1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Rồi sau đó thì sao nữa? Có ai biết số phận của những chiếc tank này không?
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Trong cả chiến dịch ĐBP, cả phía Pháp cả phía ta đều công nhận là trận đánh đồi A1 là trận đánh khốc liệt nhất, đẫm máu nhất cho cả 2 bên. Vai trò chiến lược của vị trí này liên quan đến sự sống còn của ĐBP cho nên cả 2 bên đều đã cố gắng chiếm bằng được nó. Đây là 1 lời kể lại của thượng tướng Nguyễn Hữu An, lúc đó là trung đoàn trưởng trung đoàn 174.
    Ba lần tiến công A1​
    Đã vào tháng "nắng lửa mưa dầm", anh em lao động , chiến dấu rất mệt mỏi, cán bộ từ trung đoàn đến đại đội ngày đôn đốc kiểm tra bộ đội, đêm đi trinh sát hoặc họp hành để chuẩn bị cho ngày hôm sau, nhiều đêm chúng tôi phải thức trắng. Ăn uống cực kỳ thiếu thốn, thức ăn chỉ có cá khô và muối, mỗi bữa đầu người một con cá khô bằng hai ngón tay. Về nước ăn, quả là căng thẳng. Hai nghìn con người trông vào 1 con suối nông choèn, lúc nào cũng đục ngầu, người phía trên tắm rửa người phía dưới múc nước ăn. Khát tới cháy cổ mới đành nhắm mắt uống thứ nước đục lờ đò đó.
    Trong lúc đơn vị làm đường đào hào, ban chỉ huy huy trung đoàn 174 chúng tôi xây dựng lại phương án tác chiến.
    Nhiệm vụ chiến đấu của trung đoàn như cũ, đánh chiếm A1 là cứ điểm quan trọng nhất trong cụm cứ điểm cao phía đông do một tiểu đoàn Âu-Phi phòng ngự. Nó nằm cách trung tâm chỉ huy tướng Đờ Cát có 500 m. Đội hình của trung đoàn tấn công lên hai hướng : hướng chủ yếu từ đồi F phía đông nam lên cây khô, hướng kiềm chế nghi binh tiến từ phía đông sang.
    Kế hoạch tác chiến lần này được chuẩn bị rất kỹ. Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp triệu tập các trung đoàn trưởng lên thông quakế hoạch của từng trung đoàn. Phần đông chúng tôi ở độ tuổi 25-30 còn đang sức trẻ, gặp nhau là chuyện trò nở như ngô rang. Gần tới sở chỉ huy tôi gặp Vũ Lăng. Chúng tôi vào cuộc họp. Nhìn mọi người ai cũng gầy guộc xanh xao, nhưng đều vui vẻ lạc quan tự tin.
    Tôi được chỉ định báo cáo đầu tiên. Tôi báo cáo khá mạch lạc trơn tru. Tổng tư lệnh không bổ sung điều gì, ông chỉ đặt một số câu hỏi có tính chất kiểm tra.
    Tôi giải đáp hết các tình huống đặt ra. Đại tướng hỏi câu cuối cùng:
    -Anh còn đề nghị gì nữa không?
    Tôi nói:
    -A1 là 1 cứ điêmrất cứng mà trên chi viện có 100 viên đạn pháo 105 như vậy là ít quá.
    -Được, tôi cho anh thêm 5 viên nữa.
    Bây giờ mỗi lần nhớ lại chiến dịch Điện Biên, với hoàn cảnh nghèo, vị tổng tư lệnh phải chia từng viên đạn pháo cho các trung đoàn càng thấm thía cái thắng lợi vĩ đại mà quân và dân mình đã giành được.
    Đào công sự xây dựng trận địa là 1 quá trình cực kỳ gian khổ và quyết liệt dại dẳng cho đến khi chiến dịch kết thúc, nhất là khi đối kháng cách địch mươi mười lăm mét, hầu như không ngày nào không có thương vong. Thỉnh thoảng có trận mưa rào đổ xuống báo hiệu mùa mưa sắp bắt đầu.Nước mưa tràn từ trên đồi xuống chứa đầy giao thông hào, mỗi chiến hào biến thành một con mương nhỏ đầy ắp nước, bùn và rác rưởi. Ngày đêm chúng tôi phải lội, có khi phải bơi qua lại cái lối đi kinh khủng đó. Khổ nhất là mấy anh em cấp dưỡng phải dùng ni lông đùm cơm rồi bơi dưới giao thông hào.
