1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác giới thiệu em nhá.
    Em xin tình nguyện đưa cháu nội của cụ đi chơi phố Lương Văn Can ( ....với điều kiện bố cháu không cùng đi. Lão ấy đi theo, "chỉ trỏ" toàn Lego với "made in USA" thì teo em).
  2. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Hè hè anh sẽ giới thiệu cho chú đủ một bộ sậu 105mm nhé. Từ pháo thủ, quan thông (spotter), tiếp đạn cho đến anh nuôi nhé!. Sau đó qua đội đấy chú còn có cơ hội gặp cả xung kích, cao xạ, 75mm .v.v. chú liệu trả công thế nào thì trả, không là anh PHẠT!
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em vẫn thất nghiệp nên chưa có gì. Nhưng góp gió thành bão, em có từng nào bia-mồi, xin "trả công" bác từng đấy. Cho đến khi nào bác bảo:" Được rồi, thôi tha cho chú!" thì thôi, ... "em xin".
    Liên hệ thế nào, bác PM cho em nhé.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác panzerlehr đâu rồi? Cụ Vũ Đình Hoè tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 259 này có phải là cụ Vũ Đình Hoè từng là bộ trưởng Giáo dục, từng là bộ trưởng Pháp lý. Và tên thật của cụ là Vũ Khiêm không nhỉ?
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Không phải, trùng tên cùng họ, 2 người không có dính dáng gì tới nhau hết.
    Bài của đại tá Vũ Đình Hoè về trận đồi A1 hồi 50 năm trên báo QĐND (em có pót hồi xưa trên 5 năm) :
    Bão lửa đồi A1
    Tôi được Quân y dìu về hậu cứ băng bó lại hai bàn chân, vì suốt đêm giẫm vào bùn đất có dính máu của đồng đội nên đã sưng tấy, phải chống gậy mới đi lại được. Chiều tối hôm đó nằm ở hậu cứ, tôi vừa đau vừa buồn, không hiểu anh em mình chiến đấu ra sao? Đang suy nghĩ mông lung thì có một đồng chí thương binh nhẹ về qua kể chuyện rằng: Lúc buổi chiều khi đi quan sát vị trí địch có một cán bộ của đơn vị bạn đã nói rằng: ?oCái đồn này chỉ cần hỉ mũi một cái là xong, thế mà không đánh được!?.
    Tôi cảm thấy xấu hổ vì đã không hoàn thành nhiệm vụ, lại bị đơn vị bạn coi thường. Tôi cảm thấy buồn quá, nhưng cũng giật mình nghĩ: lúc đầu anh em ta cũng chủ quan, cho rằng việc tiêu diệt A1 là không có gì khó khăn. E rằng đơn vị bạn cũng đi theo vết ấy thì sẽ bị vấp nặng đấy! Và đúng như vậy, đơn vị bạn cũng bị tiêu hao một bộ phận và không diệt được địch.
    Các trận chiến đấu kéo dài đến 4-4 thì dừng, địch tiếp tục chiếm đóng và củng cố công sự tại đây.
    Mấy ngày sau nữa, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An, chính ủy trung đoàn Trần Huy và các tiểu đoàn trưởng lên Mường Phăng dự hội nghị sơ kết đợt hoạt động.
    Không khí cuộc họp thật nặng nề. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích khuyết điểm của các đơn vị, phê bình đồng chí Nguyễn Hữu An và đồng chí Trần Huy: Một trung đoàn phó bị cách chức, một cán bộ tiểu đoàn thuộc trung đoàn 102 bị kỷ luật vì dao động trong chiến đấu. Tôi đã nín thở, lạnh người chờ nghe tuyên bố kỷ luật đối với mình, nhưng may quá, không có chuyện gì xảy ra nữa! Dọc đường về, tôi hỏi Dũng Chi: ?oCậu nghĩ thế nào về vấn đề thi hành kỷ luật này??. Dũng Chi nói: ?oÚi trời! Còn nghĩ nữa! Sợ bỏ mẹ ấy chứ! May cho mày đấy! Hôm nọ tao nghe lỏm mấy ông bàn thi hành kỷ luật cả lũ trong đó có mày, người bảo phải cảnh cáo, người nói phải cách chức?. Tôi hỏi: ?oTại sao người ta khép tội tớ, còn cậu thì bỏ qua??. Dũng Chi cười khà khà nói đùa: Tại cậu là tiểu đoàn trưởng chủ công nên tội lớn hơn cả! Tôi cũng bật cười vì tính vô tư và câu nói đùa đó, nhưng cảm thấy ấm ức trong lòng.
