1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, bọn Osprey chuyên vẽ lại quân tranh theo hình chụp thời bấy giờ.
    Vì là hình đen trắng cho nên bọn nó phải đoán mò chuyện mầu mè, đoán sai là chuyện bình thường.
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí cuốc ra hình số 2 là lính thuộc tiểu đoàn 10 dù thợ săn đi bộ (10e Bataillon Parachutiste de Chasseur à Pied) ở trận Vĩnh Yên năm 51.
    1 phần là do thiếu lính từ mẫu quốc sang, tiểu đoàn này bị giải tán vào cuối tháng 8 năm 1952, phần lính ngụy và 1 số sỹ quan tây được tách ra để lập thành tiểu đoàn 3 dù ngụy (3 BPVN), tức chính là tiểu đoàn 3 lữ đoàn 3 sư đoàn nhảy dù QLVNCH sau này.
    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 23:42 ngày 15/06/2006
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Phải công nhận bọn lính tư bản được trang bị đầy đủ thật, cho dù đấy là lính thuộc địa. Các cụ tham gia ĐBP về kể lại khi thu dọn chiến lợi phẩm trên chiến trường khoái nhất là vớ được bộ cứu thương cá nhân của lính dù vì nó có đầy đủ dụng cụ sơ cứu như một y sỹ vậy, từ thuốc cầm máu, kháng sinh, moócphin, trị sốt rét...có thằng còn để sẵn cả 1 viên đạn . Tiếp theo các cụ sẽ lùng tìm những hộp "cát-quít", đây là những thực phẩm khô đa dạng được đóng thành 1 bữa của lính dù (không biết bác AK-M có vào đây không? lính dù Pháp bây giờ còn cái loại này không bác?). Cụ nào vớ được mấy hộp này có thể đổi được khối thứ cho đám lính tuyến sau (vì chỉ có lính xung kích tiến trước mới vớ được loại này, các chú theo sau thì hết phần, ông cụ nhà em ở pháo 105 nhưng lại có nhiều hơn cả đám xung kích vì cụ làm spotter, đám xung kích đi trận về là có quà vừa "đút lót" vừa "thưởng riêng" vì nhờ cụ chỉnh làn mà không bị pháo ta "đấm lưng"). Nhiều khi nghĩ cám cảnh cho các cụ nhà mình về trang bị.
  4. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chỉ có 1 bức tranh ********* thời kỳ 40'' nhưng ở Nam Bộ, tớ đoán trang bị chắc ko khá hơn ngoài bắc.
  5. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Lê dương ở Việt Nam
    [​IMG]
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Đợt đấu tranh tự phê bình và phê bình mẫu mực nhất
    50 năm trước đây, tại mặt trận Điện Biên Phủ, Đại tá Hoàng Minh Phương là trợ lý cho Bộ chỉ huy chiến dịch trong quan hệ với Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Do công việc mà ông được thường xuyên gần gũi và làm việc bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí trong Đảng ủy chiến dịch. Với 76 tuổi đời, 56 tuổi Đảng, từng hoạt động bí mật thời kỳ tiền khởi nghĩa ở Thủ đô, trải qua nhiều chặng đường cách mạng, ông có rất nhiều kỷ niệm, nhưng sâu sắc và đáng nhớ nhất vẫn là lần được chứng kiến cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình tại hội nghị cán bộ do Đảng ủy chiến dịch triệu tập vào tháng 4-1954, trong quá trình diễn ra đợt 2 chiến dịch. Trong đợt tiến công này, ta có nhiều trận đánh thắng lợi, nhưng cũng có những trận đánh không thành công, bị nhiều thương vong, tổn thất. Do vậy mà bên cạnh những biểu hiện tích cực, đã xuất hiện những hiện tượng hữu khuynh tiêu cực trong cán bộ và chiến sĩ. Ông cho đây là một đợt đấu tranh tư tưởng nghiêm túc nhất, mẫu mực nhất trong Đảng tại mặt trận Điện Biên Phủ, từ Đảng ủy chiến dịch đến cán bộ lãnh đạo đại đoàn, trung đoàn. Đây là một thành công lớn của công tác chính trị tư tưởng trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của quân đội ta. Thành công đó đã góp phần tạo nên khí thế mới, sức mạnh mới để quân ta tiến lên giành toàn thắng cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.
    Sau 2 ngày cán bộ lãnh đạo các đơn vị tự kiểm điểm ưu khuyết điểm của mình trong từng trận đánh, sang ngày thứ ba, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Tổng quân ủy kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch kết luận hội nghị. Căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy, Đại tướng chỉ rõ thắng lợi của đợt tiến công thứ nhất và thứ hai là rất lớn. Bộ đội ta có nhiều ưu điểm. Đó là tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị bộ binh, pháo binh, cao xạ, công binh, thông tin, trinh sát... là sự vận dụng chiến thuật, kỹ thuật mưu trí và sáng tạo; là ý thức trách nhiệm cao và tác phong sâu sát của cán bộ, nhất là trong những giờ phút chiến đấu gay go, quyết liệt.