    Các đơn vị bạn đã xung trận và giành thắng lợi mở manchiến dịch khá vang dội. Hai trung đoàn của đại đoàn 312 đẫ tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Trung đoàn 88 và trung đoàn 165 dưới sự chỉ huy của bộ chỉ huy đại đoàn 308 đã đánh chiếm cứ điểm Độc Lập.
    Không khí chiến thắng ào ạt tràn tới cổ vũ trung đoàn tôi, làm ai cũng nóng lòng mong đợi đến lượt đơn vị mình ra quân.
    Khoảng 18 giờ ngày 30 tháng 3, tiếng đạn pháo, tiếng súng liên thanh ở khắp nơi trên mặt trận, nhất là ở cứ điểm C1, tiếng đạn nổ liên hồi không ngớt dội vào tai chúng tôi. Có lẽ giờ "G" đợt hai của chiến dịch đã bắt đầu rồi. Tôi cầm ống nghe áp chặt vào tai chờ tiếng nói ở phía bên kia. Ôi vắng tanh vắng ngắt, đến như tiếng nhiễu giống tiếng ve kêu xa xôi cũng không nghe thấy. Đặt ống nghe xuống, tôi giận giữ lấy tay quay quay liền mấy vòng. Thấy tay quay nhẹ hẫng, tôi cảm thấy chuyện chẳng lành rồi. Chắc rằng giây điện thoại đã bị đứt. Làm gì bây giờ. Tôi trao đổi với đồng chí trợ lý tác chiến vài câu ngắn ngủi, bế tắc, chưa tìm ra cách gỡ. Việc đảm nhiệm liên lạc là do đại đoàn chịu trách nhiệm. Theo quy định: thông báo giờ "G" qua điện thoại, mà điện thoại chỉ tới sở chỉ huy cơ bản của trung đoàn; từ sở chỉ huy cơ bản tới thê đội 1 còn cách hơn một cây số nữa. Muốn hạ lệnh cho đơn vị nổ súng, chúng tôi phải rời khỏi đây. Nếu rời khỏi đây, đại đoàn có lệnh gì mới thì sao. "Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông", chúng tôi đành ngồi chờ thêm vài phút. Chiếc máy điện thoại hình chữ nhật cổ lỗ vẫn im lặng. Tôi cho mở máy bộ đàm xem có gì mới không. Một hôi lâu, chiến sỹ thông tin trả lời "không nghe thấy gì". Tiếng súng nổ xung quanh vẫn dồn dập thôi thúc. Tôi nói với anh em xung quanh:
    -Đứt liên lạc với đại đoàn rồi. Chúng ta phải quyết định cho nổ súng. Nói xong chúng tôi bỏ máy chạy một mạch tới đường trục gặp tiểu đoàn dự bị do đại đoàn tăng cường cho trung đoàn. Tôi yêu cầu họ tạm dừng cho chúng tôi vượt lên trước, nhưng người chỉ huy đang ở trên đầu đội hình. Trời mưa nặng hạt, có đoạn đường dốc trơn nhầy nhụa, chúng tôi ngã không biết bao nhiêu lần. Tôi cảm thấy lo lắng vì chậm trễ sẽ làm mất yếu tố bất ngờ. Đến sở chỉ huy tiền phương tôi chạy đến ngay hầm của tham mưu trưởng trung đoàn Nguyễn Đức Y để hỏi xem anh có biết tình hình mặt trận đã nổ súng chưa? Rất tiếc là anh không biết gì hơn. Tôi nói "người ta đánh hết cả rồi, tự mình phải tổ chức đánh thôi".
