1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Bác RW có ý ********* gì đây, dám nói bộ đội ta cởi quần.
    Đồng chí Trần Đình Hùng sinh năm 1931, người dân tộc Kinh, quê ở xã Đại Đồng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, thành phần bần nông. Nhập ngũ tháng 7 năm 1950, khi được tuyên dương Anh hùng là trung đội trưởng pháo ĐKZ thuộc trung đoàn 36, đại đoàn 308, đảng viên Đ.ảng Lao động Việt Nam.
    .........................
    Khi đánh vị trí 311B, chân súng ĐKZ bị hỏng, nòng súng do bắn nhiều đã nóng bỏng. Không ngần ngại, Trần Đình Hùng lấy mảnh vải bạt dùng để bọc nòng súng ĐKZ, lót nòng súng vác lên vai, bò lên bờ hào để đồng đội nạp đạn bắn, diệt nhiều hỏa điểm và binh lính địch, chi viện cho xung kích phát triển thuận lợi. Lúc gần diệt xong đồn, đồng chí đang chuẩn bị ngắm bắn một hỏa điểm thì bị thương vào đầu và cánh tay nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, bắn diệt được hỏa điểm địch, rồi mới chịu băng bó.

    http://www.quandoinhandan.org.vn/dienbien/so3/dbp332.htm
  2. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Trong lịch sử hành quân của pháo binh có một huyền thoại còn ít người biết đến. Đó là chuyện cuộc hành quân mà hàng chục khẩu trọng pháo, hàng chục xe kéo pháo của trung đoàn Tất Thắng-trung đoàn trọng pháo cơ giới đầu tiên của nước Việt Nam-đã được tháo rời chuyển xuống bè vượt thác ghềnh, xuôi sông Hồng về hậu cứ trước khi xuất quân đánh thắng ở chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Sau cuộc diễn tập bắn đạn thật cuối năm 1952 ở Trung Quốc, Đoàn pháo Tất Thắng đột nhiên nhận lệnh chuẩn bị ăn Tết. ?oĐột nhiên? vì thay vào việc ăn Tết âm lịch thường lệ, năm nay anh em ăn Tết dương lịch vẫn với đầy đủ hương vị: ?oThịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh?.
    Đón giao thừa đêm cuối năm 1952 các chiến sĩ pháo binh không chịu ?otối như đêm ba mươi? mà được ngắm trăng rằm thơ mộng (31-12-1952 đúng vào ngày rằm tháng một năm Nhâm Thìn).
    Sau cái Tết đặc biệt ấy trung đoàn nhận lệnh hành quân trở về nước. Đoàn xe pháo xuất quân từ Sin An Sô (Vân Nam-Trung Quốc) qua Mông Tự, Tshi Chai, Mê La Ti dừng lại ở La Ha Ti. Một tối sinh hoạt văn nghệ được tổ chức ở đây, bên bờ sông Nậm Thi (tên đoạn thượng nguồn sông Hồng, phía bắc Lào Cai bên đất Trung Hoa).
    Trong đêm liên hoan, một cán bộ trinh sát kể chuyện:
    - Tháng 12-1788 nghe tin giặc Thanh đem quân chiếm Thăng Long, ông Nguyễn Huệ cho đại quân xuất trận ra Bắc đánh quân xâm lăng. Trên đường hành quân ông cho bộ đội ăn Tết trước rồi đoàn quân-voi-ngựa, hỏa hổ kéo ra Thăng Long, đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh đúng vào dịp Tết Kỷ Dậu (1789) buộc chúng phải rút quân về nước.
    Ôn lại câu chuyện ăn Tết trước của nghĩa quân Quang Trung, nhớ chuyện ?oăn bánh chưng trước Tết? tuần trước ở Sin An Sô, mỗi người chúng tôi rạo rực một ước mơ:
    - Chỉ một thời gian không lâu nữa trung đoàn sẽ vượt biên giới về nước chiến đấu. Chiến dịch sắp tới phải là một chiến dịch lớn của giai đoạn tổng phản công tiến về giải phóng Thủ đô, giải phóng quê hương.
    Thế nhưng!!!... Một tin bất ngờ đến với trung đoàn: ?oTạm dừng cuộc hành quân. Nghỉ lại La Ha Ti chờ lệnh!?.
    Thời gian ấy nhiều cán bộ trên Bộ Quốc phòng, trên đại đoàn Công Pháo (Công binh và Pháo binh), Bí thư tỉnh ủy các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang cùng một số cán bộ chỉ huy đoàn Tất Thắng họp bàn tìm một phương án hành quân tốt nhất, bí mật không cho giặc Pháp biết sự xuất hiện của trung đoàn trọng pháo cơ giới đầu tiên của đất nước trước khi đơn vị nổ súng chiến đấu. Có ba phương án được thảo luận kỹ:
    Phương án 1: Xe kéo pháo hành quân qua Lào Cai theo một số đường quân sự làm gấp mới làm sang bến Ngọc về căn cứ địa ở Bắc Tuyên Quang.
    Phương án 2: Xe kéo pháo về Bảo Hà theo tuyến đường sắt Vân Nam-Lào Cai-Yên Bái. Lực lượng công binh sửa chữa đoạn đường sắt Bảo Hà-Yên Bái có chừng hơn 40 cầu sắt cũ, nhiều cái đã hỏng. Dùng những ô tô bánh sắt chạy trên đường ?oray? xe lửa kéo những toa chở xe, pháo về Yên Bái. Từ đây ô tô kéo pháo hành quân về căn cứ.
