1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Tớ thì có đủ các tư liệu đấy, kể cả phỏng vấn những người dân tham gia chuyển pháo bằng bè hiện còn sống, có điều đang bận qua chưa đánh máy được. Chịu khó chờ tí nhé.
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ông Hữu Mai này trước kia đã từng là chính trị viên cho nên nhiều khi cũng vẫn còn máu nhà nghề thích phân tích sự kiện Em vẫn khoái mấy phần kể về trận đánh. Mấy ông tiểu đoàn trưởng lúc đầu còn chỉ huy được cả đơn vị, nhưng càng đánh lâu càng ít đi, khi lên đến chốt chống phản công thì hệ thống chỉ huy của đơn vị đã tan rã hết rồi, để chống phản công chỉ còn những nhóm nhỏ hỗn hợp lẫn lộn các đơn vị không còn liên lạc được với cấp trên chứ không phải là cả tiểu đoàn đầy đủ như khi bắt đầu xung phong nữa...
    Chuyện của bác làm em nhớ chuyện của em ngày xưa hì hục dịch sách lão Béc-na Phôn về trận ta diệt trung đoàn Triều Tiên của bọn tây cho mấy cụ cựu chiến binh trung đoàn 803. Dịch xong, mấy cụ đọc rồi cũng chê luôn tin tức của lão Phôn về phía ta sai bét, vừa hố vừa tiếc công dịch
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nếu em nhớ không nhầm thì lão Fall viết quyển "ĐBP một góc địa ngục" vào cỡ năm 62, 63. Thời điểm ấy thì tất nhiên tư liệu của cả ta và Tây đều không thoáng như bây giờ, nên lão có sai sót cũng là bình thường. Chính lão Navarre sau này viết hồi ký cũng phàn nàn là đám sử gia (trong đó có Fall) đổ oan cho mình nhiều quá
    Nói chung, sách Tây về ĐBP thì em vẫn đánh giá cao E.Bergot với J.Pouget nhất. Có lẽ 2 lão này từng trực tiếp dự trận nên viết vẫn chân thực hơn đám sử gia sau này. Điều đặc biệt là chính 2 lão lại ít viết về mấy cái "biển người" nhất.
    Nghe nói mấy lão Langslai với Bigeard cũng có hồi ký, nhưng em chưa thấy nhà ta dịch.
    Sách ta nếu không kể mấy dạng hồi ký, quân sử các đơn vị... cũng có ích nếu muốn tìm hiểu sâu về vài trận đánh lẻ, còn về toàn bộ chiến dịch theo em chưa có quyển nào bằng được với hồi ký của cụ Giáp. Hồi ký của cụ còn có cái hay là không viết theo kiểu biên nhật như sách Tây nên dễ nắm được toàn cục hơn.
    Còn mấy quyển "theo đóm ăn tàn" về ĐBP cỡ 100-200 trang xuất bản ầm ầm đợt 2004 thì phần lớn là chỉ đáng vứt vào sọt rác
    е?c chiangshan s?a v௠19:57 ng๠20/04/2006
    u?c chiangshan s?a vo 22:13 ngy 20/04/2006
  4. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Anh em đã đọc cuốn "Máy bay ở Điện Biên Phủ" chưa?
    Sách do một viên phi công người Pháp từng tham chiến trong trận Điện Biên viết.
    Đọc hay lắm! có nhiều chuyện lạ.
  5. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Hay đấy, biến cái box này thành box tổng hợp về ĐBP cho dễ theo dõi.
    Đầu tiên cũng không nên quên công sức của các dân công hoả tuyến
    "Tháng 10-1953, 24 tuổi, tôi xung phong đi dân quân hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đơn vị tôi có 3 trung đội, tôi làm trung đội trưởng trung đội 2, được biên chế vào đơn vị của Tổng cục Cung cấp. Tôi được chỉ định làm Bí thư chi đoàn của đại đội 80 dân công hỏa tuyến gồm hơn 100 anh chị em, tuổi đời từ 20-25. Đồng chí Trần Lâm, Thường vụ Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc Phú Thọ là Tổng chỉ huy.
    Đơn vị làm lễ xuất quân tại đền Lăng Xương. Vào đêm mùa đông giá rét, trên vai mỗi người mang khoảng 30-40kg gạo, hành quân qua đồn Vàng, Thu Cúc cho đến sáng sớm hôm sau vượt sông Đà, qua đèo Cón, sang Tạ Khoa, Cò Nòi, Sơn La rồi lên Thuận Châu, vượt đèo Pha Đin, nơi địch đánh phá suốt ngày. Qua Tuần Giáo, đến cây số 70 cách Điện Biên Phủ hơn 10km thì chốt lại trong rừng già Tà Pùng, nơi cửa ngõ của đường kéo pháo vào phân khu Bắc Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo...
    Trung đội chúng tôi cùng với chiến sĩ đại đoàn 351 tiếp tế lương thực, vận chuyển và tiếp đạn đến các trận địa pháo 105 của ta ở sườn núi. Có những lần, cả trung đội phối hợp bộ đội kéo pháo 105 ly và pháo phòng không 37 ly vượt đèo.
    Những ngày đầu tháng 2-1954, bộ đội được lệnh kéo pháo ra. Khẩu pháo nào từ rừng sâu kéo ra được đưa ngay về đường Tuần Giáo. Sau khi kéo pháo ra, cả đại đội suốt ngày đêm làm đường. Mặc cho máy bay địch ném bom, bắn pháo sáng suốt đêm, anh em dân công cùng bộ đội vẫn hăng hái làm đường. Khoảng ngày 11, 12-3-1954, xe pháo của ta lại tấp nập qua đường, xuyên rừng vào trận địa. Đêm 12-3, tất cả đại đội dân công vác đạn pháo 105 ly còn để nguyên trong hộp cát-tông đi qua bản Tấu, Nậm Khâu U, Bãi Cháy vào trận địa, đưa xuống hầm dự phòng.
    Đúng 17 giờ ngày 13-3-1954, mặt trời xế tà góc bên sườn núi Hồng Pú Mèo, rừng Tây Bắc bỗng nổi bão lửa. Các khẩu pháo 105 ly ở các trận địa ta nã vào cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Máy bay giặc Pháp vòng lượn, gầm rít, bắn bừa bãi, nhưng anh chị em dân công chúng tôi vẫn hăng hái vác đạn băng qua Bãi Cháy. Đạn pháo cao xạ 37 ly của ta vun vút bắn lên như lưới lửa bủa vây chúng. Chỉ trong vòng 30 phút, 5 máy bay của giặc Pháp lần lượt trúng đạn bốc cháy lao đầu xuống vùng núi Pú Hồng Thái và cánh đồng Mường Thanh. Bộ đội, dân công và nhân dân vui sướng reo hò vang dội cả núi rừng. Đến nửa đêm thì tiếng súng im hẳn. Anh chị em dân công chúng tôi vẫn chuyển đạn vào và cáng, cõng thương binh ra cho quân y tiền phương cứu chữa. Sau trận bão lửa, đạn pháo của ta trút xuống đồi Him Lam. Hôm sau ở đồn Độc Lập quân giặc bỏ chạy. Đến ngày thứ ba có hàng trăm lính Thái ở đồn Bản Kéo ra hàng, bộ đội ta áp giải chúng qua cánh rừng nơi chúng tôi trú quân.
