1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Những cứu giúp cuối cùng cho Điện Biên Phủ:Làm mưa nhân tạo
    Rô-bớt Gien-ty là đại tá không quân, tiến sĩ khoa học phụ trách nhóm vật lý của ủy ban khoa học Bộ quốc phòng Pháp, chính là người đã được giao nhiệm vụ tiến hành thử nghiệm ?ochiến tranh khí tượng? làm mưa nhân tạo để ?ocứu nguy? cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954.
    Rô-bớt Gien-ty kể lại:... Chiều ngày 14-3-1954, chiếc máy bay Armagnac FBAVH chở R. Gien-ty hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất-Sài Gòn, được đón về văn phòng Tổng hành dinh của tướng Na-va. Gien-ty hay tin, Na-va vừa bay ra Hà Nội vì có tình hình khẩn cấp: đêm 13-3 ********* đã bắt đầu cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tướng Găm-bi-ê, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp ở Đông Dương tiếp Gien-ty, lúc này Gien-ty mới biết lý do tại sao mình lại được cử sang đây. Găm-bi-ê cho biết, từ đầu tháng 12-1953, Na-va đã tỏ lo ngại về tình trạng ?obấp bênh? của tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, và khi cần rút thì khó có khả năng di tản được số quân đóng ở đấy vì điều kiện thời tiết xấu. Vì vậy, một việc tối quan trọng là phải ngăn chặn được ?omột cách tuyệt đối? việc vận chuyển tiếp tế của ********* cho quân của họ đang vây hãm Điện Biên Phủ. Đành rằng bom đạn của không quân đã biến đường 41, con đường huyết mạch của đối phương thành một ?ochuỗi liên tục những lòng chảo?, nhưng với khả năng khắc phục phi thường của đối phương thì như thế vẫn chưa đủ, mà còn phải làm tràn ngập nước những hố bom đạn ấy, biến thành những vũng lầy mà ngay cả người đi bộ cũng không thể vượt qua nổi?. ?oMà muốn thế thì cần phải có mưa thật nhiều?.
    Chuyện làm mưa nhân tạo thì từ 1948, khi còn ở phòng khoa học của không quân, đại tá Gien-ty đã có những nghiên cứu và hiểu biết nhất định nhưng mới trên lý thuyết, chưa có thực hành. Song, trước yêu cầu cấp bách của tình hình, Gien-ty mạnh dạn nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên việc làm mưa nhân tạo không đơn giản, nhất là trong điều kiện thiếu phương tiện vật chất lúc bấy giờ. Theo trình bày của Gien-ty thì ?oở đâu không có nước đọng lại trong không trung thì ở đấy người ta không thể gây được ra mưa?. Có nghĩa, muốn làm được ra mưa ở nơi nào đó thì ở đấy cần phải có ?omây tích mưa? chứa trong nó nước lỏng ở dạng chậm đông và trong điều kiện nhiệt độ từ 0 độ đến âm 10 độ C. Trong những điều kiện ấy người ta có thể gây ra mưa bằng cách làm ngưng lại trạng thái chậm đông của nước lỏng. Để làm được việc này, có thể dùng một số biện pháp như: gây va đập cơ học hoặc nhiệt học, phun bụi nước, cấy những hạt hút ẩm, đặc biệt là chất i-ô-đua bạc vào mây tích mưa. Dựa vào kết quả nghiên cứu trước đây của giáo sư Đét-xăng, giám đốc đài thiên văn Clê-mông Phơ-ran (Pháp), Gien-ty chọn cách dùng i-ô-đua bạc.
    Cách làm cụ thể là tẩm những miếng than củi vào trong một dung dịch nhão i-ô-đua bạc, đựng nó vào những cái sọt lưới mắt cáo đan bằng dây thép, mỗi sọt hình ống cao chừng 50cm, đường kính 20cm, nặng 50kg (kể cả trọng lượng 3kg than). Phần dưới sọt, xếp một lớp thanh gỗ chứa một lượng đáng kể thuốc đen, nối ra ngoài một dây cháy chậm, đầu dây có hạt nổ phốt pho. Than củi cháy sẽ tỏa khói tạo thành những hạt hút ẩm. Những sọt nói trên được buộc vào dù, phần dưới sọt móc một túi cát 45kg, đáy túi cát thắt một sợi dây có thể tự đứt ra do tác động va chạm khi mở dù. Cả bộ gồm dù, sọt, túi cát này khi được thả ra sẽ trôi nổi trong mây, lên xuống theo luồng gió, phun đều những hạt hút ẩm vào mây.
    Mặc dù có sự thúc giục của Na-va, ?onếu chậm sau cuối tháng 4 sẽ vô nghĩa?, Gien-ty cũng buộc phải đề nghị với Găm-bi-ê là cho trở về Pháp để chuẩn bị phương tiện và tiến hành thử nghiệm. Chẳng còn cách nào khác, Găm-bi-ê trao đổi với Na-va qua điện thoại, phải đồng ý và ngay hôm sau, 15-3 Gien-ty trở về Pháp. Sau khi đến gặp thủ trưởng của mình là tướng Béc-ghe-rông và có trong tay công lệnh của Bộ quốc phòng, Gien-ty bắt tay ngay vào việc, tự xác định thời hạn hoàn thành thử nghiệm là 15 ngày. Những ngày ấy là một chuỗi những cuộc tiếp xúc với các cơ quan có trách nhiệm để yêu cầu, đề nghị, đặt hàng và bàn cách làm cụ thể. Mọi việc được tiến hành khá trôi chảy. Giáo sư Đét-xăng nhận chuẩn bị cho 150kg than tẩm i-ô-đua bạc, công binh xưởng nhận đan cho 50 sọt đựng than, gỗ, có dây cháy chậm và túi cát; trường đào tạo lính nhảy dù ở Pô nhận cung cấp 50 dù... tất cả sẽ được giao cho Gien-ty trước 25-3. Nhưng vấn đề mới nảy sinh là máy thở ô-xy cho đội bay. Cuối cùng, xưởng máy Brông-da-via và Un-mê nhận làm cho Gien-ty. Sáng 26-3, Gien-ty đến trung tâm bay thử nghiệm Brê-ty-nhi, nơi ông định thử nghiệm 2 trong số 52 bộ khí tài đã được chuyển đến đó, và giám đốc trung tâm là tướng Lu-i Bông-tê đã cho mượn chiếc máy bay vận tải Nord-2500. Chiều hôm đó, khi thử trên mặt đất thấy sọt được tưới nước (để làm độ ẩm trên không) vẫn cháy tốt, Gien-ty cho thử trên không. Ở độ cao 400m, máy bay thả 3 chiếc dù qua cửa sau, kết quả ?onhư ý?: dù mở, bộ khí tài có lắp dây cháy chậm đã bắt cháy làm cháy than...
