1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 1

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaxiliep, 30/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Tù binh ở ĐBP.
    Tromg chiến dịch Điện Biên Phủ, đội quân viễn chinh Pháp có gần 2 vạn tên, tới khi kết thúc chiến dịch, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ số quân này. Có lẽ, đây là trận duy nhất ở châu Á đã bắt sống được một đội quân viễn chinh phương Tây đông tới như thế.
    Ngày 7-5-1954, ở Điện Biên Phủ, quân Pháp đầu hàng. Ngay trong đêm hôm đó, tướng Đờ Cát cùng bộ tham mưu của hắn đã được giải ngay về gần Sở chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến dịch. Một cán bộ pháo binh của ta gặp Đờ Cát ngay ở chân đồi đặt hỏa tiễn H6. Hắn đứng ở một chỗ ven đường, dáng điệu bình thường, không có biểu hiện gì lo sợ. Hắn chỉ vào khẩu pháo và hỏi có phải đây là Ca-chu-xa của Nga không? Cán bộ pháo binh ta trả lời ?ođúng?. Hắn đáp lễ bằng câu: Cám ơn ngài. Còn số tù binh bắt được, ta lần lượt phân loại thành từng nhóm nhỏ 50 người và bắt đầu giải họ về những căn cứ an toàn phía sông Đà và tỉnh Thanh Hóa. Quãng đường từ Điện Biên Phủ về Thanh Hóa dài tới 500-600km, thời tiết khắc nghiệt, nhưng ta đối xử với tù nhân rất nhân đạo, những người ốm được chúng ta điều trị, những người bị thương ta cứu chữa và có người được trao trả ngay cho Pháp, những lính ngụy người Việt được giáo dục và cho về địa phương. Ông Howard R.Simpson-phóng viên của Mỹ cũng viết trong sách của mình rằng một số tù binh chiến tranh khi trở về cho biết họ phải ăn uống rất kham khổ, đó là sự thật, nhưng khi nhìn lại thì thấy bộ đội Việt Nam ăn uống còn khổ hơn. Họ rất xúc động vì nước Việt Nam trong điều kiện kháng chiến còn thiếu thốn như thế mà vẫn chăm sóc tù binh chu đáo, đối xử với họ rất nhân đạo. Tuy nhiên, trên đường hành quân về các căn cứ không tránh khỏi bị hao hụt vì bom đạn của Pháp giội xuống hằng ngày, bệnh tật thường xuyên hoành hành đặc biệt là sốt rét, bệnh lỵ, thương hàn... Có người chạy trốn nhưng không được: ?oBigeard, Bréchignac và 2 sĩ quan khác đã cố bỏ trốn nhưng đều bị quân địa phương bắt lại. Schoendoerffer và Péraud quyết định thử vận may trong khi đang trên đường chuyển tới trại. Họ cho biết chiếc xe tải Mô-lô-tô-va đi trong đêm tối được vài giây thì tới một chỗ đường vòng và tiếp tục tiến theo ánh đèn pha của chiếc xe tải. Sau một lúc căng thẳng và luồn lách, Péraud moi được con dao từ túi của Schoendoerffer và cắt dây trói. Họ đợi tới chỗ tối rồi cùng nhau nhảy xuống và lao thẳng vào rừng. Sau đó bị lạc nhau, Schoendoerffer rơi xuống một cái hố nước. Anh ta nghe thấy tiếng quát tháo của những lính gác đang đuổi theo và nhìn thấy ánh sáng của những chiếc đèn pha. Khi một lính gác tiến lại, anh ta lặn xuống nước, lính gác bước lên đầu của anh ta và phản ứng tự nhiên làm anh ta bị lộ và bị đưa trở lại thùng xe. Còn Péraud thì mất tích từ đó? (theo tài liệu của phóng viên Mỹ Howard R.Simpson).
    Có người xuyên tạc sự thật, cho là Việt Nam đối xử tàn bạo với tù binh nhưng thực tế ngay cả phóng viên Mỹ cũng thừa nhận rằng: ?oMặc dù mọi tù binh gồm cả người Pháp đều phải chịu những căng thẳng trong các trại nhưng thật bất ngờ vì không có trường hợp thô bạo vô cớ nào được ghi chép lại? và ?o********* không có tôn chỉ võ sĩ đạo của người Nhật là coi tù binh như những người bị ruồng bỏ, thà chết còn hơn sống?. Nhiều tù binh Pháp-nhất là người gốc châu Phi, nhiều là An-giê-ri sau này có dịp sang thăm Việt Nam, họ đều bày tỏ lòng cảm ơn về sự đối xử nhân đạo của Việt Nam, và nhờ cuộc chiến đấu thắng lợi của Việt Nam mà họ trở về nước tham gia cuộc chiến đấu chống lại ách cai trị của thực dân Pháp.
    Người Việt Nam luôn làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải đối xử nhân đạo với tù binh vì người đó rồi cuối cùng cũng hiểu đất nước chúng ta. Điều đó có lợi cho họ và cho cả đất nước chúng ta. Hơn nữa phải đối xử với con người làm thế nào để họ trở thành người tốt và tù binh cũng vậy, nhất là ở các nước thuộc địa châu Phi. Ngày trước cha ông ta đánh thắng giặc, còn cung cấp phương tiện cho họ trở về nước thì làm sao ngày nay ta lại có thể đối xử tàn bạo với tù binh được. Trong 10 lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam có một điều ghi rõ: ?oKhông ngược đãi tù binh?.
    Khi đi thăm tù binh Pháp ở biên giới, thấy một tên bị rét, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cởi áo khoác cho hắn. Điều đó thể hiện truyền thống nhân ái và bao dung của con người Việt Nam.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn biết về trung đoàn trưởng Hùng Sinh của trung đoàn thủ đô ở chiến dịch ĐBP quá, ông Hùng Sinh sau đó làm gì, ở đâu, bây giờ ông vẫn mạnh khoẻ chứ. Hình ảnh đồng chí Hùng Sinh cầm súng chiến đấu như một chiến sỹ bình thường trên đồi A1 rất hào hùng.
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ biết cụ Hùng Sinh đã bị bệnh mất ở Hà Nội từ lâu. Nhưng không biết chính xác là năm nào và lúc đấy cụ làm gì...
  4. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    23/11/1953, KIA của Pháp trong chiến dịch Castor đang được chuyển đi:
    [​IMG]
    Ngày 10/01/1954, Sân bay ĐBP, Các nhân viên kỹ thuật quan sát chiếc F8F1 đang lăn bánh:
    [​IMG]
    19-23/03/1954, một chiến sĩ VM rất trẻ bị bắt làm tù binh:
    [​IMG]

    Nguồn: http://www.ecpad.fr/
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 24/04/2006
  5. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Hoan nghênh bác Fanlong74.