    Ngày 13-5-1954, anh chị em dân công chúng tôi được dự lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Mường Phăng, có Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự. Trong dịp này, tôi được gặp lại những chiến sĩ pháo binh đoàn 351. Anh em gặp nhau ôm nhau sung sướng. Tôi gặp được anh Nguyễn Duy Thịnh người cùng làng Tây Đằng, là chiến sĩ pháo binh. Gặp nhau vui mừng khôn xiết.
    Ngừng một lát, ông Hưng mở tủ lấy những tấm huân chương, huy chương, huy hiệu được tặng thưởng đưa chúng tôi xem. Tấm huân chương Chiến công hạng ba được tặng thưởng vào ngày 28-3-1954, ghi rõ: ?oĐể tưởng lệ công trạng đối với Tổ quốc?. Công trạng của ông Hưng ngày đó được ghi: Suốt năm tháng phục vụ chiến dịch, nêu cao tinh thần dẻo dai khắc phục khó khăn. Thời gian phục vụ, ôngå phải leo rất nhiều đèo cao, nhưng với tinh thần xung phong, tăng năng suất ông thường xuyên gánh trung bình hơn 40kg. Có những lần vượt qua suối nước chảy xiết, trời rét vẫn xung phong sang trước để kéo mảng cho đồng đội đi qua. Khi có bom nổ chậm không ai dám đi trước, ông Hưng đã xung phong đi đầu rồi hướng dẫn cả đoàn cùng qua. Thời gian cáng thương binh, ông luôn chú ý săn sóc, lo cơm nước, giặt giũ, nâng đỡ anh em đi lại. Trời mưa thì lấy tấm ni lông, áo của mình che, đắp cho thương binh. Đối với mọi người trong đơn vị, ông luôn nêu cao tinh thần thân ái, giúp đỡ về thuốc men, quần áo, gánh vác giúp những người ốm yếu khi qua đèo, qua suối. Ông luôn gương mẫu, cố gắng trong mọi công tác nên đã được Tổng cục Cung cấp và tỉnh khen thưởng."
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Những quả đạn pháo cuối cùng.
    "
    Đó là vào khoảng cuối năm 1952, khi tôi đang đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Khu 4 thì có lệnh điều ra Bộ công tác. Bản thân tôi lúc bấy giờ cũng chưa biết mình ra làm công tác gì nhưng ?oquân lệnh như sơn?, tôi nhanh chóng bàn giao và sửa soạn lên đường.
    Sau những ngày băng rừng vượt núi, tôi có mặt tại địa điểm quy định. Người đầu tiên tôi gặp là anh Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Với giọng nói thân tình ấm áp, anh bảo tôi: ?oBên Bộ Tổng tham mưu đang cần người làm công tác chính trị, chú sang giúp Nguyễn Sơn một tay. Làm ở đó không có chức quyền gì cả, bằng lòng thì làm, không bằng lòng thì về cũng được?. Anh Thanh nói xong rồi cười vui vẻ, tôi cũng nhận lời ngay.
    Sang năm 1953, theo chủ trương sắp xếp cán bộ của Tổng Quân ủy, chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Trần Văn Quang được điều về làm Cục trưởng Cục Tác chiến, tôi chuyển sang làm Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
    Tôi còn nhớ khi nhận lệnh đi chiến dịch Điện Biên Phủ, cả cơ quan Bộ Tổng Tham mưu đều náo nức lạ thường. Bên Cục Tác chiến có anh Trần Văn Quang, bên quân lực có tôi và một số anh em khác được phân công? Một tâm trạng mừng vui nhưng cũng hết sức lo lắng về trách nhiệm. Đây là chiến dịch có tầm vóc chiến lược, vì thế bản thân tôi trên cương vị Cục trưởng Cục Quân lực phải suy tính sao đây để cùng với các anh bên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp phối hợp xây dựng kế hoạch về tổ chức lực lượng, điều phối trang bị, lương thực, đạn dược, ? một cách chu đáo và chặt chẽ.
    Tôi trao đổi với anh Trần Văn Quang về những dự kiến trong sử dụng trang bị, nhất là đạn dược để bộ đội có đủ cơ số chiến đấu nhưng tránh được lãng phí. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên ta tập trung pháo binh khá mạnh bao gồm các sơn pháo 75mm và lựu pháo 105mm, 122mm. Mỗi viên đạn lúc này là quý lắm. Có điều lúc đó không biết được chiến dịch sẽ kéo dài bao lâu cho nên ở cơ quan chúng tôi phải rất chủ động tính toán chi ly và làm kế hoạch để báo cáo lên chỉ huy chiến dịch. Các hướng, các đơn vị sau mỗi lần chiến đấu đều phải báo cáo rõ số lượng đạn tiêu thụ để chúng tôi tổng hợp, bổ sung, điều chỉnh.
    Lại nhớ trận đánh vào đồi A1, do địch phòng thủ kiên cố, hỏa lực mạnh nên trận chiến giữa ta và địch diễn ra gay go, ác liệt, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất. Xác định A1 có tầm khống chế trong các cụm điểm tựa của cứ điểm Điện Biên Phủ đã gây cho ta tổn thất khá lớn, tôi có bàn với anh Trần Văn Quang nên huy động một lực lượng công binh đào một đường hầm dùng thuốc nổ mạnh để đánh. Ý kiến này của chúng tôi báo cáo lên anh Hoàng Văn Thái và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai anh đồng ý rồi yêu cầu chúng tôi chỉ đạo đơn vị lấy một tiểu đội công binh gồm toàn đảng viên và chiến sĩ trung kiên đi làm nhiệm vụ. Tiểu đội này sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi lên Sở chỉ huy chiến dịch gặp gỡ, động viên trước lúc vào trận đánh. Nhờ sự hy sinh quả cảm và tinh thần xả thân vì Tổ quốc của cán bộ, chiến sĩ ta nên đồi A1 đã bị khối nổ làm cho sụp đổ, tạo thuận lợi để các hướng tiến công của ta tiến lên giành thắng lợi.
    Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp rất hoan nghênh cách làm việc này của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu tại chiến dịch. Một buổi tối của thời điểm gần cuối chiến dịch, trời Điện Biên Phủ mưa tầm tã. Tại Sở chỉ huy, Đại tướng gọi tôi lên. Lúc này Đại tướng đang lên cơn sốt, người ông run lên từng đợt, mặc dầu vậy ông vẫn bình thản hỏi tôi: ?oAnh Sâm này, đạn lựu pháo ta còn bao nhiêu??. Một chút bối rối trong tôi vì tôi chưa hiểu vì sao Đại tướng hỏi như vậy. Lấy lại bình tĩnh, tôi báo cáo với Đại tướng. Nghe tôi nói, Đại tướng nhỏ nhẹ: ?oTrời đang mưa như thế này, địch thì đang cố thủ ở dưới hào, nếu có đạn, anh cho pháo bắn một trận?. Thế là đã rõ, tôi lại báo cáo với Đại tướng: ?oBáo cáo anh, đạn đã chuẩn bị cho đợt đánh sắp tới (sau này tôi mới biết đây là đợt cuối cùng của chiến dịch), nếu được xin anh cho dùng khoảng 300 quả?. Đại tướng trầm ngâm chốc lát rồi nói: ?oThôi được !?.