    Ngày 2-4, người và phương tiện đã tập kết ở Tu-lu-dơ và ngày 5-4 Gien-ty cùng tổ công tác lên đường sang Đông Dương, sáng 6-4 đã đến Tân Sơn Nhất-Sài Gòn. Gien-ty được đón về nhà ở của đại tá Cô-bê là phụ tá của tướng Lô-din chỉ huy không quân Pháp ở Viễn Đông. Tại đây, Gien-ty có cuộc họp với các trưởng phòng của Bộ chỉ huy không quân để trình bày nhiệm vụ của mình và thảo luận về các điều kiện thực hiện. Dĩ nhiên vấn đề sử dụng loại máy bay nào đã được đưa ra bàn bạc, sau khi cân nhắc Gien-ty chọn chiếc SO30P Bretagne là một máy bay vận tải thuê của hãng hàng không tư nhân COSARA, khả năng bay cao 7.000m. Sáng hôm sau 7-4, Gien-ty có mặt ở phi trường xem xét chiếc máy bay có hai động cơ, sải cánh 26,9m, dài 18,95m, nặng 19.500kg với tải trọng 5.150kg, tốc độ 430km/giờ, số hành khách thông thường chở 43 người... Nhưng vì không phải là máy bay chuyên dụng nên Gien-ty thấy cần được sửa, cải tiến lại cho phù hợp, nên ngay chiều hôm ấy dưới sự điều khiển của kỹ sư trưởng Vi-tuy-rô, các thợ máy khẩn trương lắp thêm hai giá đỡ 8 bình ô-xy, làm thùng chứa 200lít nước, cải tiến lại hầm chứa hàng thành khoang thả dù,... Và 18 giờ 15 phút Gien-ty được đưa đến gặp Tổng chỉ huy Na-va. Gien-ty báo cáo và hứa với Na-va chiều 8-4 công việc chuẩn bị sẽ hoàn tất, để 9-4 tiến hành thử nghiệm. Na-va nhấn mạnh, cần phải giữ đúng thời hạn ấy và chỉ thị cho Gien-ty ngày 10-4 phải có mặt ở Hà Nội để hôm sau có thể bắt đầu thực hiện kế hoạch. Chiều 9-4, sau một cuộc thử nghiệm ở ngoài khơi Vũng Tàu, tiếp đến thử nghiệm trên vùng cao nguyên Đà Lạt. Tại vùng trời tây bắc Liên Khương 25km, máy bay gặp tầng mây tích mưa ở dạng chậm đông. Để vượt lên trên tầng mây, máy bay phải lên độ cao 5.600m, và với áp suất thấp ở đấy, có điều kiện thử bình ô-xy. Kết quả hệ thống này vận hành tốt. Gien-ty cho thả hai bộ khí tài và những phút sau đó, ông thấy đám mây bị đen lại, biến dạng, đỉnh mây bị xẹp xuống với tốc độ 1,7m/giây. Viên đội Xuy-brê-vin nói, trong mây đã tích mưa, đã thấy nhiều cụm mây đen nhỏ hình thành. Gien-ty nghĩ, có thể đó là mưa. Họ tiếp tục bay và thử lại lần nữa trên một đám mây tích mưa cách Liên Khương chừng 20-30km về phía đông nam, và lần này cho thả 5 quả bom tuyết các-bon-ních. Mây có tụ lại nhưng không gây ra hiện tượng gì đặc biệt. Sau mấy lần thử trở về, Gien-ty và Vi-tuy-rô đi tới kết luận là so với việc dùng bom tuyết các-bon-ních thì phương pháp dùng i-ô-đua bạc là ưu việt nhất.
    Đúng thời hạn, ngày 10-4, Gien-ty cùng tổ công tác ra Hà Nội, chở theo 20 bộ khí tài và khoảng 30 quả bom tuyết các-bon-ních, hạ cánh ở Gia Lâm. Gien-ty được đưa về chỗ tướng Bô-đê, chỉ huy phó quân viễn chinh Pháp. Tại đây, Gien-ty sửng sốt khi được Bô-đê cho biết, ông chỉ được sử dụng chiếc SO30P đến hết ngày 14-4 (theo hợp đồng ký với hãng COSARA), nghĩa là trước mắt chỉ có 3 ngày nữa để thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau đó muốn làm tiếp thì người ta sẽ điều cho chiếc máy bay khác. Thấy còn chưa muộn, Gien-ty tranh thủ đến bộ phận khí tượng của Bộ chỉ huy không quân. Ở đấy dự báo: vào ngày 11-4, có thể trong khoảng từ 12-15 giờ sẽ có giông bão và tích tụ nhiều mây ở vùng giữa Điện Biên Phủ và Sơn La. Thế là sáng 11-4, Gien-ty cùng Vi-tuy-rô lại đến cơ quan này lần nữa, nhưng lần này được khuyên là nên đến ?othử vận may? ở vùng Yên Bái. 13 giờ máy bay cất cánh. 14 giờ họ phải vượt quá Yên Bái tới phía tây Nghĩa Lộ mới gặp được những điều kiện tạm ưng ý. Máy bay lên độ cao 4.600m, nhiệt độ bên ngoài là âm 2 độ C... Gien-ty cho thả hai bộ dù, không thấy mây đổi màu nhưng biến dạng rất nhanh. Gặp một đám mây khác, Gien-ty cho thả những quả bom tuyết các-bon-ních. Bom có quả không nổ và kết quả không có gì hơn lần thử trước. Máy bay trở về gặp một đám mây tích mưa, Gien-ty cho thả tiếp 2 bộ dù. Giữa đám mây có đen đi và hiện tượng biến dạng vẫn xảy ra. 15 giờ 10 máy bay hạ cánh xuống Gia Lâm. Với kết quả 3 lần thử, Gien-ty kết luận ?okhông thể tuyệt đối chắc chắn là chúng tôi đã làm ra được mưa, nhưng dù sao khả năng đó cũng là có thể?.
    Tối hôm sau, trong bữa cơm tướng Bô-đê chiêu đãi, Gien-ty báo cáo lại tình hình và cho rằng, việc mây biến dạng và xẹp xuống với tốc độ giữa 1,5-1,7m/giây là đặc điểm chứng tỏ hiện tượng có mưa, dù đó là mưa do hiện tượng tự nhiên hay do nhân tạo; hiện tượng đám mây bị đen cũng là dấu hiệu của việc có mưa...