    Họ là những chiến binh vĩ đại nhất thế giới
    Cuốn sách ?oViệt Nam, cuộc chiến tranh mười ngàn ngày?(1) của Mai-cơn Mắc-cờ-lia, do nhà xuất bản Thêm Mê-thu-en, Mỹ, xuất bản năm 1991. Qua lời kể của các sĩ quan Pháp đã chỉ huy và tham gia trận đánh lịch sử này, Mắc-cờ-lia đã dựng lại thật sống động các trận đánh ác liệt trong 55 ngày đêm ở Điện Biên Phủ. Qua đây, chúng ta càng thấy rõ hơn lòng quyết tâm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặc biệt là các chiến sĩ bộ đội và dân công đã đổ máu trên chiến trường để làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
    6 giờ 30 phút ngày 20-11-1953, trong khi chiếc máy bay C.47 bay trinh sát lại lần cuối cùng khu vực Điện Biên Phủ và những vùng phụ cận thì ở Hà Nội, cách Điện Biên Phủ 280km, một đoàn máy bay vận tải C.47 đã sẵn sàng đưa tiểu đoàn dù thuộc địa thứ nhất lên Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao trông giống như một chiếc chảo, với con đường hẹp dài gần 10km chạy thẳng từ biên giới với nước Lào tới lòng chảo chính với chu vi 11km, xung quanh là các đồi cao nhiều cây cối rậm rạp. ********* gọi đó là chiếc chảo rang.
    Thiếu tá, tiểu đoàn trưởng Mô-rít-xơ Bi-gia kể lại: ?oChúng tôi được cấp trên cho biết là ở đó không có quân *********. Nhưng chính xác là đã có hai đại đội. Một vài lính của tôi đã bị bắn chết khi đang còn lơ lửng trên không trung, số khác thì bị đâm chết khi chạm đất. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài suốt cả ngày. 40 lính của tôi đã chết?.
    Một tuần lễ sau, Đại tướng Na-va đích thân thị sát Điện Biên Phủ. Với 10.000 quân Pháp đồn trú và 5.000 quân dự bị, Na-va cho rằng tình hình là ?otuyệt vời?. Không còn có sự kháng cự nào của *********. Mọi việc đều tiến triển theo kế hoạch. Na-va tin chắc là mình sẽ chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Na-va nói:
    ?oTôi đã chọn giải pháp đóng quân trong trại kiên cố ở Điện Biên Phủ bởi thực trạng của quân đội chúng tôi lúc đó thua kém hơn ********* về lực lượng cơ động, do đó giải pháp này là giải pháp duy nhất tỏ ra là hợp lý. Tôi vẫn tin rằng đây là giải pháp duy nhất hợp lý. Vì tập đoàn cứ điểm với ưu thế tuyệt đối về không quân, quân Pháp có thể nống ra phá hủy các tuyến tiếp tế của *********, buộc họ phải đánh và đàm phán theo bài bản đã chuẩn bị sẵn của đối phương?.
    Trong khi đó, tướng Giáp đã ra lệnh thành lập hai đội quân, một đội dân công gồm 200.000 đàn ông, đàn bà và thanh niên làm nhiệm vụ tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm và một đội quân chính quy 50.000 người.
    Quân Pháp đã sớm cảm nhận được sức ép của *********. Đại tá Pi-e Lăng-gle, chỉ huy trưởng lực lượng không vận ở Điện Biên Phủ mô tả tình hình này: ?oĐến mùng 1 tháng giêng năm 1954, mọi cuộc di chuyển ra vào Điện Biên Phủ đều không thể thực hiện được?. Bởi lẽ, như tướng Na-va viết: ?oKhi chiếm Điện Biên Phủ, tôi chỉ tính phải đối mặt với hai sư đoàn, nhưng cuối cùng là hai sư rưỡi, rồi ba... Cho tới ngày 20-12 tôi mới biết được rằng chúng tôi phải đương đầu với bốn sư đoàn. Vào thời điểm đó đã quá muộn để rút khỏi Điện Biên Phủ, bởi một sư đoàn đối phương đã ép sát tập đoàn cứ điểm và nếu tôi rút quân, tôi sẽ mất hết quân và đồ tiếp tế, nếu tôi phải bỏ Điện Biên Phủ, thì chắc chắn là chúng tôi đã thua trong cuộc chiến tranh này?.
    Trong khi đó, tướng Giáp đã tăng thêm quân để ngăn không cho quân Pháp rút chạy. Cho đến thời điểm mà ?otứ cường? (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô) quyết định triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ về các vấn đề trong chiến tranh lạnh, trong đó có vấn đề Đông Dương vào cuối tháng 4, thì tướng Giáp chỉ còn không đầy mười tuần lễ để làm cho được ?omột chuyện đã rồi?. Na-va viết: ?o********* biết rằng nếu bộ chỉ huy Pháp bị thất bại nghiêm trọng ở Điện Biên Phủ thì điều này sẽ cho phép họ, về chính trị, giành chiến thắng trong chiến tranh?.
    Vào lúc này, lực lượng của Pháp đã được tăng cường lên đến 15.000 người, một nửa là người An-giê-ri, còn lại là người Việt Nam và lính viễn chinh người Pháp.
    Ngày 4-3-1954, tướng Na-va tới thị sát Điện Biên Phủ lần cuối. Đến lúc này, người Pháp mới biết tướng Giáp có trong tay đại bác, nhưng đánh giá thấp cỡ nòng và số lượng. Nhà sử học Giăng La-cu-tu-rê lúc đó đang đi với bộ chỉ huy ở Hà Nội, khẳng định: ?oThực tế là một lực lượng pháo binh rất mạnh của tướng Giáp đã không được biết đến. Đó là các cỗ pháo của Trung Quốc và Nga được bố trí theo cách để không thể phá hủy được. Tướng Giáp vào lúc này đã có được tương quan lực lượng 3/1 về người và hỏa lực so với đối phương?.
    Ngày 12-3-1954, Đại tá Đờ Cát triệu tập các sĩ quan cao cấp đến báo động về một tin tình báo khẩn cấp là ********* có thể sẽ bắt đầu tấn công vào 17 giờ ngày hôm sau. Các sĩ quan Pháp đều cảm thấy yên tâm vì họ đã được cung cấp khá đầy đủ, có cả 49.000 chai rượu vang. Viện trợ Mỹ lên đến 1.400 xe tăng (chỉ 10 chiếc được sử dụng ở Điện Biên Phủ), 340 máy bay, 350 tầu tuần tiễu, 240.000 băng đạn và 15 triệu viên đạn súng nhỏ. Chỉ có máy bay và đạn là có nhiều tác dụng đối với Na-va. Na-va đã phải hy vọng ở lực lượng thua kém hơn về số lượng. Vì chuyện tăng viện mà Na-va đã ?onghĩ đến từ chức vài ba lần?. Na-va nói: ?oTôi tin rằng tôi đã từ chức nếu tôi bị từ chối thẳng thừng bất cứ một đề nghị tăng viện nào. Nhưng người ta luôn hứa sẽ tăng viện, có thể là một phần, vào một ngày nhất định. Nhưng hai tháng sau đó mà quân tăng viện vẫn không tới?.
