1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác Hoàng xung phong làm daovh, vậy em xin làm chiangshan_vn (hoàn toàn dùng tài liệu vn). Mạo danh, giới hạn về tài liệu, nội lực cũng không bằng, cáo lỗi trước với đồng chí Chiangshan xịn nhé.
    Về ?oTại sao Điên Biên Phủ??. Trước hết, ta thử nhìn lại tình hình chiến trường năm nửa đầu 1953.
    [​IMG]
    Từ đầu cuộc chiến, ý đồ của Pháp vẫn luôn là cô lập và đi đến tiêu diệt VM ở Việt Bắc. Để thực hiện mục tiêu này, Pháp có hai phòng tuyến lớn là Đường số 4 từ Cao Bằng xuống đến Tiên Yên, Móng Cái ở phía Đông Bắc Ở Tây Bắc là xứ Thái, hai bên ngăn cách nhau bởi con sông Hồng chảy suốt một dọc từ Trung Quốc xuống đến đồng bằng Bắc bộ. Năm 1950, sau chiến dịch Biên giới, phòng tuyến đường sô 4 tan rã. Ta chuyển trọng tâm xuống trung du và đồng bằng Bắc bộ không thành công và bị rơi vào thế bị động. Chỉ đến sau chiến dịch Hoà Bình (nằm ngoài dự kiến) đạt nhiều kết quả, ta mới dành lại quyền chủ động trên chiến trường.
    Cho đến lúc này,toàn tuyến hữu ngạn sông Hồng vẫn thuộc sự kiểm soát của Pháp. Xác định thấy: Tây Bắc và Thượng Lào đất rộng, nguồn nhân vật lực khá dồi dào (Tây Bắc có dân số 440.000 người. Người Thái 200.000 (45%), người Mèo 70.000 (16%), người Thổ 47.000 (10%), người Mường 36.000 (8%), các dân tộc thiểu số khác 87.000 (21%). Tây Bắc có 4 cánh đồng lớn là Mường Thanh (Lai Châu), Nghĩa Lộ (Yên Bái), Than Uyên (Lào Cai) và Phù Yên (Hoà Bình) không thua kém gì đồng bằng Bắc bộ). Bố phòng của Pháp ở Bắc bộ có đặc điểm mạnh ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, Tây Bắc và Lào yếu và rất yếu. Do đó, kế hoạch thu đông 52-53, ta chủ trương chuyển trọng tâm lên hướng này. Mục đích nối liền Liên khu 4 với chiến khu Việt Bắc, mở rộng vùng tự do, phát triển cuộc kháng chiến lên một mức độ mới.
    Chiến dịch Tây bắc (từ 7 đến tháng 12 năm 1952), ta làm chủ chiến trường, Pháp không đủ sức giữ phải dần dần co cụm, lập nên tập đoàn cứ điểm Nà Sản ở đoạn giữa Sơn La và ngã ba Cò Nòi. Ngoài ra, ở Tây Bắc, cũng chỉ còn thủ phủ Lai Châu của Đèo Văn Long do ta chưa đánh nên Pháp còn giữ được.
    Khi lập nên tập đoàn cứ điểm Nà Sản, Pháp có 2 mục đích. Một là làm bàn đạp chiếm lại Tây Bắc. Hai là cùng với Lai Châu, bao vây VM ở hướng Tây, không cho phát triển tiếp sang Lào. Về phía ta, tuy đánh Nà Sản không thành công nhưng ta đã hình thành được thế bao vây cô lập vị trí này. Chiến dịch Thượng Lào đầu (từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1953) đã chứng minh Nà Sản không còn ý nghĩa về chiến lược phòng ngự.
    Sau hai chiến dịch Tây Bắc và Thượng Lào. Phạm vi chiến trường của ta không còn chỉ bó hẹp ở hướng trung du và đồng bằng. Vùng tự do đã nối liền từ biên giới phía bắc xuống đến liên khu 5. Thế và lực của ta mạnh lên rõ rệt. Quân Pháp rơi vào thế bị động, hoàn toàn không còn khả năng kêt thúc chiến tranh theo ý họ nếu không có sự thay đổi to lớn về chiến lược cũng như tăng cường mạnh mẽ về nhân và vật lực phục vụ chiến tranh. Đến đây là kết thúc chiến cuộc 52-53.
    [​IMG]
    Tháng 8 năm 1953, nước Pháp cử tướng bốn sao Henri Navarre sang Việt Nam.
