1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bổ sung thêm 1 tí :
    Mỗi tiểu đoàn có 1 trung đội bộc phá dự bị. Ngoài ra mỗi tiểu đoàn có 1 đại đội bộ binh mạnh gồm 4 trung đội, chuyên đi đầu tiên trong những trận đánh đồn, thường được gọi là đại đội mũi nhọn hay đại đội tiêm đao. Nếu biên chế đúng thì đại đội thường sẽ có 120-140 người, 20 tiểu liên, 50 súng trường; đại đội mũi nhọn có 160-180 người, 40 tiểu liên, 70 súng trường.
    Em chưa hiểu nguyên tắc "tứ tổ nhất đội" được áp dụng thế nào, nếu cho 1 c bộ binh = 3 b xung kích + 1 b bộc phá + 1 b thang ván thì không phải 1 đội bằng 4 tổ. Nếu cho 1 c bộ binh = 2 b xung kích + 1 b bộc phá + 1 b thang ván thì lại không đúng với nguyên tắc "tam tam chế".
    Có khả năng là ngay ở cấp trung đội và tiểu đội cũng có các tổ bộc phá riêng của mình, đi cùng bộ binh vào đồn, thì mới giải thích được tỉ lệ trang bị súng quá thấp như vậy (50%-70%).
    Đội thang ván có lẽ kiêm luôn tải thương.
    Việc cối 60mm trang bị đến cấp đại đội nên xác minh lại.
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo tớ, tổ tiêm đao, tổ dao nhọn hay tổ cắm cờ là một cách gọi chung cho những mũi thọc sâu, chia cắt đội hình địch. Ví dụ như khi tiểu đoàn 130 đánh vào cứ điểm 3 của Him Lam. Các tiểu đội dao nhọn của anh hùng Trần Can (sau này, ông hi sinh ở 507) có nhiệm vụ vượt qua nhanh chóng các lô cốt, ụ súng, thọc thẳng vào hầm ngầm chỉ huy, cắm cờ. Các mũi dao nhọn khác có nhiệm vụ tiến sâu nhất có thể được, nhiệm vụ tiêu diệt hoàn toàn quân địch trong chiến hào chỉ là phụ. Điều này rất quan trọng, vì nếu đơn vị dao nhọn đặt nhiệm vụ tiêu diệt lên hàng đầu, sẽ dẫn đến tình trạng địch dồn cục tử thủ, không giải quyết được. Khi đã hình thành thế trận chia cắt, lực lượng này sẽ đánh lộn lại, cùng các lực lượng đi sau sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt (vậy nên mới có những chuyện chiến đấu bằng lưỡi lê và dao gắm, khi đội hinh hai bên đã đan xen vào nhau). Các bác xem phim Trung đội của Mỹ cũng có thể thấy một phần điều này.
    Theo những gì tớ biết, có hình thành tổ bộc phá, tiểu đội bộc phá nhưng là trong đội hình trung đội bộc phá, thuộc đại đội xung kích. Các chiến sỹ xung kích cũng đánh bộc phá được, như trường hợp đại đội 243, tiểu đoàn 11 Phủ Thông khi đánh cứ điểm 1 Him Lam, khi tiểu đoàn đã dùng đến tiểu đôi bộc phá thứ 5 mà chưa mở được cửa, toàn đại đội đã xung phong làm bôc phá viên. Ngoài ra, cùng với số bộc phá "vương vãi", khi vào đồn nhiều khi tổ bộc phá cũng vào theo, các chiến sỹ dùng số bộc phá để đánh công sự, điều này khiến chúng ta nghĩ tổ bộc phá về đến tận tiểu đội chăng? Thường khi mở cửa, các tổ bộc phá chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ đại đội. Trung đội bộc phá dự bị có thể là trung đội bộc phá của các đại đội khác cùng thuộc tiểu đoàn.
    Về nguyên tác "tứ tổ nhất đội" và "tam tam chế". Theo tớ, ta không nhất thiết cứ cứng nhắc thực hiện, vậy nên, hiện thời ta cứ thử nghiệm cái đã. Về tỉ lệ súng cá nhân thấp của ta, tớ cũng thử mô tả như trên, không biết các bác thấy có hợp lý không?
    Tổ thang ván và tổ bộc phá, có lẽ sau khi vào tung thâm sẽ làm nhiệm vụ ném lựu đạn, tải thương, thông tin, "nhặt súng" chiến đấu tiếp.