    Sang phần nói về khuyết điểm, giọng Đại tướng vẫn ôn tồn ấm áp nhưng dần dần trở nên nghiêm khắc.
    Ông nói: ?oTrong khi kiểm điểm, một số đồng chí có khuyết điểm đã tự nhận là làm không đúng yêu cầu của Đảng ủy mặt trận. Nhưng nếu chỉ nói chung chung là thiếu quyết tâm, thiếu tinh thần trách nhiệm, tư tưởng lập trường không vững... thì chưa đủ. Đảng tin cậy các đồng chí, Đảng giao cho các đồng chí những đảng viên trung thành của Đảng, những chiến sĩ anh dũng của quân đội mà Đảng đã tốn bao nhiêu công sức giáo dục, rèn luyện? Mỗi một cán bộ tiểu đoàn chỉ huy hàng trăm chiến sĩ, nghĩa là chịu trách nhiệm trước sinh mệnh và tương lai của hàng trăm chiến sĩ, mỗi cán bộ trung đoàn chịu trách nhiệm trước hàng nghìn chiến sĩ, mỗi một cán bộ Đại đoàn chịu trách nhiệm trước hàng vạn chiến sĩ thanh niên ưu tú của Đảng và quân đội... Thế nhưng các đồng chí chưa hiểu thật đầy đủ trách nhiệm nặng nề đó!?.
    Không khí cuộc họp chùng xuống, sắc mặt Đại tướng nghiêm lại. Ông hỏi:? Trung đoàn trưởng trung đoàn X đâu? Chính ủy đâu? Đứng dậy!?
    Trung đoàn trưởng và Chính ủy trung đoàn X liền đứng nghiêm, nhận lời phê bình của Đại tướng. Ông xúc động hỏi: ?oCác đồng chí có xót xa không khi bao nhiêu chiến sĩ của mình ngã xuống mà trận đánh không thành công do thiếu sót của lãnh đạo và chỉ huy??.
    Cả hội trường im phăng phắc. Trải qua bao nhiêu chiến dịch, chưa bao giờ các cán bộ nghe Đại tướng nói với mình những lời nghiêm khắc như vậy, nhưng cũng là những lời thật chân thành và chí tình như người anh cả bảo ban căn dặn đàn em. Mọi người càng thấm thía về trách nhiệm của mình, về những khuyết điểm mà mình phạm phải, thấy rõ Đảng ủy mặt trận đang tiếp sức cho mình để chiến thắng những gì yếu hèn còn ẩn náu trong người. Đảng ủy đang nâng đỡ, dìu dắt mình vượt qua những thử thách hiểm nghèo để giành toàn thắng cho trận đánh lịch sử, một mất một còn với địch.
    Hội nghị kết thúc sau khi Đại tướng phổ biến các chủ trương mới để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của đợt tiến công thứ hai, chuẩn bị cho đợt ba chiến dịch.
    Chính ủy và Chủ nhiệm chính trị các đơn vị được triệu tập về cơ quan chính trị mặt trận. Chủ nhiệm chính trị Mặt trận, với thái độ niềm nở, ân cần như thường lệ, đã giải thích thêm về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ. Ông nói: ?oQuy luật phát triển của Đảng ta, quân đội ta là tự phê bình và phê bình. Chúng ta phải biểu dương đầy đủ mặt tốt của bộ đội, nhưng phải nghiêm khắc phê phán những khuyết điểm tồn tại. Bộ đội ta mặt tốt là chính nên phải biểu dương cho đầy đủ, phải nêu những gương chiến đấu anh dũng, khắc phục khó khăn cho mọi người học tập, phải thưởng phạt nghiêm minh và ngay việc xử phạt cũng chỉ nhằm mục đích giáo dục... Về đơn vị, các đồng chí cần căn cứ vào tình hình cụ thể mà tiến hành tự phê bình và phê bình cho tốt... Chúng ta phải thắng! Chúng ta nhất định thắng trong chiến dịch này!?.
    Sau đợt đấu tranh nội bộ nghiêm túc và sâu rộng đó, toàn Mặt trận như có một luồng sinh khí mới, một sức mạnh mới phi thường, để vượt qua gian khổ hiểm nguy, tiến lên giành toàn thắng. Những gương chiến đấu dũng cảm phi thường đã trở thành hiện tượng phổ biến, bình thường trong chiến dịch. Trong nhiều trận đánh, ở những phút giây hiểm nghèo, thường vang lên tiếng thét: ?oAi là đảng viên cộng sản! Hãy dũng cảm tiến lên!?, ?oAi là những người theo Đảng. Hãy dũng cảm tiến lên!?. Và như mọi người đều biết chưa có một chiến dịch nào lại xuất hiện nhiều anh hùng như Điện Biên Phủ!
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chắc chắn là trung đoàn 174 rồi.
    50 năm rồi, cần gì phải viết X Y nữa nhỉ.
  8. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    tiếp đạn cho ku vắt xi-líp :
    Tại sao quan bốn Pi-rốt lại tự tử
    Từ thời Na-pô-lê-ông, nước Pháp đã tự hào về pháo binh. Người ta quyết định chọn cho De Castrie một viên phó chỉ huy đặc trách pháo binh-Đó là trung tá Pi-rốt (Charles Piroth).