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Thật ra ngay khi phải lo 1 cứ điểm ĐBP cộng thêm chiến dịch Atlante, bọn Pháp cũng có thừa lính để bảo vệ vùng Đồng Bằng chống lại các cuộc tấn công bằng chủ lực của ta. Ở ĐBP bọn nó chỉ mất có 5% toàn bộ số lính ở Đông Dương trong đó chỉ có 1 binh đoàn cơ động (binh đoàn cơ động số 9 của quan năm Gaucher tử trận ở Him Lam) và 2 liên đoàn dù (các đơn vị thiện chiến loại một, cái này mới là đau nhất).
    Nhưng để bình định được vùng Đồng Bằng lại là chuyện khác, chỉ sợ đến 40 sư đoàn cơ động cũng không đủ. Theo tướng Maurice Schmitt phát biểu ở hội nghị 50 năm ĐBP(tay này là trung úy tù binh ở ĐBP, sau là tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp), hồi 53-54, tình hình quân sự xấu đến nỗi để có thể hành quân an toàn ra xa Hà Nội 100 km, quân Pháp phải chuẩn bị ít nhất 1 đơn vị cỡ sư đoàn.
    Vì thế nếu chơi kiểu bị động, tập trung quân ở vùng đồng bằng thì quân ta sẽ tuỳ nghi giải phóng tây bắc, thượng Lào, trung du... Như thế thì bọn Pháp sẽ bị thiệt khi đàm phán mở ra.
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Phải nói là sau gần 9 năm đánh nhau, Pháp đã quá oải rồi, nợ nần chồng chất, phải kết thúc bằng hoà thôi. Nava được cử sang không phải để thắng dứt điểm mà là để tìm 1 hoà ước có lợi! Không có thắng trận thì đừng hòng ********* chịu ký hoà ước như thế! Mà thời gian chỉ có hạn thôi, có lẽ đến năm 54 thì Pháp phải có hoà ước rồi, kế hoạch của Nava chỉ là 18 tháng. Do đó Nava chịu sức ép không thể ngồi yên mà thủ, mà dù có bất lợi cũng phải đánh!! Thế nên ông ta phải lộ ra sai lầm!
    Điện Biên Phủ ban đầu không phải là 1 căn cứ để thủ chốt chặn, mà là 1 căn cứ để từ đó đánh ra xung quanh!
    Chuyện nước Lào cũng vậy, Nava cũng phải lo trước chứ nếu để bất ngờ đối phương xuất hiện 2-3 sư đoàn thì làm sao mà tăng viện kịp!
    Chiến dịch Atlant cũng có lẽ là sau khi Nava nhận ra đã sa vào bẫy ĐBP rồi, không rút quân ra được nên muốn đánh gỡ gạc chút đỉnh ở nơi khác để bù vào!
    Tóm lại là nêú Nava không đánh mà tiếp tục ngồi thủ thì Pháp hết tiền, Mẽo đòi VN Cộng hoà để cấn nợ, vài năm nữa tiếp bước sư đoàn pháo binh 105ly, các chú ********* cử đi học các khoá xe tăng và máy bay sẽ về nước cùng phương tiện, !
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Atlante mới là chính bác ạ, ban đầu ĐBP chỉ là phụ. Atlante diễn ra từ tháng 2 và đợt 2 của chiến dịch này (lấy tên là Axelle) mở đúng vào ngày 13 tháng 3.
    Thực ra, ta có đủ sức đánh sang tận Luang Pha Bang nhưng giữ thế nào mới là vấn đề. Chiến dịch Thượng Lào, ta đánh như chẻ tre (Salan cũng chủ động rút lui) nhưng rút khi về thì Pháp cũng mau chóng chiếm lại được những gì đã mất. Mấu chốt là vấn đề tiếp tế. Lúc này ta chưa đủ sức tiến hành chiến dịch quá xa căn cứ tiếp tế chính là Thanh Hoá.
    Do đó, việc bảo vệ nước Lào không đến nỗi thúc ép đến thế về mặt quân sự.Nếu có thì cũng chỉ là ở mặt chính trị do tháng 10 năm 1953 Pháp "trao trả độc lập" cho Lào và đến tháng 11 kết nạp Lào vào khối LH Pháp như một nước độc lập.
