1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    Lính Le dương người Đức
    [​IMG]
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Và phía bên này.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Trộm vía hôm qua em có đọc bài của bác nào đó trên box nào đó có nói "xe tăng của Pháp súng chống tăng của ta ko bắn được, chỉ có pháo 105 ly hạ nòng bắn thẳng thì mới diệt được". Em xin chú thích ké một tý, thứ nhất là pháo thủ pháo 105 ko được huấn luyện bắn thẳng vì đây là lựu pháo "dọn dẹp" phục vụ đánh cứ điểm và hoả lực hỗ trợ. Thứ hai, quân ta bố trí ngoài lòng chảo khuất núi nên ko băn thẳng được, có một vài khẩu tịch thu tại mấy cứ điểm thì càng không thể bắn thẳng vì pháo trên cao, xe dưới thấp, pháo không thể hạ nòng "âm" được. Thứ ba, bộ binh ít diệt được xe tăng vì bọn Pháp dùng tăng để phản kích chiếm lại các cứ điểm đã mất, quân giữ cứ điểm lúc này chủ yếu là lính xung kích sau khi chiếm được trận địa thì ở lại giữ và ko có vũ khí chống tăng. (Ở ĐBP, ĐKZ, SKZ, bazôka...chủ yếu được sử dụng như vũ khí hoả lực hỗ trợ trực tiếp xung kích đánh chiếm cứ điểm - tức là dùng như sơn pháo 75 bắn thẳng vào các lôcôt, ụ súng nên bố trí ở vòng ngoài) Chính vì vậy, bộ binh ko có cái gì chống tăng chỉ biết gọi cối và pháo giã vào. Tuy nhiên một chuyện hài hước xảy ra là khi pháo ta mới chuẩn bị bắn thì xe tăng của Pháp đã kịp quay đàu chạy rồi. Sau này bắt được tù binh mới biết lỗi là do quân ta lúc đấy còn non nớt trong việc mã hoá các thông tin VTĐ. Bọn Pháp ở ĐBP có rất nhiều lính nguỵ người Kinh, người Thái và bản thân nhiều tên Pháp cũng thạo tiếng Việt và tiếng Thái nên chúng có thể nghe trộm các chiến sỹ điện thanh qua VTĐ với thứ mật mã cực kỳ...dễ hiểu. Ví dụ bọn Pháp cho 2 xe tăng chạy gần sông Nậm Rốm, lập tức VTĐ của ********* gọi "Có 2 bò vàng đến gần dải lụa xanh, đề nghị gửi ngay bí đao, dưa gang, dưa chuột đến", y như rằng pháo và cối nã ầm ầm, vậy là lần sau Pháp cứ nghe thấy mấy anh buôn "rau, củ, quả" là quay đít chạy. Xung kích chỉ biết trông chờ vào pháo binh mới đuổi được tăng vì không thể mơ thu được tại chỗ vũ khí chống tăng (ngoại trừ nguỵ Thái và nguỵ Kinh là có thể vứt vũ khí bỏ chạy, bọn lính lê dương và lính dù rất tuân thủ quy định phá huỷ vũ khí trước khi rút lui). Còn đảm bảo tất cả các loại tăng, thiết giáp của Pháp đều có thể bị súng chống tăng tiêu diệt.
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Các loại tăng và thiết giáp của Pháp tại chiến trường Việt Nam.
    Chiếc Bren
    [​IMG]
    Thôi em không gõ tên cho đỡ mất thời gian
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Xe tăng của bọn Pháp ở ĐBP đều là loại xe tăng nhẹ M-24 Chaffee. Cho nên đạn nổ của lựu pháo 105 cũng có thể phá hủy được nếu nó bắn trúng. thường lúc các đơn vị bộ binh ta tấn công các cứ điểm, các tổ vũ khí nặng đi ngay theo sau. Em có nghe các cựu chiến binh kể lại trận đánh bộ binh chống xe tăng trên đồi A-1 hồi cuối tháng 4. bộ binh ta dùng thủ pháo phá đứt xích nhưng nó vẫn bắn được gây nhiều thương vong cho ta, đạn ĐKZ của ta bắn đến cả chục viên mà vẫn không diệt được. Sau đó 1 tổ bazôka của ta phải dũng cảm tiến đến ngay sát nó mới bắn cháy được. Em nghe nói hình như trong sách của thằng Jean Pu-giê cũng có nói tới trận đánh này...