    Cối 60mm trang bị đến cấp đại đội đúng là cần xác minh lại, nên tớ đã đưa lên thành hoả lực tiểu đoàn, tức là chỉ có 2 khẩu.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo em biết thì chính vì yêu cầu như vậy nên mỗi tiểu đoàn mới tổ chức 1 đại đội mạnh (4 trung đội, thay vì 3 như các đại đội khác) chuyên để làm nhiệm vụ thọc sâu. Bản thân cái tên chủ công, mũi nhọn... cũng đã phản ánh vai trò của nó rồi. Thường thì đại đội này luôn đánh ở hướng chính và cũng hay phải chịu thương vong nặng nhất.
    Các cấp khác cũng thế, quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn... đều tổ chức 1 đơn vị "con cưng", hay để dành cho những mục tiêu khoai nhất. VD như F308 có E102, F312 có 209, F316 có E174....
    Trường hợp trung đội bộc phá dự bị là dự bị chung cho cả tiểu đoàn (trong trận Him Lam đích thân tiểu đoàn trưởng hạ lệnh đưa trung đội này vào chiến đấu), vì không loại trừ có những trường hợp cả 3 đại đội cùng đánh trên 3 hướng, thì phải có dự bị để sẵn sàng hỗ trợ nếu cần thiết.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Để tớ về sửa lại cho rõ mũi chủ công.
    Theo tớ, thường thì khi một tiểu đoàn đánh công kiên một đồn nào đó thì chỉ đánh 1 mũi điểm vì phải tận dụng triệt để nguyên tắc tập trung lực lượng (có thể có cối, pháo 75mm phối hợp, mũi diện). Còn khi một tiểu đoàn đánh đồn mà dùng tới 3 mũi thọc sâu, thì đồn đó là đồn nhỏ cỡ liên trung đội trở xuống, hàng rào ít hoặc chỉ có tường bao và sự tương trợ giữa các mũi là tương đối dễ dàng, lúc đấy sự cơ động khi sử dụng các trung đội bộc phá là được. Nhưng nói chung, tớ không nghĩ có trận nào tiểu đoàn công đồn, một đồn thực sự (có hàng rào chắc chắn) mà dùng tới 3 mũi.
    Trong ĐBP, thường thì một tiểu đoàn phụ trách một mũi. Theo tớ hình dung, đội hình xuất phát tấn công sẽ bố trí dọc theo đường hào xuất phát tiến công, do đó các đại đội sẽ bố trí theo hàng dọc hoặc hình tam giác mà đại đội chủ công sẽ là đỉnh trên, trong mỗi đỉnh thì lần lượt sẽ là hoả lực, bộc phá, thang ván (?), xung kích. Mỗi đại đội sẽ quản quân của mình. Vậy nên, tớ nghĩ khi tổ bộc phá thương vong hết, đại đội muốn điều thêm không thể ra lệnh cho tổ bôc phá bạn được (cả về điều lệnh lẫn không gian chiến đấu), phải thông qua tiểu đoàn và tiểu đoàn sẽ điều tổ bộc phá chưa sử dụng của các đại đội khác đến. Người ta sẽ gọi trung đội bộc phá này là gì? Tớ nghĩ sẽ gọi là trung đội bộc phá dự bị do tiểu đoàn điều đến.
  5. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Thế xin hỏi thử các nhà chiến lược vừa "thiên tai" vừa hơi "chí " một chút câu này : Nếu tổ quốc bị xâm lược ( giả định đối thủ là Mỹ hay TQ các nhà "chiên lược" nói hộ kế hoạch đôí phó đi . ĐBP thì cũ rồi . Tất cả chỉ là giả thuyết thôi . Đây mới là vấn đề mới . Nhờ các nhà "thiên tai" nói cho bàn dân thiên hạ rõ cái "thiên tai" của mình . Nhớ đừng nói phét nhé !!!
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Ra chỗ khác chơi nhé, ở đây đang nói về ĐBP.
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tiếp tục với ĐBP, em xin đưa lên một số bản đồ.