    Navarre làm quả ĐBP có lẽ với mục đích thiết thực hơn là neo giữ Tây Bắc trong quyền kiểm soát của Pháp, chống đỡ cho bọn Đèo Văn Long và đám phỉ được Pháp thả xuống đang hoạt động khá mạnh ở vùng Thuận Châu, Lào Cai, Hà Giang. Đợi đến khi hoàn thành khối chủ lực cơ động mạnh, để ta có hoàn có thời gian hoàn toàn thảnh thơi đứng chân vững ở Tây Bắc, Pháp khó có thể lấy lại được. Cuộc chiến tranh khó có thể kết thúc theo kịch bản của họ. Chính vì thế, ĐBP ban đầu là căn cứ tấn công với Giles và sau là Castries được chỉ định là với mục đích này.
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Kế hoạch của ta nửa cuối năm 1953 như sau:
    Ngay sau chiến dịch Thượng Lào, ta chủ trương lấy trọng điểm là Nà Sản và Lai châu. Tuy nhiên, từ 4 đén 11 tháng 8 năm 53, địch rút tập đoàn cứ điểm Nà Sản khiến ta lúng túng về chọn hướng chiến lược.
    Đến tháng 8 năm 53, ta thay đổi kế hoạch tác chiến, chiến lược. Các đại đoàn chủ lực luân phiên nhau đánh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm có đột biến lớn, đẩy mạnh chiến tranh du kích, rèn luyện bộ đội chủ lực.Với phương châm:
    Đánh nhỏ ăn chắc, đánh nhanh rút nhanh.
    Đánh điểm diệt viện
    Đánh phối hợp ngoại tuyến và địch hậu.
    Cơ động linh hoạt.
    Bố trí binh lực như sau (thực chất đây cũng là thế đứng của ta tại thời điểm tháng 8 năm 53, ngoại trừ Đại đoàn 304 vẫn đứng chân ở Thanh Hoá):
    -Tây Bắc và Thượng Lào bố trí trung đoàn 176 - Đại đoàn 316 và trung đoàn 148 (chủ lực Khu), mục tiêu chính là Lai châu.
    -Khu vực trung du (Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái) là 308, 312, 351.
    -Phía Thanh Hoá, tây nam Ninh Bình là 316 (thiếu 176), 320.
    -Thái Nguyên, Bắc Giang là hai trung đoàn chủ lực của Liên khu Việt Bắc là 246 và 238.
    -Trung Lào bố trí Đại đoàn 304
    Thời gian hoạt động là hai tháng, kể từ cuối tháng 11 năm 53. Sau đó, tuỳ tình hình thay đổi mà sẽ mở hướng phát triển mới.
    Đến tháng 9 năm 53, thấy đánh vào đồng bằng có nhiều điểm bất lợi do Pháp tăng quân mạnh, ta chủ trương chọn Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là phối hợp (thực hiện cái này là thực hiện hình ảnh bàn tay năm ngón của Hồ chủ Tịch, mục đích phân tán chủ lực Pháp). Theo đó, ta mở 3 hướng tấn công lớn (và đã thực hiện):
    - Hướng chính là Tây Bắc với Đại đoàn 316 và trung đoàn 148.
    - Hướng Trung và Hạ Lào: Trung đoàn 66 Đại đoàn 304, trung đoàn 101 Đại đoàn 325.
    - Hướng Tây Nguyên: Trung đoàn 108 và 803 chủ lực liên khu 5.
    - Hướng trung du và đồng bằng Bắc bộ: Đại đoàn 320 và các trung đoàn độc lập của liên khu.
    - Khối chủ lực còn lại gồm 308, 312, 304, 351, các trung đoàn 246, 238 che dấu lực lượng, sẵn sàng cơ động. Đại đoàn 325 sau nhiều năm bắm chặt với Trung trung bộ nay đã có thể rút ra Nghệ Tĩnh làm lực lượng dự bị.
  6. Dr_Hoang

    Dr_Hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    16
    Mình không thấy thuyết phục gì cả :
    -Thứ nhất, chiangsan cho rằng "Việc đánh chiếm Điện Biên Phu? có kha? năng ngăn chặn được một cuộc tiến công ở Tây Bắc, xa hơn nưfa la? Thượng La?o. Va? nhất la? nó có thê? thu hút một số đại đoa?n Việt Minh, gia?m nhẹ áp lực đối với đô?ng bă?ng.", ĐBP nằm ở rìa Tây Nam của vùng tây bắc VN, làm sao che chắn ngăn chặn 1 cuộc tấn công ở khu vực tây bắc ? Phòng thủ vùng Thượng Lào có thể dùng kinh nghiệm của đồng bằng sông hồng, co cụm giữ vùng đồng bằng thiết lập đồng bót như vậy an toàn và hơn nhiều so với 1 cụm căn cứ nằm trong lòng địch như ở ĐBP, thực tiễn đã chứng minh là tướng Giáp và QĐND chưa đủ sức vận động chiến với Pháp ở đồng bằng.