    Pi-rốt đã mất cánh tay trái trong một trận đánh tại Ý năm 1943, nhưng vẫn được giữ lại trong quân đội vì những kinh nghiệm chuyên môn giỏi của mình. Trong cuốn sách "Điện Biên Phủ, một góc địa ngục" của Bernard Fall hay "Điện Biên Phủ" của John Keegan, các tác giả đều có viết về trung tá pháo binh này: Theo ý kiến của tướng Cô-nhi, chàng pháo thủ Pi-rốt là sự bổ sung tuyệt vời cho chàng kỵ sĩ Đờ Cát. Những đơn vị pháo binh giỏi được điều lên Điện Biên Phủ đó là: tiểu đoàn 3 trung đoàn pháo binh thuộc địa thứ 10 (3/10 RAC), tiểu đoàn số 2 thuộc trung đoàn pháo thuộc địa thứ 4 (4C RAC).
    Theo tướng Cô-nhi, những khẩu trọng pháo 155mm là những khẩu pháo lớn nhất của quân đội Pháp bố trí ở Đông Dương được đưa lên Điện Biên Phủ và tiếng nổ sấm sét của nó sẽ là tiếng "chuông báo tử" cho cuộc tấn công ********* vào các tiền đồn! Ngoài 2 tiểu đoàn trọng pháo rất đáng tin cậy, còn có 3 đại đội súng cối hạng nặng 120mm; Mặc dù bắn không xa, nhưng với cách bắn cầu vồng, có thể phá hoại các giao thông hào của đối phương. Theo cách đánh giá của phương Tây thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng 2,5km2 đã có tới: 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120mm và 81mm.
    Đến ngày 13-3-1954, trước khi quân ta nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, các trận địa pháo binh của Pháp ở trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm đã sẵn sàng có từ 6-8 cơ số đạn tùy theo cỡ súng với số lượng như sau: 27.400 đạn pháo 105mm; 22.000 đạn cối và 2.500 đạn pháo 155mm.
    Pi-rốt thích trình bày với các nhân vật đến thăm tập đoàn cứ điểm về sức mạnh và hỏa lực pháo binh của hắn, đồng thời Pi-rốt khẳng định: "********* không thể nào đưa được pháo đến tận đây; nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp... và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược cho pháo của họ để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi!".
    - Ngày 17-2-1953, đến thăm Điện Biên Phủ, tướng Na-va lên đồi Him Lam quan sát và có vẻ lo ngại: -"Béatrice (Him Lam) là một cứ điểm kiên cố vào loại bậc nhất nhưng bị những ngọn đồi có rừng rậm bao bọc, đối phương có thể giấu những đại bác cỡ lớn và khi Béatrice rơi vào tay *********, rõ ràng đại bộ phận tập đoàn cứ điểm sẽ nằm trong tầm hỏa lực của họ!".
    Pierre Schoenderffer, một phóng viên quay phim mặt trận của Pháp lúc đó cũng đứng trên nắp hầm với các sĩ quan, nhớ rõ câu trả lời của Pi-rốt: "Thưa tướng quân, không có khẩu đại bác nào của ********* bắn được 3 phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt!".
    Với tướng Le Blanc, tham mưu trưởng lục quân Pháp đến thăm Điện Biên Phủ, Pi-rốt nói: "Nếu tôi được báo trước 30 phút, cuộc phản pháo của tôi sẽ có hiệu quả!"-Ngày 26-1-1954, khi Marc Jacquet, Bộ trưởng liên hiệp Pháp lên thăm tập đoàn cứ điểm hỏi Pi-rốt, hắn "hợm hĩnh" trả lời là hắn đã có quá số trọng pháo cần thiết ở Điện Biên Phủ và hắn cam kết sẽ bắt pháo binh đối phương phải im lặng ngay từ loạt đạn đầu!".
    Bộ chỉ huy Pháp từng phán đoán, đối phương không có khả năng đưa trọng pháo vượt qua núi cao thì chiều 13-3-1954, hơn 40 khẩu pháo đã giội bão lửa xuống Him Lam mở màn chiến dịch. Đòn phủ đầu của pháo binh ta đã gây cho quân Pháp nỗi kinh hoàng lo sợ, tập đoàn cứ điểm bị đe dọa nghiêm trọng.
    Ngay sau trận Him Lam, Pi-rốt, trung tá phụ trách pháo binh đã khóc trước mặt Langlais và rồi sau trận đồi Độc Lập (Grabielle) đêm 14-3, lực lượng pháo binh của Pi-rốt cũng tỏ ra bất lực!... Sau hai trận đấu, vốn liếng của Pi-rốt đã hao mòn quá lớn: 1 đại đội súng cối 120mm, 2 khẩu pháo 105mm, 1 trong 4 khẩu pháo 155mm đã bị phá hủy cùng với số đạn đã bắn vô tác dụng lên tới 2,7 vạn viên... Ngày 15-3-1954, vì quá bất ngờ, vì không chịu được hỏa lực của pháo binh ********* và lại bị Đờ-cát chỉ huy tập đoàn cứ điểm khiển trách, Pi-rốt đã tự sát bằng lựu đạn và được chôn ngay trong hầm của hắn!...