    ... Đại đoàn lại giao cho trung đoàn 174 nhiệm vụ tiếp tục đánh A1. Đối với d9 vấn đề quân số lúc này là rất khó khăn, 4 đại đội trưởng chỉ còn một đại đội trưởng trợ chiến, đại đội phó không còn ai; cấp trung đội, tiểu đội mất hơn 80%, chiến sĩ chỉ còn khoảng hơn 20 người.
    Anh Học Hải và trợ lý chính trị của tiểu đoàn phải đến các trạm quân y tìm và động viên anh em bị thương nhẹ và các bệnh binh mau trở về đơn vị. Một số anh em bị ốm, bị lạc đơn vị trong quá trình hành quân từ Thanh Hóa ra cũng dần dần về tập trung, đến cuối tháng 4 tiểu đoàn đã tổ chức được đủ 4 đại đội nhưng quân số không được đủ như biên chế.
    ... Khi trao đổi về cách đánh, nhiều người có ấn tượng khá nặng về sự nguy hiểm của chiếc hầm ngầm. Thậm chí có người còn cho rằng nếu không diệt được hầm ngầm thì không thể chiếm được A1. Tôi suy nghĩ khác, vì được trực tiếp chiến đấu suốt đêm 30-3 nên tôi thấy rõ địch đã phát huy có hiệu quả các thế mạnh của chúng là pháo, cối và quân phản kích (có xe tăng yểm trợ trực tiếp). Ngược lại, ta không có cách đánh phù hợp để làm giảm hoặc vô hiệu hóa các thế mạnh của chúng khiến bị thương vong nặng ngay từ đầu, tiếp sau đó càng ngày càng bị động, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Theo sự suy nghĩ của tôi thì việc bắn pháo và phản kích có liên quan đến nhau: địch phản kích vì thấy có hy vọng cứu bọn bị đánh. Muốn phản kích thì phải dùng pháo bắn để tiêu hao ta, dọn đường cho quân tiến lên. Nhưng nếu thấy vì lý do nào đó không bắn pháo được hoặc bắn không hiệu quả (ví dụ: ta và địch xen kẽ cao độ, không có khoảng cách an toàn, quân phản kích có thể bị ngăn chặn lại trước khi đến đích v.v.) thì khả năng phản kích cũng như bắn pháo có thể giảm đi. Vì vậy nghiên cứu cách đánh phải đề xuất được các biện pháp làm giảm các thế mạnh của chúng.
    Hôm được Tư lệnh đại đoàn gọi lên bàn việc, tôi cũng báo cáo về suy nghĩ đó. Khi đồng chí đó hỏi cách đánh, tôi đề nghị Trung đoàn vẫn đột phá theo hai hướng. Hướng chính vẫn như cũ, nhưng phải thực hiện việc thọc sâu chia cắt, nhanh chóng áp sát, tạo thế xen kẽ ngăn chặn không cho địch co cụm hoặc rút về phía A3 hay chui xuống hầm ngầm. Hướng chia cắt nên thực hiện đột phá cách cửa mở cũ của d1 khoảng 50-60m về phía Tây phát triển nhanh lên hướng Tây Bắc, cắt 1/3 cứ điểm A1 về phía Tây, vừa có thể chặn đường rút của A1 có thể chặn quân phản kích từ A3 lên. Nếu ta, địch ở trung tâm A1 trong thế cài răng lược trong từng khu vực nhỏ thì pháo địch khó phát huy hiệu quả. Không có hỏa lực chi viện mạnh thì quân phản kích của chúng dễ bị chặn lại. Còn đối với hầm ngầm, tôi báo cáo thực là chưa nghĩ ra cách đánh, nhưng theo tôi, nếu có cách nào đó phá được cũng tốt. Nếu không thì cũng không phải là trở ngại lớn vì đó không phải là công sự chiến đấu.