    -Nếu cho rằng ĐBP là 1 chiến dịch lên dây cót tinh thần thì việc đổ nguyên vật liệu xuống xây dựng căn cứ ĐBP là có ý định gì ? cố thủ ở ĐBP để làm gì ?
    -Bác xe tăng (panzer) thì cho rằng dẫu có thêm mấy chục tiểu đoàn nữa cũng không thể bình định vùng bắc bộ, nhưng điều này cũng không giải thích được tại sao lại chọn ĐBP. Đem mấy đơn vị đó sang Lào xây dựng 1 phòng tuyến mạnh là có thể hy vọng giữ được vùng thượng Lào. Kiên nhẫn xem động tĩnh của QĐND để có phản ứng thích hợp thì cũng là 1 phương pháp hay nếu mất mục tiêu chiến lược, chứ tung quân đi đón gió như nhảy dù xuống ĐBP thì dở quá (theo ý mình).
    -Bác kị binh cho rằng Pháp muốn kết thúc nhanh nên ép Narva phải đánh nhưng cũng không cần thiết phải ép Narva đánh thua chứ. ĐBP lọt thỏm trong vùng kiểm soát của ta, nhảy vào đó lập căn cứ là thất sách, nếu muốn đánh sao không tổ chức thêm 1 cuộc hành quân lên Việt Bắc nữa ? ít nhất cũng có đường về.
    -Còn bác Tuấn, bác trình bày tiếp đi
  7. qthac

    qthac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Em thấy trong cuốn của đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết một câu, đại loại là Người Pháp luôn đi tìm một trận đấu lớn, và họ đã tìm thấy nó ở Điện Biện Phủ. Em thấy các bác phân tích rất chi li và rất hay các khả năng, lý do vì sao Điện Biên Phủ lại được chọn. Một trong những lý do, theo em nghĩ, để Nava đổ quân xuống Điện Biện Phủ, đầu tiên chỉ là một tiểu đoàn, sau đó tăng cường lên, là muốn kéo chủ lực của *********, lúc đó có xu hướng di chuyển sang Lào, hơn nữa, bác Nava tự tin là ăn thịt được chủ lực của ********* vì ở Nà Sản, một cụm cứ điểm nhỏ hơn và không chắc chắn bằng Điện Biên Phủ, quân ta đã không thể nào làm gì được. Hơn nữa, Điện Biên Phủ còn có pháo binh (niềm tự hào của nước Pháp, và sân bay Mường Thanh),.... Một cái nhọt tụ độc, thật là chí lí.
    Thế nhưng, đến khi chiến dịch chuẩn bị nổ ra, thì chính Nava lại là người hoài nghi nhất về cái quyết định Điện Biên Phủ đó, tuy vậy, ông ta không làm gì, hay là không kịp, không thể làm gì để thay đổi tình hình lúc đó rồi. Tên đã lên cung, dây đã căng, chỉ có việc bắn mà thôi.
  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Theo quan điểm của em thì em thấy ý kiến của lão "bộ binh cưỡi lừa" hợp lý. Cuộc chiến Đông Dương đã dai dẳng quá lâu, nước Pháp cũng đã kiệt quệ về nhân tài vật lực (chưa khôi phục được từ sau WW2). Quân VM càng ngày càng mạnh, càng đông và trước xu hướng TQ bơm vá trang thiết bị và đào tạo quân kỹ thuật cao cho VM thì sớm muộn Pháp cũng thua, vì vạy Pháp cần tiêu diệt bớt chủ lực VM càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt. Cái chuyện tung quân vào giữa vùng đất của đối phương cũng không đáng ngại theo cách lập luận của Pháp vì nó đưa vào đây một lực lượng quá lớn rồi, có cầu hàng không đầy đủ, trong khi VM vẫn phải dùng dức người vượt đồi núi. Cái vấn đề mà Phpá không lường nổi là VM vẫn có thể lo được hậu cần cho quân lính (mặc dù nhiều khi lính vẫn bị đói) cũng như có pháo binh và phòng không mạnh như vậy. Chết là ở chỗ chủ quan thôi!
    @các bác: Em lại bị thằng CỦA NỢ nào nó treo mất cái xi líp rách roài, lại dùng lại nick này!