    ... Liền sau đó, một bức điện đã bay về cơ quan tham mưu của tướng Cô-nhi ở Hà Nội: "Trung tá Pi-rốt đã "bỏ mình" trên chiến trường danh dự!".

    (báo QĐND, sự kiện và nhân chứng)
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Cuộc đấu trí giữa hai bộ thống soái
    Ta siết chặt vòng vây - Pháp cố sức giải toả
    Sau khi quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ, Na-va vẫn đang lúng túng trước nguy cơ thất bại của cuộc hành binh A-xen ở Quy Nhơn, còn Cô-nhi thì lo đối phó với hoạt động mạnh của ta ở đồng bằng sông Hồng. Vậy là Đờ Cát ở vào tình thế phải tự xoay xở. Hắn ta không có những hoạt động đối phó với những thất bại đầu tiên... khiến người ta có cảm tưởng là hắn trút trách nhiệm chủ yếu của mình cho cấp dưới.
    Nếu đối với ta, tiêu diệt xong ba cứ điểm của quân Pháp phía Bắc tức là quân ta mới mở toang cửa của tập đoàn cứ điểm để chuẩn bị tiến xuống cánh đồng, thì phía Pháp đã vội cho rằng ?otrận giao chiến có lẽ sẽ thất bại, trừ khi có một hành động giải tỏa từ bên ngoài tập đoàn cứ điểm?. Trong khi tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng Ê-ly bay sang Oa-sinh-tơn để cùng những tên diều hâu Mỹ Đa-lét và Rat-xpho bàn kế hoạch can thiệp bằng không quân Mỹ vào Điện Biên Phủ (kế hoạch Diều Hâu) thì ngày 19 tháng 3, Đờ Cát điện cho Cô-nhi: ?oTôi cho rằng việc mất Điện Biên Phủ, mất phân khu Nam Hồng Cúm là không thể tránh được trong một thời gian ngắn. Phải tính đến chuyện cử La-lăng (chỉ huy phân khu Nam Hồng Cúm) cố gắng đi tìm con đường sang Lào để rút lui?.
    Về phía ta, sau đợt tiến công thứ nhất, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: quân địch còn rất đông, pháo binh và không quân của chúng vẫn hoạt động mạnh. Trước mặt quân ta lúc này là gần 40 cứ điểm liên kết với nhau chặt chẽ trên cánh đồng bằng phẳng, dưới sự che chở của các vị trí trên các điểm cao chạy dài suốt phía đông. Trong hội nghị từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 3, một vấn đề rất quan trọng được đặt ra để giải quyết là: Trong điều kiện nói trên, làm thế nào để tiếp cận địch và chiến đấu liên tục cả ngày lẫn đêm. Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương nhanh chóng xây dựng trận địa bao vây và tiến công.
    Thế là một quá trình chiến đấu mới bắt đầu. Các chiến hào từ trên các triền núi cao dần dần đổ xuống cánh đồng và không ngừng tỏa lan trên mặt ruộng. Trận địa càng tiến sát vị trí địch, chúng càng ra sức dùng pháo binh, máy bay phá hoại và dùng bộ binh xe tăng phản kích. Mặc dù phải liên tục chiến đấu gian khổ và căng thẳng nhưng chỉ sau 10 ngày, vào hạ tuần tháng 3, chiến hào của quân ta đã dài khoảng 100km, vây tròn lấy phân khu trung tâm (Mường Thanh) và khu Nam (Hồng Cúm), cắt rời hoàn toàn hai khu này. Một số chiến hào đã bò đến giáp hàng rào của các điểm cao phía đông.
    Sau này, chính người Pháp cũng phải thừa nhận rằng quân đội của họ ?ocố ngăn cản sự phát triển của mạng lưới hầm hào này đang bóp nghẹt Điện Biên Phủ, nhưng cả những loạt đạn pháo nổ trên không, cả những đợt súng cối bắn tập trung ban đêm... cũng không cản nổi các chiến hào ********* phát triển... Tập đoàn cứ điểm sớm bị vây hãm từ xa bởi một tập đoàn cứ điểm khác đang ngày càng siết chặt chiếc thòng lọng của nó... ?oViệc đối phó với sự phát triển các chiến hào của ta đã thu hút lực lượng không quân Pháp đến mức chúng ?ophải hủy bỏ các cuộc công kích vào đường giao thông... Không một quả bom nào được ném xuống đường trục tiếp tế trong suốt thời kỳ này (nửa cuối tháng 3), thời kỳ mà ********* bổ sung các kho đạn dược của họ...?.
    Quân Pháp vừa cố ngăn chặn các chiến hào của ta phát triển vừa ?olợi dụng tình trạng lắng dịu kéo dài? (giữa hai đợt tiến công của ta) để củng cố công sự, bổ sung trang bị, xây thêm những điểm tựa mới ở đông bắc khu trung tâm, bổ sung cán bộ chỉ huy.
