẽ ngừng ném bom:
    http://www.state.gov/documents/organization/72914.pdf
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đồng ý với bác, Kissinger đem cái 69 ra để thể hiện rằng mình không đem con bỏ chợ (Mỹ lật lọng hôm 22/10 cũng là vì điều này). Mặt khác và có lẽ cũng là lý do lớn nhất, đó là Mỹ cũng rất sợ VNCH chơi bài của kẻ cùng đường, lỳ ra không chịu ký. Việc này không ảnh hưởng tiên quyết đến tiền trình rút khỏi vũng lầy Việt Nam nhưng ảnh hưởng đến danh dự của Nhà Trắng. Việc thoát khỏi Việt Nam không thể gọi là "rút lui trong danh dự" khi mà đồng minh bản xứ không chịu công nhận văn bản của việc rút lui đó.
    Bác Altus hôm nay có vẻ khoái 69 nhỉ. Cái 69, nội dung cơ bản của nó có những điểm gì đáng chú ý, những gì quan trọng và như thế nào thì ta đã thấy ở bài trước. Vấn đề DMZ không phải là một vấn đề tối quan trọng mang tính chiến lược, đó chỉ là một vấn đề kỹ thuật thôi mà bác. Ý tứ của em cũng đã khá rõ ở bài trước, bài này em xin nói nốt một ý nữa: Em chắc chắn ta và Mỹ không giải quyết hay bàn bạc điều gì từ cái 69 cả. Cái 69 Mỹ nêu ra cho ta xem chỉ tham khảo, chứ ta và Mỹ không đàm phán dựa trên cái này. Bàn về những đề nghị sửa đổi trên cái 69 thì cũng đồng nghĩa ta công nhận đàm phán tay ba. Không đời nào có chuyện đó.
    Người ta đã quẳng cái 69 sang một bên thì đúng hơn là giải quyết được nó để rồi chỉ còn chừa lại chữ "dân sự".
    Theo ý đồ câu nói mang tính định hướng là "Cậu sửa nhiều thì tớ cũng sửa nhiều, cậu sửa ít tớ cũng sửa ít, mà theo tớ ta cứ theo những gì đã đạt được là hay nhất" và diễn biến tiến trình thời gian đàm phán từ sau 20/10 cho đến 13/12 thì em thấy giai đoạn này không bàn đến những đề nghị sửa đổi cốt yếu của Mỹ ngày 22/10 và không bàn đến cái 69. Vậy thì những vấn đề bàn bạc, thảo luận trong giai đoạn này là làm rõ hơn những điểm trong dự thảo 20/10. Các vấn đề được mau chóng thông qua trừ vấn đề DMZ. Những kết quả của các cuộc đàm phán đó là tiền đề cho ra đời 8 Hiểu biết và 4 nghị định thư như đã nói.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 22:56 ngy 21/03/2007
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Cái đáng suy nghĩ ở đây là nếu suy nghĩ kỹ thì nó không quan trọng đến mức khủng khiếp, ông Thọ và ông Thủy cũng nghĩ như thế, đã ok với Kissinger rồi, nhưng HN nhất quyết không cho, để hôm sau ông Thọ phải nói lại với Kissinger là bên tôi rút lại thỏa thuận hôm trước, làm Kissinger điên tiết và mất tin tưởng vào thiện chí của VNDCCH.
    Ấy ấy, phải làm rõ là quẳng lúc nào chứ ? Nếu cho là quẳng vào thời điểm 12/12 thì không đúng, vỉ dù sao từ 69 cũng còn 1 (hay 2). Quẳng được rồi thì sao lại bế tắc? Còn nếu cho là mãi tận sau khi ném bom xong mới quẳng, thì tại sao đến 27/1 vấn đề DMZ lại giải quyết theo ý của Mỹ ngày 12/12?
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đó là sai lầm của Nhà, đọc sách của cụ Lưu Vĩnh Lợi cũng như một số nguồn nói về việc này, bác cũng thấy điều đó mà. Đó chỉ là vấn đề hình thức chứ không mang tính thực tế, do đó nó không thể là vấn đề tối quan trọng được. Cho nên, sau khi gặp nhau lại trong tháng 1 năm 1973, Việt Nam đã nhanh chóng thông qua vấn đề này với một sách lược "mềm dẻo" như đã biết.
    Bác không đọc kỹ bài của em rồi. Hic.
  8. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    OK. Khổ một cái là các bên đàm phán chỉ là những con người, chứ không phải là máy móc 100% duy lí và lạnh ngắt. Khi tình hình đã căng thẳng, hai bên mất lòng tin vào nhau thì nhiều khi kết cục đàm phán phụ thuộc vào thái độ và cảm tưởng chủ quan các bên chứ không chỉ đơn thuần là lý trí. Đợt tháng 12 có ngày ông LĐT bị tăng huyết áp đến 3 lần trong ngày, còn Kissinger thì tin chắc là phía VN cố tình giằng dai.
    Dù sao thì tranh luận về đề tài này công nhận là khó. Rất nhiều chi tiết nhỏ cần phải để ý. Nhiều lúc suy luận cứ như kiểu con gà quả trứng, khó phân định rạch ròi cái nào là nhân cái nào là quả. Dùng kết quả đàm phán để suy luận về kết quả đợt đánh bom cũng không chặt hẳn mà ngược lại, dùng kết quả đánh bom để đánh giá cái gì là nguyên nhân chính làm đàm phán bế tắc rồi lại thông lại, cũng khó mà tâm phục khẩu phục.
    Trên một bình diện nào đó thì có thể xem như sau hội nghị Paris cả VNDCCH và Mỹ đều đạt được những điều quan trọng mà mình muốn. Cả hai bên đều mang vụ ném bom ra để chứng minh mình thắng. Chỉ có VNCH là ăn quả đắng thôi.
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Không hiểu tay nào lại nói VN ta bỏ ngang hội nghị Paris vậy ha. Mình tìm được báo New York Time thơì kì những năm 70s, họ tường thuật chuyện xảy ra trong những ngày 14-16/12 như sau:
    _ KISSINGER LEAVES FOR U.S. AS ROUND OF TALKS CLOSES; Discussions in Paris Fail to Solve Issue of Political Control of Vietnam AIDES ARE STAYING ON President Will Confer With Chief Negotiator Today on Apparent Impasse Kissinger Flies Home, Ending Round of Truce Talks
    By FLORA LEWIS Special to The New York Times. New York Times (1857. Dec 14, 1972. p. 97)
    _ Nixon and Kissinger Meet, But Are Silent on a Truce; Nixon and Kissinger Meet, but Are Silent on a Truce
    Special to The New York Times. New York Times (1857-Current file). New York, N.Y. Dec 16, 1972. p. 65
    _ Tho Leaves for Hanoi
    By FLORA LEWISSpecial to The New York Times. New York Times (1857-Current file). New York, N.Y.: Dec 16, 1972. p. 14
    Nhưng vậy là phía Mỹ bỏ đàm phán trước chứ nhỉ . Nhưng cũng có thể là do biết có ở lại cũng không có ích gì nên 2 bên sắp xếp về tham khảo ý kiến xếp. Kissinger mua vé hạng nhất nn bay về trước còn bác Thọ nhà ta mua vé economic nên phải đợi đến ngày để được bay về
  10. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ơ thế không phải là bác à
    Rõ ràng ông Thọ đòi về trước còn gì.
    20/12, máy bay Mỹ ném bom nhưng chuyên viên hai bên tại Paris vẫn gặp (chắc để chửi) nhau.

Chia sẻ trang này