    Tướng Bô-đê thấy những kết quả đó là ?ohoàn toàn đáng khích lệ?. 14 giờ 15 ngày 12-4, máy bay cất cánh bay về hướng Sầm Nưa. 15 giờ 10, Gien-ty gặp một đám mây tích mưa. Lên độ cao 6.000m, nhiệt độ bên ngoài âm 4 độ C, Gien-ty cho thả hai bộ dù. Kết quả rất khả quan: giữa đám mây, thấy đổ xuống những vệt mưa. 15 giờ 25 phút đến gần Xiêng Khoảng, ở độ cao 6.000m và nhiệt độ bên ngoài âm 7,5 độ C, máy bay lại tấn công một đám mây khác, giống lần trước, mưa đã rơi...
    Ngày 13-4, lúc 14 giờ, máy bay lại cất cánh về phía tây bắc Yên Bái, có đại tá Tram-mông là Tham mưu trưởng của tướng Bô-đê đi cùng. Lần lượt vào 15 giờ 30, 15 giờ 40, 15 giờ 45 phút, Gien-ty liên tiếp cho thả dù vào những đám mây, cả loại bom tuyết các-bon-ních lẫn việc phun nước bỏ thêm đá làm lạnh, nhưng do nhiệt độ ngoài trời từ 7-8 độ C là quá cao nên kết quả thất vọng: không một giọt mưa nào rơi...
    Đến hôm ấy, việc làm mưa nhân tạo của đại tá Gien-ty để hỗ trợ cho quân Pháp đang bị bao vây tiêu diệt ở Điện Biên Phủ cũng phải ngừng vì chiếc máy bay đi thuê đã đến hạn phải trả. Gần trưa 14-4, Gien-ty đáp máy bay vào Sài Gòn... để chiều 17-4 trở về Pa-ri. Còn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng không có ?ocứu giúp? của Mỹ bằng việc mở chiến dịch Vautour (Chim kền kền) dùng không quân ném bom rải thảm nữa, đã hoàn toàn thất thủ ngày 7-5-1954 ấy.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vừa nhờ lão ptlinh tìm lại cái topic năm xưa về ĐBP. Giờ chỉ xem được chứ ko post được
    http://5nam.ttvnol.com/f_533/189787.ttvn
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Chuyện trên đường phục vụ chiến dịch: Chị dân công và đôi bồ gánh gạo
    Để có lực lượng vận chuyển hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm từ hậu phương ra mặt trận Điện Biên Phủ, Tổng cục Hậu cần đã huy động một khối lượng lớn cả sức người, sức của và phương tiện các loại của các địa phương như Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa.... Hàng đoàn xe đạp thồ nối đuôi nhau leo đèo, lội suối thay nhau vận chuyển liên tục cả ngày lẫn đêm. Có nhiều chuyến xe của một dân công đã chở được trên dưới 350kg hàng. Trong cả chiến dịch, theo tài liệu của Tổng cục Hậu cần đã có tới hơn hai vạn chiếc xe hai bánh loại này tham gia phục vụ chiến đấu. Bên cạnh hình ảnh những phương tiện vận chuyển lớn như ô tô, thuyền, mảng vận tải các cỡ, bóng dáng của các chị dân công với đôi bồ gánh trên vai đã trở nên một hình tượng đặc biệt riêng của chiến dịch, và chỉ ở Việt Nam mới có.
    Một câu chuyện có thật về nhiệm vụ này của chị Nguyễn Thị Xuân khi tham gia vận chuyển gạo phục vụ tiền tuyến nghe rất vui và đáng khâm phục. Năm ấy chị mới 22 tuổi, quê ở thôn Ngô Xá, xã Toàn Thắng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Trong một chuyến gánh gạo phục vụ chiến dịch, chị bị bom nổ chậm hất nhào xuống vực sâu. Rất may mắn lại vướng vào một gốc cây, chị đã kịp túm chặt các rễ cây nên không bị văng xuống vực... nhưng thật không may, đôi bồ gánh gạo của chị đã bị bay mất. Tuy toàn thân bị đau đớn, nhưng chị vẫn cố gắng hết sức để trèo ngược lên, cứ bò được vài bước lại bị tụt xuống. Chị lần theo các mỏm đá bám vào các gốc cây, dây leo để vượt lên khỏi vực sâu. Khi lên đến mặt đường lại nghe tiếng kêu, biết là chị em mình bị bom vùi, quên cả đau đớn, mệt mỏi chị đã ra sức đào bới đất, cào sỏi đá... cứu được 7 người.
    Vừa được thoát chết, nhưng chị Xuân đã nhớ ngay đến đôi bồ gạo của mình, nhìn xuống vực sâu mà chị cứ tiếc ngơ tiếc ngẩn mãi. Biết chuyện này, mọi người trong đội dân công ai cũng khen ngợi và cảm phục tinh thần phục vụ chiến dịch của chị. Chị động viên mọi người: Còn hạt gạo nào chúng mình phải bảo vệ gạo hạt ấy để đem ra chiến trường... Với tinh thần yêu nước, quyết tâm giành độc lập tự do, trong chiến dịch Trần Đình, chỉ riêng khu vực hậu cần tại chỗ đã đưa được vào tận chiến hào cho chiến sĩ gần 55 tấn lương thực, thực phẩm bằng đôi bàn chân con người.
    Một nhà báo nước ngoài, khi nhận xét về thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cũng không quá lời khi nói: ?oThắng lợi ở Điện Biên Phủ là thắng lợi của chiến tranh nhân dân mà cụ thể là cô dân công Việt Nam với đôi bồ?. Có người còn cảm phục hơn mà thốt lên: Sau khi nghe giới thiệu về chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ và được tận mắt xem những hiện vật trưng bày ở các bảo tàng, tôi nghĩ rằng các bạn phải đắp một tượng đài về cô dân công với đôi bồ ở Điện Biên Phủ....
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Ba anh em chung một chiến hào
    Họ là ba anh em ruột, lên đường nhập ngũ vào ba thời điểm khác nhau, ở ba đơn vị khác nhau nhưng họ có vinh dự cùng tham gia chiến đấu trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Tuy nhiên sau lễ duyệt binh mừng thắng lợi vào tháng 2-1955, họ mới biết được niềm tự hào, vinh dự to lớn đó.
    Ông cụ thân sinh tôi có ba người con, con cả là Lê Xuân Nhang, con thứ hai là Lê Ngọc An, còn tôi là con trai út trong gia đình.
