1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cái vị mà bác hỏi ở trên, không phải ông ấy không biết rút quân, cũng không phải ông ấy đang nói về chuyện rút quân đâu. Mà là ông ấy đang nói về cái "tài" và cái "tôi" của ông ấy thì đúng hơn.
    Những điều bác nguyentin1 nói đến thời điểm này đều đơn thuần mang kỹ thuật. Những bước thực hiện, những việc cần làm trong một cuộc rút lui có tổ chức đều được học rất cơ bản và có chiều sâu trong các trường sỹ quan ở tất cả các nước. Do là tay ngang, em chỉ dám kể ra một vài ý mang tính "yếu tố cần" như: phương tiện, thời gian và không gian. Bác đi vào chi tiết như vậy, em e vẫn còn thiếu nhiều và chắc chắn sẽ không đủ. Ví dụ nhỏ như là "phương án dự phòng", "giám sát thực hành", vân vân và vân vân ...
    Theo những gì bác trình bày, có cảm giác do kỹ thuật rút quân có tổ chức "phức tạp đến như vậy" nên ít tướng lĩnh biết cả cách tấn công lẫn cách rút quân, rất ít người thông suốt được. Những tướng lĩnh như thế chỉ được gọi là tướng giỏi chứ không được gọi là tướng tài?!!
    Tạm chưa bàn đến "giỏi" và "tài" có gì khác nhau?
    Tạm bỏ qua những lệch pha do bác diễn giải chưa thoát ý hoặc em chưa lĩnh hội được cao kiến của bác.
    Tạm hiểu rằng theo bác nguyentin1, rút lui chiến lược là rút lui chiến thuật có ***g tính chiến lược.
    Vậy nhưng mà thật sự em vẫn chưa hiểu tại sao bác nói tướng Pháp hồi ĐBP không biết rút lui chiến lược. Các bác vào đọc chủ đề này, có bác nào hiểu thì giảng lại cho em với.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 12/12/2006
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Kể ra đem cái lời ông này ra so sánh với sự kiện lịch sử thì quả thật là cũng khá hóm hỉnh. Nhưng ông ta nói cũng không sai ở 1điều là chuyện rút lui luôn chỉ là chuyện bất đắc dĩ khi bị thua thôi. Vì thế, 1 viên tướng "chuyên gia rút lui" cũng chỉ để cứu vãn tình hình từ "thua toé loe" thành "thua" mà thôi.
    Thật ra thì các "Napoleon của chiến thuật bỏ chạy" mà bác Tín muốn tìm cũng có đấy. Để khỏi gây tranh cãi ở đây, em xin đề cử mấy viên chỉ huy ... Ai Cập hồi chiến tranh 6 ngày. Ngược với liên quân Ả rập khác như Syria, Jordania và ngay cả I-rắc, thiệt hại về nhân mạng của quân Ai Cập cũng khá nhẹ nhàng so với cường lực tập trung bởi quân I-xơ-ra-en (nhưng thiệt hại về đất đai với vũ khí thì rất là khủng khiếp). Cuộc triệt thoái khỏi vùng Xi-nai "thành công" đến nỗi có lời đồn rằng xe tăng Ai Cập có đến 4 số lùi và 1 số tiến để lùi cho nhanh. Chắc có bác sẽ hỏi là tại sao lại không để 5 số lùi luôn cho nó hoàn hảo, thật ra thì cái số tiến đấy cũng rất cần thiết nếu... quân Israel đánh tới từ đằng sau
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thú thực là từ tháng 1-1954 em không còn thấy có cửa nào cho quân Pháp rút lui được nữa. Cơ hội duy nhất là rút bằng đường không vào cuối tháng 12-1953, khi bộ binh VM chưa hoàn thành bao vây lòng chảo và cũng chưa đưa được pháo 75mm hay 105mm lên các đỉnh núi xung quanh. Nhưng về mặt tinh thần, đổ quân, đổ của xuống xây dựng căn cứ, mất mát cũng tương đối để rồi 1 tháng sau chuồn thẳng khi chưa bị đe doạ, sẽ rất tai hại.
