1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Sau chiến thắng ĐIện Biên, Đại đoàn 316 (có thể tôi nhầm tên) được giải thể, chuyển sang nhiệm vụ đại loại như kinh tế quốc phòng (có bác nào có thông tin cụ thể về vụ này xin pót lên), một trung đoàn ở lại Điện Biên, một trung đoàn ở Mường Ẳng thành hai nông trường, cho đến bây giờ, tại các nơi này vẫn sử dụng các tên như: c1, c2, c4..v.vv..theo biên chế của các đại đội ngày xưa....
    Con đường từ Tuần Giáo đi Điện Biên, tôi đã đi lại nhiều lần, Tuần Giáo, đèo Ta cơn, Chiềng Sinh, Búng Lao, Tảng Quái, Thác Bay...Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể nào hình dung nổi,làm thế nào, chúng ta đã có thể vận chuyển một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực....để tiếp tế đủ cho một chiến dịch có quy mô như vậy, vì, cho đến cách đây khoảng 15 năm, đọan đường chỉ có 80 km ấy, tôi đã phải đi mất gần một ngày....
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Không ảnh do bọn Pháp chụp Điện Biên Phủ
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Thật ra mà nói, quân y của ta lúc đó không được như sau này, cho nên rất đáng tiếc là có rất nhiều thương binh không cứu được. Trong "ĐBP, một góc địa ngục" của Bernard Fall, ông này có kể lại theo lời nói của giáo sư Tôn Thất Tùng, ở ĐBP, để chăm lo sức khoẻ cho hơn 50.000 bộ đội, dân công, phía ta chỉ có 17 bác sỹ, trong đó chỉ có 5 người đã được huấn luyện phẫu thuật ở trường y, số còn lại chỉ mới là sinh viên y khoa khi đi tham gia kháng chiến.( phía bọn Tây, mỗi tiểu đoàn có ít nhất 2 bác sỹ quân y, chưa kể y tá)
    Cái chuyện viên trung đoàn trưởng bị cach chức là 1 lời đồn phía bọn Pháp (phía ta em không nghe tới). Trong quyển "172 ngày ở ĐBP" của lão Erwan Bergot (lão này lúc đó là đại đội trưởng đại đội cối của tiểu đoàn 1 dù lê dương) thì viên trung đoàn trưởng đó bị ta xử bắn luôn . Lúc đó bọn nó tấn công chiếm lại Eliane 1 (trong đợt 2 ta tấn công A1). Em có trích đoạn này ở LSVH cách đây 1 thời gian ( đoạn lính dù ngụy hát quốc ca pháp khi tấn công). Theo em đây chính là vụ cụ Nguyễn Hữu An bị kỷ luật.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hừm, như vậy có nghĩa là con số 62 người hy sinh trong trận Him Lam chỉ là số hy sinh ngay trong trận đánh, còn số thương binh tử vong sau đó thì chưa kể đến.
    Nhân tiện, trong những sách của Tây về ĐBP thì em đánh giá quyển của lão Erwan Bergot mà bác nói với hồi ký của lão Jean Pouget (sĩ quan tùy tùng của Navarre và chỉ huy A1-Elian 2) là 2 quyển viết "tử tế" nhất về bộ đội ta. Chỉ có điều là lão Bergot đôi lúc cũng hơi thần thánh hoá quân Pháp.
  6. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Theo như cuốn "Tướng Giáp và hai cuộc chiến tranh đông dương" thì ở trận điện biên phủ cuối cùng bọn Pháp chỉ được nhận lại tổng cộng khoảng 3000 người trong số mười mấy nghìn tên bị ta bắt làm tù bình, do số tù binh này đã chết trên đường bị giải đi do đói, mệt, thiếu lương thực. Tổng cộng là với khoảng 15000 tên trong trận ĐBP Pháp mất tất cả là 12000 nghìn. Phương Tây sau này cũng nói nhiều về việc số tù binh Pháp chết sau trận đánh quá lớn.
