1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo những gì em biết, về xuất phát tấn công, đại để là như sau: [​IMG]
    Bố trí trận địa XPTC Đại đoàn cách tiền duyên địch 2000m để các loại hoả lực của ta, ví dụ như sơn pháo 75m bắn có hiệu lực. Trận địa XPTC trung đoàn cũng vậy. Về đội hình, thường thì bố trí thành 2 thê đội, 2 tiểu đoàn ở phía trước và 1 tiểu đoàn ở phía sau làm dự bị hoặc ngược lại. Trận địa XPXP của tiểu đoàn cũng thường là nơi bố trí hoả lực tiểu đoàn hoặc từ đây, hoả lực cơ động đến những vị trí đã được xác định trước. Thường thì hoả lực nặng của tiểu đoàn bố trí cách đồn khoảng 300m. Đường hào XPXP của tiểu đoàn được đào theo địa hình địa vật hướng về phía đồn địch, càng gần càng tốt. Sau đó toả thành hai nhánh râu tôm để các đại đội bố trí đội hình, lần lượt xung phong. Tiểu đoàn cũng thường bố trí thành hai thê đội giống như trung đoàn, nhưng cũng có lúc cả ba đại đội cùng lên (ví dụ như trong trận đánh cứ điểm 1 đồi HIm Lam của tiểu đoàn 11 Phủ Thông). Để hôm nào rảnh rỗi hơn, em post cụ thể bố trí đường hào, hoả lực trận Him Lam lên hầu các bác.
    Về đánh lấn, em chưa có thời gian để nói chi tiết. Bác Altus giở cuốn của B. Fall ra xem có mấy sơ đồ VM đào hào dọc ngang sân bay thì sẽ thấy.
    Đánh lấn về ý đồ thì không khác như trong cuốn của Pouget, nhưng về thực tế thì có khác nhiều. Trước ĐBP, chỉ thấy đánh lấn cắt đứt giữa các hệ thống trận địa, đường hào bóp nghẹt một tổ chức trận địa đó để rồi xung phong. Còn ở ĐBP, đường hào luồn sâu vào giữa trận địa, chia cắt những cứ điểm rồi tiêu diệt. Một ví dụ: Trận đánh ở sân bay, đang đêm, tiểu đoàn 23 Lũng Phầy, trung đoàn 36, Đại đoàn 308 bí mật bố trí đội hình luồn qua đồn địch tiến sâu vào giữa sân bay để đào một đường hào cắt ngang nó rồi ở lại chốt giữ. Sáng ra, Pháp ớ người khi VM lòn vào giữa cái dạ dày của mình rồi. Trận đánh tiếp đó diễn ra vô cùng quyết liệt, giành đi giật lại, cuối cùng 23 vẫn trụ vững giữa sân bay. Cụ Nguyễn Quốc Trị, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 23 với chiến công này, cộng với tinh thần chiến đấu cực kỳ gan dạ đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác đã cho cái hình.
    Đấy tôi cũng muốn tìm hiểu cái khác nhiều này là khác nhiều thế nào? Một bên là cắt, rồi bóp, rồi xung phong. Bên kia là luồn, rồi cắt, rồi thít, rồi cuối cùng cũng xung phong. Đại khái cũng giống nhau cả. Chỉ khác mỗi cự ly ? Trước ĐBP chưa có ai đào hào vào tới tận trận địa địch? Chiến thuật của Pháp trong WWI do Pouget mô tả chỉ đào hào tới cách địch x (>0) mét còn ta đào tới nơi luôn (x=0)?
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Theo em cái khác là cái cách "tiêu diệt" ấy. Không phải là ta xung đâu.
    Ở Huguette 1 và 6 bảo vệ sân bay chẳng hạn, hào ta vào sâu làm khó khăn đường tiếp tế của bọn này với trung tâm cho nên mỗi ngày, để đưa dạn dược, đồ ăn đồ uống vào cứ điểm, bọn tây phải bỏ vài chục mạng, chưa kể mấy lần phản công lấp hào chủa chúng nó cũng phải huy động cả vài tiểu đoàn cùng với xe tăng...
    Cuối cùng đến giữa tháng 4 chúng nó cũng vẫn phải bỏ, bọn từ cứ điểm rút chạy bị ta bắn như bắn chim sẻ, chết gần hết.
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hì..., chú vo_quoc_tuan_new vẽ cờ sai bét cả ! Cờ ta phải màu đỏ và luôn mở về phía Tây, cờ địch mới màu xanh và mở về phía Đông, nhá ! Con nhà lính mà tác nghiệp bản đồ thế này thì...hỏng !