    Vấn đề lớn nhất, như bác viser nói là quân Pháp không cảm thấy cần rút. Sếp lớn thì muốn dùng nó để cầm chân chủ lực VM, sếp nhỏ và lính thì thằng nào cũng tin là chắc thắng, còn sợ VM không đánh hơn là sợ bị VM đánh, thì làm sao nghĩ đến chuyện rút lui được. Đến khi mất phân khu bắc mới bắt đầu lo, mất gần hết khu đông mới nghĩ đến nguy cơ bị tiêu diệt, thì đã quá muộn rồi.
    Thành ra, em nghĩ nếu Navarre có "kế hoạch rút lui chiến lược", nghĩa là đã lường được các hậu quả đối với ĐBP, thì đã hoặc là không chiếm ĐBP, hoặc là chuồn thẳng từ tháng 12-1953 rồi.
    Nhân tiện nói thêm, theo em được nghe (không rõ đúng hay sai) thì rút lui là hình thức tác chiến duy nhất không được tổng kết thành bài bản giáo trình
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 12/12/2006
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Bacs Kemetmoi laf linh cow giowis hay linhs trinh sats ddaays aj? Bas cos theer "baams baams" cho anh em vaif nguyeen lys veef vieecj ruts lui tuwf coong tacs chuaanr bij ban ddaauf ko?
  5. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Rút lui một đơn vị nho? đaf la? khó huống hô? la? rút lui một đại đơn vị cấp trung đoa?n trơ? lên. Ma? ơ? đây tôi ba?n đến việc rút lui một đại đơn vị cho tha?nh công thi? câ?n hội đu? bao nhiêu yếu tố...
    Tấn công bao giơ? cufng dêf hơn la? rút quân...
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tấn công và rút quân khó như nhau. Vấn đề là bản vị con người thích tấn hay thích rút hơn rồi sinh ra thiên vị một cách nào đó mà thôi.
    Mà nếu bác coi vụ rút Lai Châu (lực lượng khoảng hơn 20 đại đội) là nhỏ thì cũng được. Nhưng Hoà Bình năm 1952 có được coi là một cuộc triệt thoái chiến lược không bác, nó có được coi thành công không bác? Người thực hiện nó - tướng lĩnh Pháp có được coi là tướng tài theo cách hiểu của bác không?
  7. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Tôi luôn nghe thấy giới quân sự nói tấn công dê?, rút quân mới khó.
    Ngoài chiến trường, chỉ huy tấn công tương đối giản dị; trái lại chỉ huy lui binh thì thật là căm go. Trong thế tấn công, ta ở thế chủ động: mọi sự đã được tiên liệu, sắp xếp trước, các động tác phối hợp giữa các đơn vị đã được điều nghiên kỹ càng, những mục tiêu tấn công đã được vạch ra rõ ràng, các hỏa lực yểm trợ cần thiết đã được phối trí chu đáo, yếu tố thời gian đã được chẩn đoán kỹ lưỡng, trận tuyến thường nằm trước mặt, nhắm thấy địch dễ dàng, tinh thần quân lính hứng khởi hăng say và đằng đằng sát khí...Trong thế rút quân, ta ở trong thế bị động: mọi sự đều bất trắc, bất định, các động tác phối hợp giữa các đơn vị phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố biến động, các hỏa lực yểm trợ thường bất khả dụng vì quân địch bám sát, yếu tố thời gian thì không lường được và rất là eo hẹp, trận tuyến thường là tứ phía, địch ẩn núp đâu không thấy, tinh thần quân lính bị giao động hoang mang và nhụt khí... Phải là một Tướng thật cừ khôi mới khuất phục được các yếu tố tiêu cực vừa nêu để giữ vững lòng tin và duy trì chí phấn đấu của binh lính.

    Tôi không được biết vê? cuộc triệt thoái na?y, nên không tra? lơ?i bác được. Tuy nhiên nếu tha?nh công thi? cufng nên coi viên tướng lifnh Pháp na?y la? tướng ta?i.
    Cách du?ng chưf "ta?i" va? "gio?i" chi? muốn nói la? mức độ "ta?i gio?i quân sự" ơ? "tướng ta?i" cao trội hơn, có thê? một trơ?i một vực, ơ? "tướng gio?i".
