1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bổ sung về trung đoàn công binh 151, trung đoàn này hình như có 3 đến 5 tiểu đoàn. Bao gồm: 333,444,555 và hình như là tiểu đoàn 106 ...
    Về Công binh, ngoài ra còn có 2 tiểu đoàn công binh của Bộ.
  2. karlskrol

    karlskrol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    em chẳng dám bon chen. Chỉ có cái thắc mắc. Tấm hình này hơi khó hiểu, hình như không phải trong kháng chiến chống Pháp. Sao lại có cái mũ sắt, quần áo có vẻ cũng giống thời chống Mỹ?
    [​IMG]
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác vào indochine54 hả?
    Đây đúng là thời chống Pháp đấy. Cái mũ đó là mũ của lính Nhật xưa. Còn về trận đánh thì đây là trận đánh đồn Đại Bục, cửa ngõ Tây Bắc phía Yên Bái. Đơn vị đánh đồn là tiểu đoàn 54, Trung đoàn Thủ đô. Trận này diễn ra vào đúng ngày 19/5/1949 sinh nhật Bác Hồ và trong thời gian các trung đoàn đang hành quân về địa điểm tập kết để làm lễ thành lập Đại đoàn Quân tiên phong. Chính vì thế có thể coi trận này là trận "tế cờ" và cũng chính vì thế có các phóng viên rồi thì nhà thơ nhà báo bám càng làm thơ chụp ảnh (trong đó có nhà thơ Tố Hữu, nhà văn Tô Hoài) nên ta mới thấy tấm ảnh đượm mùi khói súng trên.
    Em có một cái ảnh khác:
    [​IMG]
    Về cái ảnh trên. Các bác chú ý cái ảnh nhỏ ở góc trên bên trái. Trước đây, em cứ dò la xem cái mác búp đa là như thế nào thì bây giờ đã có. Hình ảnh ở góc trái đó là hình ảnh một chiến sỹ nhận thanh mác danh dự thể hiện quyết tâm trước trận đánh.
    Đến tận thời điểm giữa năm 1949 này, vũ khí cơ bản của chiến sỹ xung kích vẫn chỉ là cây mác này.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    À còn một tấm nữa, cũng ở trận Đại Bục. Một tấm hình mà sau này nhiếp ảnh ta cọp lại thành nhiều version, nhưng em thấy không thể đẹp bằng tấm này.
    [​IMG]
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tiếp tục về ĐBP, em có cái ảnh để ta hiểu thế nào là "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi!"
    [​IMG]
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    Tiếp tục về chiến thắng ?olừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu?. Em xin tổng hợp hai đoạn, một của Đại tá Ung răng, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn công binh 444 trong cuốn ?oĐường lên ĐBP?, được trích đăng trong ?oTổng tập hồi ký ĐBP? và một trong cuốn ?oPháo binh NDVN - tập I?. Hai đoạn này có mô tả về hầm pháo ĐBP. Hi vọng chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về việc bảo vệ ?obáu vật quốc gia? của ********* tại lòng chảo Điện Biên.
    Hầm pháo bố trí ở chân một quả đồi có độ dốc cao về phía địch, cây cối um tùm, trước mặt có một quả đồi khác án ngữ để che ánh lửa. Bộ đội công binh vạt một mặt phẳng đứng có chiều cao chừng năm, sáu mét, khoét cái hang to, sâu bốn mét gọi là "hậu cung" vì nó giống cái "hậu cung" của các miếu thờ thần. Khẩu pháo xếp hai càng lại có thể đẩy lùi tụt vào trong ấy kể cả nòng pháo. Bên ngoài xây chiếc hầm cho pháo triển khai. Hầm rất lớn, có bốn đà đỡ, mỗi đà có bốn cột chống. Đà gỗ cỡ 35cm, cột 25cm. Tất cả gỗ phải lấy từ những cánh rừng cách trận địa 9-10km để tránh bị lộ. Hai dà giữa làm sao cho các cột chống không vướng khẩu pháo, khi dang càng ra để bắn không vưởng động tác của pháo thủ. Còn hai đà hai bên sát mép vách hầm. Trên bốn cây đà gỗ, thả đầu tiên một lớp gỗ tròn cỡ 15cm, sau đó rải liên tiếp ba lớp bó nứa xếp hàng dọc. Trên lớp nứa phủ đất nện kỹ dày hai mét. Vị chi toàn bộ chiều dài nắp hầm là ba mét trong đó một mét gỗ nứa. Vách hai bên tất nhiên đày hơn. Mỗi hầm pháo phải đào từ 200-300 mét khối đất đá, rồi lại đổ đủ số đó lên nắp và vách hầm. Miệng hầm đủ rộng để lúc pháo xếp càng có thể lùi vào được. Sau đó dùng sọt đất xếp kín chỉ còn chừa lỗ châu mai cho mõm pháo nhô ra ngoài chừng