    Mạng lưới thông tin:
    [​IMG]
    Mạng lưới hậu cần:
    [​IMG]
    Trận Him Lam:
    [​IMG]
    Trận đồi Độc lập:
    [​IMG]
    Trận đồi C1:
    [​IMG]
    Trận đồi A1:
    [​IMG]
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Những vấn đề mà người Pháp sẽ gặp khi tấn công Việt Bắc :
    1. Thời điểm bắt đầu lập kế hoạch sẽ là lúc nào : giữa tháng 3, cuối tháng 3, giữa tháng 4, cuối tháng 4 ? Vì sao ?
    2. Phải sử dụng bao nhiêu tiểu đoàn thì mới "tấn công dữ dội" VB được ? Số quân đó rút từ những chiến trường nào, dùng phương tiện nào chở (trường hợp Mĩ không giúp thêm máy bay vận tải) ?
    3. Mục tiêu tấn công là chỗ nào (xã nào, huyện nào) trong các nơi sau : Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng ?
    4. Dự kiến phải mất bao nhiêu thời gian để xây dựng xong kế hoạch, tập kết người và vũ khí cho 1 chiến dịch quy mô như vậy ? Dùng phương tiện gì để chở (trong trường hợp Mĩ không giúp thêm máy bay vận tải) ? Nếu dùng xe thì dự kiến mất bao lâu ?
    5. Bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ như thế nào ?
    6. Có sử dụng quân dù để đánh VB không, nếu có thì lấy lính đâu để chi viện quân cho ĐBP ?
    7. Dự kiến mất bao nhiêu thời gian thì mới chiếm được mục tiêu định trước ? Sau đó thì sẽ chiếm đóng lâu dài hay đi lùng bắt chính phủ HCM ?
    8. Dự kiến trong thời gian lập kế hoạch, triển khai, tập kết, hành quân, tấn công... đó thì ĐBP có đứng vững được không ?
    9. Nếu chiếm đóng lâu dài thì phải dùng bao nhiêu quân và thời gian để bình định vùng mới chiếm, càn quét, chống phục kích tập kích ?
    10. Nếu chiếm đóng lâu dài thì cung cấp hậu cần bằng đường không hay đường bộ-thuỷ, nếu bằng đường không thì làm thế nào để chi viện ĐBP (trường hợp Mĩ không giúp thêm máy bay vận tải), nếu bằng đường bộ-thủy thì làm thế nào để đảm bảo là sẽ không bị cắt như Hoà Bình ?
    11. Nếu lùng bắt chính phủ HCM thì lùng ở những chỗ nào (xã nào, huyện nào), trong trường hợp không tìm được thì tiếp theo sẽ làm gì ?
    12. Trong trường hợp đại đoàn 320, trung đoàn 42, 46, 50, các tiểu đoàn và đại đội địa phương phát động tổng tiến công ở đồng bằng Bắc Bộ thì vẫn tiếp tục chiếm đóng VB hay rút về (tinh thần lính ngụy thì hồi ký J.Pouget nói rồi đấy) ?
    Ở trên là tóm tắt quan điểm của em, dành cho những bác nào có hứng muốn trao đổi tiếp về chuyện "tấn công VB để giải vây cho ĐBP".
    Còn bác daovh, xin nói luôn là nhà em đồng ý là mình trình thấp, là "tham mưu cấp tiểu đội" nên chỉ nhìn thấy khó khăn mà Pháp sẽ gặp, còn thì không nghĩ ra cách giải quyết. Nhà bác lúc nào cũng khẳng định "Chỉ cần Pháp tấn công lên Việt Bắc độ 2-3 tháng thôi là đủ chết rồi", vậy xin nhà bác mang những cao kiến của mình ra chỉ giáo cho đàn em xem TẤN CÔNG VIỆT BẮC NHƯ THẾ NÀO, trước mắt là giải đáp hộ đám đàn em ngu muội này 12 câu hỏi nêu ở trên.
    Còn nếu không làm được thế thì thiết nghĩ nhà bác cũng nên tỏ ra có lòng tự trọng một tí mà để yên cho người khác thảo luận tử tế trong topic này. "Mọi thứ đều có giới hạn, kể cả ngu quá".
    p/s : tặng bác Tuấn 5* vì mấy cái bản đồ
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 04/09/2006
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Có mấy ý trong cuốn "Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954" - Đại tướng Hoàng Văn Thái - NXB QĐND - 1984 để thấy rõ hơn trong thực tế quân Pháp không thể đánh lên VB. Em gõ lên, mong dứt điểm luôn bác daovh. Các bác chú ý là sự biến chuyển của các nhận định từ lúc "sẵn sàng chiến đấu" đến "sự thận trọng cần thiết" đến "ít có khả năng" đến "còn rất ít khả năng" và cuối cùng là "không còn khả năng."