    Khi tôi về đến lán dã chiến của Cục Quân lực thì được biết Đại tướng đã chỉ đạo tác chiến bắn 300 quả đạn pháo vào các nơi đồn trú của địch.
    Chiều hôm sau, bên trực ban Tác chiến bỗng rộ lên tiếng hò reo như sấm dậy. Chúng tôi nghe được tiếng của một đồng chí: ?oPháp thua trận rồi, tướng Đờ Cát đầu hàng rồi!?. Một cảm xúc lạ lùng chạy trong người tôi, ta thắng rồi sao? Như một phản xạ, tôi sướng quá nói thật to với anh Nam Đen và anh em trong cơ quan: ?oDẹp đi bây, xong rồi!?. Có gì hạnh phúc bằng lúc đó, đã bao năm kháng chiến trường kỳ, hy sinh gian khổ, đến hôm nay, ta đã giải phóng được Điện Biên Phủ, rồi đây, sẽ có rất nhiều biến chuyển to lớn sau chiến thắng này.
    Mấy ngày sau khi Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến hỏi tôi: ?oLúc ấy có thật đạn pháo sắp hết phải không anh Sâm??. Tôi thành thật báo cáo: ?oDo chiến dịch phát triển quá mau lẹ, tại chỗ lúc đó đạn cối đã cạn, phía sau lại chưa đưa lên kịp song hiểu được ý định của Đại tướng nên tôi đã mạnh dạn báo cáo với Đại tướng sử dụng vào cơ số dự trữ cuối cùng và ngay sau đó đã cùng anh Nam Đen, Cục trưởng Cục Quân khí tìm mọi cách thu gom cho bằng đủ?.
    Đại tướng cười rất vui và nói: ?oCó quyết định đúng, song nếu quyết định đó không được tổ chức thực hiện tốt, không được bảo đảm tốt thì cũng lại bỏ mất thời cơ thôi?.
    Thượng tướng TRẦN SÂM"
  7. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Trận hợp đồng binh chủng lớn nhất.
    "Ngày 12-3-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho chiến sĩ: ?oCác chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn. Khó khăn nhưng rất vinh quang. Bác chúc các chú thắng to?.
    Cùng ngày, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy, chỉ huy trưởng mặt trận hiệu triệu: Trận này là trận công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước đến nay, là những trận đánh đầu tiên có trọng pháo, pháo cao xạ phối hợp. Tôi kêu gọi:
    - Hiệp đồng chặt chẽ
    - Chiến đấu liên tục
    - Tiêu diệt toàn bộ địch tại Điện Biên Phủ giành thắng lợi lớn cho chiến dịch.
    Để thực hiện phương châm ?oĐánh chắc, tiến chắc? và tác chiến hiệp đồng binh chủng, ta đã huy động một lực lượng lớn các đơn vị tham gia. Lực lượng bộ binh tham gia chiến dịch gồm hầu hết các đại đoàn chủ lực cơ động của Bộ Tổng Tư lệnh, đó là đại đoàn 308, đại đoàn 312, Đại đoàn 316 và một phần đại đoàn 304 (thiếu trung đoàn 66). Lực lượng các binh chủng gồm có: Đại đoàn công pháo 315 (công binh pháo binh), trung đoàn cao xạ 37mm, cùng các trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng trinh sát, thông tin liên lạc, công binh, các đơn vị vận tải, quân y, hậu cần kỹ thuật hình thành tuyến chiến lược chiến dịch và chiến đấu, với số lượng rất lớn lực lượng dân công vận tải, thồ và đi bộ.
    Riêng pháo binh, tổng số pháo cối tham gia 261 khẩu (gồm cả súng cối bộ binh và 3 khẩu cối 120mm lấy được sau chiến thắng ở đồi Độc Lập), trong đó gồm: trung đoàn lực lượng pháo 105mm (2 tiểu đoàn 24 khẩu pháo xe kéo), trung đoàn pháo cối mang vác gồm: 16 khẩu cối 120mm, 30 khẩu sơn pháo 75mm và ĐKZ; 12 dàn phản lực 102mm; 36 khẩu cối 82mm. So sánh với địch: về pháo và cối 120mm ta có 1, địch có 1,2 (ta có 40 khẩu gồm: 24 khẩu 105 mm và 16 khẩu cối 120mm; địch có 48 khẩu gồm 4 khẩu 155mm, 24 khẩu 105mm và 20 khẩu cối 120mm). Nếu so sánh cả pháo của bộ binh, ta có 2,1 (216 khẩu); địch có 1 (126 khẩu). Pháo binh của ta lần này xuất trận gắn liền với trung đoàn cao xạ 37mm xe kéo thuộc trung đoàn phòng không 367. Đây là một yếu tố mới rất quan trọng mà từ trước ta chưa hề có. Do đó có thể nói sự xuất hiện lần đầu tiên của trung đoàn pháo binh 105mm có xe kéo và trung đoàn cao xạ xe kéo đã trở thành nhân tố mới, góp phần vào tính chất quyết định trong việc phát triển nghệ thuật tác chiến của chiến dịch. Đó là nghệ thuật tác chiến của tiến công trận địa được bắt nguồn từ phương châm chỉ đạo ?oĐánh chắc, tiến chắc? mà ta đã tạo ra được: hệ thống, công sự trận địa bao vây chặt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Mường Thanh và Hồng Cúm đều nằm trong thế vây hãm của ta); hình thành các trục chiến hào và giao thông hào chọc thẳng vào các trung tâm phòng ngự của địch vừa vây hãm chặt từng cụm cứ điểm, vừa tạo ra bàn đạp triển khai lực lượng khi tiến công, vừa là nơi để đánh bại các lực lượng của địch ra phản kích; trên cơ sở đó tổ chức các đợt tiến công tập trung tiêu diệt từng mảng quân địch đang phòng ngự, tiêu diệt địch tới đâu thì vòng vây của ta được khép chặt tới đó, giữ chặt khu vực đã chiếm để đánh bại lực lượng địch tới phản kích. Trên cơ sở kết quả từng đợt tiêu diệt địch từng khu vực, tiến tới đợt cuối cùng tổng công kích tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, buộc phải đầu hàng tại chỗ, không một lực lượng nào của chúng chạy thoát.
    Chiến dịch Điện Biên Phủ đã nêu một mẫu mực rất sáng tạo về nghệ thuật tác chiến chiến dịch mà từ trước tới nay trong cuộc chiến tranh chống Pháp chưa hề có. Đó là một cuộc tiến công trận địa rất kiên quyết và đem đến thành công rất rực rỡ.
    Ta đã bao vây địch cả 4 mặt đánh liên tục cả ngày lẫn đêm bằng mọi hình thức thủ đoạn và biện pháp, diệt cứ điểm tới đâu, vòng vây càng siết chặt địch lại, càng triệt phá được pháo binh súng cối của địch, càng khống chế được sân bay và bắn máy bay địch trên không, triệt đường không tiếp tế của địch, khác hẳn với trước kia, khi ta dùng công kiên để tiêu diệt cứ điểm địch, phải đánh đêm và từ đêm chuyển sang ngày rất vất vả khó khăn, vì phi pháo mạnh của địch, ta không đủ lực kìm chế. Muốn tiến công trận địa, phải tiến hành tác chiến hiệp đồng binh chủng điều đó đã được khẳng định từ lâu; song tới chiến dịch Điện Biên Phủ ta mới có điều kiện tiến hành triệt để và sáng tạo nhất vì thế mà thành quả trở nên thắng lợi to lớn và kết thúc triệt để nhất.