    Nhưng những khó khăn của Pháp về tiếp tế đã sớm bộc lộ. Sân bay trung tâm đã hoàn toàn nằm trong tầm hỏa lực của ta. ?oCầu hàng không được xem như hoàn toàn bị gián đoạn... Bắt đầu những cuộc thả dù bấp bênh và tốn kém, làm sai lạc mọi dự kiến về hậu cần... Vì hỏa lực phòng không của ********* trở nên dữ dội đến mức các máy bay phải thả dù từ độ cao lớn hoặc trong những điều kiện rất nguy hiểm...?.
    Trong suốt nửa cuối tháng 3, Bộ chỉ huy chiến dịch vừa củng cố bộ đội, vừa bổ sung trang bị nghiên cứu kế hoạch tác chiến mới. Đó là kế hoạch mở đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm bằng cách tập trung lực lượng tiêu diệt toàn bộ quân địch trên các điểm cao phía đông. Những điểm cao này là khu vực phòng ngự trên chốt của cả phân khu trung tâm, quyết định số phận toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Tiến công vào khu vực này là một trận công kiên lớn chưa từng có của quân đội ta. Nếu trong những giờ đầu, quân ta phát triển khá thuận lợi thì sau đó cuộc chiến đấu tiến triển chậm dần lại. Sau khi được tăng viện thêm một tiểu đoàn biệt kích dù, địch dồn toàn bộ lực lượng ứng chiến từ Mường Thanh lên phản kích, ra sức bảo vệ những điểm cao chúng còn chiếm giữ, đặc biệt là quyết tâm bảo vệ vị trí then chốt A1 bằng mọi giá.
    Sau 4 ngày chiến đấu, quân ta đã chiếm được 4 trong 5 điểm cao phía đông, thu hẹp thêm phạm vi chiếm đóng và không phận của địch ở phía tây và phía bắc vào tới giáp sân bay, nhưng quân ta chưa hoàn thành được đầy đủ nhiệm vụ đề ra cho đợt 2. Đợt tiến công vừa qua không những đã làm bộc lộ một số nhược điểm của ta trước một cuộc chiến đấu quy mô lớn mà còn chứng tỏ thực lực ta chưa hơn hẳn địch. Chúng vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về không quân, hỏa lực còn khá mạnh, pháo binh hoạt động ráo riết. Từ ngày 6 tháng 4, khi ta tạm ngừng đợt tiến công thứ hai, địch đã tổ chức lại việc phòng thủ.
    Mặc dù bộ chỉ huy chiến dịch trước sau vẫn giữ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, nhưng một vấn đề cấp thiết lại được đặt ra: Tiếp tục đánh địch bằng cách nào? Phải tìm ra cách đánh thích hợp với trình độ tác chiến và tình hình sức khỏe (bắt đầu giảm sút) của bộ đội. Phải làm sao khoét sâu thêm nhược điểm của địch, hạn chế sức mạnh của chúng, giảm bớt thương vong của ta và đẩy dần quân địch đến chỗ nhất định bị tiêu diệt.
    Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt, Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây vào gần địch hơn nữa, tiếp tục đánh chiếm thêm một số vị trí của địch nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây, tiến tới đánh chiếm sân bay nhằm triệt hẳn tiếp tế và tăng viện của địch, uy hiếp mạnh hơn nữa tung thâm của chúng và tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch.
    Trong suốt 20 ngày cuối tháng 4, quân ta đã vận dụng nhiều hình thức hoạt động rất linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả để thực hiện chủ trương trên đây. Cụ thể là:
    - Đã phát triển trận địa tiến công và bao vây vững chắc, ngày càng tiến sát gần địch, hạn chế uy lực máy bay và pháo binh của chúng.
    - Đã phát triển mạnh chiến thuật đánh lấn, lần lượt tiêu diệt các vị trí chung quanh sân bay Mường Thanh, từng bước tiến gần sân bay và cuối cùng, từ hai hướng đông và tây tiến vào cắt ngang và làm chủ sân bay.
    - Đã tổ chức các đội thiện xạ, dùng hình thức bắn tỉa tiêu diệt bất cứ tên địch nào ló đầu ra khỏi cứ điểm, gây nên một nỗi khủng khiếp từng ngày từng giờ đối với địch.
    - Đã tìm mọi cách triệt nguồn tiếp tế và tăng viện của địch. Pháo cao xạ hoạt động tích cực và có hiệu quả, buộc máy bay địch phải thả dù tiếp tế ở độ cao lớn, khiến cho ngày càng nhiều dù rơi vào khu vực ta. Ta đã dùng hỏa lực các cỡ ngăn chặn không cho địch ra nhặt dù, đồng thời phát động phong trào đoạt dù của địch, lấy lương thực, đạn được bổ sung một phần cho ta.
    ?oPhương pháp vây hãm bằng hệ thống chiến hào cuối cùng hoàn toàn quấn chặt lấy từng điểm tựa, giống như con nhện bắt một côn trùng trong mạng nhện. Vị trí trở nên bị phong tỏa cô lập và nhanh chóng bị bóp nghẹt vì thiếu đạn dược, thực phẩm và nhất là thiếu nước?, một tình trạng căng thẳng, khủng khiếp mà sau này, khi đã bị bắt làm tù binh, tướng Đờ Cát đã phải thú nhận là quân Pháp không còn có thể chịu đựng nổi.
