1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Thêm một bản đồ 3D isometric của cụm cứ điểm ĐBP :
    [​IMG]
  2. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Càm ơn bàc 'àf 'ưa ra ba tà?i liẶu. Theo tĂi hiĂ?u thì? TQLC Phàp gĂ?m cò nhiĂ?u khĂng nhưfng 'ơn vì mà? cà? binh chù?ng: bẶ binh, dù?, phào, thiẮt giàp, khĂng lực, vĂn vĂn. Vì? binh chù?ng cò tình càch 'f̣c nhiẶm nĂn thươ?ng hai 'ược phài 'i 'ành tài càc colonies hay d''outre-mer. Thà?nh thư? tư? marine khĂng thay thẮ cho colonial, mà? là? dình chẶp với colonial, khi 'ơn vì marine hà?nh quĂn ơ? colonie hay outre-mer.
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    TQLC PhĂp lĂ mTt binh chủng thuTc quĂn chủng lục quĂn cũng như bọn lĂnh thủy 'Ănh bT "fusillier marin" thuTc quĂn chủng hải quĂn, tất cả bọn nĂy 'ều khĂng cĂ khĂng lực. Nhưng TẤT CẢ cĂc 'ơn v< "TQLC" từ cấp trung 'oĂn trY lĂn 'ều lĂ những 'ơn v< "colonial" ngĂy xưa '.i tĂn cho dĂ nĂ lĂ bT binh, dĂ, phĂo, thiết giĂp hay cĂng binh... VĂ thế cho nĂn khĂng cĂ dĂnh chập bĂc ạ.
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Cách đây đúng 53 năm, bộ chỉ huy chiến dịch đang phác thảo những nét cuối cùng cho chiến dịch ĐBP. Trong phương châm "đánh chắc, thắng chắc", chiến dịch phần một mở màn sẽ nhằm vào các cứ điểm phía bắc Him Lam (Beatrice), Độc Lập (Dominique) và Bản Kéo (Anne-Marie).
    Phần đầu này sẽ được thực hiện như sau:
    Lực lượng của ta sẽ là 2 đại đoàn bộ binh 308 và 312 và 2 trung đoàn pháo binh với lựu pháo 105, sơn pháo 75 và các loại cối.
    - Hướng Him Lam do 2 trung đoàn 141 và 209 của đại đoàn 312 đảm nhiệm. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn và chính ủy Trần Độ sẽ trực tiếp chỉ huy hướng này.
    - Hướng Độc Lập do trung đoàn 88 của đại đoàn 308 và trung đoàn 165 của đại đoàn 312 đảm nhiệm. Đại đoàn trưởng đại đoàn 308 Vương Thừa Vũ và đại đoàn phó đại đoàn 312 Đàm Quang Trung sẽ là chỉ huy trưởng và chỉ huy phó của hướng này.
    - Hai trung đoàn 36 và 102 do đại đoàn phó đại đoàn 308 Cao Văn Khánh chỉ huy làm lực lượng dự bị để sau đó đánh cứ điểm Bản Kéo.
    Lúc đầu bộ tham mưu chiến dịch định lợi dụng yếu tố bất ngờ trong một đêm sẽ đánh cả 2 cứ điểm Him Lam và Độc Lập. Nhưng sau khi kiểm tra thực địa, thấy rằng hoả lực pháo của ta không đủ để yểm trợ một lúc 2 trận đánh. Kết quả là ta sẽ đánh Him Lam đêm đầu tiên, sau đó sẽ di chuyển các khẩu cối và sơn pháo sang phía Độc Lập để đánh cứ điểm này đêm tiếp theo.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Gabrielle chứ bác
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ừ đúng rồi Gabrielle.
    Nhìn chung thì ngày này năm xưa, các cụ nhà mình, cán bộ chỉ huy thì đang trắng đầu bàn bạc kế hoạch tác chiến, lính trơn thì cũng đang nhừ người kéo pháo vào lại
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo cuốn BTTM trong KCCP thì nguyên nhân trận Độc Lập phải lùi lại một đêm là do vào hồi 15 giờ ngày 13 tháng 3, địch cho quân có xe tăng đi kèm ra phá công sự và trận địa xuất phát tấn công của ta ở đồi này. Cuộc chiến kéo dài đến 17h nên trung đoàn 88 không kịp triển khai đội hình. Vậy nên BCH chiến dịch quyết định đánh lần lượt các vị trí.
    Theo cụ chính trị viên tiểu đoàn 11 thì ta còn dự định đánh vào ngày 12 tháng 3. Tuy nhiên vào ngày đó địch cho quân ra lấp hào và gài mìn. Ta phải đào lại nên kế hoạch bị chậm một ngày.