    Thời điểm tấn công của tướng Giáp theo dự đoán là 17 giờ ngày 13-3 đã đến, nhưng không có gì xảy ra. Đại tá Lăng-gle nhớ lại: ?oNhưng rồi, gần như là cùng một lúc, 200 khẩu pháo của tướng Giáp đã nã không lúc nào ngớt vào khu trung tâm nằm trên cánh đồng bằng phẳng không một vật che chắn trong một tam giác mỗi chiều 8km?. Loạt đạn đầu tiên đã giết chết viên chỉ huy pháo binh của khu trung tâm. Lăng-gle được bổ nhiệm thay thế. Lăng-gle nhận ra rằng ?opháo binh của Pháp không thể xác định được vị trí các khẩu pháo của tướng Giáp thậm chí ngay cả khi chúng đang nhả đạn?.
    Trong những giờ đầu tiên, chỉ trên một quả đồi, 500 lính Pháp đã bỏ mạng. Vào lúc hoàng hôn, cả một sư đoàn bộ binh ********* đã xung phong lên cứ điểm Bê-a-tờ-ri-xơ (Him Lam), gần khu trung tâm nhất. Tới nửa đêm, vị trí này đã trở thành một nấm mồ. Chỉ có 200 trong số 700 lính đồn trú ở đây thoát chết. Viên chỉ huy pháo binh, đại tá Sác-lơ Pi-rốt đã tự sát bằng một quả lựu đạn.
    Trong các ngày tiếp theo, vào 15-3, hai cứ điểm khác là Ga-bờ-ri-en (Độc Lập) và An-na Ma-ri (Bản Kéo) bị diệt và các đơn vị cảm tử của ********* đã với tay tới cổ họng khu trung tâm là cứ điểm Ê-li-an.
    Ngày 16-3 tiểu đoàn dù của thiếu tá Bi-gia hết hạn phục vụ đã trở lại Hà Nội, chuẩn bị về Pháp thì được lệnh trở lại Điện Biên Phủ. Bi-gia được cấp trên cho biết: ?oMọi thứ ở Điện Biên Phủ đang trở nên tồi tệ, không còn biết ai là người chỉ huy. Người ta có cảm tưởng là mọi thứ đã trở nên hoàn toàn hỗn loạn?.
    Ngày 30-3, ********* chiếm cứ điểm Ê-li-an1(A1), đạn pháo làm cho máy bay không còn lên xuống được sân bay trung tâm. Toàn bộ quân Pháp bị cô lập. Họ chỉ còn trông chờ vào dù tiếp tế của không quân. Một địa ngục tồi tệ nhất đã mở ra, đặc biệt là đối với những người bị thương.
    Từ ngày 1-4, tướng Giáp bắt đầu đợt tấn công thứ hai. Lực lượng chính của Pháp lúc này đã bị bao vây ở cứ điểm Ê-li-an 4 (C2). Quân Pháp liên tục mất đất, nên cũng mất luôn cả nguồn tiếp tế. Các máy bay vận tải C.47 đã phải thả dù từ độ cao trên tầm hỏa lực cao xạ, vì thế mà dù tiếp tế rơi vào tay ********* ngày càng nhiều. Quân Pháp đã phải bằng mọi giá chiếm lại Ê-li-an 1 về phía đông và bãi thả hàng tiếp tế ở sân bay.
    Một lần nữa, thiếu tá Bi-gia đã phải liều mạng phối hợp mở một cuộc phản kích. Bi-gia nói: ?oChúng tôi đã bắn ba đến bốn ngàn quả đạn pháo và toàn bộ đại bác, súng cối 120 ly ở Điện Biên Phủ đều nhằm vào một vị trí. Binh lính của chúng tôi vọt lên khỏi chiến hào để tấn công, nhưng ********* cũng cố thủ. Có lẽ một nửa trong số họ đã bị giết, nhưng số còn lại đã chiến đấu như những chiến binh vĩ đại?...?oHọ đã chiến đấu giáp lá cà bằng dao găm. Sau một ngày chiến đấu ác liệt, lính của tôi đã chiếm lại được Ê-li-an 1. Binh sĩ của tôi đã phải đào chiến hào trên các xác chết. Mặt đất đầy xác chết, cả người Pháp và người Việt. Mùi xác chết bốc lên thật kinh khủng?. Đại tá Lăng-gle còn cho biết: ?oNgười chết được chôn cất ở bất cứ chỗ nào có thể, nhưng từ giữa tháng 4 trở đi, không còn được chôn cất nữa?.
    Những trận đánh đẫm máu hồi đầu tháng 4 đã làm cho mỗi bên tổn thất tới hai ngàn người. Tướng Giáp đã cho ngừng cuộc tấn công và bố trí mười ngàn lính và dân công đào một hệ thống giao thông hào dài gần 200km tới tận khu trung tâm.
    Trong hầm quân y của Pháp, cảnh tượng thật rùng rợn. Dòi trắng từ các hố chôn người bò ra khắp nơi, bâu đầy chân của thương binh. Thật khủng khiếp! Trên trời, máy bay phát hiện các giao thông hào của tướng Giáp ngày càng dài ra.
    Người Pháp đã sáng dần ra. Thiếu tá Bi-gia nói: ?oTôi thấy lính của tôi biến mất hết người này đến người khác. Tiểu đoàn 800 người nhảy dù cùng tôi chỉ còn lại 700, 600, 400, 300, rồi khoảng 180 và cuối cùng chỉ còn lại có 80 người sống sót?.
    Chính phủ Pháp phong quân hàm cấp tướng cho Đờ Cát và thưởng cho mỗi người ở Điện Biên Phủ một huân chương chiến tranh chữ thập. Theo Bi-gia: ?oHọ nghĩ là chúng tôi sẽ chết, cho nên thưởng huân chương cho chúng tôi cũng chẳng hại gì?.
    Ở Mỹ, ?oChiến dịch con diều hâu? dùng 200 máy bay ở Phi-líp-pin để ném bom, có tính đến sử dụng ba quả bom nguyên tử chiến thuật để cứu vãn tình thế cho quân Pháp đã được đệ trình lên Quốc hội, nhưng đã bị các nghị sĩ kịch liệt bác bỏ. Thượng nghị sĩ trẻ Giôn F. Ken-nơ-đi tuyên bố: ?oKhông có sự trợ giúp quân sự nào của Hoa Kỳ ở Đông Dương có thể chinh phục được một kẻ thù có mặt ở mọi nơi, đồng thời cũng không thấy được ở bất kỳ nơi nào, một kẻ được sự đồng tình và ủng hộ công khai của nhân dân?.