    Tuy nhiên, về phía ta, sau đợt hai, chúng ta cũng phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng do chiến dịch kéo dài đặt ra. Ngoài vấn đề cốt yếu là tiếp tục nghiên cứu cách đánh sao cho phù hợp với thế trận và so sánh lực lượng. Bộ chỉ huy chiến dịch đã tập trung chỉ đạo khắc phục những trở ngại đối với việc giữ vững và phát huy sức mạnh và hiệu quả chiến đấu của bộ đội.
    Khó khăn hàng đầu mà bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt quan tâm giải quyết là vấn đề tiếp tế. Do những trận mưa đầu mùa và do địch ra sức đánh phá đường tiếp tế cho nên có lúc công tác hậu cần trở nên nóng bỏng (có ngày, có khẩu pháo chỉ còn ba viên đạn; có đêm, gạo nhập kho mặt trận không được đầy một tấn). Trung ương Đảng lãnh đạo và động viên toàn dân dốc sức chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Riêng tại mặt trận, cán bộ ngành hậu cần đã phát huy tinh thần khắc phục những khó khăn vượt xa sức của mình. Cuối cùng, vấn đề tiếp tế đã được giải quyết một cách cơ bản trước khi quân ta bước vào đợt tiến công thứ ba.
    Về mặt chính trị tư tưởng, sau 5 tháng chuẩn bị và thực hành chiến đấu liên tục và căng thẳng, đúng vào lúc quân ta đang đứng trước một thử thách to lớn để giành thắng lợi hoàn toàn trong nhiệm vụ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì ?omột số hiện tượng không bình thường bắt đầu xuất hiện trong việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu của cán bộ?. Đảng ủy mặt trận đã kịp thời phát động một đợt học tập nhằm quán triệt quyết tâm của Trung ương, khắc phục tư tưởng mệt mỏi, hữu khuynh, tiêu cực, nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng của cán bộ và bộ đội, hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao.
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp "la Squadra Azzura" chiến thắng quân Pháp (và châu Phi), em lại tiếp tục lôi vài bài của nhà báo Robert Guillain (RG) đăng trên báo "Thế Giới" vào năm 1954.
    Vài ngày trước khi ĐBP thất thủ, RG trở lại lịch sử của trận đánh nhìn từ phía Pháp (bài dược đăng trên báo "thế giới" ngày mồng 3 tháng 5) :
    ĐBP, ai là tác giả? tại sao nó đã xẩy ra? nó diễn ra như thế nào?​
    ĐBP là cái gì vậy? 1 pháo đài đã có sẵn? 1 địa điẻm mà ta đã chọn 1 cách tình cờ trong vội vàng? Vũ khí tối tân của ta ở đó có gì? Bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu pháo ta có ở đó?... ta có lô cốt bằng bê-tông ở đó không?... lực lượng ta và lực lượng VM ở đó như thế nào?... tại sao chúng ta lại rơi vào đó?... Tại sao chúng ta lại mở 1 trận đánh ở cách hậu cứ đến tận hơn 300 km?
    Đó là những câu hỏi mà các đồng nghiệp ở Pa-ri hỏi những người từ đó về. Đa số những câu hỏi trên cho thấy bộ máy kiểm duyệt chính phủ đã hoạt động tốt đến thế nào để che dấu công chúng về những gì đang xẩy ra ở Đông Dương. Thật ra là tất cả mọi việc đều ít nhiều đã rõ về những sự kiện dẫn đến thảm hoạ hiện nay ở ĐBP.
    Cuộc mở màn mỹ mãn
    Chiến dịch 53-54 đã bắt đầu khá tốt đẹp cho quân ta. Tướng Na-va, vừa tiếp nhận 1 tình hình khó khăn, đã tiến hành 1 loạt các cuộc hành quân mạnh bạo : trận nhảy dù táo bạo xuống Lạng Sơn đã mang lại cho quân sỹ 1 lòng tin mới, cuộc rút lui êm ấm khỏi cụm cứ điểm Nà Sản, ngày 12/8. 1 chiến dịch nhảy dù bất ngờ xuống Lào Cai đã được điều hành từ đầu đến cuối 1 cách rất thông minh vào đầu tháng 9. Hơn nữa, những lực lưọng "bê- tông" của ta, bị bất động từ khi tướng Đờ-lát xây ra tuyến phòng thủ sông Hồng đang từ từ được chuyển vào các lực lượng dự bị cơ động nhờ việc thay thế bởi quân đội bản xứ.
    Nhiệm vụ của quân đội viễn chinh đang trở thành hành quân khắp nơi để đập vỡ các đơn vị VM, lấy lại tay trên nhất là trong vựa lúa của VM ở đồng bằng sông Hồng.