    Nghe xong, Tư lệnh gật đầu nói: ?oĐã có một số ý kiến tương tự như thế này. Đại đoàn sẽ cùng Trung đoàn trao đổi rồi quyết định sau?.
    Vài hôm sau, Trung đoàn triệu tập cán bộ tiểu đoàn lên phổ biến kế hoạch tác chiến đã được trên xét duỵệt, đại ý như sau:
    - Sẽ đào một hầm sâu vào lòng núi để đặt thuốc nổ phá hầm ngầm của A1. Lực lượng do Đại đoàn bố trí, Trung đoàn cử lực lượng bảo vệ và giúp đỡ khi cần.
    - D9 đột phá từ hướng Đông, sau đó tiến hành hai mũi thọc sâu, một mũi phát triển thẳng sang hướng Tây, một mũi chếch theo hướng Đông-Đông Nam vừa diệt địch vừa bảo vệ sườn bên phải cho d1 phát triển.
    - D1 đột phá theo hướng Đông Nam-Tây Bắc chia cắt 1/3 của điểm A1 về phía Tây và chặn quân tiếp viện của địch từ A3 lên A1, tạo điều kiện cho d9 tiêu diệt gọn quân địch ở A1.
    - D5 trước mắt làm nhiệm vụ bảo vệ bộ phận đào hầm, chốt giữ Đồi Cháy bảo vệ các đoàn cán bộ đi trinh sát thực địa. Khi chiến đấu làm dự bị cho d9, sẵn sàng phát triển xuống A3 sau khi ta diệt A1.
    Nghe xong, tôi đề nghị nên để d5 làm dự bị cho d1 bị uy hiếp từ ba phía (trước mặt và hai bên sườn) nên có sẵn lực lượng phía sau đề phòng lúc khó khăn. Nếu địch phản kích mạnh, d5 có thể nhanh chóng cùng d1 đánh chặn, một khi quân phản kích địch không tiến lên được thì d9 có thể một mình tiêu diệt phần còn lại của A1. Trường hợp d9 gặp khó khăn thì d5 vẫn có thể từ hướng đột phá của d1 đánh ngược sang phía Đông tạo thành 2 mũi giáp công (d5+d9) bao vây tiêu diệt địch. Và sau khi diệt xong A1, nếu d5 ở phía sau d1 có điều kiện nhanh chóng phát triển sang A2-A3.
    Công tác chuẩn bị của d9 có phần nhẹ hơn d1, nhưng so với lần trước thì Dũng Chi cũng có nhiều thuận lợi vì ta đã làm chủ Đồi Cháy nên công việc trinh sát được tiến hành cả đêm lẫn ngày sát ngay hàng rào địch. Vất vả hơn cả có lẽ là Đôn Tự. D5 vừa phải giúp đỡ về nhân lực, vừa phải bảo vệ tổ công binh đào hầm ngay dưới tầm ném lựu đạn và cối của địch, suốt hơn 20 ngày đêm ròng rã. Và cũng khoảng thời gian đó các anh phải chịu đựng không biết bao nhiêu bom, đạn địch trút xuống khu vực bố trí tại Đồi Cháy, nơi phải bố trí và bảo đảm cho các đoàn cán bộ đi trinh sát.
    Mọi công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương. Anh em tuy vất vả nhưng không ai kêu ca phàn nàn, tất cả tin tưởng vào thắng lợi sắp tới vì thấy sự chuẩn bị lần này rất chu đáo.
    Tư lệnh và Chính ủy Đại đoàn cũng đích thân đến Đồi Cháy và chân đồi A1 để quan sát tình hình và động viên chúng tôi. Một lần đến thăm chúng tôi, Tư lệnh hỏi: ?oD9 thế nào??. Câu hỏi hơi trừu tượng nhưng tôi cũng báo cáo: ?oThưa anh, thực lực không bằng lần trước nhưng thế mạnh lại gấp nhiều lần ạ!?. Ông cười gật đầu rồi nói: ?oCố gắng nhé!?. Chính ủy Đại đoàn trước ngày ?oN? cũng gọi điện động viên chúng tôi.