    Anh cả tôi-Lê Xuân Nhang nhập ngũ cuối năm 1946, là lính trung đoàn 34, Quân khu 3. Khi ta chuẩn bị đánh địch ở Điện Biên Phủ thì anh Xuân Nhang là lính đại đoàn 351. Anh Lê Ngọc An nhập ngũ năm 1947, vào trung đoàn 36, đại đoàn 308. Còn tôi nhập ngũ tháng 9-1951, vào đại đội 10, đại đoàn 304, làm quân báo. Đến tháng 2-1954, thì tôi chuyển sang đại đội 87, tiểu đoàn 353, trung đoàn 9 của đại đoàn.
    Cuối tháng 3 năm 1954, khi đang tham gia đợt hai chiến dịch Điện Biên Phủ thì anh Ngọc An bị một mảnh pháo địch hớt gọn một mảnh thịt ở bả vai phải. Anh được chuyển về chữa trị ở tuyến sau, tại bệnh xá ở Tuyên Quang. Khi đó anh Ngọc An bất ngờ gặp anh Xuân Nhang, Phó chủ nhiệm hậu cần của lữ đoàn 364, đang làm nhiệm vụ cung cấp khí tài, nhu yếu phẩm? cho lữ đoàn chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Hai người anh trai của tôi khi đó vẫn chưa biết tôi cũng tham gia đánh địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đội hình tiểu đoàn 353 đại đoàn 304.
    Trong suốt 55 ngày đêm của chiến dịch, vào lúc 20 giờ ngày 7-5-1954, tiểu đoàn chúng tôi tiến vào làm chủ Hồng Cúm. Chúng tôi được liên hoan một bữa ra trò mừng thắng lợi. Bữa đó có thịt hộp của Trung Quốc, thuốc lá của Bắc Triều Tiên (nay là CHDCND Triều Tiên)? Sau đó tiểu đoàn nhận nhiệm vụ áp giải một trung đoàn lính Âu-Phi về Thanh Hóa. 17 giờ chiều ngày 19-5-1954, tiểu đoàn triển khai nhiệm vụ đến đêm 27-6-1954 thì đến Thanh Hóa. Chưa kịp nghỉ ngơi thì có lệnh báo động. Cấp trên phổ biến lệnh xuống tiểu đoàn: chỉ được mang một cơ số đạn, cứ 6 người mang 12 thước vải, hành quân gấp vào đường số 10, địa phận Ninh Bình với nhiệm vụ chặn đánh, không cho quân Pháp rút từ thị xã Ninh Bình về Phát Diệm. 4 giờ 30 phút sáng ngày 29-6-1954, tiểu đoàn 353 chạm trán quân Pháp tại núi Trinh Nữ, huyện Gia Khánh (nay là huyện Hoa Lư). Quân Pháp, trên không có máy bay bà già, trên đường bộ có xe bọc thép, dưới ruộng có xe lội nước cùng lính bộ binh tấn công tiểu đoàn 353. Chúng tôi chưa kịp đào hầm đã dàn trận đánh quân Pháp ngay. Cuộc chiến đấu diễn ra được khoảng hơn 4 giờ đồng hồ thì tôi bị thương ở khuỷu tay trái, đứt gân tay, ngất đi lúc nào không hay? Tôi được chuyển về trạm quân y 32 ở Thanh Hóa dưỡng thương.
    Nói tiếp về anh Ngọc An gặp anh Xuân Nhang ở Tuyên Quang, trong thời gian điều trị vết thương. Đến khi ra bệnh xá, anh Ngọc An chuyển về trung đoàn 88, vẫn thuộc đại đoàn 308, làm nhiệm vụ bao vây chặn quân địch ở Mường Thanh, không cho quân Pháp rút chạy sang Lào.
    Sau này khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, anh Xuân Nhang cùng đại đoàn 351 về Hà Nội, đóng tại sân bay Bạch Mai, chờ ngày duyệt binh mừng thắng lợi. Anh Ngọc An cũng được tham gia diễu binh mừng thắng lợi của quân và dân ta. Đơn vị anh khi đó đóng quân ở nhà máy diêm Hà Nội.
    Tuy vậy, cũng phải sau lễ duyệt binh vài ngày, tình cờ tôi mới được người thân báo tin cho biết hai anh trai tôi đã về Hà Nội. Tôi gặp lại hai anh ở sân bay Bạch Mai, vào một ngày cuối tháng 2-1955. Lúc này ba anh em mới biết ai cũng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây quả thực là niềm tự hào của gia đình, dòng họ. Tính ra sau hơn 9 năm trời, ba anh em chúng tôi mới lại có dịp ngồi bên nhau, ôn lại những kỷ niệm hào hùng tại chiến trường Điện Biên Phủ. Khi đó không chỉ riêng tôi mà cả ba anh em đều cảm thấy trong lòng lâng lâng một niềm hạnh phúc vô bờ bến.
  5. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Mỹ định dùng bom nguyên tử để cứu Pháp ở Điện Biên Phủ
    Trong hồi ký ?oThời điểm của những sự thật?, tướng Na-va có viết: ?o... Một sự lẫn lộn, rối rắm mới đầu do một số nhà báo và sử gia tranh luận giữa hai sự việc khác nhau: Một bên là chiến dịch ?oChim kền kền? (Vautour)-một chiến dịch ném bom...; bên khác là một lời tặng mập mờ của ông Phốt-xtơ Đa-lét cho ông Giooc Bi-đôn vào giữa tháng 4-1954 là ?ocho hai quả bom nguyên tử?...
    Về việc Mỹ giúp Pháp mở chiến dịch ?oChim kền kền? dùng không quân ném bom ?orải thảm? để chặn đường tiếp tế của *********, cứu nguy cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ, là một chiến dịch đã được hai phía Pháp-Mỹ bàn bạc và nhất trí, nhưng cuối cùng như Na-va nói đã ?osảy thai? sớm-nên không diễn ra. Còn việc Mỹ định dùng bom nguyên tử ném xuống Lai Châu-vùng gần biên giới Trung Quốc, để diệt ?ocăn cứ hậu cần? và một phần binh lực cùng con đường tiếp tế của ********* nhằm cứu nguy cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ lúc đang ?ohấp hối?, thì ít người biết rõ.
    Chính ông Bi-đôn đã kể lại trong hồi ký ?oTừ cuộc chiến đấu này đến cuộc chiến đấu khác?, có đoạn viết:
    Đa-lét: ?oVà nếu tôi cho ông hai quả bom nguyên tử?.
