1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Có thể nói tại ĐBP, ngoại trừ chuyện kéo pháo ra vào (có công binh và xung kích hỗ trợ) lính pháo binh 105 thuộc loại nhàn hạ nhất. "Mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu", ở trong hầm pháo kiên cố, ít bị đe doạ bởi pháo binh và không quân của Pháp, còn vấn đề biệt kích commando thì đã có các đơn vị bảo vệ. Nếu không phải bắn theo kiểu "hoả lực dọn dẹp" trước mỗi đợt tiến công thì thông thường chỉ cần 2 pháo thủ cho mỗi khẩu pháo bắn toạ độ đã căn trước, 1 ông nạp đạn, 1 ông giật cò. CÒn lại thì nghỉ ngơi thoải mái ở khu hầm pháo thủ gần đó. Đặc biệt về cuối của chiến dịch, nhiệm vụ của pháo binh nhiều khi chỉ là ngăn chặn không cho quân Pháp ra lấy dù tiếp viện. Ban ngày, giặc Pháp thả dù xuống lòng chảo nhưng đố bọn lính dám ra lấy dù vì các cỡ súng bộ binh luôn rình sẵn, đến đêm thì việc "quản lý" bãi dù là của pháo 105. Toạ độ đã được tính trước từ ban ngày, trời sẩm tối là các pháo thủ hoạt động, anh nạp đạn, anh giật cò, mỗi klhẩu cứ đúng 10 phút bắn 1 phát, 24 khẩu lần lượt xoay tròn. Vậy là cứ nửa phút 1 quả đạn rú trên đầu và nổ tung giữa bãi dù, kết quả là lính Pháp đành nuốt nước bọt nhị đói đứng nhìn những thùng tiếp tế nằm trước mắt mình mà không dám bò ra nhặt, cái chết đáng sợ hơn cái đói. Trong lực lượng pháo 105, đơn vị vất vả và đối mặt trực tiếp với nguy hiểm là phải nói đến đội "quan thông" (quan trắc - thông tin). Nhiệm vụ của lính quan thông là phải leo lên những vị trí cao, quan sát mục tiêu và các điểm nổ để điều chỉnh đường đạn cho pháo thủ vì pháo thủ không uqan sát trực tiếp được do khuất núi (spotter). Thời gian này ta có rất ít máy "điện thanh" (VTĐ), chủ yếu phục vụ xung kích và các đơn vị tiền tiêu vì vậy phương tiện chính của quan thông là các đường dây hữu tuyến. Mỗi anh lính phải mang trên lưng 1 cuộn dây to tướng để rải từ trạm quan sát đến các khẩu đội, mỗi tuyến dây có khi dài 5 - 7 km. Cũng hiểu được vì sao pháo 105 của ********* bắn chính xác nên bọn Pháp tích cực cho dò tìm tất cả các vị trí có khả năng là đài quan sát của quan thông. Khi đã phát hiện ra là lập tức tất cả các cỡ pháo và không quân của chúng xúm vào "đánh hội đồng" cái đài quan sát bé nhỏ chỉ có tối đa 2 chiến sỹ đấy. Nhiều khi liên lạc đứt, giữa mưa bom bão đạn, các chiến sỹ lại phải chạy đi nối lại liên lạc để thông tin dẫn pháo không bị gián đoạn. Vì thế, nếu tính theo tỷ lệ thì số quân quan thông hy sinh nhiều nhất trong lực lượng lựu pháo của ĐBP cũng tỷ lệ thuận với số người nhận huân huy chương trong chiến dịch.
    P/S: Người ta bình chọn loại pháo binh bị nguy hiểm nhất tại ĐBP là anh pháo bắn thẳng (sơn pháo 75mm, ĐKZ, SKZ...) vì các đơn vị này bố trí trên các sườn núi mặt đối mặt với địch. CHỉ cần cụm khói đầu nòng xuất hiện là các cỡ đạn của địch dập ngay. Kế đến là anh cao xạ do phải đứng giữa bãi trống tẩn nhau với không quân địch, dễ ăn bom, dễ ăn đạn và đối đầu cả bọn biệt kích dù. Cuối cùng là pháo 105, khá an toàn.