    Nói chung là người Pháp không bao giờ có cái nhìn khách quan về ĐBP, họ luôn cho rằng chúng ta sử dụng cái gọi là biển người để lấn át họ. Bộ đội ta hy sinh nhiều không phải vì chúng ta tác chiến không bằng lính Pháp mà bởi bọn chúng có máy bay ném bom, và hoả lực pháo binh rất mạnh. Chúng có cả xe tăng, súng phun lửa và những thùng chất cháy gì đó có thể biến những người tấn công thành bó đuốc sống khi tiến công. Có thể nói DBP là một cuộc chiến chênh lệch về trang bị. Bộ đội ta thường xuyên phải xung phong dưới làn pháo, và mưa bom của kẻ thù. Trong hồi ký của mình, bác Giáp viết rằng đã phê chuẩn cho trận đánh mở màn Him Lam 2000 quả đạn pháo, còn trong đêm đó Pháp đã đáp trả vào Him Lam 6000 quả, điều đó đủ thấy là bộ đội ta đã phải chiến đấu chênh lệch như thế nào.
    Nói chung Pháp, Mỹ những kẻ địch của chúng ta đều là các "ông lớn". Thua rồi nhưng vẫn to mồm để giữ thể diện. Hình ảnh di tản như vịt trên nóc đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn hay là hình ảnh Pháp cuốn gói khỏi cầu long biên có lẽ luôn sát muối vào giới lãnh đạo chóp bu của họ. Dù thế nào thì cũng không thể xoá hết các thước phim đó, đúng không các bác
  7. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Erwan Bergot đúng là có thần thánh hoá quân Pháp. Chính vì thế mà em phải nêu ra lão là cựu chiến binh tiểu đoàn 1 dù lê dương ở ĐBP. Việc cựu chiến binh thần thánh hoá quân đội của mình không phải chỉ xẩy ra ở Pháp mà thôi , điều này, chúng ta những người đọc có thể nhân nhượng được
    Cũng phải nói thêm, ở ĐBP, khoảng 1/3 quân số Pháp là quân phỉ dân tộc Thái của Đèo Văn Long bị đánh dạt về đây sau khi ta giải phóng Lai Châu và các vùng phụ cận. Tinh thần những người lính ngụy này không cao, cả 1 tiểu đoàn ngụy Thái đã đảo ngũ bỏ cứ điểm Bản Kéo ngay những ngày đầu trận đánh.
    Về vấn đề ta trả tù binh ít, phải chú ý đến các lý do sau :
    - Số người Việt trong các đơn vị Pháp cũng khá cao (chẳng hạn các tiểu đoàn lê dương lúc đó thường có 1 đại đội người bản xứ An-nam-mít, chưa kể số bổ sung trong các đại đội khác). Đa số những người này sau đó ta thả về quê, ta chỉ giữ lại những tên cầm đầu như Phạm Văn Phú...
    - Lý do thứ 2 là do bọn lính tây béo tốt sống sót (chính bọn này là bọn đánh nhau hăng nhất trong suốt trận đánh) đều đã mệt mỏi kiệt quệ cả về tinh thần lẫn thể xác, sau đó ta lại chỉ cho chúng nó ăn như bộ đội ta (ở đây mới thấy bộ đội ta lúc đó ăn uống khắc khổ thế nào), cho nên nhiều đứa đã chết vì thiếu chất. Đây là 1 kinh nghiệm đối xử tù binh mà ta đã rút trong thời kháng chiến chống Mẽo, bọn tù binh Mẽo sau này ở miền bắc toàn là được ăn "trung táo", trong khi khắp nơi người ta không có đủ để ăn. Vấn đề bình đẳng xuất ăn hiện nay được tất cả mọi người chấp nhận, ngay cả những bọn tù binh tây trước kia. Lão Erwan Bergot có viết 1 cuốn sách khác ngay sau quyển "172 ngày..." tên là "đoàn xe 41" kể lại thời điểm lão ấy bị bắt sau ĐBP. Tất nhiên là nó nhậy cảm hơn quyển "172 ngày..." do nó nói nhiều đến chuyện chính trị, nhưng nó cũng cho thấy rõ tâm cảm đau khổ nhục nhã của những thằng thực dân da trắng bại trận trước 1 dân tộc da vàng đã bị chúng nó đô hộ khinh miệt cả trăm năm. theo em chính cái tinh thần đó làm cho nhiều thằng chán nản cuộc đời để rồi chết héo chết mòn trong trại tù binh...
  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Em đang tung tăng ở box của em bên kia thấy các bác bàn tán xôm tụ nên ghé qua, tặng các bác cái ảnh minh hoạ nhá.
    [​IMG]
    [​IMG]
    CÒn cái này bọn Pháp chú thích là tù binh ĐBP trong trại tù binh của *********
    [​IMG]
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Những "ông chủ" tạm thời của Điện Biên Phủ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    ĐBP dưới góc nhìn người Pháp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này