1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Đèn Solex là đèn bóp,phát điện bằng magneto. Hồi đó ai có đèn này+ bút máy Paker dắt ngực là oai lắm
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo trong dienbienphu.org thì ở Gabrielle, lô cốt số 3 ở phía đông nam giữ được đến tận 13h00 ngày 15 tháng 3. Có bác nào biết về vụ này không? Nếu có thì có thể coi đây là một huyền thoại thật sự.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chuyện này cũng có được nhắc đến trong vài cuốn sách của Pháp. Theo những gì em hiểu thì đó là 1 lô cốt mà bộ đội ta đã đánh lướt qua và để sót tàn quân, chứ không phải là tấn công đến tận trưa 15/3 vẫn không hạ được.
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cái này là theo lời tường thuật của tay thiếu úy Sanselmes, được Erwan Bergot lấy lại trong "170 ngày...". Tay này thật ra cũng không có mặt tại chỗ, lão chỉ nghe thấy tiếng súng sau khi bị bắt làm tù binh cộng thêm vài lời nói bóng gió của bộ đội ta mà thôi. Không có nhân chứng nào khác sống sót hết. Phía ta thì tất nhiên là không nhắc đến rồi.
    Thật ra thì đến 8 giờ sáng, tất cả các ổ đề kháng có tổ chức trên đồi Độc Lập đều đã bị tiêu diệt, sở chỉ huy ở Mường Thanh đã hoàn toàn mất hết liên lạc điện đài với cứ điểm. Phía ta thì đang phải quay sang chuẩn bị phòng ngự chống phản công cho nên cũng chưa có thì giờ giải quyết chiến trường.
    Từ 6 giờ đến 8 giờ sáng, bọn Pháp phản công rất mạnh với 2 tiểu đoàn dù được xe tăng và máy bay yểm trợ (tiểu đoàn dù lê dương số 1 và tiểu đoàn dù ngụy số 5). Trận này ta thắng vì theo bọn tây... bọn ngụy hơi nhát gan . Bọn tây bây giờ cũng vẫn còn ấm ức chuyện này, cộng với chuyện Đờ-Cát sau đó không ra lệnh phản công thêm để chiếm lại Gabrielle bằng mọi giá. Chính vì thế cho nên cũng có thể chuyện ổ đề kháng ở lô-cốt số 3 này hay được thổi phồng để bảo hộ cho ý kiến của mấy tay ghét Đờ-Cát rằng Đờ-Cát đã bỏ rơi đồng đội.
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cách đây 53 năm, ngày 2/11/1953, tiểu đoàn "Triều Tiên", đơn vị Pháp duy nhất có kinh nghiệm chiến đấu chống "tình nguyện quân TQ" (nó có mặt ở chiến trường Triều Tiên trong đội hình sư đoàn 2 bb Mẽo từ những ngày quân đội Đồng Minh rút lui khỏi sông Yalu), đến cảng Sài Gòn.
    Ở đây, nó sẽ nhanh chóng được tăng quân số lên thành trung đoàn "Triều Tiên", phối hợp với 1 tiểu đoàn bb thuộc địa khác cùng với xe tăng, pháo binh để biến thành binh đoàn cơ động số 100 (Groupe Mobile 100) hay "Dim Xăng" (GM-100) theo cách phát âm tiếng Pháp của các cụ.
    Đơn vị này cùng với các lực lượng hùng hậu khác của quân viễn chinh Pháp sẽ tham gia chiến dịch Atlante nhắm vào vùng giải phóng ở Liên Khu 5 của ta. Cuộc hành quân quy mô này, theo kế hoạch Na-va sẽ là mũi tiến công chính nhằm bình định miền trung và cô lập sức mạnh của ********* ở miền bắc. Để ủng hộ cho nó, Căn cứ Điện Biên Phủ cũng được thành lập. Nhiệm vụ của nó, theo như Na-va nghĩ lúc đó, chỉ là để cầm chân quân chủ lực ********* ở đây, không cho phía ta rảnh tay cứu viện cho chiến trường miền trung...