    Ông ta đã thành công, cuộc hành quân "Mouette" ở phía tây nam của vùng tam giác đồng bằng, bắt đầu vào giữa tháng 9, là biểu hiện của cái thành công này. Tướng Giáp bị bất ngờ, chương trình tấn công vào đồng bằng của ông ta bị phá vỡ, đại đoàn 320 bị thiệt hại nặng nề.
    chính lúc này đã xẩy ra 1 bước ngoặt quan trọng : tướng Giáp đã thay đổi chương trình ; ông ta đã bỏ vùng đồng bằng để quay sang 1 mục tiêu khác mà lúc đó chúng ta nghĩ là 1 mục tiêu dự bị : vào ngày 20/9, đại đoàn 316 là đơn vị đầu tiên chuyển hướng hành quân về vùng cao nguyên tự trị của dân tộc Thái. Có thể nói là ông ta đã quay lưng về phía vùng châu thổ sông Hồng để tiến về phía tây bắc.
    Na-va đuổi theo tướng Giáp về cao nguyên
    Thời điểm quyết định : tướng Na-va sẽ phải làm gì?
    Ông ta có 2 phương án có thể làm được :
    1- lợi dụng lúc quân VM ở xa để đánh vào vùng hậu phương VM gần vùng Đồng Bằng.
    2- chú ý đến việc Giáp tấn công vào những đồng minh bảo đảm của ta, các dân tộc miền núi sắp bị đè bẹp bằng cả 1 quả đấm chủ lực VM. Đế tránh việc họ bị tan rã, chúng ta cũng phải chú ý đến cánh cửa thượng Lào dẫn đến Luang-Pra-Băng, kinh đô của vị quốc vương trung thành với Pháp.
    Tướng Cô-nhi, người chỉ huy vùng bắc bộ ở Hà Nội, hết sức đấu tranh cho phương án thứ nhất. Tướng Na-va, người chỉ huy toàn bộ Đông Dương, trong đó có vương quốc lào, đã chọi phương án 2. Ngày 20/11, ông ta thả xuống ĐBP hàng nghìn người lính dù. Ông theo chân tướng Giáp, hoặc nói đúng hơn, ông ta đi trước tướng Giáp, lên cao nguyên Thái, cắt đường sang Lào. Nhưng cùng lúc đó chính là lúc ông ta đã mất chủ động chiến lược.
    Ở giữa vùng đất tái và Luang Prabang, ngôi làng ĐBP nằm giữa 1 thung lũng lớn. Nó được chọn vì nó nằm ở ngay giữa 1 ngã tư chiến lược dẫn đến các vùng quan trọng của Đông Dương. Nó cũng hiện ra như 1 thủ đô tự trị của liên bang các dân tộc Thái. Hơn nữa nó đã có sẵn 1 đường sân bay do quân đội Nhật xây thời thế chiến thứ 2.
    Đóng quân ở đây có nghĩa là uy hiếp vào sườn các đơn vị VM đang tiến về vùng này, nó cũng sẽ uy hiếp sau lưng họ khi họ sẽ tiến về phá Luang Prabang.
    Cái chính là chúng ta sẽ rút kinh nghiệm Nà Sản, ĐBP sẽ không phải là 1 cụm cứ điểm, nó sẽ là trung tâm của các cuộc hành quân cơ động sang các vùng xung quanh.
    quyết định đến từ Pa-ri
    Nhưng thật ra tướng Giap có vẻ không ngần ngại gì cả trước tình huống mới này. Ông ta tiếp tục cho đại đoàn 312 rút khỏi vùng đồng bằng. Sau đó là đến lượt đơn vị thiện chiến nhất của VM, đại đoàn 308 đáng gờm.Chưa bao giờ trong lịch sử, 1 khối lượng lính lớn như thế dám tiến vào vùng cao nguyên. họ còn được yểm trợ bởi 1 loại pháo mới đối với họ, những khẩu pháo 105.
    Lúc đó đúng là Lào đang ở trong tầm nguy hiểm. Để trả lời việc địch tăng lực lượng, quân số ở ĐBP được củng cố. Những trận giao tranh giữ dội đã xẩy ra với quân tiên phong VM cho thấy họ rất táo bạo. một số quân nhân bắt đầu nói là "địch đã quyết đinh mục tiêu".
    lòng chảo ĐBP bắt đầu biến thành 1 pháo đài xung quanh sân bay. Những khẩu pháo 105, 155 và ngay cả những xe tăng được tháo gỡ đưa đến ĐBP bằng máy bay và lắp ráp tại đây.
    Ngày 12/12, Lai Châu, thủ đô liên hiệp các dân tộc Thái được di tản về ĐBP. Nhưng ý định các chiến dịch cơ động vẫn còn đó, ở bộ tham mưu, chương trình thành lập 1 cứ điểm thứ 2 để yểm trợ lẫn nhau với ĐBP cũng bắt đầu được nghiên cứu.
    Nhưng 1 lần nữa, lại tướng Giáp đã hành động nhanh hơn ta, vào Nô-en, quân VM tấn công trung Lào, họ chiến Na-Pao và Thakhek trong 1 trận đánh chớp nhoáng. Như vậy ĐBP trở thành 1 vị trí cô độc giữa vùng địch kiểm soát, để bảo vệ nó, nó phải bắt đầu củng cố hầm hào và ta trở thành bất động ở đây. Ám ảnh Nà Sản lại xuất hiện ở bộ tham mưu. VM lại bao vây cụm cứ điểm nhằm tiêu diệt nó như ở Nà Sản, chúng ta phải làm gì đây?