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Để em bót nốt mấy cái ảnh rồi em nói chuyện pháo đánh xe tăng với các bác sau nhá
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nói chung em thấy cũng tùy tình huống. Có vài trường hợp ĐKZ hoặc bazooka bắn một hai cháy được M-24. Nhưng cũng có khi ta giã ĐKZ liên tục mà xe nó cứ trơ trơ, chỉ một chiếc mà quét cả đại đội ta không ngóc đầu lên được.
    Theo quyển Lịch sử sư 308 thì ngày 1-4 lúc bị phản kích, trung đoàn 102 phải cho 2 chiến sĩ mang bazooka đến áp sát, bắn cháy được nhưng cũng hy sinh luôn. Khi lão Jules Roy lên thăm ĐBP có nói là mộ 2 chiến sĩ này nằm ngay bên xác xe tăng.
    Còn cái chuyện nghe trộm điện đài của nhau thì cũng bình thường thôi. Theo hồi ký cụ Lê Mạnh Thái (quân báo cục 2 đi cùng đại đoàn 308) thì khi đánh đồi Độc Lập, mỗi lần bọn Pháp gọi pháo cối hoặc tăng bắn thì cụ đều bắt được và báo cho bộ binh để tản ra ẩn nấp.
  9. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    -Chính xác. vừa làm kinh tế vừa tham gia đánh phỉ ...cũng có vài đơn vị nhỏ đóng ở Mộc Châu,sân bay Nà sản .Sơn la gì đó..
    -Ông gì em năm 62 vừa học Lái xe ở Quân Khu Tây Bắc xong được điều về sư 316 trên Điện Biện(tiểu đòan cao xạ).chưa nóng chỗ là tham gia chiến dịch luông Nậm Thà(lào) năm 62.Cánh Đồng chum năm 64...
  10. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Khi ở nhà và khi vào bộ đội, tôi tên là Lê Văn Lơm, không phải là Lê Sĩ Hùng như bây giờ. Sau một thời gian huấn luyện, tôi được biên chế vào tiểu đội 3, trung đội 2 đại đội 315, tiểu đoàn 5, trung đoàn 151, Sư đoàn 351 pháo binh. Đại đội bác Hùng làm nhiệm vụ công binh của pháo binh. Bác ở cùng đại đội với đồng chí Phan Tư (đồng chí Phan Tư quê ở Yên Thành, sau này là đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Từ năm 1950 đến năm 1952, đơn vị bác đã hành quân tham gia hàng loạt trận đánh ở Chiến dịch Biên giới và Hòa Bình. Cuối năm 1952, sau đợt chỉnh quân, đơn vị đang say sưa huấn luyện, không khí rất khẩn trương. Bỗng có tin được đi tham gia ?oChiến dịch Trần Đình?. Chẳng biết Trần Đình ở đâu, nhưng cứ nhìn cung cách đôn quân của các cấp thì biết trận đánh sẽ rất quan trọng. Đơn vị của bác hành quân đường rừng, ngày đi đêm nghỉ. Rồi một hôm, cấp trên thông báo, đơn vị đã đến biên giới Việt-Trung và đang ở trên đất bạn Trung Quốc. Nhiệm vụ của đơn vị là cùng lực lượng dân công người dân tộc thiểu số ghép bè nứa chở pháo cao xạ từ biên giới Trung Quốc theo đường sông Lô về Yên Bái. Từ Yên Bái trở đi, có đơn vị khác đảm nhận. Suốt cung đường từ phố Lu tới Yên Bái, đơn vị Bác cùng đồng bào các dân tộc anh em đã chở được hàng chục khẩu pháo về tới địa điểm an toàn tuyệt đối.