    Được vaxiliep sửa chữa / chuyển vào 10:48 ngày 09/11/2006
    Được vaxiliep sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 09/11/2006
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Các nét chính về Pháp trong nửa cuối năm 1953 như sau:
    8 tháng 5 năm 1953, Navarre sang Việt Nam.
    12 tháng 7 năm 1953, Bidault xin viện trợ của Mỹ, được Mỹ đáp ứng 400 triệu USD để xây dựng QLVNCH và 650 triệu USD chi phí chiến tranh trong năm 1953. Năm 1954 Mỹ hứa sẽ tăng viện trợ lên gấp đôi.
    Từ 17 đến 24 tháng 7, Navarre trình bày kế hoạch mang tên mình trước Hội đồng Tham Mưu trưởng và sau đó là Hội đồng Quốc phòng Pháp.
    Nội dung kế hoạch Navarre:
    - Bước 1: Thu đông và đông xuân 53-54 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Trung và miền Nam. Trọng tâm tấn công chiến lược là Liên khu 5. Mở rộng khối cơ động.
    - Bước 2: Từ thu đông 54, chuyển sang tấn công chiến lược ở miền Bắc, tiêu diệt chủ lực ta, kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.
    Để thực hiện kế hoạch này, Navarre xin tăng viện 2 sư đoàn từ Pháp (dự tính lấy từ quân Pháp ở Châu Âu). Sau đó, rút xuống xin 12 tiểu đoàn, chính phủ Pháp gửi sang cho 9 tiểu đoàn ( ba tiểu đoàn của trung đoàn bản địa Angeri số 7 ?" 7 RTA, ba tiểu đoàn của trung đoàn bản địa Marroco số 5 - 5 RTM, tiểu đoàn dù xung kích số 2 ?" 2 BCP, tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 ?" 1/5 RIC). Bên cạnh đó, và cũng để bù vào số thiếu hụt trong kế hoạch, Navarre cho phát triển QLVNCH.
    Cuối năm 1953, lực lượng của Pháp và VNCH đã lên tới 445000 người. Tất cả có 267 tiểu đoàn trong đó có 86 tiểu đoàn Âu Phi, 177 tiểu đoàn VNCH. Lực lượng chiếm đóng là 185 tiểu đoàn, lực lượng cơ động chiến lược, chiến thuật là 82 tiểu đoàn. Vê binh chủng có 24 tiểu đoàn và 20 đại đội pháp binh. 9 trung đoàn, 7 tiểu đoàn và 10 đại đội thiết giáp. 11 tiểu đoàn và 2 đại đội công binh. 351 tàu hải quân. Hơn 500 máy bay các loại. Riêng ở Bắc bộ có 112 tiểu đoàn bộ binh trong đó có 44 tiểu đoàn cơ động, 18 tiểu đoàn và 19 đại đội pháo, 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn và 2 đại đội thiết giáp. 7 tiểu đoàn và 8 đại đội công binh.
    Các hoạt động:
    - 17 đến 20 mở cuộc hành quân Hirondelle: tung 3 tiểu đoàn dù xuống Kỳ Lừa ?" Sơn La phá hoại kho hậu cần VM.
    - 18 tháng 7 tung thổ phỉ chiếm lại Mường Hùng, nhảy dù xuống Mường Lầm, Thuận Châu. Trong tháng 8 sau đó tung một loạt toàn phỉ suốt suốt dọc tuyến Tây Bắc.
    - 28 tháng 7 mở càn Carmarque ở Huế
    - 4 tháng 8 mở càn Tarentaise ở Nam định.
    - 28 tháng 8 mở càn Claude ở Tiên Lãng, Hải phòng ngày này.
    - 5 tháng 6 rút 7 tiểu đoàn ở Nà Sản về đồng bằng.
    - 13 tháng 9 mở càn Flandre ở Chợ Cháy Hà Đông.
    - 21 tháng 9 mở càn Brochet ở bắc Thái Bình và nam Hưng Yên.
    - Đặc biệt, do phán đoán hướng tấn công chính của ta là ở Ninh bình. Thả biệt kích và đánh tiếng đưa quân đổ bộ vào Thanh Hoá nhằm đánh lạc hướng VM. Ngày 15 tháng 10 mở cuộc càn Mouette (Chim hải âu) gồm 22 tiểu đoàn bộ binh thuộc 6 binh đoàn cơ động, 2 tiểu đoàn dù, 8 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn xe cóc, 60-70 máy bay do Conhy trực tiếp chỉ huy. Cuộc hành quân nhằm vào nam Ninh Bình, mục đích dành thế chủ động, phá cơ sở chuận bị của ta.