    Cuối cùng mọi công việc đã xong và ngày ?oN? đã đến. Ngày 5-5 anh An thông báo: đồng chí Nguyễn Đức Y trung đoàn phó, tham mưu trưởng Trung đoàn sẽ tăng cường cho chỉ huy d9 (lại tăng cường) đồng thời nhắc nhở tiểu đoàn một số điều cần chuẩn bị để đơn vị khỏi bị ảnh hưởng của khối thuốc nổ phá hầm ngầm.
    Theo ý kiến của các chuyên gia, với trọng lượng 1.000kg, khối thuốc này sẽ có tiếng nổ rất lớn, sức chấn động cực mạnh, có thể làm vỡ mang tai, tức ngực, thậm chí đứt mạch máu não của những người lộ trên mặt đất trong khoảng cách 300m. Ánh lửa chớp của nó có thể làm mù mắt các sinh vật gần đấy khoảng 200-300m. D9, đơn vị gần khu vực nổ nhất, cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
    - Tất cả phải ở dưới giao thông hào cách xa tâm nổ 300m trở lên.
    - Nằm quỳ gối, chống tay, nhắm mắt, há mồm, chổng mông về hướng nổ.
    Nghe phổ biến xong, chúng tôi rất lo, nếu khối thuốc không nổ, tổ bộc phá sẽ khó khăn vì khoảng cách 300m quá xa, anh em dễ bị thương vong khi lên phá hàng rào. Anh Lê Sơn đề nghị cho bố trí cách 100m thôi vì ta nằm dưới hào, tâm nổ lại tận trên lưng chừng đồi cao hơn ta tới 10m chắc không ảnh hưởng mấy, nhưng Trung đoàn không đồng ý vì không bảo đảm. Vì vậy chúng tôi phải cấp tốc tăng thêm bộc phá viên dự bị.
    19 giờ 00 tối 6-5, toàn tiểu đoàn đã triển khai đội hình hàng dọc dưới giao thông hào, trừ tổ canh gác còn tất cả quay lưng về A1; 19 giờ 30 phút rồi 20 giờ 00. Tôi suốt ruột hỏi anh Y ?oSắp đến giờ ?oG? chưa??. Anh đáp: ?oSắp rồi đấy?. 20 giờ 15 phút vẫn chưa nghe thấy bộc phá nổ. 20 giờ 30 phút, bỗng có tiếng chân người lao xao chạy từ phía A1 lại, phía trước có người hỏi: ?oCái gì thế??. Tôi cũng hỏi tiếp: ?oAi đấy?? thì có tiếng trả lời khẽ: ?oCông binh đây! Điểm hỏa rồi! Sắp nổ rồi!?. Anh Y gọi điện về Trung đoàn, còn tôi vội hạ lệnh: ?oChống tay, nhắm mắt, há mồm!?. Hô xong, tôi cũng vội phục xuống hào, chống tay, há mồm, chổng mông về phía A1. Lúc này thần kinh tôi căng thẳng, chờ đợi tiếng nổ kinh thiên động địa mà thầm lo không biết mình có chịu đựng nổi không. Nếu xảy ra chuyện gì thật tiếc cho bao nhiêu ngày chuẩn bị mà không được chiến đấu. Một phút rồi hai phút trôi qua, sao thời gian chậm thế? Sao mấy ?othằng cha? để dây cháy chậm dài thế? Miệng khô, họng rát mà không dám ngậm lại để nhấp nước bọt, đầu ngứa, cổ ngứa cũng không dám bỏ tay ra để gãi, (chống bằng khuỷu tay còn bàn tay bịt tai) chỉ sợ mình vừa ngậm mồm vào hay rời bàn tay khỏi tai mà nó nổ thì bỏ mẹ. Cứ thế khoảng 4-5 phút mới nghe thấy ?oỤc? một tiếng nặng nề kèm theo một làn chấn động nhẹ làm rung rinh mặt đất. Khoảng 1 giây đồng hồ và một ít đất đá vụn bắn xuống chân đồi (chưa đến chỗ đơn vị bố trí).
    Có tiếng Lê Sơn quát: ?oNổ rồi!?. Tôi không ngờ sự việc lại kết thúc quá nhẹ nhàng so với dự kiến, đồng thời cũng lo lắng vì chưa hiểu kết quả của cái ?otác phẩm? này ra sao. Tôi hét to: ?oBáo cáo anh Y, cho bộ đội lên nhé!? và ra lệnh ?oTiến lên?.