    Lúc đó tôi ra lệnh xung phong đã chậm mất 30 phutso với giờ "G". Vào thời điểm đó tất yếu chúng tôi sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. Hướng chủ yếu do tiểu đoàn trưởng Hoè chỉ huy, hướng thứ yếu do tiểu đoàn trưởng Dũng Chi chỉ huy, cả 2 hướng vừa vượt qua cửa mở được một đoạn đã bị pháo địch, nhất là từ Hồng Cúm dập xuống tới tấp và hoả lực trong cứ điểm đánh trả quyết liệt. Quân ta thương vong nhiều, các mũi tiến công bị chặn lại, nhưng quyết tâm của anh em không hề bị giảm sút. Hoè đã chỉ huy tiểu đoàn 9 chiếm được đỉnh đồi. Dũng Chi chỉ huy tiểu đoàn 1 từ tây nam đánh lên theo đúng kế hoạch. Các đơn vị tiến đánh tung thâm gặp địch kháng cự hết sức quyết liệt. Tôi đưa thê đội hai vào chiến đấu. Đến 4 giờ sáng ngày 31, quân ta đã chiếm 2/3 cứ điểm. Thời điểm này địch đã rảnh tay, các trận địa pháo hầu như đều chuyển đường nhắm vào trung đoàn 174. Chúng tôi chịu đựng liên tiếp những trận mưa pháo dập xuống, có thể nói chúng bắn như mưa dồn gió dập, như vũ bão, như thúc trống ngũ liên. Trận đánh giằng giật nhau từng tấc chiến hào suốt đêm. Tới mờ sáng ngày 31, địch dùng bộ binh có xe tăng, pháo binh và không quân yểm hộ phản kích chiếm lại phần lớn cứ điểm. Trung đoàn tôi bị đẩy lùi khoảng 20 mét xuống sườn thấp. Chúng tôi tổ chức lại đội hình chuyển sang lâm thời phòng ngự chống lại các đợt phản công của địch.
    Đêm 31, lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch đưa trung đoàn 102 thuộc đại đoàn 308 vào thay, trung đoàn tôi "174" dừng lại củng cố tại chỗ. Trung đoàn 102 là đơn vị chủ công của đại đoàn 308 "Quân tiên phong" nổi tiếng về đánh công kiên, do trung đoàn trưởng Hùng Sinh và chính uỷ Lê Linh chỉ huy. Là một đơn vị thiện chiến, tinh thần binh sỹ rất kiên cường, nhưng do thời gian chuẩn bị quá gấp gáp, lại phải đánh theo phương án cũ cho nên "102" gặp khó khăn ngay từ đầu. Trận đánh kéo dài đến sáng ngày mồng 1, trung đoàn 102 lại tiến tới vị trí trung đoàn tôi chiếm được đêm trước và lại bị địch dựa vào hầm ngầm công sự ra phản kích đẩy lui xuống mỏm thìa lìa như cũ. Tới sáng ngày mồng 2, trung đoàn 102 rút, thế là chúng tôi lại nhận nhiệm vụ đánh chiếm nốt đồi A1.
    Khoảng thời gian đơn vị phòng ngự, tôi nhận lệnh về họp ở Mường Phăng. Đối với tôi đây là 1 kỷ niệm chua chát nhớ đời. "Mình là 1 chỉ huy một đơn vị có truyền thống chiến đấu giỏi, chưa bao giờ thua trận, mà trận này chưa hoàn thành nhiệm vụ, hay nói cách khác là thua một nửa trận", trong lúc đó các đơn vị bạn lập được chiến công lớn. Chỉ chừng ấy thôi lòng tự trọng của tôi đã bị tổn thương lớn, nhưng sự thể chưa dừng ở chỗ đó. Trong cuộc họp này, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phê bình tôi trước cán bộ toàn mặt trận, rằng : đã chậm giờ nổ súng, tự gây khó khăn không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng tới sự phát triển của chiến dịch..."
    Chẳng hiểu vì sao lúc đó tôi đã không trình bày lý do của sự chậm nổ súng của trung đoàn tôi. Du sao lần ấy cũng cho tôi một bài học lớn của cuộc đời binh nghiệp: người chỉ huy không thể rập khuôn, máy móc.