    Thực tiễn trong quá trình tác chiến của chiến dịch, pháo binh của ta đã kết hợp chặt chẽ với cao xạ, phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ và đã trở thành lực lượng hỏa lực chủ yếu của chiến dịch như: Chế áp pháo binh, phá hoại sở chỉ huy, phá hủy công sự trận địa, kho tàng, khống chế sân bay và đặc biệt quan trọng là trực tiếp chi viện hỏa lực cho bộ binh tiến công, bảo đảm hỏa lực cho bộ binh giữ vững trận địa phòng ngự, kết hợp với hỏa lực bộ binh đánh lui đánh bại lực lượng quân địch ra phản kích, yểm hộ cho bộ binh đánh lấn. Ngoài ra còn tham gia bắn tỉa tiêu diệt, pháo lẻ của địch mới xuất hiện, phá hủy đường băng đánh diệt và khống chế máy bay, kết hợp cùng cao xạ cắt đường tiếp tế đường không của địch, buộc địch phải thả dù tiếp tế và không ít số dù đã rơi vào trận địa bố trí của ta. Ta đã thu được khá nhiều thứ, đặc biệt là đạn pháo binh, bù đắp được một phần thiếu thốn của ta (tính riêng đạn pháo 105mm đã được tới 5.500 viên). Với hỏa lực mạnh, tầm bắn xa pháo binh 105mm và cao xạ pháo 37mm đã có tác dụng quan trọng nhất trong việc làm biến đổi hẳn chất lượng của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng trong chiến dịch. Có được hỏa lực đó thì nghệ thuật tiến công trận địa của chiến dịch mới có sự phát triển lên một bước mới mà các chiến dịch khác trước đây ta chưa làm được.
    Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, Điện Biên Phủ giành được thắng lợi to lớn và triệt để nhất, không những trong cuộc chiến tranh chống Pháp mà thực hiện cũng là một chiến dịch đánh to, thắng lớn và triệt để nhất trong hai cuộc chiến tranh. Chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành chiến thắng vĩ đại của dân tộc, trận đánh lớn then chốt quyết định đánh bại quân đội chiến binh Pháp ở Đông Dương. Thắng lợi vĩ đại ấy khẳng định: Muốn đánh to thắng lớn phải tiến hành tác chiến hiệp đồng các binh chủng.
    Trong tác chiến hợp đồng binh chủng của chiến dịch thì việc quan trọng trước hết là triệt phá cái mạnh của địch, biến cái mạnh của địch trở thành cái yếu hơn ta là rất quan trọng. Điều này thật sự chiến dịch Điện Biên Phủ đã thành công lớn và trở thành bài học hay, rất sống động trong tác chiến hiệp đồng binh chủng. Nguyên nhân thành công có nhiều, xin nêu một số điểm mà ta đáng quan tâm.
    Trước hết, phải kể đến phương châm tác chiến của chiến dịch là ?oĐánh chắc, tiến chắc?. Nhờ đó pháo binh ta có điều kiện rảnh tay, để ngay từ phút đầu tập trung được hỏa lực bắn cấp tập, mãnh liệt và bất ngờ vào các trận địa pháo binh chủ yếu của địch, đồng thời triệt phá được sân bay, diệt máy bay tại chỗ của địch.
    Hai là, nhờ có sự chỉ đạo giúp sức của các sư đoàn bộ binh và các binh chủng trong việc làm đường cơ động pháo, xây dựng trận địa pháo, kéo pháo vào chiếm lĩnh, bảo đảm cho pháo binh bố trí được trong hầm có nắp tạo ra được thế trận lợi hại và rất nguy hiểm cho địch. Từ thế trận đó, pháo binh ta đã thực hiện được nguyên tắc phân tán hỏa khí tập trung hỏa lực-rõ ràng pháo 105mm của ta đã trong hầm có nắp, từ nhiều hướng bắn vào một trung tâm, ngược lại pháo binh địch lại từ một trung tâm; phải phơi mình trên trận địa bộc lộ, để quay nòng bắn ra nhiều hướng-đây là một nguyên nhân làm cho pháo binh địch bị thất bại.
    Ba là, sự khôn khéo của ta trong việc sáng tạo ra nghệ thuật nghi binh. Pháo ta trong hầm có nắp an toàn, ta lại còn lập trận địa nghi binh lừa địch ?" Một cách làm giản đơn dùng gỗ thui đen thành khẩu pháo giả, nghếch nòng lên, khi trận địa thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự, ném bộc phá, tung lên không trung. Kết quả 80% bom đạn của địch dùng đánh pháo binh ta đã dồn vào đánh trận địa giả đó của ta. Do vậy, suốt chiến dịch pháo binh ta chỉ hỏng một pháo 105mm. Hầu như suốt chiến dịch pháo binh địch bị đánh tả tơi và tê liệt, còn pháo binh ta an toàn để liên tục hoàn thành nhiệm vụ. Rõ ràng, tác chiến hiệp đồng binh chủng ta thực hiện được việc biến cái mạnh của địch thành cái yếu hơn ta. Đó là một trong những nguyên nhân mà địch thất bại trong Điện Biên Phủ. Thực tế kinh nghiệm này của chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành truyền thống chiến đấu của quân đội ta trong suốt chiều dài chống Mỹ cứu nước."

  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Cứu chữa cho tù binh Pháp:
    "
    17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, tôi nhận được lệnh vào ngay Mường Thanh để nắm tình hình thương binh địch, báo cáo lên cấp trên.
    Bàn giao công việc xong, tôi theo liên lạc vào trung tâm chỉ huy của địch. Đường thẳng chim bay khoảng hơn 3km, nhưng đi ngoằn ngoèo, qua các trận địa, hầm hào của ta, của địch. Cảnh chiến trường thật khốc liệt, khủng khiếp. Đi sâu vào căn hầm chỉ huy của địch, một hầm cao, to, sâu dưới lòng đất, bên trên được phủ các vòm bằng sắt to, vững chắc, xung quanh bừa bộn những súng đạn, xác xe tăng, cùng với quân trang quân dụng của địch. Một số cán bộ các đơn vị, các cơ quan cấp trên cùng một số chiến sĩ đã có mặt ở đó, đang tìm tòi, thu thập những thứ cần thiết còn ngổn ngang khắp nơi.