    Khi bàn kế hoạch, chúng tôi nhất trí nếu khối thuốc nổ phá hầm ngầm thành công thì không cần tổ bộc phá lên phá hàng rào nữa, song với tình hình này không rõ, tiếng nổ như vừa rồi có phá được hầm ngầm không và nhất là hàng rào có còn không? (sau đợt chiến đấu trước địch đã tu sửa lại công sự tiền duyên nhưng mới kịp làm một hàng rào rộng khoảng 3-4m thôi). Nhưng anh Lê Sơn phát hiện thấy một số đất đá văng xuống chân đồi thì phán đoán khu vực ta định mở cửa đã bị phá, khả năng không còn hàng rào nữa nên đã hạ lệnh xung kích theo sau ngay tổ bộc phá. Khi đại đội 317 bắt đầu xuất kích thì các loại pháo của mặt trận, Đại đoàn, Trung đoàn đã bắn dồn dập vào cửa điểm địch để yểm trợ cho chúng tôi tiến lên.
    Khối thuốc nổ đã tạo thành hình phễu trên mặt đất có đường kính khoảng 10m, sâu chừng 3m, tâm nổ cách lô cốt đầu tiên khoảng 15m, hàng rào dây thép gai bị biến mất. Theo kế hoạch từ trước, đại đội 317 từ phía Bắc hố bộc phá đánh chiếm lô cốt đầu cầu rồi chọc thẳng vào trung tâm cứ điểm. Sức chống cự của địch ở hướng này không mạnh lắm.
    Đại tá Vũ Đình Hoè
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Nhân bác BodaRu có bài nói về trung đoàn 174 đại đoàn 316 ở ĐBP có nhắc đến quả bộc phá ngàn cân. Em cũng có một tí thông tin, post lên bên đấy thì lạc đề, đưa lên đây vậy.
    Chính xác là có 954 kg thuốc nổ, gồm 23 kg TNT, 20 kg ritônen, 19 kg thuốc châm ngòi của Trung Quốc còn lại lấy ở bom Pháp ở Căng Na. Cộng vào đó là khoảng 50 kg của 632 chiếc kíp nổ. Tổng lại là khoảng 1000 kg.
    Đại đội công binh (thực ra là chỉ có gần 20 người, chính xác là 12 người) được Bộ phái xuống phối thuộc với 316 là đội phá bom nổ chậm, phiên hiệu 83 của trung đoàn công binh 151 do cụ Phú Xuyên Khung làm đội trưởng. Tiếp đó phân ra một đội 20 người do cụ Lưu Viết Thoảng (sau được phong Anh hùng) chỉ huy phụ trách việc đào hầm. Một tổ kỹ thuật bộc phá có nhiệm vụ thiết kế, cấu tạo và làm nổ do cụ Nguyễn Điệt và cụ Phạm Văn Bạch phụ trách. 316 cũng có một tiểu đội công binh, bảo kê có một trung đội bộ binh phòng ngự trên A1.
    Ban đầu việc đào rất lộn xộn, tổ bảo kê, tổ đào, tổ chỉ huy lên cả miệng hầm. Sau tổ đào phân công rõ ràng thành 3 kíp, đào suốt ngày đêm. Chưa hết, mỗi lần đổi ca là một lần đối diện với cái chết, đó là do muốn về phải vượt qua địa hình trống trải ở cửa mở nơi mà pháo địch khống chế. Sau này ta đào được một con hào đến tận cửa hầm, lấy gỗ chắc che chắn bên trên cộng với việc quan sát qui luật bắn của địch để di chuyển nên thương vong giảm đi nhiều. Đêm đầu đào được 1m, đêm sau đào được vài mét nữa, với 2 hàm ếch hai bên.
    Đất đá moi ra lấy dù của địch may thành túi đựng, mang đi xa đổ hoặc "biếu" bộ binh đắp công sự. Càng đào sâu càng tối nên phải dùng đèn bão, sâu nữa đèn bão cũng không dùng được, mọi việc chỉ được khắc phục khi Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba điều xuống hầm chiếc đèn sôlếch (?) của mình.