    Bi-đôn: ?oTôi trả lời không phải nghĩ ngợi gì lắm. Nếu ném những quả bom ấy xuống khu vực Điện Biên Phủ thì bên phòng ngự cũng phải chịu đựng như bên tấn công. Nếu đánh các đường giao thông ở tận ngọn của nó là Trung Quốc thì có nguy cơ nổ ra chiến tranh lớn...?.
    Na-va chê Bi-đôn: ?oNgười ta chỉ còn biết ngạc nhiên về sự ?onhẹ nhàng? khinh suất của ngài bộ trưởng Pháp. Với cương vị của ông ta, ông có thể phản đối sử dụng bom nguyên tử về phương diện chính trị và đạo lý. Nhưng ông lại duy nhất chỉ đặt những lý lẽ quân sự lên trên. Thế nhưng những lý lẽ ấy lại không có một chút giá trị và chứng tỏ ông bộ trưởng Bộ ngoại giao mù tịt về quân sự. Có một câu trả lời loại bỏ được tất cả các phản đối của ông: đó là việc tiêu diệt căn cứ Tuần Giáo của đối phương. Căn cứ ấy, nơi mọi tiếp tế của đạo quân đang bao vây Điện Biên Phủ phải phụ thuộc, là ở trên đất Việt Nam, do đó không có gì dẫn đến nguy cơ chiến tranh lớn như ông Bi-đôn lo ngại. Khoảng cách của nó với Điện Biên Phủ cũng như hình thế địa hình cho phép tiến hành ném bom, ngay cả bom nguyên tử, mà không gây nguy hiểm gì cho quân đồn trú (quân Pháp) ở tập đoàn cứ điểm. Ông Bi-đôn từ chối dùng bom nguyên tử là hoàn toàn có thể thông cảm được, nhưng với những lý do ông nêu lên thì nó lại tuyệt nhiên không thể hiểu được...?.
    Không chỉ ?odo một số nhà báo và sử gia? nêu ra tranh luận, không chỉ ông Bi-đôn thú nhận, mà ngay trong hồ sơ tối mật của ?onhóm tinh tú CIA? báo cáo lên các Tổng thống Mỹ, cũng nói về việc Mỹ định dùng bom nguyên tử ném xuống Điện Biên Phủ. Gần đây, qua hàng nghìn trang tài liệu mới được ?othanh loại?, Vin-xen Giô-vớt đã khám phá ra ?onhững kịch bản điên rồ? nhất của CIA thời chiến tranh lạnh về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, trong đó Mỹ không phải một lần mà đã nhiều lần định dùng bom nguyên tử để hủy diệt Việt Nam, mà lần đầu tiên là định ném xuống vùng biên giới phía bắc Việt Nam để cứu nguy cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ, như Bi-đôn đã nhắc đến. V.Giô-vớt viết rõ: ?o... Người ta biết rằng, các vị tiên tri của CIA đã nhiều lần xem xét hậu quả các vụ ném bom hạt nhân xuống châu Á... Vào năm 1954, Mỹ định ném bom hạt nhân xuống Điện Biên Phủ để tiêu diệt lực lượng quân đội cộng sản đang đe dọa quân Pháp. Giooc-giơ Bi-đôn, Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thời đó đã nói: ?oChính tổng thống (tức Ai-xen-hao) đề nghị như vậy?. Trong hồ sơ tuyệt mật này còn nói rõ: ?o... Ngày 10-4-1954, Mỹ đã định dùng hai quả bom nguyên tử để cứu vãn ?osự sụp đổ hoàn toàn? của quân Pháp tại Điện Biên Phủ...?.
    Dù sao thì, như dư luận Pháp, và như ông P.Ru-an-nê đã nói sau khi đã ký Hiệp định Giơ-ne-vơ rằng: Nó đã cứu được quân đội viễn chinh Pháp, đã không nghi ngờ gì tránh được cả một cuộc chiến tranh nguyên tử nữa...
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Chuyến xe đầu tiên chở đạn pháo vào chiến dịch
    Chiều ngày 3-3-1954, tôi-Nguyễn Thọ Sơn có mặt ở Sở chỉ huy Cục vận tải tiền tuyến mặt trận Điện Biên Phủ, để nhận nhiệm vụ. Đồng chí Cục trưởng Đinh Đức Thiện ra mệnh lệnh ngắn gọn: ?oĐây là lần đầu trong kháng chiến ta dùng ô tô tiếp đạn vào trận địa pháo ngay giữa hỏa tuyến. Nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngay đêm nay, chuyển xong chuyến đạn đầu tiên!?.
    Lúc đó chúng tôi mới biết đây là chuyến xe chở đạn pháo đầu tiên vào chuẩn bị cho mở màn chiến dịch. Tại bìa rừng, có ba chiếc ô tô đã được xếp đầy ?ohàng?. Khi trời tối dần, những sọt cây ngụy trang mới bắt đầu được dọn đi, ?omở? ra con đường cho xe ô tô lăn bánh. Tôi đi xe đầu là chiếc Mô-tô-va, do đồng chí Nguyễn Văn Minh cầm lái. Tiếp sau là xe ?ođốt-cát? chiến lợi phẩm, sau cùng là một xe Liên Xô chế tạo nữa. Khi xe đi qua những khu đất trống, anh chị em dân công ?oém sẵn? mới ra cuốc bờ, san đường cho xe đi. Xe vừa đi qua, phía sau lại được ngụy trang lại ngay, không còn dấu vết, để che mắt máy bay trinh sát của địch. Cứ như thế, cho đến gần mờ sáng hôm sau thì đoàn xe 3 chiếc tới địa điểm tập kết nhận đạn. Anh em pháo thủ cùng dân công đợi sẵn, nhanh chóng ra chuyển đạn vào các công sự đã chuẩn bị trong khu rừng già...
    Đến chiều ngày 13-3-1954, đứng ở khu rừng tiền phương Cục vận tải, chúng tôi reo lên sung sướng khi nghe tiếng pháo của ta nổ lớn ở hướng Him Lam. Sau đó được tin trong trận mở màn chiến dịch đánh vào Him Lam, pháo ta đã bắn trúng sở chỉ huy cụm căn cứ của địch, tên đồn trưởng và đồn phó đều phải đền mạng... Không ai biết trong những viên đạn pháo bắn vào Him Lam hôm mở màn chiến dịch có viên đạn nào thuộc những lô đạn trong chuyến đầu tiên đáng nhớ mà chúng tôi chuyển tới cho anh em pháo binh không?