    Trận tấn công cuối cùng kéo dài hai ngày, từ đêm mùng 5, suốt ngày mùng 6 và kết thúc vào sáng ngày 7 tháng 5. Các vị trí của quân Pháp lần lượt thất thủ. Thiếu tá Bi-gia nói: ?oTất cả mọi người đều kiệt sức, hoàn toàn bị kiệt sức. Chúng tôi biết không thể đi xa hơn được nữa. Không còn đạn để bắn và binh lính cũng không còn ai có thể bắn được nữa. Bởi vậy khi ********* tấn công vào ngày 7-5 thì đó thực sự là dấu chấm hết?. Đại tá Lăng-gle khẳng định: ?oVào lúc 1 giờ chiều ngày 7-5, chỉ huy quân Pháp ở Hà Nội đã nhất trí cho tướng Đờ Cát và toàn bộ cơ quan tham mưu ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng?. 5 giờ chiều, toàn bộ sĩ quan tập hợp để đợi ở hầm chỉ huy. Ít phút sau, những người lính chiến thắng đã giẫm chân trên nóc hầm chỉ huy. Một người đội mũ nỉ, lưỡi lê cắm đầu súng, ra lệnh: ?oĐi ra!? Đó là lúc 17giờ 50 phút ngày mùng 7-5-1954.
    8.000 người sống sót bắt đầu cuộc hành trình 60 ngày đêm về nhà tù của ********* ở vùng châu thổ sông Hồng, cách Điện Biên Phủ 500km.
    Trong lịch sử cận đại đã có những trận bao vây dài hơn. Quân Anh bao vây To-bơ-rúc 241 ngày. Quân Đức bao vây Xta-lin-grát 67 ngày. Người Mỹ bao vây Ba-ta-an 66 ngày. Nhưng thất bại của người Pháp lớn hơn quy mô của trận đánh. Trong 55 ngày đêm, họ đã mất 3.000 người và một con số tương đương ngần ấy người bị tàn tật vĩnh viễn. Nhưng nước Pháp còn mất cả Đông Dương.
    Thiếu tá Bi-gia, người đã có một thời làm thư ký và từng tham gia kháng chiến chống sự chiếm đóng của phát xít Đức, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng *********(2)đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với *********:
    ?oTôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại lệ và họ đã đánh bại được chúng ta?.
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Quay phim ở chiến dịch Điện Biên Phủ
    Nhìn vào đoàn làm phim hôm nay, chúng ta không thể tưởng tượng nổi sự nghèo nàn của đoàn làm phim trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Vẻn vẹn chỉ có mấy người với chiếc máy quay cổ lỗ sĩ mà hôm nay chỉ còn có thể nhìn thấy ở nhà bảo tàng. Nghệ sĩ Tiến Lợi cầm máy quay phim kiêm luôn đạo diễn, trưởng đoàn. Hai người nữa là nghệ sĩ Ngọc Quỳnh và Trần Quý Lục. Mới đấy, nghệ sĩ Tiến Lợi đã thành người thiên cổ, các nghệ sĩ khác thì cũng đã ?ocổ lai hy?.
    ?oVũ khí? của đoàn chủ yếu là trông cậy vào chiếc máy quay nặng ngót vài chục ký. Trời đổ mưa, người chịu ướt, nhường áo mưa cho máy. Để chống ẩm cho máy, đoàn làm phim có ?osáng kiến? rang gạo rồi cho vào bao ủ cho máy. Hôm nay nhìn lại cái máy, các nghệ sĩ vẫn rất biết ơn vì suốt chiến dịch máy không hề dở quẻ. Phim thì quay được mẻ nào, lập tức lội suối trèo đèo không kể ngày đêm mưa nắng, đem ngay về Đồi Cọ, cơ sở điện ảnh ngày ấy ở Việt Bắc để tráng luôn.
    Lại nói đến chuyện tráng phim... cười ra nước mắt. Kỹ thuật tráng phim hoàn toàn chỉ làm... bằng tay. Sơ suất một chút là toi công, hỏng ăn như chơi. Có lần tráng phim cảnh nhảy dù của địch, tráng xong soi lên trời xem thấy đen ngòm! Không bóng dáng một cái dù. Thì ra... phim bị tráng non quá. Cả lũ tiếc ngẩn tiếc ngơ. Làm gì có cái chuyện ấy để mà ?oquay lại?. Rất may là khi chiến dịch kết thúc, ta mang sang Trung Quốc, nhờ bạn có kỹ thuật cao giúp đỡ đã cứu được.
    Một trong những kỳ tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ là chuyện kéo pháo vô cùng gian khổ mà cũng vô cùng anh dũng của pháo binh Việt Nam. Đưa ?ovoi? vào trận địa, rõ ràng là phải ghi hình rồi. Khổ nỗi, pháo chỉ kéo vào ban đêm mà máy lại chỉ quay được... ban ngày! Mà giả như có quay ban ngày cũng là chuyện quá khó vì chốn núi rừng toàn ?osương lam chướng khí?. Thế là đoàn làm phim nảy ra ?osáng kiến? là nhờ bộ đội pháo binh... diễn lại... ban ngày để quay phim. Nhờ ?osáng kiến? và rất may là được bộ đội sẵn sàng... đóng phim mà hôm nay chúng ta mới được xem cảnh ?ovoi? vào trận địa ở Điện Biên Phủ. Ấy thế mà phải chầu chực hàng nửa tháng trời mới vớ được ngày thật nắng mà... ?olàm phim? vẻn vẹn có... 30 phút!
    Vào chiến dịch, bộ đội tấn công đến đâu, máy quay phim lao theo đến đấy, khi cách nhau chục mét, khi sát cánh bên nhau. Rất nhiều lần máy quay phim vừa chuyển chỗ, pháo của địch rơi và nổ đúng chỗ vừa rời. Nghệ sĩ chỉ... cười và coi là... chuyện vặt! Không đếm xỉa gì đến chuyện sống chết.
    Đúng nửa thế kỷ trôi qua. Năm nay Đảng và Nhà nước cùng toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-2004). Trong những chiến tích anh hùng của quân và dân ta, chúng ta vô cùng cám ơn những nghệ sĩ làm phim đã ghi lại được rất nhiều hình ảnh phải đổi bằng máu mà hôm nay và mãi mãi là tư liệu lịch sử vô giá.
  7. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Sống trong ?ođịa ngục?