nửa mét khi bắn. Bắn xong, pháo được xếp càng, lui vào "hậu cung". Dùng sọt đất xếp kín lỗ châu mai đề phòng mảnh pháo địch. Hai bên cạnh hầm có hai cái ngách quặp ra phía sau. Một bên để chứa đạn pháo sẵn sàng chiến đấu, một bên bảo vệ cho pháo thủ. Bảo đảm tuyệt đối an toàn, đầy đủ cho tất cả các chiến sĩ của khẩu đội. Đó là chưa kể khi pháo xếp càng lùi về "hậu cung" thì trên nền đặt pháo đủ chỗ cho cả một trung đội ngồi sinh hoạt. Chiều dày nắp hầm ba mét đủ chịu một phát đạn 155 ly nổ chậm hoặc nhiều quả ­nổ ngay trên nóc hầm. Trong suốt chiến dịch chưa hầm nào bị đạn nổ chậm nhưng đạn nổ ngay thì có, các hầm đều an toàn. Cứ 4 khẩu đội (một cụm pháo) thì có 01 hầm làm nơi hội họp vui chơi. Nối liền các hầm có đường hào rộng vào sau đủ để di chuyển pháo, tất cả hầm, hào đều có rãnh thoát nước và hố tránh bom Nalpam. Mỗi trận địa như vậy lại có thêm một trận địa giả để hút bom đạn địch. Tiếp đó lại có hầm nối từ trận địa đến tuyến sau, nơi có hầm ăn uống, hầm ở, hầm thương binh, hầm nấu ăn, hầm giấu xe, hầm đạn pháo, hầm chỉ huy v.v? Chỉ có một vấn đề làm rầu lòng chiến sỹ pháo binh, đó là thiếu đạn. Khi thấy đạn pháo rơi vào tay VM nhiều quá, quân Pháp chơi đòn độc, lắp đầu đạn tự nổ nhưng may mắn thế nào quân ta phát hiện kịp, đi rà soát lại tât cả số đạn thu được nên không vấn đề gì. Theo bác ptlinh thì trong suốt chiến dịch, trung đoàn pháo binh 45 rất ổn định. Chỉ có 2 cụ hi sinh một do chạy ra ngoài và bị mảnh pháo, một do tiếc cái áo mưa, vào gần pháo lúc giật cò, bị sức ép nên hi sinh.
    ?oHầm pháo ĐBP?, hệ thống này được đánh giá là kiên cố nhất từ trước đến nay. Ngay cả thời chống Mỹ, dọc ngang các chiến trường cũng chưa bao giờ có hầm nào kiên cố bằng. Trong khi đó pháo của Pháp hoàn toàn lộ thiên (lúc bắn). Riêng chi tiêt này cũng đủ thấy lượng đạn và uy lực pháo Pháp mạnh đến như thế nào. Đến ngày 10/4 thì Pháp còn 18 khẩu 105mm và chiến đấu rất hiệu quả (theo hồi ký của Bigeard, theo B.Fall ít hơn nhiều và ta cứ có cảm tưởng pháo của Pháp bị pháo Việt Nam tè vào mặt suốt ngày vậy). Chỉ đến giây phút cuối cùng của ĐBP, pháo Pháp mới chịu im tiếng.
  7. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    ?oHầm pháo ĐBP?, hệ thống này được đánh giá là kiên cố nhất từ trước đến nay. Ngay cả thời chống Mỹ, dọc ngang các chiến trường cũng chưa bao giờ có hầm nào kiên cố bằng. Trong khi đó pháo của Pháp hoàn toàn lộ thiên (lúc bắn). Riêng chi tiêt này cũng đủ thấy lượng đạn và uy lực pháo Pháp mạnh đến như thế nào. Đến ngày 10/4 thì Pháp còn 18 khẩu 105mm và chiến đấu rất hiệu quả (theo hồi ký của Bigeard, theo B.Fall ít hơn nhiều và ta cứ có cảm tưởng pháo của Pháp bị pháo Việt Nam tè vào mặt suốt ngày vậy). Chỉ đến giây phút cuối cùng của ĐBP, pháo Pháp mới chịu im tiếng.
    Chắc chỉ được như thế cho đến cuối chiến tranh chống Mỹ thôi. Ai đã lên thăm các hầm pháo bắn thẳng đặt trên điểm cao 812 tại Thanh Thủy (Hà Giang) sẽ không còn nghĩ như vậy nữa. Tại đấy, các hầm pháo bắng thẳng không chỉ chịu đựng pháo cầu vòng, đạn nổ chậm mà còn đạn khoan của pháo bắn thẳng nữa (pháo 83 nòng dài phía 1250 bắn sang). Chắc kỹ thuật cũng dùng lại của cả thời ĐBP lẫn chiến tranh chống Mỹ!
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    2 hai đều có pháo bắn thẳng nhìn sang nhau thế này thì liệu 1 bên có thời gian đào hầm hay tồn tại không nhỉ!
  9. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Thế mới khó, mà họ vẫn làm được. Không 1 viên đất mới được vương ra phía trước hầm. Ban đầu còn là 76ly5, sau đó đổi lại thành pháo 83 và hầm lại phải được mở rộng. Tuy vậy, tại Vị Xuyên không phải dùng thân cây nữa mà đã là các thanh bê tông đúc sẵn từ phía dưới đưa lên!
  10. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là 76,2mm và 85mm chứ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này