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Ở đây ta có 3 ý chính nằm trong câu hỏi "Tại sao Điện Biên Phủ", cũng là những giai đoạn nối tiếp nhau trong chuỗi khó hiểu của Navarre:
    1. Tại sao Pháp lại đổ quân xuống ĐBP?
    2. Tại sao lại chọn và xây dựng ĐBP thành một điểm quyết chiến chiến lược, sớm hơn trong thời gian dự định.
    3. Tại sao vẫn mở chiến dịch Atlante (2 đợt) ?

    Về câu hỏi thứ nhất, theo em là như sau (bác Hoàng sẵn sàng chưa):
    Vấn đề nằm ở mặt chiến thuật trong kế hoạch Navarre. Kế hoạch này không phải là không có điểm yếu của nó. Đó chính là ở chi tiết giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tránh giao tranh với chủ lực VM và chi tiết về thời gian. Kế hoạch là hoàn hảo khi Pháp giam chân, phá thế được khối chủ lực VM, khiến VM chỉ loanh quanh với hiện trạng đang có. Nếu trong khoảng thời gian của bước 1 kế hoạch Navarre, VM giải quyết thành công và đứng chân vững ở Tây Bắc, quét sạch hệ thống của Pháp ở Lào thì bước hai của kế hoạch sẽ rất phức tạp và sẽ phát sinh nhiều điều khó lường. Do vậy, cần kìm chân VM, tranh thủ thời gian là yêu cầu tối quan trọng của bản kế hoạch này. Không phải ngẫu nhiên mà toàn bộ kế hoạch Navarre chỉ diễn ra trong 18 tháng. Ngoài ra, con số 18 tháng có nhiều lý do khác, một mặt nước Pháp quá đau đầu về chiến tranh Đông Dương, muốn có một cái kết nhanh chóng và có hậu (Tthủ tướng Pháp Laniel tuyên bố: ?oChúng ta không như Mỹ, chúng ta buộc đối phương đầu hàng vô điều kiện. Lúc đó mới điều đình với họ?). Mặt khác, Pháp nhìn thấy rõ hậu quả của việc phụ thuộc vào Mỹ, nếu họ không nhanh chóng có một thắng lợi quyết định, Mỹ sẽ thao túng và nắm lấy VNCH, và đẩy Pháp khỏi Đông Dương một cách nhục nhã.
    Chiến thuật kìm chân và tranh thủ thời gian của Pháp được thể hiện rất rõ trong cuộc càn quét Chim hải âu ở tây nam Ninh Bình ngày 15 tháng 10. Trong cuộc hành quân này, mục đích chính không phải là đón trước một cuộc đụng độ để tìm diệt chủ lực mạnh của VM mà chỉ là tiêu hao, phá cơ sở và thế tấn công mà Pháp tiên đoán là sẽ mở ở hướng nam đồng bằng bắc bộ. Ý định tiêu hao là thấy rõ khi Pháp thả biệt kích, đưa tàu chiến đến đậu ở ngoài khơi Thanh Hoá, khoa trương cho một cuộc đổ bộ vào hậu phương VM, nhằm giữ chân các Đại đoàn VM như 304, 316 ở Thanh Hoá không tiến ra tây nam Ninh Bình. Sau một số đụng độ, Pháp kết thúc cuộc hành quân và rút lui khỏi khu vực này.
    Do đó, khi biết đại đoàn 316 (trung đoàn 98, trung đoàn 174 và đại đoàn bộ) từ Thanh Hoá tiến lên Tây Bắc, dò đoán hướng chính của ta không phải là ở nam đồng bằng Bắc Bộ như họ tưởng. Pháp cấp tốc tính đến chuyện ngăn chặn VM ở hướng này. Không thể dùng tiếp Nà Sản vì không có nhiều ý nghĩa, không thể dùng Lai châu vì địa hình ở đây không phù hợp, không thể xuống Nghĩa Lộ vì chủ lực VM đang ở đó. Ngày 20 tháng 11, những đơn vị lính dù đầu tiên được thả xuống ĐBP. Ngoài ý đồ bảo vệ cho Lào không thật sự thuyết phục, mục đích chính là chơi một ván bài lập lờ nhằm phá thế và bao vây VM, tạo một chỗ đứng chân, làm tiền đề vững chắc cho những bước đi của giai đoạn 2 kế hoạch Navarre.
    Được vo quoc tuan sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 09/11/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này