    Cùng với việc càng vào sâu, mỗi nhát cuốc chim là cả nỗ lực của người chiến sỹ. Trung bình bổ được 10 nhát là cổ họng đã tắc lại, ngực nén chặt, choáng đầu, tay chân tê dại, sức kiệt đi rất nhanh. Đáng nhẽ với những hầm nhỏ và sâu như thế này, cần phải có máy hút gió. Nhưng trong hoàn cảnh của các cụ, đào đâu ra cái thứ xa xỉ ấy. Đành phải "khó khăn khắc phục" bằng cách ngoài một cụ bổ cuốc chim, các cụ còn lại nằm nối đuôi nhau, đầu quay ra ngoài, mỗi người trong tay là một cái quạt, khi ngưng chuyển đất là liên tiếp lùa gió vào trong hầm. Trên mỗi chiếc quạt là những dòng chữ "thành công", "quyết chiến quyết thắng" ... Tại thời điểm đó, khẩu phần của bộ đội chỉ có 6 lạng gạo/người/ngày nhưng công binh vẫn được 8 lạng, ngoài ra những chiến lợi phẩm như bánh kẹo, bột chanh, bột cam, pin đèn vẫn luôn luôn được ưu tiên cho hầm ngầm. Tuy thế do làm việc nặng mà lại thiếu dưỡng khí, màu da của tất cả các cụ xanh sạm như bị sốt rét lâu ngày.
    Trong đường hầm, địa bàn vô tác dụng (do ảnh hưởng của quặng sắt) phải định hướng bằng 3 que hương. Sau chắc không chịu được, các cụ thay bằng 3 ngọn đèn pin (ánh sáng rát yếu do độ ẩm cao, áp suất thấp ). Để đảm bảo thăng bằng, dùng ống tiêm nước cất của một cụ y tá.
    Về phương pháp làm nổ cũng phải tính toán kỹ. Có 3 cách làm nổ được đề ra. Cách thứ nhất: làm nổ bằng điện từ một máy phát xách tay, cách thứ 2: nổ bằng nụ xoè có dây cháy chậm. Cách thứ ba: hai cụ Điệt và Bạch, mỗi người ôm một bó lựu đạn vào làm nổ trực tiếp.
    Kết quả đường hầm A1 dài 47m, rộng 0.8m, cao 1m, hầm được đào trong 14 ngày. Chỉ tiếc là do hầm quá sâu, nên tiếng nổ không như mong đợi, không phá được hầm ngầm của địch. Tuy thế, hiện trường của vụ nổ cũng là một hố sâu 8m, đường kính 18m, vị trí đại đội 2 của Tiểu đoàn dù Lê Dương số 1 bị thổi bay đi đâu không biết. Điều cuối cùng, chắc ít người biết, trong dãy đồi phía Đông, chỉ duy nhất đồi A1 là đồi đá.
    Được vo quoc tuan sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 30/10/2006
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Up phát.
    Có bác nào biết "đạn phóng bộc lôi" được dùng trong trận đánh đồi C1 là gì không.
    Theo hồi kí cụ Giáp thì nó giải quyết hàng rào rất nhanh gọn. Sau khi bắn xong, bộc phá chỉ mất 5 phút để mở cửa qua 7 lớp rào. Nhưng đây cũng là lần duy nhất thứ vũ khí này được nhắc đến.
  8. qthac

    qthac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hình như nó có ở trong mấy bộ phim về Điện Biên Phủ thì phải. Đó có phải là một cái ống tre dài, bộ đội ta ôm lên đặt vào hàng rào của địch, rồi rút chốt, đủ thời gian chạy thoát thì nổ (em xem ở bộ phim mà cứ đến kỷ niệm chiến thắng Điện Biện Phủ lại chiếu ấy, cái đoạn ấy mà được quay ở chiến trường thật thì đáng kính phục các bác quay phim chiến trường, mỗi thước phim đều đổi bằng xương máu). Không rõ có đúng không?
