1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Hà hà thằng cha Đần ngốc sau một thời gian mất dạng nay quay lại quá khích thế nhở! Tưởng bế con mỏi sã tay mà vẫn còn khả năng cào bàn phím à hà hà. Thôi hai ông PM cho nhau để ngã ngũ vụ này đi nhé, dành đất cho chúng tôi tiếp tục bàn về vụ..."gội đầu thư giãn" ở ĐBP
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Tôi đang có 4 cuốn sách với rất nhiều hình ảnh có thể giải đáp một phần thắc mắc của anh em, kể cả vụ... thư giãn...
    Nếu quan tâm tôi sẽ gửi qua yousen***.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=549DE3216DA9E8C9
    Link sẽ die vào ngày 20-09-2006.
  4. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác, em dang down, dưng mà nặng quá hic hic. Máy em ko co phần mềm download
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    =========
    Hè hè
    Em chuyển chủ đề 1 chút nhé
    Đây là bài viết trên QDND về chính sách ngụ binh ư nông sau chiến thắng ĐBP
    --
    ?oNgụ binh ư nông? 8 vạn quân đi đâu?

    Ngày 25 tháng 10 năm 2004


    ?oNgụ binh ư nông? là một trong những phép dùng binh quan trọng, có từ rất lâu đời trong các cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước. Được biết qua sử sách từ thời Đông Chu, Hán Sở, Tam Quốc của Trung Hoa hoặc thời Đinh, Lê, Lý, Trần ở nước ta đều sử dụng ?ongụ binh ư nông? như một nghệ thuật quân sự. Bản chất của ?ongụ binh ư nông? là lúc nhàn rỗi đưa quân đi làm kinh tế, làm nông nghiệp, đồng thời bồi dưỡng rèn luyện quân. Khi có chiến tranh thì sử dụng ngay lực lượng này chiến đấu, góp phần tạo ra chiến thắng. Kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự ?ongụ binh ư nông?, ngay từ sau năm 1954, trước âm mưu chia cắt lâu dài Nam Bắc, hô hào Bắc tiến của Mỹ Diệm, chúng ta đã có lực lượng ngụ binh ư nông để sẵn sàng chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù...?.
    ...Ai đã sống trong quân ngũ cái thời 1955-1956 mới hiểu hết tâm trạng của bộ đội ta lúc đó. Cán bộ, chiến sĩ, anh em, đồng đội đều bận rộn trước nhiệm vụ mới của quân đội là đi làm kinh tế, làm nông trường... Ông Nguyễn Văn Hùng năm nay 76 tuổi, nguyên là trung đội trưởng sư đoàn 320, năm 1956 được điều sang làm đội trưởng sản xuất số 1, nông trường quân đội Xuân Mai đã nói với chúng tôi tâm trạng và nhiệm vụ mới của một số đơn vị quân đội lúc đó. Theo quyết định số 030-NĐ của Bộ Quốc phòng thành lập Cục nông binh để thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý các nông trường trong quân đội. Và nông trường quân đội Xuân Mai là một thành viên...
    Có thể nói, vào năm 1956, trong quân đội ta đã xảy ra một sự kiện trọng đại mà Mỹ Diệm hết sức ngỡ ngàng và luôn luôn quan tâm theo dõi. Đó là việc chuyển một lực lượng lớn quân thường trực chiến đấu sang tham gia khôi phục kinh tế, xây dựng nông trường quân đội trên các vùng chiến lược quan trọng ở Tây Bắc, miền tây Thanh-Nghệ Tĩnh vùng rừng núi Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên Phủ, ven biển Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh... Tình báo Mỹ ngụy đã tung lực lượng dò tìm xem quân chính quy Bắc Việt đi làm kinh tế bao nhiêu? Ở đâu? Về phía ta, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo động viên quân đội làm kinh tế. Ngày 