    Người có quyền ra lệnh, tuớng Na-va đơn độc ở Sài gòn đã im lặng. Nhưng phải nói, quyền quyết định cuối cùng không thuộc về ông ta mà thuộc vào chính phủ ở Pa-ri. Họ cho ông ta nhiệm vụ phả bảo vệ Lào bằng mọi giá. Một lần nữa cái bi kịch của chúng ta ở Đông Dương lại được thấy rõ : chính phủ đã cho chúng ta 1 nhiệm vụ quá lớn đối với thực lực của chúng ta, nhưng lại không cho những phương tiện cần thiết.
    Để thấy sự kiện này, chúng ta phải trở lại Pa-ri vào tháng 7, khi mà mọi người đang chuẩn bị cái gọi là "chương trình Na-va". vị tướng đã có mặt ở Pa-ri để giới thiệu chương trình của mình và
    tường trình tình hình khó khăn ở Đông Dương. kết luận của ông ta là ông ta xin thêm quân sỹ và quyền tự do hành động.
    ông ta được viên tổng tham mưu trưởng và được thống chế Juin, chủ tịch uỷ ban quốc phòng của quốc hội hỗ trợ. Vị bộ trưởng quốc phòng cũng nói là sẽ ủng hộ ông ta nếu các mục tiêu quân sự của ông ta rõ ràng... và nếu nó không có vân vướng vào các mục tiêu chính trị của liên hiệp Pháp!
    Thế còn nước Lào, người đồng minh trung thành của chúng ta? đây là 1 vấn đề chính trị quan trọng của Liên Hiệp, chúng ta bắt buộc phải bảo vệ nó. Thống chế Juin đã báo trước về việc bảo vệ Lào, có nghĩa là phải bỏ ra nhiều phương tiện quân sự mà ta thiếu với cái nguy hiểm làm bất lực hoá các chiến dịch tấn công khác của ta. Nhưng trong cuộc họp này, sự thật là những cần thiết quân sự chỉ được xem là phụ trước những bắt buộc chính trị. Những chính trị gia chỉ cần người chỉ huy quân sự thi hành mệnh lệnh mà họ đã đưa ra.
    chiến tranh do dân thường chỉ huy
    Ai thật sự chỉ huy chiến tranh ở Đông Dương? Cái thật sự ngu xuẩn là nó được điều hành bởi những ngài bộ trưởng dân sự không hề biết gì về quân đội. Họ truyền cho cấp chỉ huy quân đội những chương trình mơ hồ cao siêu và cùng 1 lúc họ không cho những phương tiện cần thiết để thi hành nó.
    Đó là ông Letourneau, ngài bộ trưởng quyền thế của bộ các quốc gia liên hiệp [bộ này trước kia được gọi là bộ thuộc địa ministere des colonies]
    khi nước Lào đã vào liên hiệp pháp, nước Pháp đã thề là sẽ bảo vệ nó. lờ thề sẽ được giữ cho dù nước Pháp hoàn toàn không có khả năng để thi hành! Cái công cuộc xây dựng liên hiệp Pháp mà ông Letourneau và những người thay thế ông ta sau này, đã được làm hoàn toàn ngoài thực lực của nước Pháp.
    thống chế Juin đã nêu lên cái nguy hiểm, nhưng những bản báo cáo của những ông Dejean, bộ trưởng quốc phòng và ông Jacquet, người tiếp theo của ông Letourneau đã có hiệu lực nhiều hơn. bị trói vào cái lô-gích chính trị, họ rất sợ cái ý định rút lui khỏi Lào sẽ làm rối loạn tình hình chung. Một số còn nêu ra ý định kêu gọi người Mỹ giúp đỡ bảo vệ Lào bằng không quân ngay từ lúc này.
    kết luận của của cuộc họp là phe Na-va bị thua. Chính phủ bắyt Na-va phải bảo vệ Lào bằng mọi cách chống lại ý định cuả thống chế Juin. hơn nữa họ cũng cho Na-va những tiếp viện cần thiết như ông ta muốn. Thay vào số 50 000 lính cần thiết, ông ta chỉ được chưa đầy 20 000 người trong đó tính cả những người thay thế hết hạn nhiệm vụ. Và nếu quân đội viễn chinh bị thiệt hại nặng trong thời gian sắp tới, Na-va cũng sẽ không nhận được tiếp viện về người trước ngày 1/4/1954.
    tai nạn ĐBP bắt đầu xẩy ra ở trong cuộc họp này. Nó không được sản sinh ra ở Đông dương mà ở Pa-ri. Phía quân đội chỉ có thể từ những quyết định trên, cố gắng thi hành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Họ muốn bảo vệ Lào bằng cách lập một địa diểm để giữ chân quân chủ lực khó gặp được của Giáp và bắt họ đánh 1 trận đánh theo kiểu của họ. Nhưng tướng Giáp chỉ đánh 1 khi ông ta chắc chắn là sẽ thắng...

    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 10/07/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này