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đó là dùng cối 60mm để bắn bộc phá phóng mở hàng rào. Ta gọi luôn cái đó là súng phóng lôi. Loại này nổ rất dữ, lửa đỏ rực trời, khói đen phụt thành từng vệt dài nối nhau trên sườn đồi, hiệu quả khá cao. (theo "Vài hồi ức về Điện Biên Phủ", bài của Trung đoàn trưởng trung đoàn 98, cụ Vũ Lăng). Nói về cải tiến cho súng cối. Trong chiến dịch, ta còn màn gắn thêm "chuôi" vào đạn 120mm để bắn bằng cối 81mm.
    Nhắc đến phóng phọt, em lại nhớ một chi tiết trong cuốn sách của nhà văn Hữu Mai, kể về đường hầm A1. Ban đầu ta định dùng kinh nghiệm của Trung Quốc làm "quan tài bay". Tức nhồi bộc phá vào trong một cỗ quan tài rồi phóng vào đồn địch. Sau xét thấy hiệu quả không cao, không phá được hầm ngầm, độ chính xác lại không đảm bảo nên thôi.
    Được vo quoc tuan sửa chữa / chuyển vào 00:51 ngày 01/11/2006
  10. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì đạn phóng bộc lôi là tên gọi cũ của đạn SKZ của cụ Trần Đại Nghĩa và cụ Nguyễn Trinh Tiếp.
    Bạn có thể đọc thêm bài này:
    Trần Đại Nghĩa - Nhà khoa học anh hùng
    Báo Nhân dân 18/7/1997
    Kỹ sư Phạm Quang Lễ (tức Giáo sư Trần Đại Nghĩa), sinh ngày 13-9-1913, tại xã Chánh Hiệp, huyện Tân Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là nhà nho nghèo Phạm Văn Mùi thường dạy bảo con theo các chuẩn mực đạo đức phương Đông: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ông lấy chữ Lễ của nho gia để đặt tên cho con trai mình. Thân mẫu, bà Phạm Thị Diệu, vốn tin theo đạo Phật.
    Đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Mỹ Tho, Phạm Quang Lễ lên Sài Gòn, vào học Trường Pê-tơ-ruýt Ký. Năm 1933, ông đỗ đầu kỳ thi tú tài bản xứ, sau đó, thi tú tài Tây ban toán, cũng đỗ đầu, rồi thi tú tài Tây ban triết, đỗ hạng ưu.
    Đọc lịch sử nước nhà, Phạm Quang Lễ nhận thấy bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã thất bại do thiếu vũ khí tối thiểu cần thiết. Ông khâm phục cuộc khởi nghĩa Hương Khê do vị Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng lãnh đạo. Cao Thắng, một ông tướng giỏi của cụ, đã nghĩ tới việc tự trang bị vũ khí. Ông hướng dẫn hàng trăm thợ rèn Hà Tĩnh bắt chước, chế tạo thành công loại súng của Pháp kiểu 1874. Gần một nửa số nghĩa quân được trang bị bằng thứ súng ấy.
    Phạm Quang Lễ muốn noi gương Cao Thắng, nhưng tiến xa hơn.
    Suốt 11 năm ở Pháp (1935 - 1946) Phạm Quang Lễ chỉ theo đuổi một mục tiêu duy nhất là học cho kỳ được cách chế tạo vũ khí của phương Tây. Nhưng đế quốc Pháp đâu phải điên đến mức để cho người Việt Nam ta - kể cả những người đã mang quốc tịch Pháp - được vào học ở các trường dạy về vũ khí hay vào làm việc ở các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất vũ khí. Vì thế, trong suốt 11 năm dài đằng đẵng ấy, ông chỉ có thể mò mẫm tự học một cách âm thầm, đơn độc và bí mật hoàn toàn.
    Muốn nắm vững kỹ thuật quân sự, trước hết, phải tinh thông kỹ thuật dân dụng. Phạm Quang Lễ thi đỗ vào Trường Đại học quốc gia Cầu - Đường, một "trường lớn" của nước Pháp, vì thế, bộ thuộc địa phải cấp học bổng cho ông. Sau đó, ông còn theo học các trường đại học Điện, Mỏ, Bách khoa và Học viện Kỹ thuật hàng không. Ông đỗ nhiều bằng kỹ sư, đồng thời, thi lấy nhiều chứng chỉ về khoa học cơ bản ở Trường Đại học Tổng hợp Xoóc-bon.