    Có một giai thoại vui của Đại đoàn 351 như sau: Ngày đầu tiên pháo cao xạ ta xuất trận. Kinh nghiệm còn non nớt nên 1 đại đội sau cả ngày nã đạn tung trời vẫn không bắn được chiếc máy bay nào làm vốn. Hết ngày, đến giờ cơm nước mà bếp lửa vẫn nguội lạnh, anh nuôi biến đi đâu mất. Tìm mãi mới thấy đồng chí T. anh nuôi đang nằm khểnh hút thuốc lào. Mọi người giận dữ xúm lại hỏi han xem cơm nước đâu mà không dọn cho anh em ăn. Đồng chí T. thủng thẳng "Cơm tao đổ hết đi rồi!". "Tại sao lại đổ cơm đi?" - mọi người lại ồn lên. Lúc này anh nuôi mới nổi xung lên quát tháo "Các đ/c bắn cả ngày, tốn bao nhiêu tiền đạn của nhân dân thế mà chả được cái máy bay nào! Cho nên tôi thấy các đ/c không đáng được ăn cơm! Bao giờ bắn cháy được máy bay hãy hỏi cơm nhé!"
    [​IMG]
    Giặc Pháp chạy pháo
    Khống chế sân bay
    [​IMG]
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao
    [​IMG]
    Sân bay Mường Thanh dưới làn pháo kích
    [​IMG]
    Hầm trú ẩn ở Điện Biên, phía xa có cai máy bay lên thẳng kìa
    [​IMG]
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Những người Việt Nam ở Điện Biên Phủ những không phải quân ta.
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Đầu não của Điện Biên Phủ Cô Nhi, Nava, Castris
    [​IMG]
    Niềm tự hào của quan Pháp tại Đông Dương = Lính dù
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Bót lại cái ảnh lính nhay dù bị hỏng
    [​IMG]
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Vẫn hỏng mới lạ chứ
    [​IMG]
  7. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi các bạn một chút, ai là chính uỷ và đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 351, và của binh chủng pháo binh sau này. Có thể cho mình biết được không
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đại đoàn 351 : quyền đại đoàn trưởng Đào Văn Trường, chính ủy Phạm Ngọc Mậu.
    Tư lệnh binh chủng Pháo binh trong KCCM là trung tướng Doãn Tuế (Voi Gầm).
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ấy, bác nhớ nhầm rồi. Cái đoạn mà bác nói đến là khi tổng kết chiến dịch Hoàng Hoa Thám năm 1951 (trong tập "Đường tới ĐBP"), chiến dịch này theo hồi ký cụ Giáp là hy sinh 500, bị thương 1.500. Theo quân sử 312 thì cũng từng ấy (tổng thiệt hại khoảng 2.200).
    Còn trận Him Lam thì cuốn "ĐBP điểm hẹn lịch sử" không thống kê thương vong của ta. Quân sử 312 ghi là hy sinh 62 người (312 là đơn vị duy nhất đánh trận này).
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nói lần cuối với ông TCM nhé.
    Vận chuyển đạn pháo trong chiến dịch ĐBP là hơn 400 xe vận tải của LX và TQ (chưa kể một số GMC chiến lợi phẩm, tổng cộng hơn 600 chiếc). Đạn được đưa đến tổng kho Tuần Giáo ở km62 rồi được phân phối về các đơn vị chiến đấu.
    Cố vấn trong trận ĐBP là 80 cố vấn TQ, không có cố vấn LX, còn số "chiến sĩ VN mới" thì không đáng kể (hay gần như không có).
    Trong hồi ký cụ Giáp có nhắc đến Anh hùng Nguyễn Văn Ba, chiến sĩ lái xe vận tải chở đạn pháo 105mm cho ĐBP.
    Wiki là bách khoa toàn thư mở, ai vào sửa cũng được, nếu người viết không có trình độ (như ông chẳng hạn) thì sai là chuyện thường.
    Vậy thôi. Khuyên ông 1 câu, nếu muốn thảo luận đàng hoàng thì ăn nói nghiêm túc đi. Còn trong trường hợp ông vào đây để phá phách.....
    Đọc thấy câu ông bốc phét về pháo ở trên lại phải nói thêm câu nữa. Dù có tính toán thần đi chăng nữa thì khi bắn đạn pháo rơi tản mát là chuyện cực kì bình thường trong bất cứ quân đội nào, ông lấy 1 phát đạn 130mm bắn lạc để quy cho toàn bộ pháo binh VN thì quả là nông cạn hết chỗ nói.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 09/04/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này