    Lúc này ta đang đắp hầm cho pháo chứ bác. Sở dĩ ta đánh muôn như vậy là phải làm đường cơ giới cho pháo vào đến chân trận địa, xây dựng tuyến hào trục bao quanh tập đoàn cứ điểm, xây dựng lại hệ thống thông tin và chờ 308 từ Lào về. Đến ngày 6 tháng 3 thì bắt đầu thử nghiệm cho pháo chiếm lĩnh trận địa (đại đội 806). Để bảo đảm bí mật, một tổ trinh sát vác theo máy điện thoại vào sát hàng rào cứ điểm Him Làm nằm nghe ngóng. Nếu nghe văng vẳng có tiếng xe rú từ phía ta là phải lập tức báo về ngay. Pháo ta vào nhà rồi mà vẫn không thấy các cụ đang ngắm trăng ở Him Lam dây điện về. Thế là ổn.
    Đặc biệt, ngày 26 tháng 2, tiền phương BTTM và TCCT phối hợp ra chỉ thị về thành lập các đội "Dũng sĩ" của các trung đoàn. Về tổ chức: chọn các cán bộ, chiến sỹ có lập trường vững vàng, hăng hái, dũng cảm, bình tĩnh, có thể vượt qua mọi khó khăn ... Phải chú trọng về sức khoẻ và kinh nghiệm chiến đấu, kỹ thuật khá. Mỗi trung đoàn chọn 20-30 người. Nguyên tắc chọn là lấy người tình nguyện. Về trang bị: chủ yếu là tiểu liên, lựu đạn, thủ pháo, thuốc nổ, mìn, dao găm, kéo cắt dây thép gai. Huấn luyện để sử dụng các loại vũ khí trang bị, cách gỡ mìn, phá xe tăng, máy bay và pháo binh địch. Về hoạt động: do bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo thống nhất.
    Các bác có thông tin gì về những đội Dũng sỹ này không?
    Dạo này mệt quá, cái Điện Biên Phủ phải tạm ngừng. Nay xin tiếp tục lại.
    Ngày 2 tháng 3 năm 1954:
    Pháp xây dựng binh đoàn dù để có thể sẵn sàng tung ngay vào trận ĐBP, nếu trận đánh xảy ra. Lực lượng dự kiến là Tiểu đoàn dù VN số 5 (BPVN 5 - trước đây vốn là tiểu đoàn dù xung kích số 3), Tiểu đoàn dù thuộc địa số số 6 (BEP 6) và một tiểu đoàn dù thuộc địa khác. Sau đó là Tiểu đoàn VN 3 (BVN 3), Tiểu đoàn 2 trung đoàn 1 dù thuộc địa (BEP 2).
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em xin post lại đoạn tổng hợp về hầm pháo ĐBP cho có "tính thời sự":
    Hầm pháo bố trí ở chân một quả đồi có độ dốc cao về phía địch, cây cối um tùm, trước mặt có một quả đồi khác án ngữ để che ánh lửa. Bộ đội công binh vạt một mặt phẳng đứng có chiều cao chừng năm, sáu mét, khoét cái hang to, sâu bốn mét gọi là "hậu cung" vì nó giống cái "hậu cung" của các miếu thờ thần. Khẩu pháo xếp hai càng lại có thể đẩy lùi tụt vào trong ấy kể cả nòng pháo. Bên ngoài xây chiếc hầm cho pháo triển khai. Hầm rất lớn, có bốn đà đỡ, mỗi đà có bốn cột chống. Đà gỗ cỡ 35cm, cột 25cm. Tất cả gỗ phải lấy từ những cánh rừng cách trận địa 9-10km để tránh bị lộ. Hai dà giữa làm sao cho các cột chống không vướng khẩu pháo, khi dang càng ra để bắn không vưởng động tác của pháo thủ. Còn hai đà hai bên sát mép vách hầm. Trên bốn cây đà gỗ, thả đầu tiên một lớp gỗ tròn cỡ 15cm, sau đó rải liên tiếp ba lớp bó nứa xếp hàng dọc. Trên lớp nứa phủ đất nện kỹ dày hai mét. Vị chi toàn bộ chiều dài nắp hầm là ba mét trong đó một mét gỗ nứa. Vách hai bên tất nhiên đày hơn. Mỗi hầm pháo phải đào từ 200-300 mét khối đất đá, rồi lại đổ đủ số đó lên nắp và vách hầm. Miệng hầm đủ rộng để lúc pháo xếp càng có thể lùi vào được. Sau đó dùng sọt đất xếp kín chỉ còn chừa lỗ châu mai cho mõm pháo nhô ra ngoài chừng nửa mét khi bắn. Bắn xong, pháo được xếp càng, lui vào "hậu cung". Dùng sọt đất xếp kín lỗ châu mai đề phòng mảnh pháo địch. Hai bên cạnh hầm có hai cái ngách quặp ra phía sau. Một bên để chứa đạn pháo sẵn sàng chiến đấu, một bên bảo vệ cho pháo thủ. Bảo đảm tuyệt đối an toàn, đầy đủ cho tất cả các chiến sĩ của khẩu đội. Đó là chưa kể khi pháo xếp càng lùi về "hậu cung" thì trên nền đặt pháo đủ chỗ cho cả một trung đội ngồi sinh hoạt. Chiều dày nắp hầm ba mét đủ chịu một phát đạn 155 ly nổ chậm hoặc nhiều quả ­nổ ngay trên nóc hầm. Trong suốt chiến dịch chưa hầm nào bị đạn nổ chậm nhưng đạn nổ ngay thì có, các hầm đều an toàn. Cứ 4 khẩu đội (một cụm pháo) thì có 01 hầm làm nơi hội họp vui chơi. Nối liền các hầm có đường hào rộng vào sau đủ để di chuyển pháo, tất cả hầm, hào đều có rãnh thoát nước và hố tránh bom Nalpam. Mỗi trận địa như vậy lại có thêm một trận địa giả để hút bom đạn địch. Tiếp đó lại có hầm nối từ trận địa đến tuyến sau, nơi có hầm ăn uống, hầm ở, hầm thương binh, hầm nấu ăn, hầm giấu xe, hầm đạn pháo, hầm chỉ huy v.v? Chỉ có một vấn đề làm rầu lòng chiến sỹ pháo binh, đó là thiếu đạn. Khi thấy đạn pháo rơi vào tay VM nhiều quá, quân Pháp chơi đòn độc, lắp đầu đạn tự nổ nhưng may mắn thế nào quân ta phát hiện kịp, đi rà soát lại tât cả số đạn thu được nên không vấn đề gì. Theo bác ptlinh thì trong suốt chiến dịch, trung đoàn pháo binh 45 rất ổn định. Chỉ có 2 cụ hi sinh một do chạy ra ngoài và bị mảnh pháo, một do tiếc cái áo mưa, vào gần pháo lúc giật cò, bị sức ép nên hi sinh.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Thêm vài cái ảnh liên quan mà đồng chí ptlinh đã dày công scan lên:
    Chặt cây:
    [​IMG]
    Kéo pháo vào trận địa:
    [​IMG]
    Các bác chú ý cái dây nhỏ ở dưới đất. Đó là dây tời bằng thép. Dây này không có tác dụng kéo mà dùng để để phòng trường hợp bộ đội ta bị tuột tay hay dây kéo đứt, pháo không lăn xuống vực.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 23:54 ngy 01/03/2007
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ngày đánh vào đầu tháng 3 ta cũng chưa quyết định rõ, ngày chuẩn bị xuống đến trung đoàn hầu như là chỉ 48 tiếng trước khi ra quân, xuống đến tiểu đoàn lại còn chậm hơn nữa.
    Thật ra trận đồi Độc Lập còn bị chậm lại hơn một ngày nữa đấy chứ.
    Theo đại tá Lê Kim (lúc đó cũng ở đại đoàn 312), trận đánh đáng nhẽ phải bắt đầu bằng 1 trận pháo kích mạnh với đủ các cỡ pháo vào 16 giờ 45 ngày 14 (y như kịch bản Him Lam), nhưng những khẩu sơn pháo 75mm từ Him Lam sang chỉ đến được vị trí bắn vào lúc... 2 giờ sáng ngày hôm sau! Vì thế nên cụ Vương Thừa Vũ đầu tiên chỉ cho pháo 105 bắn lai rai đến 3 giờ 30 sáng mới cho bộ binh xung phong. Cũng chính vì thế trận đồi Độc Lập này ta gặp nhiều khó khăn hơn hẳn trận Him Lam.
    ku Tuấn mệt chắc là vì mấy hôm nay chú ý đến trận ĐBP ở bên wiki hơn là bên này
    Thấy ku nói đến máy bay bên đó, em xin vẽ đường cho ku chạy một tí :
    http://aviation-safety.net/database/dblist.php?Year=1954
    Trong này có danh sách máy bay vận tải "bị nạn" vào năm 1954, có một số chiếc bị mất ở Đông Dương (do 2 trận tập kích của đặc công ta vào sân bay Gia Lâm và Cát Bí cũng như pháo binh của ta ở ĐBP) trong đó có một số máy bay dân sự (bọn Pháp lúc đó cũng vận động cả máy bay dân sự (hãng hàng không tư nhân Aigle Azure) để chở đồ lên ĐBP.

Chia sẻ trang này