    Qua 1 trận tấn công và gần nửa tháng ròng, phòng ngự giành giữ quyết liệt từng tấc đất, lực lượng cả đôi bên đều bị tiêu hao nặng nề. Quân số trung đoàn tôi chỉ còn hai phần ba. Địch cũng phải đưa 1 tiểu đoàn dù lên thay thế tiểu đoàn Âu-Phi bị đánh tơi tả. Như vậy là riêng đồi A1 đã làm tan rã 4 tiểu đoàn khác nhau của quân Pháp (1/4RTM, 1 BEP, 1/13 DBLE và 6 BPC).
    Số tân binh từ hậu phương đưa tới bổ sung cho trung đoàn tôi để chuẩn bị cho trận đánh sắp tới hầu hết chưa biết gì về quân sự. Thời gian rất gấp, chúng tôi vừa chỉu huy tác chiến vừa phải tổ chức huấn luyện cho anh em mới, với yêu cầu tối thiểu là trang bị cho họ kiến thức bắn súng và động tác cá nhân trong chiến đấu.
    Trung đoàn được bổ sung tương đối đầy đủ quân số, được tăng cường 1 đại đội cối 120, 2 khẩu ĐKZ75 và đại đoàn hứa sẽ tăng thêm chi viện pháo 105 và hoả tiễn "B26". Kết hợp với việc kiểm điểm rút kinh nghiệm động viên tu tưởng và bổ sung lực lượng đã cổ vũ khá mạnh tinh thần đơn vị, từ cán bộ đến chiến sỹ đều rất tin trận đánh sắp tới sẽ thắng lợi.
    Sự kiện đặc biệt của trận tấn công này là giải quyết hầm ngầm của địch như thế nào. Nó lôi kéo cả sự chú ý của bộ tư lệnh chiến dịch. trung đoàn tôi được bộ tư lệnh tăng cường bộc phá và một trung đội công binh của "bộ" do đại đội trưởng Xuyên Khung để đào hầm đặt bộc phá 1000 ki-lô lấy từ những quả bom không nổ. Mệnh lệnh của bộ tư lệnh là lấy tiếng nổ bộc phá làm lệnh phát hoả cho đợt 3. Tôi cho thông tin mắc một đường điện thoại trực tiếp với Xuyên Khung để chỉ huy cho bộc phá nổ. Mặt khác đề phòng điện thoại bị đứt, tôi đã phổ biến giờ "G" cho Xuyên Khung. Tôi đã ra lệnh cho các đơn vị gần xung quanh đó phải quay lưng hướng vào bộc phá, nhắm mắt, ngậm mồm để tránh tiếng nổ làm thủng màng nhĩ và ánh chớp làm nhoà mắt.
    Gần tới giờ "G", tôi quay điện thoại để kiểm tra lần cuối, điện thoại lại bị pháo bắn đứt, thế là lại trục trặc rồi. Chúng tôi bó gối ngồi chờ tiếng nổ. Đúng giờ "G" thấy một tiếng nổ âm âm không to hơn tiếng đạn pháo gần đó. Trong sở chỉ huy anh em nói với nhau "có lẽ bom nổ chậm lúc chiều nó thả..."
    Bộ chỉ huy chiến dịch điện thoại xuống hỏi:
    -Bộc phá đã nổ chưa?
    Mặc dầu chưa tin hẳn tiếng nổ kia, tôi vẫn trả lời: "bộc phá đã nổ rồi". Bở tôi nghĩ: vạn bất đắc dĩ nó chưa nổ thì mình sẽ tự tìm cách khắc phục chứ không để toàn mặt trận chậm giờ nổ súng.