    Với lại đường hào râu tôm cũng không chỉ có thế, đúng nghĩa "râu tôm" nó phân nhánh liên tục mục đích là để các tổ chiến đấu ở các đường hào nhánh có thể bắn bọc lót, chi viện cho nhau.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 04/04/2007
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 08:16 ngày 05/04/2007
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Hmm đào vào trong rồi cũng có lúc phải xông lên chứ. Chẳng nhẽ chỗ nào cũng đào vào cho chúng nó sợ rồi cứ tiêu hao cho đến khi chúng nó chạy hay sao?
    Thế này thì cũng chỉ là vây lấn, cắt tiếp tế chi viện người và của, khác gì điểm 1 của Pouget chép ra đâu bác ?
    À, hôm nay giở lại Fall, thấy có nói tình báo Pháp có lần nghe được điện đài của *********, lập tức báo về Hà Nội là phát hiện có người điện đàm dùng một thứ tiếng châu Á không biết là tiếng gì ''unknown Asian language''. Bác nguyentin1 thử suy luận xem đây là cố vấn nước nào mà cho đến bây giờ thông tin vẫn còn bí mật thế?
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chuyện quân xanh quân đỏ em cũng hiểu, nhưng tại em nhỡ cho cái cửa mở màu đỏ rồi, lại muốn focus nó nên đành cho mấy lá cờ thành màu xanh áo lính vậy. Còn chuyện gió Đông gió Tây, thật sự đến khi nghe anh chỉ, em mới biết. Ý nghĩa của nó là thế nào ạ? Có phải là so sánh ta với gió Đông hay chỉ là để dễ phân biệt ta địch trên bản đồ?
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Gần đúng như vậy bác ạ. Sự khác biệt là ở chỗ: Ở các nơi khác, x >= 0. Ở ĐBP, x = 0 và x < 0. Cái x < 0 cũng phải nói rõ. Đó không phải theo kiểu tự phát, được thì tốt, không được thì thôi. Nó là cả một chiến thuật. Nó là đào hào chọc thẳng vào lòng địch, chia cắt hẳn các đồn bốt. Quyết tâm thực hiện rõ ràng và thông suốt từ Bộ chỉ huy chiến dịch xuống tới từng chiến sỹ. Chính vị vậy, nó mới được gọi là chiến thuật đánh lấn
    Chuyện unknown Asian language, pac'''''''' 0 hỉu rui`, có wé ri` đâu. pác thiu e ra dg` bây h là piết hi''''''''t thui.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 00:54 ngy 05/04/2007
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Chuyện quân xanh quân đỏ em cũng hiểu, nhưng tại em nhỡ cho cái cửa mở màu đỏ rồi, lại muốn focus nó nên đành cho mấy lá cờ thành màu xanh áo lính vậy. Còn chuyện gió Đông gió Tây, thật sự đến khi nghe anh chỉ, em mới biết. Ý nghĩa của nó là thế nào ạ? Có phải là so sánh ta với gió Đông hay chỉ là để dễ phân biệt ta địch trên bản đồ?
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Tất cả các ký hiệu về ta, trừ các ký hiệu binh chủng kỹ thuật, hỏa lực là màu đen còn lại đều phải thể hiện bằng màu đỏ. Tất cả các ký hiệu về địch (bất cứ là loại gì) đều thể hiện bằng màu xanh nước biển. Ngay cả cái "cửa mở" chú vẽ cũng không đúng, nó được thể hiện bằng một đường thẳng xuyên qua hàng rào phòng ngự của địch nhưng hai đầu có nhánh ntn: >----<
    Bài trước anh viết nhầm đấy, cờ ta màu đỏ và lá cờ mở về Tây, địch màu xanh nước biển và mở về Đông. Đây là qui ước tác nghiệp bản đồ, cũng không biết bắt nguồn từ đâu (có lẽ vì các cuộc xâm lược gần đây địch đều từ ngoài biển Đông vào chăng?).
    Kiểu này phải mở lớp tập huấn về tác nghiệp bản đồ cho QKTĐ nhỉ?
  9. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Phải đấy xếp ạ. Chứ không xếp lại cứ phải phê bình chiến sĩ như ở trên mãi thì cũng chán.
    Em là em cứ muốn biết sao lại có cái hình hình chữ nhật, lúc thì gạch chéo, khi thì có vòng ô van ở giữa, chỗ thì có mấy chấm ở trong, chỗ khác lại có mấy que cắm trên đầu. Cái nào có ba cái que còn đỡ, vì hiểu như thế ý là ba que xỏ lá , chứ như những chỗ khác thì tịt.
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Theo nhà em được biết đó là ký hiệu của các cấp đơn vị: từ quân đoàn - sư đoàn - trung/ lữ đoàn - chỉ huy sở ...

Chia sẻ trang này