    Phương án 3: Xe kéo pháo qua Lào Cai về Bảo Hà-Thíp. Tại đây công nhân kỹ thuật tháo rời từng khẩu pháo, từng chiếc xe ra nhiều bộ phận chuyển xuống những bè nứa chắc chắn, những thuyền đinh lớn xuôi về bến Âu Lâu đầu thị xã Yên Bái. Ở đây xe pháo được lắp lại rồi hành quân theo đường bộ về căn cứ. Hành quân cơ giới trên đường sông theo phương án 3 thật bất ngờ với địch. Yếu tố bí mật hơn hẳn 2 phương án trên, nhưng phải tháo gỡ biết bao khó khăn để thực hiện phương án đặc biệt này.
    Cuối cùng cấp trên quyết định hành quân theo phương án 3.
    Cái tháng ?ocủ mật? năm ấy vùng rừng núi ven sông Hồng hai tỉnh Lào Cai-Yên Bái nhộn nhịp chưa từng thấy. Các chiến sĩ công binh từ Bắc Kạn, Tuyên Quang tập trung về san đường, phá núi đào công sự, làm bến bãi dọc sông từ Bảo Hà về Thíp. Cũng ở khu vực này, một đại đội pháo 105 vừa chiến đấu giải phóng Hòa Bình được bổ sung cho trung đoàn Tất Thắng, hầu hết pháo thủ là thanh niên dân tộc Mường. Là những chiến sĩ mới bổ sung, hàng ngày anh em vác dao lên rừng chặt bương, nứa, cùng các chiến sĩ công binh đóng những chiếc bè lớn. Hàng chục thuyền đinh cùng những tay chèo lái giỏi nghề sông nước, thạo đường luồng lạch sông Hồng 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái được điều về. Nhiều công nhân tay nghề cao của đại đoàn được tăng cường cho trung đoàn làm nhiệm vụ tháo lắp xe pháo. Ban chỉ huy hành quân được thành lập.
    Tháng trước trên địa phận Trung Hoa, tuy yếu tố bí mật luôn được đặt lên hàng đầu, chúng tôi vẫn hành quân theo đội hình tiểu đoàn. Lần này từ thị xã Lào Cai về Bảo Hà đơn vị phải hành quân đêm. Mỗi đêm chỉ đi lẻ 2-4 xe chở đạn, pháo, khí tài và các thiết bị khác. Một số anh em trinh sát được phân công đón đưa xe pháo, trang bị... vào giấu trong các công sự, các lán trong những khu rừng kín ven sông. Những sọt cây ngụy trang được đặt trên các đoạn đường dễ bị lộ. Xe pháo đến, những sọt cây được khiêng sang hai bên đường. Xe pháo đi qua, những sọt cây được mang đặt lại trên đường không thể biết đâu là đường, đâu là rừng cây nữa.
    Kế hoạch của ban chỉ huy hành quân xác định:
    Đạn pháo và một số trang thiết bị được chuyển từ Bảo Hà về bến âu Lâu trên các thuyền đinh lớn. Một số cán bộ, chiến sĩ hành quân bộ theo đường rừng ven sông mang theo các máy trinh sát đo đạc, thông tin, vô tuyến điện... Anh em thợ pháo tháo rời từng khẩu pháo 105 mỗi khẩu nặng khoảng 2 tấn. Những bộ phận nhỏ chuyển theo thuyền, nòng và càng pháo nặng đưa xuống bè. Các bác dân công địa phương phụ trách chèo lái thuyền bè. Xe kéo pháo, cần trục, xe công trình, mỗi xe nặng khoảng 4 tấn được tháo đưa xuống bè. Mỗi đêm chuyển đi 2-4 xe. Mỗi xe chuyển trên 2 bè đấu liền với nhau. Cuộc hành quân trên sông Hồng sẽ đi trong 4-5 đêm. Công an các xã ven sông đảm nhiệm lãnh đạo giữ bí mật cho bộ đội.
    Chặng hành quân gian khổ và khó khăn nhất của trung đoàn từ Bảo Hà, Thíp (Lào Cai) về Âu Lâu (Yên Bái) được triển khai theo đúng kế hoạch. Ròng rã suốt mấy tháng vật lộn với sông nước, thác ghềnh, ngụy trang đấu trí với máy bay trinh sát địch, cuộc hành quân đã hoàn thành thắng lợi. Toàn bộ hàng chục khẩu trọng pháo, hàng chục xe cơ giới các loại, gần 100 tấn đạn pháo cùng những trang bị kỹ thuật của trung đoàn được chuyển an toàn về hậu cứ. Trong cuộc đến thăm trung đoàn sau cuộc hành quân, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã vào công sự kiểm tra từng khẩu pháo, từng chiếc xe. Anh nói chuyện với anh em cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn: ?oĐây thực là một cuộc hành quân vô cùng sáng tạo, táo bạo chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới...?.
    (Theo QDND)
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    "Đồi xanh có vị trí chiến lược trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồi Xanh ngăn cách cánh đồng Mường Thanh với dãy Tà Lèng và là lá chắn phía đông đối với khu vực chỉ huy của Pháp trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đối với ta, trong chiến dịch đông xuân 1953-1954 thì Đồi Xanh án ngữ con đường kéo vào trận địa và là bàn đạp quan trọng để tấn công địch ở khu trung tâm Mường Thanh.