    Sau đó tôi lên được biết thêm về quả bộc phá, nó nổ chếc hầm ngầm khoảng 10 mét, tạo một hố sâu hình phễu khoảng 20m. Bọn tây ở hầm ngầm và công sự gần đó, một số bị tan xác, một số bị sức ép nặng. Khi ta xông vào trong hầm ngầm vẫn còn đèn sáng, chúng nó hoảng hốt đầu hàng. Sau này khi đọc hồi ký của trung tá Pu-giê, người chỉ cứ điểm A1 có đoạn nói về quả bộc phá như sau:
    "lúc 12 giờ đêm mìn nổ, trước tiên một sự rung rinh chạy suốt đỉnh đồi, đất đá rung chuyển và một tiếng nổ át các tiếng nổ khác. Tiếng gầm kéo dài vài giây trong lòng đất với âm lượng thấp. Đỉnh đồi bị vẹt, vị trí của đại đội 2 bị mất tăm. Quân Việt lọt vào cửa mở chúng chiếm miệng phễu trên đỉnh bên trên chúng tôi. Một lúc sau tôi mới hiểu rõ tình thế".
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Báo QĐND hồi mấy năm 60, em không nhớ ngày nữa chỉ nhớ mang máng như thế thôi. Hình như còn có cả tên của người hy sinh nữa nhưng em cũng chả nắm được.
    Về cái chết của tay Guth, trong nhiều sách của bọn tây, nó đặt vị trí ở " gần đường 41phía đông cứ điểm Anne-Marie (Bản Kéo)". Lý do chết = "một tràng tiểu tiên VM". Lúc đó phần này nằm ở trong hệ thống phòng thủ của ĐBP.
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ ở ĐBP (tại chỗ và trong bảo tàng) vẫn còn đến 7-8 cái xác xe tăng này. Nhìn chung thì chúng nó vẫn còn khá nguyên vẹn. Đây là 1 số hình hồi năm 2000 lấy trên website ĐBP của bọn tây :
    Xe tăng "Auerstaed" :
    [​IMG]
    Xe tăng "Bazeille" :
    [​IMG]
    Xe tăng "Ettlingen":
    [​IMG]
    Xe tăng "Posen":
    [​IMG]
    Xe tăng "Rastibonne":
    [​IMG]
    Và một số xe khác không nhận ra :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    và cái này:
    Hai cái có vẻ là một bác ạ, trên A1. Cạnh đó hình như còn có mộ ba chiến sỹ đã hi sinh khi định tiêu diệt nó.
    Hình như không phải (?) Theo Rules Roy, khi ông đến ĐBP, chín năm sau, cái Ettlingen nằm giữa đống vỏ pháo và cánh quạt máy bay. Vậy nên, nó có thể là cái này chăng.
    [​IMG]
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 20/12/2006
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Ngày 20 tháng 12:
    - Navarre rời Hà Nội và có dừng chân tại con nhím Sênô trước khi về tổng hành dinh tại Sài Gòn. (Sênô không phải là tên địa danh, mà là do hướng của sân bay tại đây có hướng Đông Nam - Tây Bắc, Sud Est - Nord Ouest nên Navarre đã ghép các từ này lại thành cái tên Seno).
    - Hai tiểu đoàn dù thuộc đội quân của Bigeard đã quay về Hà Nội.
    Bố trí hiện thời tại ĐBP như sau: (theo Rules Roy)
    - Hồng Cúm (Isabelle) ở phía nam do tiểu đoàn Tabor số 2 chiếm giữ.
    - Him Lam (Beatrice), Bản Kéo (Anne - Marie) ở phía bắc và tây bắc do tiểu đoàn lính dù người Việt số 5 chiếm giữ.
    - Claudine ở phía tây với tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn lê dương số 13.
    - Eliane 1 là tiểu đoàn thân binh Thái số 3 .
    - 206 (?, cách gọi của Pháp) là các đơn vị lính Thái và Lê dương.
    - Đồi D (Dominique) là tiểu đoàn 3 trung đoàn pháo thủ Angeri.
    - Các tiểu đoàn còn lại gộp thành một binh đoàn cơ động gồm 8 tiểu đoàn xung kích và 1 tiểu đoàn dù chuẩn bị đi Sốp Nao ngày 21 tháng 12.