    Viên tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp Na-va đã ngày càng thấy rõ sự bế tắc, không còn biện pháp nào cứu nguy cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bên ngoài thì quân ta liên tục tấn công uy hiếp, bên trong thì nội bộ ngày càng mâu thuẫn gay gắt giữa hai viên tướng chỉ huy Na-va và Cô-nhi. Từ chỗ đổ trách nhiệm cho nhau đến việc nêu lý do thiếu phương tiện chiến tranh như máy bay, pháo binh... dẫn đến chỗ không làm chủ được những tình huống xảy ra trên chiến trường, bị động, lúng túng trong đối phó. Sợ pháo binh Việt Nam ?ocâu? từ xa, sợ bộ binh Việt Nam bắn tỉa và đột kích, tinh thần binh lính Pháp hoang mang dao động cực độ. Trong khi đó việc tiếp tế lương thực, thực phẩm cho đội quân thất trận không được kịp thời dẫn đến cuộc sống của quân Pháp trên chiến trường đã thiếu ngày càng thêm thiếu trầm trọng, đã khó ngày càng khó khăn thêm... Vì thế mới có cảnh:
    Trong một cuộc họp báo ngày 8-1-1954, trung tướng Cô-nhi, tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ huênh hoang tuyên bố: ?oPháo binh Việt Nam có thể gây ra phiền toái, nhưng người ta sẽ làm chúng phải câm họng...?. Sự thật lại khác hẳn dự đoán của tên tướng ngạo mạn.
    Trận pháo kích mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta đã gây cho địch quá nhiều tổn thất. Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị trúng đạn, đường dây điện thoại bị cắt đứt, mười hai khẩu pháo, cối ở các trận địa địch bị đánh hỏng, một kho xăng bốc cháy, năm máy bay trúng đạn nổ tung. Cả Him Lam và Mường Thanh rung chuyển trong tiếng nổ dồn dập của đạn pháo. Nhiều hầm hào, công sự sụp đổ, nhiều sĩ quan địch tử trận, bị thương nặng ngay từ giờ phút đầu của trận pháo kích. Pháo ta vẫn dồn dập nã vào đầu thù, làm đảo lộn mọi sinh hoạt, gây nỗi kinh hoàng cho chúng. Quân lính địch đóng ở hai đồn khu E và D cả ngày ở dưới hầm không dám bò lên mặt đất, đại tiểu tiện đều đi vào ống bơ rồi vứt ra ngoài. Bọn lính lê dương nổi tiếng là ngổ ngáo nhất, nhưng mỗi khi nghe tiếng ?oùng, oàng? là lao ngay xuống hầm, rúc ở đó hàng giờ. Lúc nào cảm thấy yên tĩnh mới dám chui lên, ăn vội rồi lại xuống hầm ẩn ngay. Ngay cả tướng Đờ Cát cũng không bao giờ dám tự ra khỏi hầm, trong lúc hầm của y rất kiên cố, trên chất đầy một ?onúi? bao cát, thế mà y cũng không nén nổi nỗi sợ hãi...
    Sự hoảng loạn lan sang cả lính pháo thủ địch. Chúng bắn yểm hộ cho đồng bọn ra trận quá chậm, mà lại cứ nhè đầu bộ binh của chúng mà nã. Trung tá chỉ huy pháo binh Pi-rốt đã tự sát bằng một quả lựu đạn ở ngay trong hầm chỉ huy của mình vì sợ trách nhiệm và quá thất vọng. Tiểu đoàn dù số 5 vì sợ pháo mà từ chối không chịu tiến đến bản Nà Phai...
    Thực tế mỗi lúc một nguy khốn cho quân lính Pháp, vòng vây của ta ngày một thít chặt, tình cảnh hàng vạn lính viễn chinh ở Điện Biên Phủ sống dở chết dở. Trước hết là bị đói, ngay từ ngày 16-3 nhiều đơn vị lính Pháp ở Điện Biên Phủ đã hết cả rau lẫn thịt tươi. Bánh mỳ cũng cạn dần, lúc đầu, mỗi ngày 4 người chia nhau 1 ki-lô-gam bánh. Lính ngụy còn bi đát hơn, từ bữa cơm bữa cháo đến chỗ chỉ ăn cháo thay cơm. Có khi mỗi ngày chỉ được phát một gói bích quy và một hộp cát-cút cầm hơi. Ăn đói thì sinh ăn vụng, lấy cắp. Chúng ăn cắp cả thóc gạo dự trữ cho lừa ngựa, lấy lẫn của nhau. Hôm nào cũng có chuyện binh lính, sĩ quan địch đánh nhau vì tranh ăn. Tình trạng ăn vụng, ăn cắp lan tràn khắp nơi, khiến Đờ Cát phải tuyên bố sẽ xử tử tên lính nào phạm tội, dù chỉ lấy một hộp cát-cút. Song vì sợ binh lính nổi loạn, chính y lại nói thầm rằng: ?ohãy tạm ghi số lính, sau này tòa án quân sự sẽ xét xử...?.
    Ăn đã vậy, uống cũng chẳng được đầy đủ như yêu cầu của bọn lính thất trận. Nước uống cũng chia theo khẩu phần, mỗi ngày một lính được lĩnh một hộp cát-cút nước suối. Bởi vì mỗi lần đi lấy nước suối phải huy động hàng đại đội, có xe tăng hộ tống thế mà cũng có hàng chục lính thiệt mạng do quân ta bắn tỉa. Còn chuyện tắm giặt mới cùng cực. Sĩ quan địch bắt lính mang mũ sắt đi lấy nước về cho chúng tắm cạn trong hầm. Nơi nào gần suối, phải đào giao thông hào đến tận bờ để múc nước kỳ cọ. Tên nào liều lĩnh lắm mới dám nhảy xuống suối vùng vẫy chốc lát. Thế mà nhiều lúc cũng không tránh khỏi đạn đại bác, moóc-chi-ê của ta rót vào...
    Cám cảnh trước sự bại trận của một đội quân hùng mạnh, được trang bị đầy đủ vũ khí và hiện đại gấp nhiều lần đối phương, bị bắt làm tù binh khi gặp tướng Lê Trọng Tấn, Đờ Cát đã tự thú:
    ... Các ông bố trí pháo binh kín đáo quá, máy bay và pháo binh của chúng tôi đã tốn biết bao nhiêu công sức mà không thể nào chống lại được. Tính đến phút cuối cùng, pháo binh của chúng tôi đã tổn thất mất hai phần ba lực lượng. Về cách đánh của các ông thật là giỏi. Các ông có cách đánh thì tôi lại có cách đối phó. Nhưng tôi vừa có cách đối phó thì các ông lại đổi cách đánh khác. Lúc thì các ông đánh tối, lúc thì đánh sáng, khi thì có pháo binh yểm hộ, khi thì không có pháo bắn gì cả mà đã thấy quân của các ông nhảy vào đồn. Quân của các ông can đảm lắm. Chiến thắng, các ông đã chiến thắng. Lính của các ông người nhỏ bé lắm, thế nhưng lúc xông vào sở chỉ huy của tôi, sao người nào mặt cũng đỏ gay, mắt quắc lên, trông rất đáng sợ...