    Chớp thời cơ nhân dịp Tết Giáp Ngọ, địch lơ là, mất cảnh giác, ngay trong đêm mồng một Tết (ngày 3-2-1954), tiểu đoàn 439 thuộc trung đoàn 98, đại đoàn 316 đã hành quân ra chiếm lĩnh trận địa phòng ngự trên Đồi Xanh. Sáng mồng hai Tết, sở chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ sững sờ khi biết tin Đồi Xanh đã do bộ đội Việt Nam chiếm giữ. Sáng sớm ngày mồng ba Tết, trời dày đặc sương, địch đã cho 3 xe tăng phối hợp cùng pháo binh yểm trợ để một tiểu đoàn bộ binh đánh chiếm đồi Cháy, một quả đồi thoai thoải trước Đồi Xanh. Tiểu đội tiền tiêu của ta chờ địch đến gần mới bất ngờ nổ súng ghìm chân địch. Nhưng do lực lượng của ta quá mỏng nên tiểu đội chỉ giữ đồi Cháy được một giờ, phải rút về trận địa chính. Địch chiếm đồi Cháy làm bàn đạp tổ chức tiến công lên Đồi Xanh, đồng thời cho một mũi bí mật luồn rừng, đánh vào trận địa sơn pháo của ta. Đạn pháo của địch vãi như mưa trước trận địa và liên tục trong ngày 6 đợt tấn công bằng bộ binh của địch đều thất bại. Hơn 60 tên giặc đã bị phơi xác vào đúng ngày mồng 3 Tết.
    Liên tiếp trong các ngày từ 6 đến 8-2 tức mồng 4 tết đến mồng 6 Tết, tiểu đoàn 439 và các đơn vị phối thuộc đã liên tiếp đánh bại 3 lần tiến công của địch, tiêu diệt gần 400 tên, bắn hỏng một xe tăng, bắn rơi 2 máy bay, trận địa Đồi Xanh được giữ vững.
    Sang đầu tháng 3, địch lại tổ chức những đợt tấn công ào ạt lên Đồi Xanh. Không quân và pháo binh địch bắn phá dữ dội. Ngày 5-3, 4 tiểu đoàn Âu-Phi và 7 xe tăng từ Mường Thanh tiến về phía Đồi Xanh. Toán đi đầu vấp phải bãi mìn làm gần một trung đội bị thương vong, một xe tăng địch bị tiêu diệt. Địch tức tối điện cho pháo binh và máy bay đổ bom đạn xuống trận địa của ta. Khói lửa bao trùm hầu hết các chiến hào. Địch tăng cường thêm quân, chiếm được một số chiến hào. Ta phản kích, đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê và báng súng. Địch không thể ngờ 4 tiểu đoàn địch với sự yểm trợ của các loại vũ khí hạng nặng mà không thắng nổi một lực lượng của ta với quân số chỉ tương đương một đại đội. Đến trưa, địch phải rút khỏi trận địa, ta bắn rơi thêm một máy bay, tiêu diệt thêm gần trăm tên, trong đó có một tên quan ba, bắt sống 3 lính Âu-Phi.
    Chiều ngày 5-3, sau khi củng cố, địch liên tiếp mở 4 đợt tấn công. Các chiến sĩ của ta chống trả quyết liệt. Tổ trưởng Đặng Đức Song (sau này được truy tặng danh hiệu Anh hùng) chỉ huy các chiến sĩ 3 lần đánh bật quân địch, bảo vệ trận địa và lợi dụng lúc địch sơ hở, xuất kích đánh thọc sườn để tổ bạn phản xung phong khôi phục lại trận địa.
    Đến 16 giờ địch đã phải rút lui khỏi Đồi Xanh, tiểu đoàn 439 tung lực lượng cơ động đuổi đánh, diệt thêm hàng chục tên địch. Kẻ địch sợ hãi, không dám bén mảng đến Đồi Xanh nữa.
    Trải qua 32 ngày đêm phòng ngự Đồi Xanh vào đầu xuân Giáp Ngọ, các chiến sĩ phòng ngự Đồi Xanh đã tiêu diệt 680 tên địch, phá hỏng nhiều vũ khí, phương tiện của địch. Đặc biệt trong ngày 5-3-1954, trung đội 10 của đại đội 28 đã đánh lui 2 tiểu đoàn địch có máy bay và xe tăng yểm trợ. Trung đội 10 đã được tặng danh hiệu ?oDũng sĩ Đồi Xanh?. 20 cán bộ, chiến sĩ của trung đội được tặng thưởng Huân chương.
    Trận chiến đấu bảo vệ Đồi Xanh đã được coi là trận phòng ngự tiêu biểu của quân đội ta. Giữa mùa xuân Giáp Ngọ, Đồi Xanh đã nở đỏ hoa chiến công." (Theo SK&NC)
    Được vaxiliep sửa chữa / chuyển vào 15:55 ngày 18/04/2006
  4. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    PHÁO BINH ĐIỆN BIÊN PHỦ NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN DỊCH.
    Đêm 13-3-1954: Tiêu diệt cứ điểm Him Lam
    Giờ G, giờ mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ được quyết định: 17 giờ 10 phút ngày 13 tháng 3 năm 1954. Trên từng trận địa bắn, các chiến sĩ pháo binh nhắc nhau lời chúc Tết đầu xuân của Đại tướng Tổng tư lệnh: ?oĐã bắn là phải bắn thật trúng làm quân địch phải thực sự khiếp sợ pháo binh ta?.
    Theo lệnh cấp trên mỗi đơn vị pháo được bắn thử 2 phát đạn vào mục tiêu bắn đầu tiên đảm bảo có phần tử bắn chính xác nhất có thể. 8 giờ sáng, khi sương mù vừa tan, 2 máy bay Đa-cô-ta ở sân bay Mường Thanh bị bốc cháy vì trúng đạn sơn pháo 75 ly của các đơn vị 756 và 757. 11 giờ, một máy bay khác bị hỏa lực cối 120 ly của đại đội 113 tiêu diệt. Sau đó 2 xe tăng dẫn đầu một đại đội bộ binh từ trung tâm Mường Thanh tiến đến trận địa xuất phát xung phong của đại đoàn 312 ở Him Lam. Đại đội 806, trung đoàn trọng pháo Tất Thắng được phép bắn thử kết hợp chặn không cho địch tiến đến trận địa bộ binh ta. Sau 2 phát bắn thử, 18 phát đạn pháo 105 ly còn lại đều rơi trúng điểm cao sở chỉ huy Him Lam. Hai chiếc tăng và bộ binh địch buộc phải rút chạy quay trở lại trung tâm Mường Thanh.
    Đúng 17 giờ 10 phút hôm đó chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn. Trong trận đánh then chốt đầu tiên vào Him Lam, đại đội 806 cùng đại đội 804 đã dội bão lửa chính xác bao trùm toàn bộ các mục tiêu trong cứ điểm mang tên Bê-a-tri-xơ rồi chuyển làn chế áp vào các trận địa pháo địch sau đồi D, vào trung tâm chỉ huy và sân bay địch ở Mường Thanh... Các pháo thủ đại đội sơn pháo 753 lần lượt ngắm bắn trực tiếp vào từng hỏa điểm ngoài vành đai tiêu diệt toàn bộ 4 hỏa điểm trên cao điểm 101B rồi chuyển bắn vào sở chỉ huy Him Lam. Sau 1 tiếng đồng hồ chiến đấu, với sự chi viện của hỏa lực pháo binh, chiến sĩ đại đoàn 312 đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn điểm cao 101B.
    Phía cao điểm 101A, đại đội sơn pháo 752 bố trí trận địa cách địch 300m tiêu diệt lô cốt ?o6 tiểu liên? rồi cùng pháo thủ 2 đại đội 114, 115 súng cối 120 ly chi viện bộ binh làm chủ tiếp 101A.
    Các trận địa pháo địch sau đồi D trung tâm Mường Thanh sau một thời gian bị chế áp phải ngừng bắn nay hoạt động trở lại bắn vào đội hình bộ binh ta bên sườn Him Lam. Nhận lệnh kiềm chế pháo binh địch chi viện bộ binh chiến đấu, 20 khẩu pháo 105 ly của trung đoàn Tất Thắng tập trung bắn cấp tập 200 phát đạn vào trận địa pháo địch. Kể lại sự kiện này, nhà báo Pháp Giun-lơ-Roa cho biết: ?oThật là một cuộc phản pháo ác liệt!!!... 12 khẩu pháo các loại của tập đoàn cứ điểm đã bị pháo binh đối phương bắn hỏng ...".
    Lúc này trên hướng tấn công đánh cứ điểm 102, các pháo thủ sơn pháo 75, súng cối 120, 82 ly tập trung bắn tiêu diệt lần lượt các hỏa điểm địch đang bắn lướt sườn bộ binh ta. Cho đến 23 giờ 30 bộ binh ta đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm Him Lam. Nhà báo Rô-côn có mặt ở trung tâm Mường Thanh lúc đó tả lại: ?o...Cuộc giao ban chiều 13-3-1954 ở hầm chỉ huy Ê-pec-vi-ê của Đờ Cát chưa kịp bắt đầu thì pháo binh ********* bắn dữ dội khắp các vị trí: sở chỉ huy, trận địa pháo, sân bay... tập trung cao nhất là trên cứ điểm Bê-a-tri-xơ. Không chỉ còn là các loại sơn pháo, súng cối như trước mà đã thấy xuất hiện những đạn pháo 105 kinh khủng. Lần đầu tiên quân đội viễn chinh Pháp ở cái lòng chảo Điện Biên này bị chìm ngập, choáng váng trong những tiếng nổ nhức óc và trong ánh chớp giật của đạn pháo đối phương trong suốt mấy giờ liền. Mọi người chờ đợi những trận phản pháo của trung tá pháo binh Pi-rốt nhưng rồi ai nấy đều thất vọng. Nhiều sĩ quan "thâm niên Đông Dương" như trung tá Lăng-gơ-le cũng phải thừa nhận trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 ở châu Âu, họ chưa bao giờ được chứng kiến cảnh tượng tương tự như vậy. Nhìn về phía Bê-a-tri-xơ thấy nền trời đỏ rực như máu. Sở chỉ huy nhận báo cáo: ...Cả tiểu đoàn trưởng Pê-gô và tiểu đoàn phó Pác-đi chỉ huy đồn Him Lam đều bị chết vì đạn pháo *********... Tại Mường Thanh, một viên đạn pháo chui qua lỗ châu mai nổ trong hầm đã làm chết trung tá chỉ huy Gô-xê cùng hầu hết sĩ quan tham mưu...".
    Theo phóng viên Béc-na Phôn: ?o...Hà Nội lệnh phản kích chiếm lại Bê-a-tri-xơ. Sáng 14-3 quân dù và xe tăng được đưa đi chiến đấu nhưng vừa đến gần đường 41 đã gặp "hỏa lực mạnh rất có bài bản" của đối phương ngăn chặn buộc phải rút lui. Không ai dám nghĩ đến việc chiếm lại Bê-a-tri-xơ. Người ta vin lý do: Có chiếm lại cũng không giữ được; số đạn pháo 105 dùng trong đêm đấu pháo đầu tiên đã lên đến 6000 viên, chiếm 1/4 số đạn có trong kho. Chi viện chưa có; tiểu đoàn lê dương 3/13 DBLE đêm 13-3 đã bị tiêu diệt ở Bê-a-tri-xơ, lực lượng dự bị là đơn vị lính dù GAP chỉ đủ để đối phó khi Ga-bri-en (Độc Lập) bị tấn công?.