    Tôi vào hầm chỉ huy địch, báo cáo nhiệm vụ với cán bộ phụ trách và tiếp xúc ngay với viên trung úy, tuyên úy Pháp còn lại. Anh ta cho biết số thương binh của họ rất nhiều, đang trong tình trạng khốn khổ và có nhiều bác sĩ quân y Pháp còn ở đây. Tôi triệu tập ngay số có mặt lúc đó. Trông diện mạo họ thật ghê sợ, râu ria xồm xoàm, tóc dài, rối, mặt mũi lem luốc... Người phụ trách họ là thiếu tá, bác sĩ phẫu thuật Grauwin. Tôi hỏi Grauwin về tình hình thương binh của họ. Trả lời: ?oThương binh chúng tôi còn nhiều, họ nằm rải rác ở các hầm. Các ông bắn ác liệt quá, không thể chuyển được, ùn lại khoảng 600-700 người. Toàn là thương binh nặng các hướng dồn về, còn số thương binh vừa và nhẹ nằm ở các đơn vị tôi không rõ số lượng, nhưng biết họ đang ở trong tình trạng vô cùng tồi tệ, có thuốc cũng khó cứu nổi. Phòng mổ cũng là nơi chứa thương binh. Trời mưa, hầm nào cũng bùn lầy ứ đọng, thương binh phải nằm 2-3 tầng. Vệ sinh tệ hại, xin các ông giúp đỡ họ?. Tìm hiểu lực lượng quân y Pháp, tôi được biết họ có 17 bác sĩ (kể cả một số ở các cứ điểm bị đánh chạy về...), có một nữ y tá, chuyên đưa thương binh về Hà Nội bằng máy bay nay cũng bị kẹt ở lại đây?. Đó là cô Giơ-ne-vơ đờ Ga-la. Tôi bảo Grauwin dẫn tôi đi thăm các hầm thương binh. Trời tối, chỉ thăm được 6-7 hầm. Ở hầm nào cũng thấy tình trạng thương binh thật khủng khiếp. Có hầm thương binh nằm trên các cáng có thể chồng lên nhau thành 2-3 tầng. Có hầm thương binh nằm ngay trên nền đất nhão nhoét, bùn lầy, mùi hôi thối nồng nặc vì các vết thương đã nhiễm khuẩn và mủ máu, bông băng thay ra chất đống xung quanh. Đúng là một địa ngục trần gian. Họ đầu hàng, họ rên la kêu cứu là điều tất nhiên.
    Trở về hầm chỉ huy của Đờ Cát, bác sĩ Grauwin khẩn cầu chúng tôi giải quyết sớm cho họ. Nắm tình hình, tôi báo cáo lên trên và trở về đơn vị. Vài giờ sau, tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy đội điều trị 8 vào giải quyết thương binh địch.
    Sáng 8-5, đội điều trị 8 chuyển vào trung tâm Mường Thanh, triển khai thành bệnh viện dã chiến, với nhiệm vụ đưa hết thương binh địch lên khỏi hầm, cứu chữa họ và đợi lệnh. Chúng tôi được tăng cường một đại đội vận tải, 2 đại đội dân công và cho phép sử dụng số nhân viên quân y Pháp để giúp săn sóc họ. Sau 2 ngày đêm, tất cả thương binh đã được đưa lên. Mấy chục chiếc dù được căng lên, các cáng thương binh được tập trung lại, tổ chức cho anh chị em dân công giặt quần áo, bố trí nơi ăn nghỉ cho thương binh. Việc đầu tiên là rửa vết thương, thay băng, thay quần áo, sau đó đội điều trị 8 đã làm việc suốt ngày đêm để cứu chữa họ. Anh chị em làm một cách vui vẻ thoải mái vì Hồ Chủ tịch đã chỉ thị: ?oHãy cứu chữa và săn sóc họ. Vì họ là người thua trận...?. Số thương binh này đã thực sự được trở lại cuộc sống. Họ rất vui sướng, trò chuyện với chúng tôi, nói lên sự cảm phục và lòng biết ơn của họ. Một số thương binh sĩ quan lúc đầu còn lầm lì, ít nói, sau đó cũng cởi mở và mong chiến tranh sớm kết thúc để trở về với gia đình.
    Số thương binh nặng do đội điều trị 8 trực tiếp điều trị là 858 người. Tất cả đều được săn sóc, xử lý tốt, sức khỏe tiến triển thuận lợi, nhanh. Các vết thương được mở rộng, cắt lọc, dẫn lưu thoát mủ, mổ dẫn lưu màng phổi, chống nhiễm khuẩn, xử trí chảy máu thứ phát... Cả đội điều trị 8 đã làm việc với khả năng tối đa có được lúc đó. Tôi nhớ rõ các bác sĩ Đặng Hiếu Trưng, Vi Huyền Trác, Phan Chúc Lâm, Phạm Tử Dương, Tạ Long, Phạm Long, Đoàn Ngưỡng... và các y tá, hộ lý (tôi ân hận không nhớ được tên) đã trực tiếp điều trị, săn sóc họ với tấm lòng cao cả của người thầy thuốc, y tá, hộ lý quân y Việt Nam khiến họ cảm phục. Nhiều người trong số họ đã nói với tôi: ?oCác ông làm việc suốt cả đêm, không ngủ. Tôi ngủ khi các ông đang làm, tỉnh dậy các ông vẫn làm việc?.
    Việc nuôi dưỡng cũng giúp thương binh phục hồi nhanh. Một tốp 4-5 tù binh Pháp được phép trở lại nấu ăn cho họ. Họ chỉ có đồ hộp, mặc dù cá, thịt hộp đã được đun nóng lại, nhưng họ không muốn ăn. Chúng tôi tổ chức đánh bắt cá ở sông suối, hái rau rừng (rau tàu bay, rau dớn...) hướng dẫn họ nấu thêm cho thương binh ăn. Họ ăn rất ngon lành và nói: ?oCám ơn các ông, cá, rau của các ông ngon lắm, chúng tôi khỏe hẳn lên?.
    Tối đến, không khí trong ?obệnh viện? đã vui hơn. Các ngọn điện dùng nguồn ắc-quy sáng khắp các lều dù, trông thật đẹp. Có cả tiếng đàn ghi ta, tiếng hát vang từ bờ suối bên kia, nơi bố trí cho nhân viên quân y Pháp ở. Cô y tá Ga-la ở một lều riêng biệt. Họ vui và yên tâm chờ đợi.
    Hằng ngày tôi báo cáo đều tình hình lên trên. Các đồng chí chỉ huy khu tiếp quản đến thăm và động viên. Gần 2 tuần sau, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, Chính phủ ta đã cho phép cô y tá về nước. Nghe tin, cô vô cùng xúc động, sung sướng, viết thư tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giơ-ne-vơ đờ Ga-la là người được thả đầu tiên. Phía Pháp tiếp nhận.
    Sau 3 tuần được cứu chữa, chăm sóc, toàn bộ số thương binh nặng của Pháp đã ổn định. Đảng và Chính phủ, quân đội đã trao trả toàn bộ số thương binh này cho chính phủ Pháp. Đồng chí Cao Văn Khánh, Phó tư lệnh đại đoàn, Phó ban quản lý khu Điện Biên Phủ; đồng chí Nguyễn Thúc Mậu, Phó ban quân y chiến dịch và tôi trực tiếp làm việc với đoàn quân y Pháp do đại tá, giáo sư Huard phụ trách đến tiếp nhận.
    Các thương binh Pháp rất xúc động khi các thầy thuốc, y tá, nhân viên đội điều trị 8 đưa họ ra máy bay. Họ chào chúng tôi và vô cùng cảm ơn về tất cả những gì đã làm để họ được về sống với gia đình. Họ mong muốn chiến tranh sớm chấm dứt, hòa bình mau trở lại với Việt Nam. Máy bay cất cánh, qua cửa kính họ vẫy tay chào.
    Chiến thắng Điện Biên Phủ thật trọn vẹn với sự xử lý cao cả, nhân đạo của Hồ Chủ tịch, của Đảng, Chính phủ và quân đội. Đội điều trị 8 tự hào đã đóng góp phần cuối cho sự trọn vẹn của chiến thắng."