    Sau chiến dịch, tôi được Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp Trần Đăng Ninh và Cục trưởng vận tải Đinh Đức Thiện ngày 25-6-1954 ký tặng giấy khen về thành tích vận tải phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Sinh hoạt của bộ đội và dân công thời kỳ đầu chiến dịch
    Gian khổ nhưng lạc quan
    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do đất nước ta còn nghèo, cuộc sống của nhân dân ta còn đói khổ, nên sự chi viện, tiếp tế cho phía trước còn nhiều thiếu thốn, chưa đủ để chiến sĩ ta ăn no, mặc ấm đánh giặc. Với niềm lạc quan phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, với truyền thống khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ ta đã vượt qua muôn vàn gian khó kể cả khi đói cơm thiếu muối, không một ai buông lơi nhiệm vụ. Sắn thay cơm, đắp chăn sui, nhưng lời ca tiếng hát, câu hò đã làm ấm lòng chiến sĩ, giúp họ quên hết mệt nhọc gian nguy, vững tin vào tương lai tươi sáng ngày mai.
    Tiêu biểu cho sự khắc phục khó khăn ấy là các đơn vị chủ lực của bộ, các đoàn dân công ngày đêm trực chiến tiếp đạn tải lương cho mặt trận. Nhiều câu chuyện cảm động để lại ấn tượng sâu nặng trong tâm trí những thế hệ đi sau...
    Xôi củ mài
    Trong những ngày bộ đội ta vây lấn ở Điện Biên Phủ, bỗng dưng xuất hiện nhiều bếp ăn nhỏ của các tiểu đội. Hỏi ra mới biết, các tiểu đội này nấu củ mài để cải thiện cho đơn vị mình. Sáng kiến truyền lan làm nức lòng bộ đội. Bởi vì, việc tiếp tế gạo đang gặp rất nhiều khó khăn, ở nhiều đơn vị chiến sĩ chỉ được cấp 2 đến 3 lạng gạo trong một ngày. Thật là của trời cho, ai chẳng mừng. Từ sáng kiến này mỗi chiến sĩ được thêm một nắm củ mài to tướng tới 8-9 lạng. Ai nấy đều chén căng rốn, phẳng dạ dày. Phởn chí bộ đội và dân công ta đặt ngay thơ:
    ?oTiền rừng bạc bể ai ơi
    Có công đào đất, có xôi củ mài!?
    Vừa đánh giặc, vừa đào củ mài, có đơn vị trong 10 ngày đã đào được 4,6 tấn. Một nguồn lương thực không nhỏ, góp phần duy trì và cải thiện bữa ăn của bộ đội. Khắp các đường hầm vây lấn của bộ đội ta từ đấy cứ truyền nhau câu hò:
    ?oThằng Pháp phải chết ai ơi
    Vì ta vây lấn, có xôi củ mài!?.
  7. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Ngày 28-3-1954, một thời khắc bi hùng của chiến dịch
    Tôi là Nguyễn Trương, 72 tuổi, nguyên đại tá hải quân, hiện gia đình ở 196 Thanh Vị, Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Tây. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ tôi là pháo thủ của Đại đội 78, Tiểu đoàn 387, Đại đoàn 308. Ngày nay, phiên hiệu tiểu đoàn không còn nữa và anh em trong đơn vị do hy sinh trong hai cuộc chiến tranh hoặc do bệnh tật, tuổi cao sức yếu nay cũng chỉ còn khoảng 25-30 người. Song cứ đến ngày 28-3 hàng năm là chúng tôi rủ nhau về tụ họp, để ôn lại truyền thống, cũng là để thắp nén hương tưởng niệm các chiến sĩ của đại đội 78 thuộc tiểu đoàn 387 đã hy sinh anh dũng trong trận đánh không cân sức ngày 28-3-1954, một thời khắc bi hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ...
    Tháng 1-1954 đang ở Khe Hồng Lếch, phía tây Mường Thanh, chúng tôi được lệnh theo các trung đoàn 36 và 102 (Đại đoàn 308) tiến công địch ở phòng tuyến Nậm Hu trên đất bạn, để ngăn không cho địch rút khi ta đánh vào Điện Biên. Đêm 30 Tết đón xuân Giáp Ngọ (1954) trên đất Lào, vừa đói vừa rét. Đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ người thấp, nhỏ, khẩu súng ngắn sệ bên hông, vai quàng ruột tượng gạo. Tuy mệt, nhưng lúc nào anh cũng tươi tỉnh, động viên chúng tôi. Chính trị viên Ngô Hạnh Phúc quê ở miền Trung, thì luôn nhẹ nhàng khích lệ: ?oSắp đến Mường Khoa, Mường Sài rồi, hãy cố lên!?. Tôi vốn trước khi nhập ngũ học đến đệ tam (tương đương lớp 7 bây giờ), hay làm ca dao hò vè, nghe đại đội trưởng và chính trị viên động viên liền ứng khẩu luôn mấy câu hò, lập tức được cả đơn vị vừa hành quân vừa hò: ?oBa mười Tết nhớ Quang Trung (Hò lơ); Đuổi quân Thanh đến tận cùng (Ai đi hò lờ); Xuân Giáp Ngọ này Ba linh tám (Hò lơ); Đánh giặc Tây khắp Hạ Lào (Ai hò lờ)... Thế rồi sau bao ngày đêm chúng tôi đã qua Hòn Núi Lở tới được Mường Khoa, Mường Sài, đi đến đâu dân bản Lào cũng đón tiếp thịnh tình, tiếp tế gạo, thịt, rau và đường đỏ gói trong lá chuối khô. Vừa vào đất Mường Sài (trong lúc đó Trung đoàn 36 đã truy kích địch tới Luông Phra-băng), Đại đội trưởng Quỳ nhận được lệnh mới của Đại đoàn trưởng: quay về nước ngay! Vậy là được tham gia trực tiếp chiến dịch Điện Biên Phủ, anh em đều reo mừng. ?oNhà thơ đại đội? là tôi, liền ứng khẩu luôn một bài: ?oGiúp cho dân bạn bình yên/Đang vui chiến thắng lệnh trên gọi về/Mọi người vui sướng hả hê/Không ngờ được về đánh trận Điện Biên...?.
    Từ đầu tháng 3 trở đi, không quân địch rất lúng túng. Bay thấp để thả dù tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm đang bị gọng kìm ta thít chặt thì sợ pháo phòng không. Bay cao thả cầu âu, hầu hết súng đạn, lương thực đều rơi vào trận địa ta. Trận địa phòng không của chúng tôi đã vào rất gần sân bay Mường Thanh rồi.