  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngắm qua nòng ĐKZ diệt địch
    Đồng chí Trần Đình Hùng sinh năm 1931, người dân tộc Kinh, quê ở xã Đại Đồng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, thành phần bần nông. Nhập ngũ tháng 7 năm 1950, khi được tuyên dương Anh hùng là trung đội trưởng pháo ĐKZ thuộc trung đoàn 36, đại đoàn 308, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.
    Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khổ, vào bộ đội, Trần Đình Hùng mới được học chữ. Từ tháng 7 năm 1950 đến tháng 5 năm 1954, đồng chí đã tham gia tất cả các chiến dịch lớn của đại đoàn 308 ở Bắc Bộ, luôn luôn cùng đồng đội phát huy truyền thống ?oChân đồng vai sắt, đánh giỏi bắn trúng? của bộ đội pháo binh, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác liệt đến đâu cũng kiên quyết bám giữ trận địa. Bản thân đồng chí đã có nhiều hành động rất dũng cảm, có tác dụng động viên, khích lệ đơn vị hăng hái xông lên, giết giặc lập công.
    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu đội của Trần Đình Hùng làm nhiệm vụ phòng ngự đồi 106. Địch tập trung một tiểu đoàn, có máy bay và đại bác yểm trợ, tiến công lên trận địa phòng ngự của đơn vị (chỉ có một khẩu ĐKZ và một tiểu đội bộ binh gồm 20 đồng chí). Thấy lực lượng ta ít, một số anh em lo ngại, đồng chí vừa động viên anh em củng cố công sự, vừa đi tìm trong các hầm hào, lô cốt của địch, nhặt được 40 quả lựu đạn đem về phân phát thêm cho khẩu đội. Đồng chí vui vẻ nói: ?oHỏa lực tăng cường đây, khi nào bắn hết đạn, ta dùng lựu đạn này kiên quyết đánh đến cùng?. Quyết tâm chiến đấu và hành động tích cực của đồng chí đã bước đầu củng cố được tư tưởng đơn vị.
    Bộ binh địch bắt đầu tiến lên, kính ngắm ĐKZ bị hỏng vì đạn pháo địch, đồng chí đã ngắm qua nòng hô cho xạ thủ bắn. Ngay phát thứ nhất đã trúng đội hình địch. Chúng chết một số, vội dừng lại. Sau một hồi nghe ngóng lại lổm ngổm bò lên. Lần này đồng chí chờ cho chúng đến thật gần mới bắn, vừa sát thương được nhiều, vừa uy hiếp tinh thần địch. Cứ thế liên tiếp nhiều lần, bọn địch xông lên, lần nào cũng bị pháo ĐKZ của khẩu đội đồng chí bắn trúng đội hình, buộc phải rút lui ra xa. Biết không làm gì nổi, chúng gọi pháo bắn rất ác liệt vào trận địa khẩu đội. Anh em thương vong hết, đồng chí đặt nòng pháo lên miệng chiến hào vẫn tiếp tục bắn. Kết quả trận địa vẫn được giữ vững. Khẩu đội ĐKZ do đồng chí chỉ huy đã bắn diệt tại chỗ 40 tên địch, phá hủy một súng cối 81mm.
    Khi đánh vị trí 311B, chân súng ĐKZ bị hỏng, nòng súng do bắn nhiều đã nóng bỏng. Không ngần ngại, Trần Đình Hùng lấy mảnh vải bạt dùng để bọc nòng súng ĐKZ, lót nòng súng vác lên vai, bò lên bờ hào để đồng đội nạp đạn bắn, diệt nhiều hỏa điểm và binh lính địch, chi viện cho xung kích phát triển thuận lợi. Lúc gần diệt xong đồn, đồng chí đang chuẩn bị ngắm bắn một hỏa điểm thì bị thương vào đầu và cánh tay nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, bắn diệt được hỏa điểm địch, rồi mới chịu băng bó.
    Ngoài tinh thần anh dũng chiến đấu, đồng chí Trần Đình Hùng còn là một cán bộ gương mẫu về mọi mặt, luôn đi sâu, đi sát mọi việc, hết lòng thương yêu dìu dắt anh em, đồng chí. Trong công tác cũng như trong chiến đấu, đồng chí luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng đội lập công.
    Đồng chí đã được tặng thưởng ba huân chương Chiến công (hai hạng hai, một hạng ba), bốn lần được trung đoàn, đại đoàn khen và là chiến sĩ thi đua của đại đoàn. Ngày 7 tháng 5 năm 1956 đồng chí được Quốc hội tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3 và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Máy bay Mỹ tiếp tế cho... *********
    Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam (1946-1954) toàn bộ lực lượng không quân vận tải của Pháp đều là những máy bay do Mỹ chế tạo, chủ yếu là loại Đa-cô-ta C46, C47, C54 dùng để vận chuyển, tiếp tế, thả dù và cũng có thể thả bom. Mãi đến tháng 5 năm 1953, khi tướng Na-va được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương mới có thêm... 5 chiếc Pac-ket C119, năm 1954 tăng lên 29 chiếc.
    Theo đại tá không quân Pháp Mac Bec-tanh, thời kỳ Điện Biên Phủ là trung úy phi công lái Pac-ket C119, viết trong cuốn hồi ký nhan đề ?oMáy bay Pac-ket trên vùng trời Điện Biên Phủ?, Pac-ket C119 là loại vận tải đường không hiện đại nhất và đắc dụng nhất đối với Pháp hồi đó. Nếu mỗi chiếc Đa-cô-ta chỉ chở được khoảng 2,5 tấn hàng hoặc 24 lính và 3 nhân viên tổ lái thì Pac-ket chở được những 6 tấn hàng hoặc một tổ lái 5 người và 78 lính, gấp hơn 3 lần Đa-cô-ta. Hơn nữa, khoang chứa của Pac-ket không chỉ to, cao, rộng, dài hơn Đa-cô-ta mà việc đưa hàng lên hoặc thả hàng xuống đều tiến hành qua cửa mở phía đuôi, rất thuận tiện.