10-3-1958, Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 316 trước khi lên đường tiến quân vào khai phá vùng Tây Bắc. Ngày 19-5-1958 Ban Bí thư Trung ương Đảng có chỉ thị số 83/CT-TƯ về phát huy tác dụng của quân đội trong việc tham gia xây dựng miền Bắc, làm đường giao thông chiến lược, xây dựng các khu công nông lâm nghiệp, xây dựng thủy lợi. Về mặt tổ chức, lực lượng đơn vị quân đội làm kinh tế chủ yếu nằm trong đội hình biên chế tổ chức tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng. Bên cạnh đó là lực lượng quân đội thuộc các nông trường quân đội, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nằm trong Cục nông binh. Lúc đó Cục nông binh do đồng chí Lê Nam Thắng làm Cục trưởng. Tổng số nông trường quân đội thuộc quản lý của Cục nông binh có 29 nông trường, nằm rải rác khắp những vùng trọng điểm của đất nước.
    Ở Trung Bộ, tháng 3-1959 Bộ Chính trị đã có chỉ thị cho liên khu ủy Khu 5 mở rộng căn cứ ở Tây Nguyên và nêu rõ cần xây dựng căn cứ mạnh về nhiều mặt chính trị, vũ trang, kinh tế, đẩy mạnh sản xuất lương thực, làm ?orẫy cách mạng?. Vì vậy sau đó đã xuất hiện các tổ chức quân đội mang tên: các đoàn hành lang Quân khu 5 có nhiệm vụ vừa chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, làm công tác phục vụ, tham gia sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn lương thực thực phẩm nuôi đơn vị đồng thời cung cấp cho quân đội. Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 5 xây dựng kế hoạch sản xuất dự trữ gạo, muối bằng các đơn vị nông binh chuyên nghiệp. Quân khu có 11 tiểu đoàn nông binh chuyên canh tác lúa, ngô sắn, dong giềng, hàng năm thu hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm.
    Lực lượng nông binh ở căn cứ thuộc khu vực Nam Bộ và Đông Nam Bộ cũng khá đông đảo, tổ chức hàng chục cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm thuộc các đoàn hậu cần 81, 82, 83, đoàn sản xuất Mã Đà, Suối Răng, Bù Túc, Bầu Cỏ, Tà Lài, Chiến khu D...
    Ngay từ sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy cao độ kế sách ?ongụ binh ư nông? để bồi dưỡng duy trì lực lượng quân đội cho công cuộc chống Mỹ cứu nước vô cùng gian khổ sau này. Theo số liệu của Cục kinh tế Bộ Quốc phòng tổng số quân thường trực chuyển sang làm kinh tế, làm nông trường theo hình thức ngụ binh ư nông ở giai đoạn 1954-1964 là hơn 8 vạn quân. Lực lượng này bao gồm trực thuộc Bộ Quốc phòng, trực thuộc Cục nông binh, trực thuộc các quân khu và địa phương. Trong lực lượng nông binh đều đã là những chiến binh, tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Nay tham gia sản xuất nông nghiệp, làm kinh tế để nuôi quân chờ đợi thời cơ theo hiệu lệnh của Đảng và Nhà nước. Và, rồi theo tiến trình phát triển của lịch sử đã chứng minh, bước vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc, 8 vạn nông binh trước đây, đã chuyển thành một bộ phận quan trọng của lực lượng quân chủ lực và bộ đội địa phương chiến đấu anh hùng, dũng cảm trên chiến trường Nam Bắc, tô thắm truyền thống quân đội anh hùng.

  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Hay quá, chờ mòn mỏi bao nhiêu lâu nay. Cám ơn các bác.
  7. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Về vụ các cô ''thư giãn'' ở ĐBP, sách của Fall chép (bản tiếng Anh):