    Sáu tháng sau, kế hoạch này tan tành, chính ĐBP lại trở thành điểm cầm chân của lực lượng cơ động Pháp. Toàn bộ lực lượng tổng trù bị cơ động của quân đội viễn chinh bao gồm 2 liên đoàn dù, lúc đầu định để xử dụng trong chiến dịch Atlante, đều bị hút hết vào ĐBP và sau đó bị tiêu diệt ở đây. Số phận của "Dim 100", đơn vị nòng cốt của lực lượng Pháp ở miền trung lúc đó cũng hẩm hiu không kém, Đắc Đoa, Plây Cần, Plây Rinh, Chư Drê... Nhưng đây lại là chuyện khác
    Lính Pháp thuộc trung đoàn Triều Tiên đến Sài Gòn :
    [​IMG]
    "Dim Xăng" duyệt binh ở Sài Gòn :
    [​IMG]
    "Dim Xăng" lên Tây Nguyên :
    [​IMG]
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bản đồ ĐBP
    [​IMG]
  7. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Anh nghĩ cái này nó sẽ gần với súng phóng bom hơn là cối bắn bộc phá như cách giải thích của Tuấn. Nếu vào BTLSQS sẽ thấy có một mẫu súng này (giống như quả bom đặt trên ống máng vậy), cỡ của nó phải 150mm chứ không ít. Lúc đầu súng phóng bom được dùng chủ yếu như pháo binh hỗ trợ (cái thời mà ta có ít pháo và cối quá) - mọi người có thể đọc trên hồi ký các trận đánh của Trung đoàn Thủ Đô. Thứ này dễ làm, dễ bắn chỉ tội tầm bắn gần.
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cụ Trần Đại Nghĩa được biết đến nhiều nhất với bazooka và SKZ (chứ không phải ĐKZ), nhưng cụ cũng có vài sản phẩm hay ho nữa :
    - Bom bay (hay bom phóng), trông hơi giống 1 quả AT-3 (to hơn), chính là cái quả to đùng trong BTLSQS mà bác va_xi_lip đang nói đến. Tầm bắn 3.000-4.000m (thứ này cũng hơi hiếm).
    - Súng phóng bom : súng y hệt như 1 khẩu súng cối, đạn rất dài, khi lắp vào đầu đạn nhô hoàn toàn ra khỏi nòng (trông khá giống với đạn ĐKZ82 Nga sau này), tầm bắn 800m, chuyên dùng cho công đồn. Anh em bộ binh rất thích loại này.
    Kể từ năm 1950, bộ đội chủ lực trên miền Bắc của ta được trang bị đồng bộ với cối 81/82, ĐKZ57 nên súng SKZ, súng phóng bom, bom bay... cũng đi vào dĩ vãng.
    u?c chiangshan s?a vo 10:20 ngy 03/11/2006
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cũng tuỳ tình hình bác ạ. Ở Điện Biên Phủ, cả ta cả địch đều chiến đấu trong hầm hào phòng thủ cố định trong mấy tháng liền. Với kiểu chiến tranh này các loại phóng bom, hay địa lôi lợi hại hơn các loại vũ khí khác nhiều. Đó là vì căn bản nó là 1 quả thuốc nổ lớn, có sức công phá cao, nó có thể thay bộc phá phá được hàng rào, nó có thể dọn được các bãi mìn, nó có thể làm sập hầm hào địch... Nói chung là đuợc rất nhiều việc.
    Vì thế mấy loại này được dùng lại ở ĐBP, đối với em cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
    Súng phóng bom của cụ Trần Đại Nghĩa chắc lấy gốc từ loại Minenwerfer của Đức hay "lanceur de torpille de tranchée" của Pháp sử dụng hồi hồi Đại Chiến thế giới lần thứ nhất.
    [​IMG]
  10. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Tuấn xem lại xem, vì cối 60 còn được gọi là cối cá nhân, khẩu súng dài chưa hơn cái điếu cày, quả đạn bằng quả lựu đạn thì liều phóng có cho bao nhiêu cũng làm sao phóng được quả bộc phá đi được mà tạo hiệu ứng lớn vậy?
    Chắc là cối 160mm?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này