    Là A trưởng của đơn vị công binh, tiểu đội bác có 9 người. Ngoài bác ra còn có Tạ Quang Cứ, tiểu đội phó - quê ở Vĩnh Phúc; Hoàng Minh Nguyệt quê ở Thanh Hóa; anh Hy, anh Tuy quê ở Kiến An (Hải Phòng)... Khi mở màn chiến dịch đánh đồi Him Lam ngày 13-3-1954, do là đơn vị công binh của đoàn pháo binh, nên đơn vị bác chưa tham gia đánh cứ điểm. Sau đêm 31-3, trung đoàn 102 thuộc Đại đoàn 308 trực tiếp tiến công đồi A1 nhưng không tiêu diệt được vì địch có hầm ngầm kiên cố. Lúc này các đơn vị công binh phải moi ruột qua đồi A1 đào 60 mét giao thông hào trong lòng đồi để đặt bộc phá. Các đơn vị công binh phải đào 20 ngày trong lòng đất tối om, đá cứng mới tới được đỉnh đồi A1. Khi hầm ngầm đã gần tới đỉnh, tiểu đội bác được rút ra ngoài, đắp mô hình thực tập, thao tác ém thuốc nổ, đặt kíp điểm hỏa. Theo dự kiến, công binh của ta phải chuyển vào đó một tấn thuốc nổ và 100 kíp điểm hỏa. Sau khi bộc phá đã được đồng đội mang vào, bác cùng đồng chí Tạ Quang Cứ - tiểu đội phó - lắp đặt các khối thuốc nổ và lắp kíp cẩn thận. Khi lắp được 950kg thuốc nổ thì hết 100 kíp, còn lại 50kg do không có kíp và hết diện tích hầm nên đành phải để ra một bên. Lắp xong, anh em kiểm tra lại và nối dây điện vào các kíp cẩn thận rồi mới ra ngoài điện thoại về cho anh Nguyễn Văn Năm-đoàn trưởng. Qua điện thoại, anh Năm phổ biến hiệu lệnh phối hợp tác chiến cho tiểu đội. Anh Tô Hoàn ở gần đó cũng tiếp lời anh Năm, động viên tiểu đội bình tĩnh, dũng cảm, giữ bí mật tuyệt đối. Nghe xong mệnh lệnh, cả tiểu đội rút về vị trí điểm hỏa, cách đồi A1 khoảng 2km. Lúc đó là 19 giờ ngày 6 tháng 5. Hùng nhìn đồng hồ, chiếc đồng hồ của cấp trên mới trao cho lúc chiều để hợp đồng tác chiến - 20 giờ kém 5 phút pháo hiệu xanh vút lên. Hùng hô anh em chuẩn bị. Thời gian chờ đợi như dồn nén từng chiến sĩ vào vách hầm, chỉ chờ lệnh là bật lên như chiếc lò xo. 9 anh em trong tiểu đội chờ giờ phút thiêng liêng sắp đến. Pháo hiệu vàng vừa vút lên, bác Hùng nhanh chóng đưa tay quay máy điểm hỏa cho anh Tạ Quang Cứ. Đúng 20 giờ, pháo hiệu đỏ vút lên, Hùng liền hô ?oĐiểm hỏa?! Một tiếng nổ rung chuyển dưới chân chao đảo dồn lên từng đợt. Tiếp đó ?oDàn nhạc Cachiusa? nổ cấp tập (dàn nhạc Cachiusa là tên gọi thân thiết của bộ đội khi nói về các dàn pháo hỏa tiễn của Liên Xô giúp ta hồi đó). Sau tiếng nổ rung trời chuyển đất, tiểu đội Hùng cùng các đơn vị bạn ào ạt xông lên đánh chiếm đồi A1. Lên tới gần đồi, thấy lá cờ trong tay một chiến sĩ vừa ngã xuống, Hùng vội đỡ lấy và nhảy lên trên chiếc xe tăng bị đứt xích không chạy được, phất cao ngọn cờ chiến thắng. Đồi A1 hoàn toàn bị tiêu diệt.
    Sau khi giải phóng Điện Biên Phủ, bác được sang Trung Quốc học lái xe. Trong một lần tình cờ Đại sứ quán Việt Nam chiếu bộ phim tư liệu ?oGiải phóng Điện Biên? bác mới thấy lại hình ảnh mình đang phất cao ngọn cờ chiến thắng trên đồi A1 và từ đó đến nay mỗi khi nhắc lại hay nhìn thấy trong phim ảnh, mắt bác lại ánh lên một niềm tin, niềm tự hào của một thời và mãi mãi."
    Em mới vớ được bài này, theo em được biết hầu hết các hình ảnh quay cảnh chiến thắng tại ĐBP đề là hàng dựng lại của Rô-Man Các-men vì chẳng bao giờ đám quay phim theo kịp chân xung kích cả, thế mà bác này được xem cả cảnh quay mình đang phất cờ thì phấn khởi quá nhỉ . Có bác nào giải thjích được không?
    Hàng dựng lại của Rô-man - Các- Men đây
    - Em thử mấy lần mà không đính được ảnh toàn báo lỗi, để em pót lại sau. Còn đây là hàng tư liệu thật
    - Đau quá vẫn không được toàn báo lỗi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này