    Sáng 28-3. Trời còn sương mù, đại đội trưởng Quỳ cho anh em ăn cơm sớm hơn thường lệ, nói là để sẵn sàng đánh địch. Bữa ăn vội vừa xong thì quả nhiên trọng pháo địch đã rền vang ở phía trận địa đại đội 78 nhô cao nhất trong đội hình của tiểu đoàn. Mọi lần đại đội tôi chia làm 2 kíp, thay nhau trực chiến. Khi đại đội trưởng trực thì kèm phó chính trị viên, còn chính trị viên trưởng trực, kèm đại đội phó. Lần này không hiểu sao, cả hai cấp ?otrưởng? đều trực. Đại đội trưởng Quỳ nhận định: Xem ra chúng sẽ đánh lớn; không loại trừ khả năng chúng đột phá được qua bộ binh chốt ở trận địa tiền duyên rồi tràn vào đây; ta phải có cách tự bảo vệ mình. Anh em hoàn toàn nhất trí. Thế là tất cả các nòng pháo 12ly7 bắn máy bay, giờ chúc xuống sẵn sàng nghênh đón bộ binh và xe tăng địch.
    Chừng 30 phút sau, tiếng chiến sĩ cảnh giới thét lên: ?oĐịch đã tràn qua các trận địa chiến hào. Chúng tới bãi cây chó đẻ trước trận địa ta ba trăm mét rồi!?. Chính trị viên Phúc liền hô to: ?oChiến đấu đến cùng! Xứng đáng là chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong anh hùng!?.
    Lát sau, đã thấy bóng những tên lê dương Pháp thấp thoáng trong các lùm cây chó đẻ (về sau mới biết trận đánh nống này, địch dùng 4 tiểu đoàn lính lê dương, 6 xe tăng do tên Bi-da phó tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ huy. Một trận chiến đấu không cân sức, trong khi ta chỉ có lực lượng trực chiến của đại đội phòng không 78). Trung đội 2 nổ súng trước. Đạn 12ly7 rời nòng chát chúa. Tụi lê dương ngã hàng loạt. Toán địch thứ hai lao lên, rồi lại bị rụng, tên nào còn sống sót liền chạy ngược về phía sau. Trận địa chợt im ắng trong ít phút. Bỗng ở cánh phải thấy lấp ló lá cờ trắng, cùng tên lê dương râu ria xồm xoàm giơ tay vẫy vẫy ra hiệu xin hàng. Mấy pháo thủ reo: ?oThắng rồi!?. Nhưng đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ phán đoán rất nhanh, trao đổi với chính trị viên Ngô Hạnh Phúc đứng bên cạnh, rồi anh nói to với mọi người: ?oMới có mấy loạt đạn đã hàng, sao mau thế? Đề phòng chúng trá hàng!?. Nhưng hơi muộn một chút, trung đội trưởng Bàng cùng hai xạ thủ đã lộ mặt khỏi ụ pháo. Họ vừa đi được chừng mươi mét, tụi lê dương nổ súng liền. May mà đạn chỉ sượt qua vai áo Bàng, anh chửi ầm lên và bắn yểm trợ cho hai xạ thủ kịp rút về.
    Lúc này địch bắt đầu trút đạn như mưa vào trận địa của đại đội 78. Khói lửa mịt mờ. Đại đội trưởng Quỳ và chính trị viên Phúc vẫn cùng đứng nhô hẳn người khỏi miệng hào để quan sát và chỉ huy anh em chiến đấu. Tiếng hai anh vang vang khắp trận địa. Bộ binh địch có xe tăng và pháo yểm trợ, hò hét xông lên. Lửa đạn mỗi lúc dữ dội. Rồi đến trưa không nghe tiếng đại đội trưởng nữa. Bỗng nghe tiếng chính trị viên gọi to: ?oĐồng chí Bàng lên thay đồng chí Quỳ chỉ huy tiếp tục chiến đấu!?.
    Anh em đều ứa nước mắt tiếc thương người đại đội trưởng thân yêu! Moóc-chi-ê địch vẫn bắn dồn dập vào trận địa. Lại bỗng nghe ?oối? một tiếng. Khói vừa tan, đã thấy đồng chí Bàng lảo đảo, mặt đầy máu, nhưng anh vẫn đứng vững ở vị trí chỉ huy. Lát sau y tá Duyên chạy vụt qua hầm súng trung đội 3. Duyên bảo: ?oAnh Bàng bị thương lần thứ ba rồi. Tôi đến băng cho anh?.
    Địch vẫn rình rập mà chưa vào được trận địa. Nhưng cơ số đạn của đại đội 78 đã hết. Đường dây điện thoại lại bị đứt. Các pháo thủ được lệnh sẵn sàng đánh giáp lá cà. Phải dùng đến búa, xẻng, xà beng; cả cờ-lê, kìm, tuốc-nơ-vít, các thứ vốn để sửa chữa súng pháo. Mọi người cùng một quyết tâm: Còn người, còn trận địa!
    Khi địch chưa tràn được vào trận địa thì đến lượt chính trị viên Ngô Hạnh Phúc trúng đạn ngã xuống. Trung đội trưởng Chu Mai lên thay.
    Đến trưa. Thấy hỏa lực ta quá thưa thớt, núp sau hai xe tăng, bọn lính lê dương lại ào lên. Trận quyết tử giáp lá cà bắt đầu. Những tên lê dương cao lớn kinh hoàng trước những con người nhỏ bé, cực kỳ dũng mãnh lăn xả vào chúng. Có chiến sĩ với chiếc xẻng đã đánh gục mấy lính lê dương rồi mới gục ngã, có chiến sĩ khi chết răng vẫn cắn vào cổ họng tên địch...
    Hơn một giờ sau, bộ binh của Trung đoàn 88 ở phía sau vận động đến ứng cứu. Bọn địch bị đánh bật ngay khỏi trận địa, để lại hàng chục xác và lính bị thương. Trung đoàn trưởng Nam Hà lặng người nhìn khắp lượt trận địa pháo phòng không của đại đội 78 còn ngổn ngang lửa máu, ứa nước mắt thốt lên: ?oAnh dũng quá!?.