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Nhật ký một người lính ĐBP:
    "
    Đại tá Nguyễn Minh Sơn, nguyên cán bộ đại đoàn 312 trao cho tôi một cuốn nhật ký anh ghi những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ những chi tiết đã ghi, xin gửi tới bạn đọc bài báo viết về suy nghĩ và việc làm của anh trong những ngày chiến đấu gian khổ, ác liệt và quả cảm.
    Tôi ở đội điều trị về, đơn vị đã lên đường chiến dịch. Tôi vội đuổi theo, đến nơi đúng vào lúc đại đoàn 312 đang kéo quân ra(!). Hầu như tất cả cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn tôi đều nói ?okhông hiểu được!?. Dân công tải đạn vào cũng phải gánh ra đông lắm. Bộ đội còn giữ miệng chứ dân thì nói tùm lum: ?oCan cớ gì mà các anh kéo pháo vào rồi lại kéo ra?... Cứ thập thà thập thò bị nó đánh thêm khổ dân...?. Tôi cũng đã được trung đoàn phổ biến nhiệm vụ kế hoạch, song chẳng sao giải thích được. Anh Đàm Quang Trung, Đại đoàn phó đại đoàn 312 đi kiểm tra đơn vị lui quân. Vốn quen anh từ hồi giải phóng quân Việt Bắc, tôi mạnh miệng hỏi: ?oMất 9 ngày đêm kéo pháo, có người đã hy sinh mới vào được trận địa. Sắp đánh sao lại kéo ra? Định thôi trận này à??. Anh Quang Trung không tỏ vẻ khó chịu, với giọng xuề xòa của người Tày: ?oTrên nó bảo kéo ra thì kéo mà?. Tôi tròn mắt: ?oNhưng sao phải ra chứ! Vừa ngồi mâm lại buông bát à??. Quang Trung ghé tai: ?oÊ mê thẩn mừ...! (Câu chửi thề của bà con dân tộc Tày có nghĩa là: ?oHúc nhanh thì chết?). Quân ủy quyết định đổi phương châm đó?... À! Tôi hiểu là vẫn đánh. Thế thì được...
    Các đại đoàn rút về vị trí tập kết, chỉ để trinh sát chốt lại bám địch. Các đơn vị khẩn trương chuẩn bị mọi công việc theo sự chỉ đạo cụ thể của Bộ chỉ huy. Tất cả phải nằm lòng tư tưởng của Trung ương Đảng ?ođánh chắc thắng?. Phương châm chiến dịch ?ođánh chắc, tiến chắc?. Chủ trương hành động lúc này: ?oĐào hầm, vây lấn địch từng bước?. Một cuộc chiến thầm lặng áp sát tuyến phòng ngự cản địch. Là cán bộ tiểu đoàn, tôi cũng như hai chiến sĩ suốt ngày đêm luân phiên đào hào đắp công sự. Mặc kẻ địch cứ bắn cầm canh ràn rạt trên đầu. Một cuộc chiến kỳ lạ (!).
    Ngày 13-3-1954, bắt đầu tấn công đợt một. 17 giờ 5 phút, pháo ta bắn như đổ lửa vào Him Lam, phân khu trung tâm địch. Kho xăng nổ bùng, lửa bốc ngùn ngụt. 5 máy bay trúng đạn. Trận địa pháo địch ở Mường Thanh tê liệt, hàng rào thép gai bị bộc phá quét sạch... Một giờ sau, ba mũi xung kích các tiểu đoàn 130, 128, 11 vọt qua cửa mở. Quân địch bám công sự kiên cố phản kích, ba trung đội tiến vào bị đổ gần nửa. Thê đội 2 liền vọt lên dập tắt các ụ súng ngầm... Khoảng hai tiếng diệt xong Him Lam.
    Đêm 14-3, tiến công cứ điểm Độc Lập. Trung đoàn 165 của đại đoàn 312 phối hợp với trung đoàn 88 của đại đoàn 308 xuất kích từ hai hướng. Bốn đại đội sơn pháo và lựu pháo, hai đại đội cối 120 bắn dồn dập 1 giờ 30 phút. Hầm chỉ huy địch bị trúng ngay loạt đạn đầu, quân địch chết lặng. Chỉ ba giờ ta làm chủ hoàn toàn... Bộ chỉ huy phát lệnh đánh luôn Bản Kéo... Phân khu trung tâm tập đoàn cho 8 xe tăng phản kích ứng cứu. Bị ĐKZ, mìn chống tăng của ta đánh cháy một, hỏng một, chúng vội kéo nhau lui. Viên quan năm Pi-rốt uất quá, tự tử.
    Máy bay ở Mường Thanh cất cánh lao tới oanh tạc, bị cao xạ hạ liền một chiếc. Các đội công binh đánh bộc phá liên tục, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm (G.O.N.O). Máy bay từ các sân bay kế cận hối hả đến ứng cứu bị ta hạ liên tiếp, trong 4 ngày rơi mười một chiếc nữa.
    Sau 5 ngày, kết thúc đợt tiến công thứ nhất. Quân ta củng cố lực lượng, phát triển trận địa hầm hào. Ngày 30-3 mở đợt công kích thứ hai. Bộ chỉ huy chủ trương đánh đồng loạt các cứ điểm trên dãy đồi phía đông G.O.N.O, chia cắt địch ra từng khúc, thít chặt vòng vây, khống chế địch tiếp tế bằng máy bay.
    Trời miền núi chóng tối, 17 giờ, đại đoàn 316 đánh chiếm đồi C1. Đại đoàn 312 diệt gọn tiểu đoàn ngụy chiếm dãy đồi D. Đồi A1 là điểm cao trọng yếu. Địch chống cự quyết liệt, giành giật từng công sự liên tục bốn ngày. Phân khu trung tâm tăng viện phản kích đồi C1, ta và địch mỗi bên giữ một nửa đồi. Tôi bị cuốn theo trận đánh hơn một tuần không tắm rửa. Lúc này bám địch, khắp người ngứa ran...
    Cuộc chiến diễn biến quyết liệt, ta tổn thất nhiều (4.393 người thương vong, sư đoàn tôi hơn 200 người). Bộ chỉ huy chủ trương tạm dừng, đẩy mạnh phát triển trận địa bao vây bốn mặt, chia cắt phân khu nam với phân khu trung tâm của G.O.N.O. Đại đoàn 308 xây trận địa phía tây, đại đoàn 312 phía bắc, đại đoàn 316 phía đông, đại đoàn 304 phía nam. Trung đoàn 57 lập trận địa ?ocánh cung? cắt rời phân khu Hồng Cúm với trung tâm G.O.N.O...