    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, để đưa xe tăng lên yểm trợ cho binh lính, mỗi chiếc xe tăng 18 tấn phải tháo rời thành từng mảnh, đưa lên bằng nhiều chuyến Đa-cô-ta, tới nơi mới lại lắp ráp từng chiếc cho hoàn chỉnh, rất lâu công và phiền phức. Trong khi đó, Pac-ket có thể chở nguyên vẹn một chiếc xe tải Doclge, hoặc một khẩu pháo nhỏ trong khoang. Tuy nhiên, máy bay Mỹ Pac-ket C119 cũng gây ra tai họa không ít cho Pháp, đồng thời cũng ?otiếp tế? cho ********* một lượng hàng không nhỏ. Dưới đây chỉ nêu vài thí dụ thuộc loại điển hình:
    Ngày 21-12-1953, tức ngay sau khi vừa mới chiếm xong sân bay Mường Thanh, Pháp lập tức đưa luôn một chiếc xe ủi đất nặng 7 tấn lên để sửa sang lại sân bay. Hai chiếc Pac-ket được cử đi làm nhiệm vụ. Chiếc thứ nhất chở nguyên vẹn chiếc máy ủi. Chiếc thứ hai chở lưỡi xẻng xúc đất nặng hơn một tấn. Vùng trời Điện Biên lúc này chưa có cao xạ *********. Chiếc Pac-ket đi đầu bình tĩnh lượn vòng rồi thả chiếc máy ủi đã buộc sẵn vào 6 chiếc dù. Nhưng, một dây chằng bị đứt, hệ thống dù không mở, chiếc xe ủi đất rơi xuống vỡ tan. Mác-tanh cho biết, đấy không phải chỉ một lần máy bay Pac-ket Mỹ gặp ?osự cố?. Nhiều lần sau đó, hệ thống chuyển hàng từ trong khoang chứa ra phía đuôi máy bay đều gặp trục trặc kỹ thuật, có lần hàng bị tắc nghẽn không thả được, đành phải đưa trở lại Cát Bi, sửa chữa thiết bị thả hàng rồi lại quay lên Điện Biên.
    Sau một số lần gặp rắc rối trong việc thả dù, nhân viên kỹ thuật Mỹ đưa ra sáng kiến, không buộc các kiện hàng vào dù nữa, cứ việc thả nguyên si cho rơi tự do xuống đất. Dĩ nhiên, đây là những mặt hàng không thể bị rơi vỡ như: cuộn dây thép gai, bao tải (để đựng đất, cát củng cố công sự), chăn, đệm cho lính Pháp... Có lần, cả một bó dây thép gai to đùng, nặng gần 6 tấn, rơi... trúng đầu, vỡ mặt gần một tiểu đội lính Pháp đang ngửa mặt lên trời xem máy bay Mỹ thả hàng! Lại có lần, toàn bộ 6 tấn bao tải đựng gạo rơi sang... trận địa *********, cung cấp cho ********* vật liệu rất cần để vận chuyển gạo.
    Từ tháng 3 năm 1954, ********* bố trí lưới lửa phòng không cao xạ tại Điện Biên Phủ, buộc các loại Pac-ket và Đa-cô-ta phải bay cao tránh đạn. Mỹ lại đưa ra sáng kiến: trang bị cho Pac-ket loại dù có thiết bị ?otự động mở dù theo chương trình đã ấn định sẵn?: nghĩa là máy bay cứ việc bay tít trên cao vứt hàng xuống, cách đất khoảng 300 mét dù đỡ mới tự động mở, các kiện hàng sẽ rơi chậm, tránh rơi vỡ và cũng tránh được tai nạn cho những người đứng dưới đất, trong khu vực thả dù.
    Nhưng, chiến dịch càng kéo dài, trận địa của Pháp càng bị ?oco lại như miếng da lừa trong truyện cổ tích?. Sân bay Mường Thanh thường dùng làm bãi thả dù cũng bị thu hẹp, đường băng dài hơn 1.160 mét bị phá hủy, cắt đứt, chỉ còn 300 mét. Những kiện hàng từ máy bay Pac-ket và Đa-cô-ta thả xuống, rơi vãi lung tung. Cuốn ?oNhật ký chiến sự? của Giăng Pu-giê ghi nhận: ?oDù có thiết bị mở dù tự động, vẫn có tới 50% kiện hàng rơi ngoài bãi thả?. Ngày 1-4, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị trí. Ngày 6-4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm do Pac-ket thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho *********. Ngày 9-4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu được... 6 tấn. Ngày 13-4, máy bay C119 Mỹ ?otrút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa *********, coi như tiếp tế đạn cho đối phương!?. Ngày 18-4, hơn 30 tấn hàng ?orơi lạc? sang trận địa *********. Ngày 27-4, ?ocó tới 70% số dù hàng rơi lạc mục tiêu?. Ngày 5-5, ?ohầu hết số hàng do C119 thả xuống đều rơi xuống trận địa *********?...
    Tính ra, các mặt hàng mà Pac-ket C119 và Đa-cô-ta C47 ?otiếp tế không công? cho *********, theo như cách nói mỉa mai chua chát của Pháp, gồm đủ loại: lương thực, thực phẩm (đồ hộp, rượu mùi, nước ngọt), thuốc men, chăn đệm, súng đạn... ?okhông sao thống kê hết?. Những thứ này không chỉ ?ocủng cố sức khỏe? cho ********* mà còn ?ogiúp *********? bắn lại quân Pháp. Theo Guyn Roa, đại tá không quân Pháp tiết lộ trong cuốn ?oTrận Điện Biên Phủ?, riêng đội ngũ máy bay Pac-ket Mỹ sử dụng trên vùng trời Mường Thanh là 29 chiếc thì 27 chiếc bị trúng đạn, một số máy bay trở về chưa kịp hạ cánh xuống Cát Bi đã bị rơi.
    Tờ ?oQuyết thắng? của trung đoàn 36, đại đoàn 308, in trên đá li-tô, phát hành ngay tại mặt trận, số ra ngày 1-5-1954 có bài ?oMáy bay Mỹ tiếp tế cho ta đánh Tây?, kết luận bằng bốn câu thơ:
    Trên mặt trận Điện Biên
    Tây đoảng đủ mọi thứ
    Riêng tiếp tế cho ta
    Mỹ làm... thừa nhiệm vụ!
  10. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Người chiến sĩ thông tin dũng cảm trên đồi A1
    Sáng sớm ngày 2-4-1954, trong lúc cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 102 đang cùng trung đoàn trưởng chiến đấu trước khu vực cửa mở trên đồi A1 thì ở những nơi khác, từng nhóm cán bộ, chiến sĩ riêng lẻ của trung đoàn vẫn tự động tổ chức chiến đấu. Họ lượm từng quả lựu đạn, từng viên đạn tiếp tục bảo vệ các đường hào đã chiếm được và bảo vệ thương binh còn nằm xung quanh.