    Hôm đó tôi ở kíp nghỉ trực, đang phía bìa rừng. Nghe tiếng súng nổ ran hàng giờ liền ở trận địa, anh em đều sốt ruột sốt gan. Đến xế chiều, thấy anh nuôi mang về còn nguyên cơm canh và ném gánh cơm phịch xuống đất, nước mắt giàn giụa. Chúng tôi được lệnh mang ngay cáng thương cùng tiểu đội trưởng Thế Anh ra trận địa. Tới nơi, trái tim ai cũng thắt lại khi thấy đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ còn đang đứng áp người vào thành công sự, đầu gục xuống, mảng máu bết trên ngực. Chính trị viên Ngô Hạnh Phúc thì nằm trong hầm, đầu cuốn băng to xù, tay để lên trán, vắt chân chữ ngũ như đang nằm ngủ. Chúng tôi không dám kéo chân kéo tay anh, nhẹ nhàng đặt anh lên cáng, cứ để thế khiêng đi...
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trận đánh ngày 28-3 làm ta hy sinh hơn 100 người (Pháp phóng đại lên thành 300), Pháp chết 20 và bị thương 70. Trung đoàn chủ quan nên chỉ bố trí một trung đội bộ binh ở tiền duyên đại đội cao xạ, số còn lại về hết hậu cứ nghỉ. Lại không cảnh giới cẩn thận nên khi địch tấn công bất ngờ thì trận địa nhanh chóng bị tràn ngập. Mãi đến khi có báo động thì bộ binh mới ra phản kích, đến chiều thì địch cũng rút và ta giành lại được trận địa.
    Đúng là trong chiến tranh không được phép có sai lầm. Dù là nhỏ nhất....
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Trận này ta còn có 1 bất lợi khác là đa số cán bộ chỉ huy đều đang đi họp ở phía sau, cho nên ngay khi biết tin chạy về đơn vị thì lại không kịp chỉ huy phản công nữa. Vì thế phải nói là phía ta cũng hơi bị thụ động...
    Theo tài liệu bọn tây, mục tiêu của chúng nó ở đây là phá mấy khẩu cao xạ của ta rồi rút. Cuối cùng chúng nó cũng phá được vài khẩu...
  10. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Che mắt địch bằng rơm rạ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ, cao xạ pháp 37 ly lần đầu tiên xuất trận. Việc kéo pháo vào kéo pháo ra bằng sức người đã khó nhưng việc đào trận địa đưa pháo vào công sự rồi che giấu làm sao để giữ được bí mật cho tới khi nổ súng còn khó hơn nhiều. Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng, bằng phẳng; muốn phát huy được xạ giới, yểm trợ cho bộ binh, nhất thiết pháo phải được bố trí giữa cánh đồng quang đãng. Lúc này là cuối năm âm lịch, đồng bào đã thu hoạch xong lúa mùa, rơm rạ còn vứt ngổn ngang khắp nơi vì theo tập quán dân ở đây không dùng rơm rạ làm chất đốt hoặc cho trâu bò ăn như ở dưới xuôi. Gặt xong lúa đập tại chỗ, gùi thóc về nhà phơi, rơm rạ bỏ lại. Đến mùa sau, qua mưa nắng rơm rạ ải mục, cày bừa lấp lên biến thành một thứ phân hữu cơ bón ruộng.
    Làm cách gì che được máy bay địch quan sát từ trên trời và quân dưới mặt đất các vị trí gần đó như Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo không phát hiện được trận địa ta trước giờ nổ súng? Ở giữa cánh đồng Nà Lời này chúng tôi nghĩ, chỉ có thể lấy rơm rạ để ngụy trang. Trận địa 37 thường có 4 công sự ở 4 góc để bố trí pháo, mỗi hầm pháo sâu 1m, rộng chừng 25m2. Ở giữa trận địa là sở chỉ huy đại đội gồm các hầm thông tin, trinh sát, máy đo xa và hầm của chỉ huy.
    Đêm ngày N-3, tại nơi định đặt pháo, chúng tôi ôm những bó rạ xếp thành 4 đống lớn đặt ở 4 góc và vài đống nhỏ ở giữa gần giống một trận địa thật để thăm dò địch. Ban ngày, theo dõi thấy máy bay trinh sát kiểu L19 chúng tôi vẫn gọi là "Bà già" bay đến quần đảo, ngó nghiêng các đống rạ rất kỹ rồi lại bay đi. Đêm N-2, chúng tôi vào đào trận địa đủ 4 công sự đặt pháo, các hầm của sở chỉ huy đại đội xong lại ôm các bó rơm rạ chất đống lên đó và mọi việc đều làm xong trong đêm. Ngày N-1, theo dõi thấy máy bay L19 cũng đến nghiêng ngó lượn vòng, hạ độ cao, giảm tốc độ để tên phi công ngó đầu ra quan sát bằng mắt thường xuống các đống rạ. Không thấy có gì nghi ngại, máy bay lại bỏ đi, không thấy nó chỉ điểm cho pháo ở Mường Thanh bắn ra hoặc gọi bọn khu trục đến ném bom. Thế là ổn. Đêm N-1 chúng tôi dùng sức người kéo pháo từ bìa rừng vượt gần 2 cây số vào đặt ở công sự đã đào sẵn từ đêm qua. Còn người thì tản ra các ngách hào đã được chất rơm rạ lên nóc. 4 khẩu pháo hạ thấp nòng cũng phủ đầy những bó rạ lên trông hệt như những đống rạ khác vứt rải rác ngoài cánh đồng. Ngày N (13-3-1954) khi sương mù đã tan hết, các loại máy bay địch lại tới quần đảo ngó nghiêng nhưng không phát hiện được gì. Cả bọn địch ở mấy vị trí gần đó dùng ống nhòm quan sát nhưng cũng chỉ thấy ở cánh đồng Nà Lời toàn rạ là rạ. Chúng không sao biết được dưới một số đống rạ đó là những trận địa cao xạ của đối phương. Suốt ngày hôm đó, các trận địa của ta vẫn giữ được bí mật tuyệt đối.
    Đến 17 giờ 06 ngày 13-3-1954, pháo các cỡ của ta bắt đầu bắn vào Mường Thanh và đồi Him Lam mở đầu cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Lúc này pháo cao xạ được lệnh bỏ ngụy trang để nổ súng, yểm hộ cho bộ binh đánh chiếm Him Lam. Và ngày hôm sau 14-3-1954, các đơn vị pháo cao xạ chúng tôi bố trí ở cánh đồng Nà Lời đã bắn rơi tại chỗ một máy bay trinh sát L19 và hai máy bay khu trục Bi-ê-cát của địch. Đây là 3 máy bay đầu tiên của quân Pháp bị bắn hạ tại chỗ ngay ngày thứ hai ở mặt trận Điện Biên Phủ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này