    Địch đã nhận biết kiểu đánh của ta. Máy bay thả đèn dù suốt đêm, thả bom, rải mìn, bắn pháo dữ dội... Ta bị thương nhiều, nhưng chẳng ai sợ, vẫn đào hào tiến lên. Đến giữa tháng 4-1954, đại đoàn 304 thông báo đã cắt lìa phân khu nam với phân khu trung tâm địch... Tiếng reo mừng khắp chiến hào. Vậy là kẻ địch sắp hết thở rồi. Phạm vi G.O.N.O chỉ còn 1.200m-1.300m mỗi chiều... Bộ đội cao xạ chiếm lĩnh các công sự đánh hất máy bay địch lên cao, chúng thả dù tiếp tế phần lớn lạc sang trận địa ta và rơi giữa vùng tranh chấp... Kẻ địch đói quá, cho quân mò mẫm kéo dù hàng. Quân ta nảy ra cách bắn ?obia sống?. Mặt trận thông báo biểu dương thiện xạ Lục Văn Thông một ngày tiêu diệt 30 tên giặc, liền biến thành phong trào thi đua ?obắn tỉa?. Lúc này đại đoàn 308 bí mật đào hầm luồn qua hàng rào dây thép gai dày hơn 30m, áp sát lô cốt điểm trọng yếu. Các đại đoàn liền áp dụng sáng kiến đánh lấn, chiếm được hầu hết các chốt phòng vệ nội vi của giặc. Được thể, các tổ ?obắn tỉa? bám sát, bất cứ lúc nào địch hơi ló ra liền tan sọ. Chúng kinh hoàng đến nỗi không còn dám ra ngoài đại tiểu tiện. Có đứa vừa thò tay vứt bọc phân, lập tức bị đạn phạt gẫy...
    Ngày 25-4, một tốp lính ngụy trốn ra hàng, bộ đội ta cho ăn, nó khóc rưng rức, kể lại tình cảnh đói khát không chịu nổi trong cứ điểm. Những ?ocái lưỡi? được đưa ngay về Bộ tham mưu.
    Đảng ủy mặt trận họp cán bộ chỉ huy phổ biến tình hình: ?o...đế quốc Mỹ đã tăng viện trợ cho Pháp gần 100 máy bay cường kích, 50 máy bay vận tải, Pháp lại mượn 27 máy bay C119 do Mỹ lái chi viện cho G.O.N.O. Có ngày không quân Pháp huy động 250 lần chiếc ném bom chặn đường, phá rừng... Vẫn không cắt nổi tuyến cung cấp của ta. Hàng trăm cường kích cũng không đẩy lùi được mũi tiến công của bộ đội ta... Kho của Pháp đã cạn kiệt, phải mua dù và hàng của Mỹ, Nhật tới 62.000 chiếc dù thả đồ tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm, mà quân lính chúng vẫn đói khát, thiếu súng đạn... Thế lực kẻ địch đã sa sút nhiều. Ta quyết tâm ?otổng công kích? tiêu diệt toàn bộ địch ở Điện Biên Phủ. Chủ trương ngày 1-5-1954, bắt đầu tiến công đồng loạt các ngọn đồi còn lại bao quanh G.O.N.O...?. Khắp chiến hào bùng lên tràng pháo tay.
    Vừa sẩm tối, đại đoàn 316 nổ súng dồn dập diệt sạch đại đội ngụy binh đang chốt giữ nửa đồi C1. Đại đoàn 312 diệt liền hai vị trí 505, 505B sườn đồi phía đông. Đại đoàn 308 diệt gọn vị trí 311A ở mặt tây tập đoàn. Trung đoàn 57 của đại đoàn 304 đánh lấn vào khu C đông bắc Hồng Cúm... Địch hoảng loạn, đêm 3-5 trung đoàn 36, đại đoàn 308 thừa thế xông lên diệt cứ điểm 311B, cách sở chỉ huy Đờ Cát 300m.
    Ngày 4-5, một tiểu đoàn dù nhảy xuống cứu viện cho G.O.N.O. Ta bắt được ba ngụy binh, chúng đều khai: Tướng Na-va viện binh cho tập đoàn để tổ chức ba cánh phá vây chạy sang Lào.
    Bộ chỉ huy ta liền tập trung tất cả đại bác, hỏa tiễn sáu nòng (Ca-chiu-sa) và súng cối nhất tề bắn cấp tập vào khu trung tâm. Công binh cũng thông đường ngầm vào giữa đồi A1, nạp gần 1 tấn TNT. Đêm 6-5, có hiệu lệnh tổng công kích! Lập tức trung đoàn 174 của đại đoàn 316 đánh thốc vào đội quân dù lê dương. Trung đoàn 9 của đại đoàn 304 diệt ngay đồi C2. Trung đoàn 209 của đại đoàn 312 tiêu diệt các cứ điểm 505, 506 phía đông cầu Mường Thanh. Trung đoàn 102 của đại đoàn 308 diệt điểm 310 phía tây sở chỉ huy Đờ Cát.
    Sáng 7-5, địch cố gắng phản kích, lập tức bị ta đập tan, bắt tù binh, chúng khai: Tối ngày 6-5, tướng Đờ Cát dùng đài R-193 báo cáo Hà Nội: ?oChúng tôi bị tràn ngập khắp nơi, 3 điểm tựa cuối cùng phía đông Nậm Rốm cũng mất rồi...?. Hà Nội lệnh phải phản kích... Dù đến phút chót cũng không kéo cờ trắng. Tướng Đờ Cát nói: ?oXin lấy danh dự người hy sinh vì quân đội Pháp hứa với tướng quân...?. Sáng nay, ông ấy miễn cưỡng lệnh cho đại đội chúng tôi phản kích...
    Nắm được diễn biến tinh thần địch, Đảng ủy, Bộ chỉ huy mặt trận quyết định chớp thời cơ đánh chế áp ngay.
    14 giờ ngày 7-5, trung đoàn 209 đánh thốc lên cứ điểm 507. Chúng vội kéo cờ trắng. Các mũi tiến công của ta thọc mạnh vào trung tâm địch, lá cờ đỏ tiến như lốc... Những mảnh vải trắng nhô lên khắp nơi.
    17 giờ 30 phút ngày 7-5, ta đã bắt gọn toàn bộ ban chỉ huy của G.O.N.O. Ngay đêm đó, đại đoàn 304 đánh thẳng vào phân khu Nam-Hồng Cúm, bắt sống toàn bộ quân địch. Trong trận cuối cùng này, tôi bị thương, phải nằm liệt gần ba tháng."
  10. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Trên đồi Độc Lập
    Đồi Độc Lập là cái tên do trinh sát đại đoàn 308 đặt cho. Sự thực thì cái đồi trọc, trơ trọi không cây đó không có tên. Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20-11-1953. Sau đó ít lâu, chúng xây dựng trung tâm đề kháng và đặt tên là Ga-bri-en (Gabriell), một cái tên con gái như hầu hết tên các cứ điểm ở Điện Biên Phủ.
    Chưa đầy một tháng sau khi địch nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, trinh sát đại đoàn 308 đã có mặt. Ngày 28-12-1953 ?ocô gái Ga-bri-en? lần đầu tiên đã nếm mùi thất bại.