    Qua mối quan hệ rộng rãi, ông lặng lẽ tìm kiếm các bí mật quân sự, các bản thiết kế vũ khí. Dần dà ông thu thập được hơn 30 nghìn trang tài liệu về vũ khí, hầu hết là tài liệu mật. Theo Bác Hồ trở về nước, ông không mang theo một thứ của cải gì đáng giá ngoài một tấn tài liệu.
    Vừa về tới Hà Nội, kỹ sư Lễ đã lên Thái Nguyên, cùng ông Tạ Quang Bửu thử đạn ba-dô-ca Mỹ, nghiên cứu tìm cách tự chế tạo.
    Ngày 5-12-1946, từ Thái Nguyên trở lại Hà Nội, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đến Bắc Bộ phủ, giao nhiệm vụ Cục trưởng Cục Quân giới Bộ Quốc phòng và đặt cho "bí danh" là Trần Đại Nghĩa.
    Nửa tháng sau, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong các xưởng quân giới, công nhân làm việc miệt mài. Đường ray xe lửa, như có phép thần thông, biến dần thành tất cả các bộ phận của khẩu ba-dô-ca, đúng như thiết kế của kỹ sư Nghĩa, với dung sai nhỏ hơn 0,5mm. Ba-dô-ca bắn cháy xe tăng địch, bắn sập các ổ súng máy, làm cho bọn giặc cố thủ trong nhà gạch cháy thành than. Ba-dô-ca bắn thủng cả tàu chiến Pháp ngược sông Lô Thu - Đông 1947.
    Đánh địch cố thủ trong lô-cốt bê-tông cốt thép, ta cho nổ bộc lôi cỡ lớn hoặc mìn lõm cỡ lớn. Cách đánh đó nguy hiểm cho xung kích, anh em phải ém sát địch. Ơở các nước, người ta dùng đại bác hạng trung và hạng nặng hoặc đạn bay (Ca-chiu-sa). Lúc bấy giờ, ta chưa có đạn bay. Còn đại bác, thì chỉ trong những chiến dịch lớn, mới lôi ra dùng, vì nó nặng quá chừng! Kỹ sư Nghĩa ước mơ chế tạo được một loại súng thật nhẹ, có thể vận chuyển dễ dàng trên đôi vai anh vệ quốc, nhưng lại có sức công phá ngang một cỗ đại bác sáu tấn thép. Ông nghĩ tới súng không giật (SKZ). Đây là loại vũ khí hiện đại, mới xuất hiện lần đầu trong trận quân Mỹ đổ bộ lên đảo Ô-ki-na-oa (Nhật Bản) cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Tất nhiên, mọi kết quả tìm tòi, nghiên cứu, thiết kế về thứ súng ấy đều được giữ bí mật hoàn toàn.
    Kỹ sư Nghĩa cùng các cộng sự gần gũi như Nguyễn Trinh Tiếp phải lặp lại cái công việc của nhà sáng chế - phát minh, độc lập với người Mỹ. Cuối cùng, ông đã thành công. Chỉ sau SKZ của Mỹ mấy nắm, SKZ Việt Nam xuất hiện lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá tan tành các lô-cốt địch có tường bê-tông dày hơn một mét.
    Năm 1950, chiến trường nam Trung Bộ nhận được 10 khẩu SKZ và 150 quả đạn từ Việt Bắc chuyển vào. Ít lâu sau Nam Bộ quê hương ông cũng bắt đầu nhận được SKZ.
    Có SKZ rồi, kỹ sư Nghĩa nghĩ tới đạn bay. Và ông cũng đã thành công, chế tạo được loại tên lửa nặng 30 ki-lô-gam có thể đánh phá các mục tiêu cách xa bốn ki-lô-mét.
    Sau thắng lợi của Chiến dịch Thu Đông 1947, Bác Hồ và Nhà nước ta phong quân hàm đợt đầu tiên. Ngay từ dạo ấy, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã là thiếu tướng. Ông cũng là người trí thức Việt Nam đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng (1953).
    Gần đây ông được Nhà nước ta tặng Giải thưởng Hồ Chí MInh về cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí súng ba-dô-ca, súng SKZ và SS (1945 - 1954).
    Hàm Châu.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này