    Lúc này, kế hoạch tấn công ĐBP cũng đã được cơ quan tiền phương Bộ TTM VM lên kế hoạch sơ bộ, với ý đồ như sau: (theo BTTM trong KCCP)
    Ý đồ: "Đánh nhanh thắng nhanh"
    Kế hoạch: Nở hoa trong lòng địch. Tác chiến chia làm 2 bước. Bước 1: tiêu diệt quân địch ở phía Tây và phía Bắc. Bước 2: giải quyết quân địch còn lại ở phía đông và đông nam.
    Nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị:
    - Đại đoàn 308 phối thuộc 2 tiểu đoàn bộ binh (910 của trung đoàn 148 và 188 của Đại đoàn 316), 1 đại đội sơn pháo 75mm (khoảng 4 khẩu), 2 đại đội súng cối 81mm và 120mm (khoảng 8 + 4 khẩu ) làm nhiệm vụ chủ yếu đột phá từ phía Tây và Tây Nam vào trung tâm Mường Thanh.
    - Đại đoàn 312 được phối thuộc một đơn vị sơn pháo 75mm, 2 đại đội cối 81 và 120mm đột phá từ hướng Bắc, tiêu diệt các vị trí Độc Lập, Bản Kéo, Căng Na (đồn 310 ) khu vực sân bay.
    - Đại đoàn 316 (thiếu trung đoàn 176) phối thuộc 1 đại đội sơn pháo 75mm, 2 đại đội cối 81 và 120mm đột phá từ hướng đông để đánh vào cứ điểm khu A (các đồi A, 505, 506, 507, 508, 509 v.v... dọc sông Nậm Rốm), phối hợp với mũi chủ công là 308 tiêu diệt trung tâm Mường Thanh.
    - Trung đoàn lựu pháo 105mm, trung đoàn cao xạ 37mm tập trung tại bản Nghìu, Nahi (cách đồi Độc Lập khoảng gần 3km, trên đường ĐBP đi Lai Châu. cao xạ pháo bố trí gần và cơ động hơn tuỳ tình hình và yêu cầu) có nhiệm vụ yểm hộ đội hình chiến dịch đánh sâu vào sân bay, bắn máy bay, phá công sự hoả lực.
    - Dự kiến hậu cần là 4200 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường. Tất cả đưa từ hậu phương lên. Dân công trung tuyến cần 14500 người. Phương tiện bước đầu cần 176 otô và 3000 xe đạp thồ.
    Cơ quan tiền phương của Bộ TTM VM hành quân lên ĐBP gồm Phó TTM trưởng Hoàng Văn Thái, Phó cục trưởng Cục tác chiến Đỗ Đức Kiên, Phó cục trưởng Cục Quân báo Cao Pha, một số bộ phận thuộc Cục quản lý giáo dục đi xây dựng sở chỉ huy, 1 bộ phận thông tin cơ yếu v.v...Tiền phương của Tổng Cục chính trị dẫn đầu là Phó chủ nhiệm Lê Liêm, tiền phương của Tổng cục Cung cấp do Phó chủ nhiệm Đặng Kim Giang phụ trách. Đi cùng đoàn có một số cố vấn TQ thuộc tham mưu.
    Bộ phận nặng của cơ quan tiền phương VM hành quân lên sau, tới Tuần Giáo mất 22 ngày.
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đại để thì sẽ là thế này:
    [​IMG]
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 01:49 ngày 21/12/2006
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Mấy ảnh này với lời chú thích em lấy từ trang ĐBP.org của thằng Pháp trong mục những di tích của trận đánh.
    Theo nó những tấm ảnh này được chụp vào năm 1999.
    Về lão Jules Roy, lão này đến ĐBP mới có 9 năm sau trong khi ảnh này đến 45 năm sau lận. Mọi thứ có thể đã thay đổi. Thú thật thì ngày xưa hồi mấy năm 80 em có lên ĐBP một lần cũng thấy mấy cái đống sắt rỉ này, nhưng bây giờ xem lại hình trên thì cũng chẳng nhận ra được cái nào luôn...
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Tranh panorama của tây mô tả Mường Thanh vào buổi chiều ngày 7/5 :
    [​IMG]
    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 17:45 ngày 21/12/2006
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này