    Sáng 15-3: Làm chủ cứ điểm Độc Lập
    Và rồi số phận của Ga-bri-en cũng được định đoạt sau khi Bê-a-tri-xơ bị xóa sổ. Lực lượng pháo chi viện trực tiếp cho 2 trung đoàn 165 của 312 và 88 của 308 chiến đấu tiêu diệt Độc Lập là các đại đội sơn pháo 752, 753 cùng các đại đội 114, 115 súng cối 120 ly. Trung đoàn pháo Tất Thắng nhận nhiệm vụ chi viện đánh quân phản kích, chế áp pháo binh và khống chế sân bay.... Trên đường hành quân chiếm lĩnh trận địa, các đơn vị pháo mang vác đã bị phi pháo địch gây trở ngại. Tuy nhiên các chiến sĩ ?ochân đồng vai sắt ? này cũng đã đến vị trí chiến đấu trong đêm 14-3. Chỉ huy trưởng Vương Thừa Vũ đã hạ lệnh tiến công đúng 3 giờ 30 phút sáng ngày 15-3. Hỏa lực pháo binh đã chi viện bộ binh làm chủ cứ điểm Độc Lập 6 giờ 30 phút sáng 15-3-1954.
    Theo nhà báo Béc-na Phôn: ?o...Chập tối 14-3 đến lượt Ga-bri-en bị tấn công. Sáng hôm ấy trung tá pháo binh Pi-rốt hứa với tiểu đoàn trưởng Méc-cơ-nen sẽ dốc toàn lực chế áp pháo đối phương, không để pháo binh ********* được "gãi vào bất cứ hỏa điểm nào ở Ga-bơ-ri-en? . Nhưng cuối cùng những hầm vũ khí nặng của cứ điểm đều bị pháo binh đối phương bắn phá. Các vị trí của đại đội 1 rồi đại đội 4 đều lần lượt bị mất. Một tình huống khắc nghiệt xảy ra là vào 4 giờ 30 phút sáng 15-3: một viên đạn pháo xuyên qua hầm chỉ huy tiểu đoàn. Thiếu tá Méc-cơ-nen chưa kịp bàn giao nhiệm vụ cho thiếu tá Các mới được điều đến thay thì cả hai đều bị thương nặng. Sau đó những chiếc mũ cứng có gài lá ngụy trang của quân đội ********* xuất hiện khắp nơi trên cứ điểm. Một phần tư quân số bị loại khỏi vòng chiến đấu. Số lính da đen còn sống đã tự nguyện hạ súng. 483 lính chết, 175 mất tích, số còn lại bị ********* bắt sống, trong đó có hai thiếu tá Méc-cơ-nen và Các... Thấy hỏa lực của mình bị hao mòn quá nhanh sau chưa đầy hai ngày đêm chiến đấu, từ chỗ khoe khoang khoác lác, viên trung tá pháo binh Pi-rốt đã rơi xuống vực thẳm bi quan thất vọng, sau khi bị quan thầy Đờ Cát nhiếc mắng sỉ nhục, Pi-rốt đã tự kết liễu đời mình bằng một trái lựu đạn !!!...".
    An toàn khu Việt Bắc mừng tin chiến thắng
    Ngày 10-3-1954 khi các chiến sĩ Điện Biên sẵn sàng trên các trận địa, chiến hào chờ lệnh chiến đấu mở màn chiến dịch thì Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức tuyên bố nhận lời mời tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn việc lập lại hòa bình ở Đông Dương.
    Ngày 15-3-1954 Hội đồng Chính phủ họp phiên họp đặc biệt. Trong cuộc họp Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng báo cáo về phong trào đấu tranh giành hòa bình trên toàn thế giới. Các thành viên chính phủ thảo luận nhất trí đánh giá việc triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ lần này là một thắng lợi lớn của phe dân chủ và đặc biệt là của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mọi người thấy con đường phát triển của cuộc đấu tranh của ta là phải tích cực chủ động cả về quân sự lẫn ngoại giao nhưng yếu tố quyết định vẫn phải là chiến thắng trên chiến trường, trước mắt là ở Điện Biên Phủ. Tiếp theo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu đang báo cáo tình hình quân sự thì tin chiến thắng Điện Biên Phủ dồn dập đưa tới:
    ?oQuân ta bắt đầu mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ chiều 13-3-1954 thì ngay đêm đó đã chiếm được cứ điểm đầu tiên ở Him Lam rồi chiếm tiếp cứ điểm thứ 2 ở Độc Lập. Vừa chiến thắng lúc 6 giờ 30 phút ngày 15-3-1954 thì 10 giờ cùng ngày Hội đồng chính phủ trên An toàn khu đã nhận tin...".
    Bộ trưởng Phan Anh đã ghi trong nhật ký của mình toàn bộ những sự việc thời gian đó, thời gian lừng vang tin chiến thắng mà ông cho là rất có ý nghĩa trong cuộc đời hoạt động của mình. Về cảm nghĩ sau cuộc họp Hội đồng Chính phủ, ông viết: "...Không khí chiến thắng từ Điện Biên Phủ đưa về đã mang đến Hội đồng Chính phủ một niềm vui, một xúc động lớn. Bức điện Chính phủ gửi ra tiền tuyến khen ngợi chiến công của các chiến sĩ Điện Biên Phủ thể hiện một niềm thông cảm sâu sắc giữa hậu phương và tiền tuyến".
    Sau phiên họp, Trung ương quyết định cử một đoàn cán bộ sang Giơ-ne-vơ dự hội nghị và ủy nhiệm đồng chí Trường Chinh tổ chức gấp một cuộc họp đặc biệt của thường trực Mặt trận ********* liên Việt để góp ý với Chính phủ về những việc cần làm bảo đảm chiến thắng ở chiến trường và trên trường đấu tranh ngoại giao ở Giơ-ne-vơ.