    Trong một căn hầm nhỏ ở phía đông bắc cứ điểm, chiến sĩ điện thanh Chu Văn Mùi đã hai ngày liền không có một hột cơm vào bụng, vẫn tiếp tục chiến đấu với quân thù. Tổ điện thanh của anh đã theo sát tiểu đoàn 18 vào tới góc cứ điểm này. Qua nhiều đợt tranh chấp ác liệt, tổ của anh đã lọt vào giữa vòng vây của địch. Xung quanh anh là các chiến sĩ bị thương. Mùi đã cùng với tổ viên Đức vừa cố giữ liên lạc với đại đoàn, vừa trực tiếp chiến đấu với địch, khi thì bằng súng trường, khi bằng tiểu liên, lựu đạn đánh bật từng tốp địch để bảo vệ thương binh. Sau mấy lần tiến công, bọn lính Pháp biết ở góc đồi này chỉ còn vài người nên quyết tâm diệt bằng được. Nhưng chúng có biết đâu, Mùi đã có một ?obảo bối? đặc biệt. Anh đã sử dụng chiếc máy bộ đàm của mình một cách rất thành thạo để liên lạc với các trận địa pháo của quân ta. Mỗi khi thấy bọn địch ào ạt kéo tới, anh lại gọi pháo bắn một chập. Cứ như thế, anh đã ?ochỉ huy? cả năm trận địa pháo binh lớn nhỏ bắn nát không biết bao nhiêu toán quân địch tiến lên sườn đồi. Cả xe tăng địch cũng bị pháo ta hủy diệt mấy chiếc ngay từ lúc chúng vừa chớm bò lên lưng chừng đồi phía bờ sông Nậm Rốm.
    Không phải Chu Văn Mùi đã dễ dàng ?ochỉ huy? các trận địa pháo bắn vào binh lính và xe tăng địch. Khi trận đánh diễn ra gay gắt, mọi đường thông tin liên lạc, kể cả điện thanh, đều gián đoạn. Trung đoàn 102 và cả Đại đoàn 308 đều không nắm được tình hình trên đồi A1 ra sao. Đột nhiên, tại Sở chỉ huy đại đoàn, các máy thu phát đều nhận được một làn sóng từ A1 gọi về, yêu cầu cho pháo bắn mạnh vào sườn tây nam cứ điểm. Đồng chí trưởng ban thông tin đại đoàn nhận ra giọng nói của Chu Văn Mùi. Lúc đầu anh chưa tin ngay đó là người của mình và quyết định kiểm tra lại. Anh hỏi:
    - Có đúng Mùi không?
    - Vâng! Chính là Mùi đây!
    - Vậy Mùi đi với mũi nào?
    - Mùi đi với mũi 18.
    - Thủ trưởng của Mùi là ai?
    - Là anh Nhượng.
    Trưởng ban thông tin đại đoàn nghe tiếng nói nghẹn ngào từ máy bên kia:
    - Anh Nhượng! Tôi đã nhận ra tiếng của anh rồi mà anh vẫn chưa nhận ra tôi ư? Hay là anh không tin thằng Mùi này nữa? Anh Nhượng ơi, dù thịt nát xương tan, còn hơi thở cuối cùng thì Mùi vẫn còn chiến đấu, quyết không để chúng bắt đâu. Mùi vẫn còn một quả lựu đạn trong túi đây, nhất định chúng nó không thể đụng tới được!
    Tới lúc ấy, cán bộ chỉ huy đại đoàn mới hoàn toàn tin rằng ở góc đồi kia vẫn còn quân ta và những loạt đạn mà Mùi gọi bắn tới đã giáng cho quân địch những đòn kinh hoàng. Chu Văn Mùi được công nhận là đảng viên chính thức ngay trong ngày hôm đó.
    Đến trưa, Chu Văn Mùi nhận được lệnh mới: ?oKhông ở góc đông bắc cứ điểm nữa. Trung đoàn trưởng đã vào cứ điểm. Mùi cần phải đi tìm bằng được trung đoàn trưởng để bắt liên lạc với đại đoàn?. Lúc ấy, Chu Văn Mùi đã quá đói, quá khát. Anh khoác chiếc máy lên vai mà thấy nó nặng trĩu, chân bủn rủn không sao đứng lên được. Cổ họng khô cháy. Anh đi giải vào chiếc ca mang theo rồi nhắm mắt uống liền mấy ngụm. Mấy phút sau, Mùi nhấc được máy lên. Anh chào các đồng chí thương binh rồi bò dần ra phía cửa mở. Quanh quẩn mãi trên vùng đất trống, vượt qua lưới lửa của địch, mấy lần ngất đi tỉnh lại, cuối cùng anh cũng tìm ra hầm chỉ huy của trung đoàn. Đại đội trưởng Trọng Thành đang cầm tiểu liên cảnh giới trước căn hầm của trung đoàn trưởng, chợt thấy một vật nặng rơi sau lưng. Anh quay lại thì thấy một chiến sĩ điện thanh người trắng những bụi đất nhào tới. Trọng Thành vội đưa người chiến sĩ vào gặp trung đoàn trưởng. Trung đoàn trưởng Hùng Sinh reo lên khi thấy lại người chiến sĩ thông tin anh đã gặp lúc đưa bộ đội sang đánh đồi A1:
    - À! Thì ra cậu! Tốt lắm! Máy vẫn làm việc được chứ?
    Đang đói, đang khát lắm, nhưng Mùi vẫn ráng sức ném sợi dây ăng-ten lên nóc hầm và cho máy chạy. Trung đoàn trưởng cầm lấy ống nghe. Từ xa, tiếng nói của Đại đoàn trưởng vang lên rành rọt:
    - Đồng chí Hùng Sinh đấy ư? Tình hình thế nào rồi?
    Cuộc báo cáo và trao đổi ý kiến tiến hành mau lẹ và rõ ràng.
    - Anh đề nghị những gì, anh Hùng Sinh?
    - Báo cáo anh! Đề nghị của chúng tôi là: đại đoàn điều thêm quân, tối nay chúng tôi lại tiến công. Vâng! Lại tiến công, tiến công nữa!
    Khi kết thúc cuộc trao đổi ý kiến, Trung đoàn trưởng Hùng Sinh hỏi Đại đoàn trưởng:
    - Đại đoàn đã thấy một tiểu đội trưởng liên lạc của chúng tôi về chưa? Tên đồng chí đó là Đức.
    Đại đoàn trưởng đáp:
    - Chưa thấy. Nhưng có thể đoàn cán bộ do Tham mưu trưởng trung đoàn 102 vừa được lệnh lên A1 để tìm bắt liên lạc với anh đã gặp đồng chí đó ở dọc đường.
    Đại đoàn trưởng đã không nhầm. Khi vọt qua cửa mở, Đức cứ thế cắm đầu chạy một mạch băng qua tất cả mọi hào giao thông, bụi rậm, khe suối. Nửa đường, anh bỗng gặp một toán người xăm xăm đi tới. Nhận ra đồng chí Tham mưu trưởng trung đoàn, anh kêu lên:
    - Báo cáo! Có thư của Trung đoàn trưởng!
    Rồi rút vội tờ giấy nhỏ trong túi áo ra, cũng vừa lúc mệt quá, anh lảo đảo ngã dưới chân Tham mưu trưởng.
    Thế là bằng điện của Chu Văn Mùi và bằng người đưa thư trực tiếp là Đức, trung đoàn đã nối lại liên lạc với đại đoàn. Kế hoạch tác chiến do đó đã được thống nhất lại.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này