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 13/12/2006
  8. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Xin bác lưu ý theo tôi tướng ta?i không pha?i chi? duy la? "chuyên gia rút lui" ma? cufng co?n biết tấn công bác ạ.
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 13/12/2006
  9. Tide

    Tide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Trong trận Điện Biên Phủ, tướng thành công nhất trong cả tấn công và rút lui chính là... tướng Giáp.
    Tháng 1 năm 1954, khi cả 3 đại đoàn 308, 312, 316 và các đơn vị trợ chiến đã sẵn sàng nổ súng, sau khi cân nhắc dựa trên thực tế chiến trường, tướng Giáp đã quyết định dời ngày nổ súng, các đơn vị lui hết về vị trí tập kết. Các đơn vị cao xạ, lựu pháo kéo pháo ra hết. Đặc biệt đại đoàn 308 hành quân sang luôn...Lào để nghi binh. Quyết định lui quân này chỉ phát ra trước khi định nổ súng nửa ngày. Đây thật sự là một cuộc rút lui có tính chiến lược vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chiến dịch. (Nhân đây bàn thêm về thuật ngữ chiến lược và chiến thuật, theo tôi nghĩ điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hai yếu tố này là thời gian. Chiến lược phải có ảnh hưởng đến lâu dài, chiến thuật chỉ là ngắn hạn, ngay cả 1 cá nhân cũng có những quyết định, tính toán chiến lược cho bản thân mình)
    Một cuộc rút lui chiến lược khác tôi nghĩ cũng nên nhắc tới là cuộc rút lui của các cơ quan chính phủ, lực lượng vũ trang và một lượng lớn dân cư từ các đô thị miền Bắc ra vùng nông thôn, rừng núi cuối năm 46 đầu năm 47. Đặc biệt trong điều kiện vận chuyển khó khăn của VNDCCH lúc ấy, rút được từng đó lực lượng ra chiến khu an toàn, không "mạnh ai nấy chạy" là quá giỏi.
    Sau nữa là các đợt "sơ tán" trong chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Hầu như đa số cán bộ, nhân dân đều lần lượt rời các vùng trọng điểm đánh phá và tiếp tục sinh hoạt, công tác, học tập.
    Nghĩ lại thấy nể thật.
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Thôi, em thấy chỉ cần hiểu ý bác muốn nói "tài" là cao hơn "giỏi", ngầm hiểu với nhau ý bác là như vầy như vầy là được. Trọng tâm thảo luận của ta là ơ chỗ khác, ta nên tập trung vào đó. Về mặt ngữ văn theo em, "tài" và "giỏi" là như nhau, có chăng một bên là từ Hán Việt, một bên là từ Nôm.
    Việc tranh cãi rút khó hay tấn khó cũng nên dừng ở đó thôi. Bác nói tấn là dễ và chỉ ra một số điểm của cái "dễ" đó. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp thuận lợi. Giả sử trong trường hợp bất lợi. Do địch bảo mật tốt nên việc điều ngiên gặp khó khăn, không nắm được địch. Do điều kiện khách quan, hoả lực và xung lực không được chuẩn bị đầy đủ, vừa mới tấn không thành công một trận nên tinh thần sút kém, lực lượng bị bộc lộ trong khi địch phòng ngự nên lực lượng được giấu kín v.v... thì bác tính sao đây. Ngược lại, lấy ví dụ ngay như tại ĐBP khi VM chưa đến, ai dám bảo việc rút lui là khó. Nói chung, em thấy bàn về những từ định tính "khó hay dễ" kiểu như trong trường hợp này thì có mà đến muôn năm.
    Quay lại chủ đề chính. Thực sự là ngay khi bác đưa ra khái niệm của bác về "rút lui chiến lược", em vẫn chưa hiểu tại sao bác nói tướng Pháp chỉ là tướng "giỏi"? Mong bác chỉ giáo cho.
    Vị tướng hồi Hoà Bình 1952 là De Lattre De Tassigny. Cùng năm đó ông trở về Pháp và mất ở đó. Vậy là tướng Pháp cũng có "tài" đấy chứ bác.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 13/12/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này