    Khi Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng chuẩn bị cho đoàn Chính phủ đi dự hội nghị Giơ-ne-vơ thì tin chiến thắng ở Điện Biên Phủ liên tiếp đưa về.
    - 16-3, pháo binh đã bắn trúng sân bay Mường Thanh, thiêu hủy toàn bộ một kho bom na-pan, bắn cháy một máy bay.
    - 17-3, tên đại úy Clac-săm chỉ huy cứ điểm Bản Kéo đã ra lệnh cho toàn bộ binh lính trên đồn rút chạy về Mường Thanh. Quân ta làm chủ toàn bộ khu bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ...
    Những tin chiến thắng ở Điện Biên Phủ còn liên tiếp vang về An toàn khu Việt Bắc với Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ cho đến ngày chiến thắng cuối cùng.
    (Theo SK&NC)
    Theo ý các bác ta có nên biến cái box này thành box về ĐBP cho rộng đường dư luận không nhỉ? Chứ không thì trước hay sau các bác cũng sẽ lạc đề ...nhe em thôi Giống vụ bắn xe tăng chẳng hạn.
  5. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Nỗi kinh hoàng mà pháo 105 của ********* gieo rắc trong quân Pháp
    "Robert Guillarn trong hồi ức ?oẢo mộng vỡ tan tành? xuất bản lần đầu năm 1954. Ông kể:
    Vậy là cái đó bắt đầu vào một buổi chiều chủ nhật. Cậu còn nhớ vị trí của chúng ta chứ? Ngọn đồi ấy ở gần bờ phía bên ngoài của lòng chảo như một cái bánh mì ở trong giỏ, quân Việt thì ở khắp chung quanh. Chiều tàn, báo động. Họ từ trên núi tràn xuống. Chúng ta nhìn thấy họ mọi nơi trên cao lao xuống đen đặc như một đàn kiến phía trước đồi 674, đồi 701. Đến 5 giờ, tất cả mọi người trong bốn đại đội đều ở vị trí sẵn sàng chiến đấu.
    Đến 18 giờ - viên đại úy kể tiếp - pháo của quân Việt chụp xuống đầu chúng ta, như một trận đại hồng thủy. Đây là cái mới và nó trở thành chiến tranh như kiểu Veéc-đoong (Verdun). Toàn là 81, 105, 120, tất cả đều tham gia vũ khúc. Thật là thảm hại thay, những khẩu cối của chúng ta, hạng trung và hạng nặng, bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Chúng ta cố gắng chuyển chúng vào hầm, rồi lại bỏ ra để bắn tí chút, nhưng pháo địch dập kinh khủng quá. Đạn pháo rơi mọi chỗ, làm tung lên những đám bụi đỏ, nhất là ở phía Bắc, đối diện với các mỏm đồi bao vây lấy chúng ta.
    Vào khoảng 19 giờ 30 phút, tổ điện đài đi đời nhà ma, hầm sập, hai trong bốn tên bị nghẻo, còn ra-đi-ô thì bẹp gí...
    ... Những cú 105, những cú 105 đạn lân tinh, cậu thấy chưa? Rồi thì những cú trúng đích choảng vào các khẩu liên thanh của đại đội 4 cùng ở về phía Bắc? Chúng phá sập công sự của đại đội và một đợt xung phong mãnh liệt tràn lên. Sau đó, quân Việt lại tập trung tấn công về phía đông... Cậu biết rõ nơi ấy. Sườn đồi gần thẳng đứng và từ trên cao cho đến đám ruộng ở chân đồi là cả một rặng dây thép gai. Nhưng những con người ấy, họ là những con người cảm tử. Chỗ nào cũng thấy họ bám cả dây thép gai mà leo lên. Lựu đạn của chúng ta ném như mưa vào đấy.
    Trên cái mỏm Gabrien này, đường đạn không thể rà sát đường cong của địa hình cho nên có nơi quân Việt xông thẳng đến phía dưới chân chúng ta mà chúng ta không thể bắn vào họ được. Tuy vậy, suốt cả đêm, họ cũng không đặt chân được lên cái sân đất bằng, đầy những thân cây to tướng nằm ngang trên cát đỏ.
    Nhưng đến 3 giờ 30 phút thì trăng lặn. Đó là cái đích thực quân Việt đang chờ.
    Chỉ một lúc sau, thế là mọi việc tái diễn. Ít nhất cũng hai trăm cú đi tìm sở chỉ huy. Suốt trong một giờ, vẫn còn chịu được, nhưng rồi cú thứ 1, tiếp theo là các cú 3, 4, 5 đạn 105 nổ gần đúng mục tiêu... và đến 4 giờ 45 phút, loảng xoảng, tất cả mọi người đều nằm bẹp gí dưới đất đá, gỗ vụn.
    Cậu còn nhớ sở chỉ huy chứ? Những súc gỗ và những bao đầy đất. Bây giờ thì ai nấy đều hứng tất cả những cái đó đè lên thân mình. Tớ kéo ông thiếu tá ra, thân hình trông thật bi đát. Tớ vẫn còn nhớ là xốc đứng ông ta dậy, nhưng ông ta loạng choạng, không đứng vững. Một viên trung úy, nửa cẳng bị một viên trái phá tiện cụt. Những người khác thì bị các xà gồ gây thương tích. Còn riêng tớ, may sao tớ vẫn ?onguyên vẹn?.
    Bây giờ thì mọi nơi, khắp chốn đều thấy quân Việt tiến lên. Một viên đại úy nọ tiếp nắm quyền chỉ huy. Bọn chúng tớ nghĩ rằng quân Việt sẽ theo con đường Pa-ri (Pavie) tiến lên. Tớ đi về phía ấy. Chúng ta vẫn cầm cự, bắn liên chi hồ điệp cho đến 7 giờ. Thật là cả một địa ngục.