    Số là trong khi chuẩn bị chiến đấu, muốn có tin tức đầy đủ, trinh sát nhất thiết phải tìm cách bắt cho được tù binh. Nhận thấy mấy lâu nay các tốp sĩ quan và binh lính địch thường ra khu đồi Độc Lập nghiên cứu. Một kế hoạch bắt tù binh được thực hiện. Một toán do Kim Giao, đại đội trưởng trinh sát trực tiếp chỉ huy, có tiểu đội trưởng Trần Mạnh Phấn trong tổ xung kích, đã chiếm lĩnh trận địa phục kích ở một khu vực phía đông bắc Bản Kéo, sát đồi Độc Lập. Trời sáng rõ thì nghe tiếng ô tô từ xa, rồi một toán địch xuất hiện từ từ đi bộ vào trận địa. Phấn thấy rõ một tên Pháp cao lớn đeo lon ?oquan to?, cầm trong tay một chiếc cặp, vừa đi vừa chỉ trỏ. Linh tính của trinh sát mách bảo anh rằng trong cặp phải có tài liệu quan trọng. Giao và Phấn liền quyết tâm đoạt chiếc cặp đó. Chỉ một loạt tiểu liên chính xác như bắn tập, Phấn hạ gục tên quan Pháp. Trong khi các trinh sát trong toán phục kích xả đạn hạ gục những tên khác thì Phấn được tổ xung kích yểm hộ nhảy ra đoạt chiếc cặp. Cả toán rút lui êm lẹ, trong khi bọn Pháp bàng hoàng như bị quỷ thần giáng xuống, chưa kịp phản ứng. Một vài loạt súng bộ binh lẻ tẻ và những loạt pháo nặng bắn đến dồn dập trong khi ta đã về nơi an toàn. Trinh sát đại đoàn 308 vớ được món bở: viên quan Pháp bị bắn chính là trung tá tham mưu trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tên là Guýt (Guyth), bộ óc của Đờ Cát. Và trong chiếc cặp là những tài liệu mật của Điện Biên Phủ, trong đó một sơ đồ bố phòng đầy đủ của tập đoàn cứ điểm và sơ đồ dự kiến riêng cho đồi Độc Lập với một cái tên Gabrielle.
    Với trinh sát thì không có chiến lợi phẩm nào quý hơn. Đồng chí Kim Giao và đồng chí Trần Mạnh Phấn được thưởng huân chương Chiến công, những chiếc huân chương thuộc vào loại đầu tiên ở Điện Biên Phủ. (Đồng chí Kim Giao hiện là đại tá về hưu ở Đống Đa, Hà Nội. Còn đồng chí Trần Mạnh Phấn hy sinh ở Củ Chi trong thời kỳ đánh Mỹ).
    Bản tin chiến trường
    Vào những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5-1954, cuộc chiến đấu giữa ta và địch tại mặt trận Điện Biên Phủ diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Để kịp thời tuyên truyền các thành tích chiến đấu của đơn vị, công tác thông tin, cổ động bằng nhiều hình thức diễn ra rất sôi nổi. Đặc biệt là thông tin bằng báo chí. Nhưng giấy để in bản tin ngày càng hiếm. Các chiến sĩ làm công tác tuyên huấn đã suy nghĩ tìm nguyên liệu để thay thế.
    Cho đến ngày 25-4-1954, sân bay Mường Thanh đã bị bộ đội ta kiểm soát. Tập đoàn cứ điểm địch bị chia cắt ra từng khúc. Phạm vi đóng quân của địch thu hẹp. Tất cả nguồn tiếp tế của địch chỉ trông vào việc thả dù. Bộ đội cao xạ từ đầu chiến dịch đã hạ nhiều máy bay chiến đấu, trinh sát, vận tải của địch, buộc địch phải bay cao, bay xa. Máy bay địch không dám hạ cánh xuống sân bay, chúng phải thả dù tiếp tế người và hàng cho các cứ điểm đang bị ta bao vây, siết chặt. Hầu hết dù hàng, dù người của địch rơi vào các trận địa của ta hoặc rơi ở vùng giáp ranh giữa ta và địch. Bất cứ tên địch nào định mon men ra lấy dù đều bị các tay súng bắn tỉa rất thiện nghệ tiêu diệt. Trong khi đó, chiến sĩ ta lại rất giỏi trong kỹ thuật đoạt dù của địch. Anh em dùng dù làm rất nhiều dụng cụ phục vụ cuộc sống sinh hoạt, trong đó có cả sáng kiến dùng dù để in các bản tin tuyên truyền trong đơn vị.
    Đây là một bản tin của Đại đoàn công pháo 351. Nội dung bản tin rất ngắn gọn, súc tích. Nguyên văn bản tin như sau:
    ?oSau đợt 1, Đoàn ta đã vinh dự được nhận lá cờ ?oQuyết chiến Quyết thắng? là giải thưởng luân lưu của Đại đoàn. Bắt đầu từ 1-5-1954, chuyển sang đợt thi đua mới, đoàn ta lại tiếp tục gây thêm những thành tích mới như sau:
    Bắn tỉa
    Mỗi ngày có 2 tổ hoạt động. Ngày 28-4 chỉ bắn bị thương 4 địch. Ngày 29-4 bắn chết 1, bị thương 6. Ngày 30-4 bắn chết 3, bị thương 3. Ngày 1-5 tiến bộ vượt bậc, bắn chết 8, làm bị thương 5 tên. Và đến ngày 2-5 tuy chỉ có 1 tổ cũng bắn chết 2, bị thương 3 tên. Như vậy trong 5 ngày ta đã sát thương 1 trung đội địch (33 tên).
    Đêm 28-4, bộ phận đi lấy dù gặp địch đã linh hoạt diệt 1 tiểu đội. Đêm 1-5, bộ phận đi lấp hào địch cũng linh hoạt đánh quân rút lui và diệt được 1 trung đội BEF, bắt sống 6 lê dương nhảy dù và 1 ngụy binh.
    Đoạt dù tiếp tế
    Từ 26-4 đến 2-5, ta đã đoạt được 25 dù, 15 hòm đạn 81 ly, 22 hòm đạn trọng liên, 9 hòm đạn patát, 336 đồ hộp, 16 bì gạo (100kg) 6 bao tải bánh mỳ, 4 hòm cá hộp, 1 bị bông băng, 3 vác bao tải, 4 thùng ét-xăng, 3 hộp pin điện, 6 quả đạn đại bác.
    Đánh đồn
    Đêm 3-5-1954, ta đã đánh lấn và cướp thời cơ tiêu diệt 1 vị trí thuộc khu thả dù của địch, gồm có 1 đại đội Bắc Phi thuộc 1/4 BTM, bắt sống tên quan hai đại đội trưởng, 1 tên quản lý, 3 tên trung đội trưởng và 79 cai đội binh lính Âu Phi, thu toàn bộ vũ khí trong đồn.
    Phấn khởi trước những thắng lợi mới, chúng ta càng tin tưởng vào sự chỉ đạo sáng suốt của trên, không chủ quan tự mãn, ra sức thi đua kiến thiết trận địa hoạt động nhỏ, lập thêm thành tích để chào mừng Hội nghị Giơ-ne-vơ và báo công lên Hồ Chủ tịch.
    Ngày 7-5-1954, bộ đội ta giành toàn thắng tại chiến trường Điện Biên Phủ. Sau ngày đại thắng, nhân dân bản Hoong Lếch, xã Thanh Lương, huyện Điện Biên trở về bản cũ ở Mường Thanh. Khi san lấp một đoạn giao thông hào để lấy đất canh tác, bà con đã nhặt được bản tin dù này trong một chiến hào.
    Bây giờ bản tin in trên vải dù đó được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam. Mặc dù đã 50 năm nhưng mực in trên vải dù vẫn rõ với 2 màu đỏ, đen. Mỗi mảnh vải dù được xén thành hình chữ nhật, có kích thước 22cmx28cm. Giờ đây, đọc lại bản tin, lòng chúng ta vẫn bồi hồi, xúc động khi nhớ tới những chiến sĩ Điện Biên anh hùng năm xưa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này