    "....Theo đề nghị của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tổng tư lệnh quyết định đại đoàn 316 vẫn gấp rút lên đánh địch ở Lai Châu và điều thêm đại đoàn 308 lên vây địch ở ĐBP. Ngày 20 tháng 11, đại đoàn 308 hành quân gấp lên Tây Bắc. Ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, đại đoàn 312, đại đoàn 351 và cả đại đoàn 304 (thiếu) được lệnh phải tuyệt đối giữ bí mật và sẵn sàng đánh địch tiến công lên hậu phương của ta....." - trang 39
    ".... Nhưng tình hình hiện nay là địch mới đưa chín tiểu đoàn lên ĐBP, lực lượng cơ động của chúng ở đồng bằng còn lớn, ta chưa thể khẳng định địch chỉ đưa quân lên Tây Bắc mà thấy rằng chúng vẫn có thể đánh vào hậu phương ta. Do đó ta chưa thể đưa ngay lực lượng lên ĐBP để quyết chiến. Sự thận trọng này là cần thiết bởi vì chính ngày 28 tháng 11, Chính Conny đã đề nghị đưa quân đánh lên VB ...." - trang 40,41
    ".... thì cũng chính là lúc Bộ Tổng tư lệnh thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, đã cho thêm một số đại đoàn xuất phát từ VB hành quân lên ĐBP, đại đoàn 351 xuất phát ngày 22 tháng 12, đại đoạn 312 xuất phát ngày 24. Còn đại đoàn 304 (thiếu) được giữ lại làm lực lượng dự bị. Rõ ràng quyết tâm đánh ĐBP của Bộ Chính trị được xác định sau một quá trình cân nhắc thận trọng (có giữ chân được quân Pháp ở ĐBP không, có đánh chắc thắng không hay là lại như Nà Sản - vqt), và khi đã thấy địch ít có khả năng đánh lên Việt Bắc...." - trang 46
    ".... - Vì nhận định địch ít có khả năng đưa quân đánh lên Thái Nguyên nên Bộ Tổng tư lệnh quyết định cho trung đoàn 246 và trung đoàn 238 của Việt Bắc tiến vào vùng sau lưng địch ở trung du ...." - trang 54
    "....Vì thấy khả năng địch đánh lên Yên Bái, Phú Thọ còn rất ít, Bộ quyết định điều động trung đoàn 57 của đại đoàn 304 lên ĐBP, chỉ để trung đoàn 9 của đại đoàn này ở lại làm nhiệm vụ dự bị...." - trang 55
    "... Nhận định địch không còn khả năng đánh vào hậu phương của ta, Bộ Tư lệnh sử dụng những đơn vị dự bị còn lại: trung đoàn 9 đại đoàn 304 (thiếu một tiểu đoàn để lại hậu phương) lên ĐBP (trung đoàn này lên vừa kịp vào đợt tổng công kích vào ngày 7 tháng 5 - vqt), trung đoàn 95 đại đoàn 325 vào đồng bằng Bắc Bộ. Hai tiểu đoàn của trung đoàn 176 đại đoàn 316 vừa quét phỉ ở vùng Thuận Châu (Sơn La Hoà Bình ?)cũng được tăng cường cho ĐBP..." - trang 90
    Được vo quoc tuan sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 04/09/2006
  10. S_Tran

    S_Tran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Các chú cán binh vẫn còn hăng tiết vịt lắm. Không đọc sách báo của thế giới thì làm sao mà biết rằng ********* đã dùng nhưng làn sóng người mà tràn ngập quân Pháp. Mà nói cho các chú biết, các chú biết chuyện ********* vẫn tuyên truyền chuyện kéo pháo chứ, toàn là bịa đặt hết. Xe oto hặng nặng của Nga Xô kéo từ Trung Cộng về đến tận chỗ đặt pháo. Lượng pháo của ********* ở điện biên phủ gấp 6 lần pháp, làm người Pháp tối tăm mặt mũi, rồi ********* dùng làn sóng người xông lên. Theo kiểu tiền pháo hậu xung. Pháo Nga, chiến thuật biển người Tàu, thắng có gì là vinh quang, không thắng mới là lạ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này