    Thế là quân Việt đang ở ngay sau lưng chúng ta. Họ chiếm được một phần của ngọn đồi. Ai đó kêu lên: ?oĐịch đã tiến đến trạm y tế!?. Tớ đã để ông thiếu tá nằm lại ở đó, còn sống, với một khẩu súng ngắn.
    Ngay bản thân tớ cũng nghe được quân Việt đang hô to ở phía ấy, bằng tiếng Pháp: ?oĐừng bắn, đừng bắn. Hỡi người Pháp hãy hàng đi, các anh sẽ không bị hành hạ đâu?.
    Ở đầu kia của vị trí, đại đội 2 vẫn còn giữ được, ở về phía trong của lòng chảo. Nhưng muốn đi đến đó, phải đi vòng quanh, đi xuống tận con đường Pa-ri ở phía đằng sau. Chỗ ấy là nơi tớ ?obắt lửa? lần đầu: một viên đạn ở cánh tay. Nhưng chúng tớ vẫn đến được với đại đội 2. Nhưng quân Việt đầy rẫy ở trên cao của vị trí, và lần thứ hai, tớ ?obị?, lần này thì ở cẳng chân, thế là tớ ngã xuống, bất tỉnh nhân sự hồi lâu.
    Khi tớ được người ta làm cho tỉnh lại, tớ nghe thấy: ?oĐơn vị phản công chỉ còn cách 300m. Chúng ta lùi cùng với xe tăng?. Đó là những xe tăng đến tiếp viện chúng ta. Đứng lên bằng một chân, tớ trông thấy chúng tiến lại gần, nhưng quân Việt đang chờ. Họ có ba-dô-ka. Và khi tìm cách đuổi kịp xe tăng, tớ mới bắt đầu hiểu thế nào là bò sát.
    Thế là chúng tớ hợp thành một toán tỵ nạn, gồm một trung úy, một đại úy râu xồm, một số sĩ quan khác nữa.
    Chúng tớ đã thoát như thế nào? Tớ cũng không còn nhớ rõ nữa. Chỉ có hai hay 3 người bị chết trong khi rút lui. Nhưng có nhiều đứa gặp may, còn nhiều đứa thì không."
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Sau lần ta phá được xe tăng này (đúng là vào đầu tháng 4 như bác chiangsan nói), vị trí bị bọn tây chiếm lại, bọn nó biến xác xe tăng thành ổ đại liên rồi giữ đến tận ngày cuối cùng. Liệt sỹ của ta hi sinh trên đồi A1đều do bọn Pháp chôn vội vàng tại chỗ, chính vì thế cho nên cả tháng sau thì không còn biết được ai với ai nữa.
    Em có người nhà hi sinh ở đây, nơi hi sinh ngày hi sinh đều biết rõ hết nhờ đồng đội, nhưng do ta không làm chủ chiến trường lúc đó cho nên sau này cũng chịu, không còn nhận được ra ai với ai nữa...
  7. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2

    "Trên rừng có con chim kêu ?oBắt cô trói cột!...?, lính ta nhái theo: ?oKhó khăn khắc phục!?. Đó là câu đầu tôi viết cho một bài báo của trung đoàn-báo Tất Thắng ra không đều kỳ. Tòa soạn của chúng tôi có Ngô Nhật, tôi và Nguyễn Kha. Kha viết chữ ngược trên giấy nến. Chiếc máy in của chúng tôi là một cái hòm gỗ, trong đó có khuôn lụa. Cỡ giấy có thể in bằng khổ giấy A3 bây giờ. Chiếc máy này gọn và nhẹ hơn máy in Roneo in tài liệu văn thư. Các đồng chí Liễu và Hân phải đeo, bảo quản máy cùng ru lô, giấy và mực in khi hành quân. Trước kia còn là lính bộ binh, khi rút ra khỏi thành Nam, trung đoàn tôi có mang theo cả một nhà máy in ty-pô. Khi ấy tôi mới về, Vũ Quý Biền đang phụ trách làm tờ báo. Mỗi lần đủ bài vở, hai chúng tôi lại cùng đi bộ và đi thuyền tới một thôn hẻo lánh giữa cánh đồng chiêm ngập nước để ở đó mấy ngày liền đợi sắp chữ, sửa bài, lên khuôn. Xong, lại ôm cả chồng báo mới về đoàn bộ cho phát hành xuống các đại đội của trung đoàn và những đơn vị độc lập ở sâu trong lòng địch...
    Về đến đất Tuyên Quang, Bắc Mục, Tòa soạn chúng tôi được ở nhà dân-ngôi nhà sàn lẻ loi trong một thung lũng nhỏ. Nhìn qua mấy thửa ruộng là thấy nhà sàn cơ quan hậu cần trung đoàn.
    Nhớ lại những tháng ngày học pháo, trong một buổi nhận xét diễn tập các khẩu đội, đồng chí trung đoàn trưởng Hữu Mỹ-cao tuổi nhất (hơn cả chính ủy Hùng Thanh) nói rất hấp dẫn. Anh vừa nói vừa đứng trên ụ đất làm động tác thị phạm cho chiến sĩ. Vốn là người chỉ huy chiến đấu bộ binh, với kỹ thuật pháo anh cũng mới là tân binh thôi, nhưng rất chịu khó nắm vững mọi yếu lĩnh cơ bản rất chuẩn...
    Các chiến sĩ bộ binh trung đoàn 34 (đoàn Tất Thắng) lúc ấy đã ra dáng những pháo thủ thuần thục. Từ độ làm quen với vũ khí, khí tài đòi hỏi thói quen khoa học, chính xác... các anh đã có dáng dấp của người công nhân.