    Nhà chứa dã chiến của Lê dương đặt ở Claudine. Năm cô gái người Việt và mámì của họ bị kẹt lại trong giao tranh như mọi người khác, và sống qua các trận đánh trong các hầm ngầm với vai trò hộ lý, cũng như các cô điếm người Algiêri bị kẹt và ở lại Dominique. Nếu trên đời này đã có một sự sám hối theo truyền thống của kinh thánh, thì nó đã xảy ra ở ĐBP. Rất nhiều lần người ta đã thấy các cô lội trong chiến hào nước sâu tới hông để cứp giúp thương binh tại các cứ điểm. Có trường hợp một anh lính bị sốc đạn pháo trở thành u mê tới mức anh ta ngỡ mình là một đứa be con cần bú tí mẹ, và một cô điếm người Việt đã hàng ngày đến hầm anh ta cho anh ta bú.
    Khi có tin đồn rằng ĐBP sẽ ngừng chiến trong chiều hôm đó (07/05), đại úy Coldeboeuf, trên đường trở về C4, tình cờ gặp mámì của nhóm này. ********* có thái độ rất cứng nhắc với chuyện này nên có thể phỏng đoán là bà ta và các cô gái sẽ bị đi cải tạo vô thời hạn với khả năng được thả, hay thậm chí sống sót, sẽ mỏng manh.
    ''Bây giờ bà định thế nào?'' Coldeboeuf hỏi. Người phụ nữ, với một vẻ thản nhiên chả ăn nhập gì tới khung cảnh ảm đạm của một pháo đài đang chết, nhìn Coldeboeuf với cặp mắt khôn ngoan nhưng mệt mỏi , nhún vai trả lời: ''Ồ, tôi sẽ nói với họ là chúng tôi bị Lê dương bắt cóc ở Hà nội và mang lên đây bằng vũ lực''
    Có thể kế này đã thành công. Cũng có thể không. Kiểu gì sau này không ai gặp lại thì các cô điếm Việt đó nữa. Trong số 11 cô điếm người Angiêri có 4 cô tử thương trong trận đánh. Đa số các cô còn lại cặp với Rats of the Nam Yum (tên một nhóm lê dương?), và sau này thì tất cả họ đều qua những khổ ải của cuộc sống tù tội. Một trong số họ, có tên ''Mimi-des-Oulad-Nails'', lấy một người tù binh đồng hương trong trại y tế và sinh con đầu lòng tại Hà nội.

    Sử sách phe ta có ghi anh nào bị sốc bom pháo mà tưởng mình đang cần bú tí không nhỉ ?
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    cái này bản tiếng Việt dịch là Chuột (sông) Nậm Rốn, là đám lính Pháp đào ngũ nhưng không thể thoát khỏi thung lũng nên tụ tập ở 1 khu, tranh cướp đồ tiếp tế và chổ ở của thương binh nên xém tí nữa thì bị chính quân Pháp xử!
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Bọn Chuột Nậm Rốm này đào ngũ nhưng đều tập trung ở bờ lở của sông Nậm Rốm, đào hang trong chỗ đất sụt ven sông nên có tên như vậy. Bọn này sinh sống chủ yếu bằng dù thả vào khu vực này vì VM đã vây kín rồi ko thoát được, Pháp cũng chả thò ra đến đấy được mà đòi xử, VM thì cũng ít có hứng thịt bọn này vì biết thừa bọn nó đã đào ngũ và phần lớn ko còn súng, có còn cũng ko dám để VM nhìn thấy. Trong phim "ĐBP" của Pháp cũng có đoạn mô tả về bọn này, sống và chết đúng như chuột thật. Sau may ĐBP thất thủ nên cũng được thành tù binh chiến tranh như ai chứ nếu Pháp thắng trận đó thì các chú này ra toà án binh bằng hết. Hà hà, bây giờ mới biết bọn này đã ko phải lo đánh nhau mà còn có gái theo để giải trí nữa, giữa bãi chiến trường mà được ở chỗ ven sông thơ mộng, lương thực từ trên trời rơi xuống. Thật là Thiên đường giữa Địa ngục
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Trong phim ĐBP của Pháp làm còn có cảnh thối như *** như sau: một thằng chuột NR đi giành ăn hàng cứu trợ máy bay C47 thả xuống, bị thương được phu cứu (mấy thằng phu này được mô tả trung thành mẫu quốc lắm), đưa vào quân y chăm sóc. Thằng chuột xúc động quá, la lên thú tội :em là chuột NR, em là một con chuột. Rồi cứu điểm bị uy hiếp, cậu ta xách súng lê ra để cùng chia lửa. Xem phim mới thấy Pháp thì cũng vẫn là Pháp.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này