    Qua chỉnh quân chính trị, chiến sĩ ta đã hiểu rõ về cách mạng, về bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân. Qua phong trào ?onói khổ tìm thù?, chiến sĩ đã hiểu: Vì sao đất nước ta giàu đẹp, phong phú tài nguyên, dân ta chịu thương, chịu khó, giàu nghị lực tài năng thế... mà phải đói khổ lầm than? Vậy mục tiêu, lý tưởng chiến đấu đã được xác định. Hơn lúc nào hết, chúng ta đã trưởng thành. Cuộc kháng chiến đang vào giai đoạn quyết định: Kẻ thù xâm lược đang thực hiện ?okế hoạch Na-va?, có sự nhúng tay trực tiếp của đế quốc Mỹ... Nhưng ta đang có thế thắng nhiều trận; có cả một hậu phương sâu rộng kéo dài từ biên giới Cao-Bắc-Lạng qua Trung Quốc, Liên Xô...
    Bộ đội ta đã được xem những phim ?oCông phá Béc-lin?, ?oAnh lính I-van?, ?oVạn lý trường chinh?, ?oBạch Mao nữ?. Đã được đọc ?oThép đã tôi thế đấy?, ?oKý sự Cao-Lạng?, ?oTỉnh ủy bí mật? và thơ Tố Hữu, đặc biệt với bài ?oSáng tháng 5? ca ngợi Việt Bắc, ca ngợi Bác Hồ... Tiếng đồng ca ?oKết đoàn chúng ta là sức mạnh? vang dội giữa các khu rừng thâm u.
    Có những cuộc hành quân đi xem chiếu phim cũng rất ?obộ đội?. Ăn cơm chiều xong, 6 giờ tối: hành quân trang bị nhẹ, 7 giờ tới nơi, cùng ngồi xem phim với dân do đội chiếu phim lưu động của đại đoàn đưa xuống. Một ô tô có máy nổ, một hai bóng đèn, đôi loa và màn hình to dựng đầu bãi cỏ trống... Cả quân-dân đều ngồi trên cỏ cùng xem. Mưa thì che đầu bằng lá cọ, cứ thế, mọi người xem cho tới hết. Rồi lại hành quân mưa, về tới căn cứ thì 11 giờ đêm. Bộ đội đã được xem báo Vệ Quốc quân, họa báo Trung Quốc, Liên Xô... tranh truyện in kèm theo báo của trung đoàn... Còn rất nhiều tối liên hoan văn nghệ tại hội trường hay lửa trại có múa ?oLiên Xô?, múa ?oxẩm xoan?, múa ?olượn?, ?oHái chè bắt ****?... và hò, vè, có các cây đơn ca, các cây sáo trúc, kèn ác-mô-ni-ca...
    Không chỉ trang bị vật chất, người lính pháo binh trung đoàn tôi đã được trang bị khá đầy đủ, phong phú về phương tiện hoạt động văn hóa-văn nghệ để củng cố vững chắc cho những tình cảm lớn: yêu nước, căm thù giặc...
    Chỉ có mỗi điều thắc mắc: Bao giờ xuất quân? Chiến dịch này hướng về nơi đâu?
    Chỉ thấy cán bộ luôn đi họp, lên trung đoàn họp, lên đại đoàn họp...
    Vẫn chỉ nghe đều tiếng chim
    ?oBắt cô trói cột!
    Khó khăn khắc phục!?.
    Rồi một đêm, tôi và mấy anh đang làm báo Quyết thắng của đại đoàn nghe thấy nhiều tiếng gầm rú của xe chạy qua phía khúc ngoặt của đường cái... Đang viết bài dưới ánh đèn dầu leo lét, chúng tôi lắng nghe mãi cho tới quá nửa đêm, không ngủ được.
    Mọi người kháo nhau: Đêm nay hàng viện trợ chắc về nhiều...
    Còn tôi, tôi hiểu: trung đoàn bắt đầu lên đường đi chiến dịch. Tôi đi sau và sẽ gặp lại các đồng chí ấy nơi hỏa tuyến."
  8. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Lão Béc-na Phôn viết sách cũng hay, chỉ có tội hơi thích tô vẽ sự kiện một tí. Nói về chuyện "bí bầu" của ta, lão ý trích luôn 1 đoạn trong quyển truyện "Cao điểm cuối cùng" của nhà văn Hữu Mai để cắm vào đoạn pháo của ta đập tan cuộc phản công của bọn tây lên đồi Độc Lập. .
    Mà có bác nào đọc quyển này chưa? Đây là quyển truyện về trận đánh đồi A1 mà em khoái nhất đấy!
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Em cũng có quyển này nhưng ma theo em no không phải một tác phẩm hay. Các tình tiết bị chặt vụn làm mình đọc như ăn cơm sạn, nhiều đoạn nặng tính "thủ dâm tâm lý" như là sách cho trẻ con vậy. Còn mấy chuyện phát hành cùng đợt đấy cũng không khá hơn nhiều lắm. Cái đợt sách chào mừng chiến thắng ĐBP năm đấy em mua mất hơn 600k tiền sách về tặng ông bô thế mà còn bị ông bô che, tiếc hùi hụi
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa ông nội tôi cũng tham gia vào vụ vận chuyển pháo từ Trung Quốc về để đánh Điện Biên Phủ đấy. Trong hồi ký của ông tôi có nói những chuyện như tháo pháo chở bằng bè như thế nào... Tiếc là hiện tôi không có hồi ký của ông trong tay để kể cho các bác, đành nói chuyện vui thế thôi vậy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này