1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    Tôi cufng đaf biết nhưfng điê?u bác nói vê? tướng Giáp. Vê? vấn đê? học quân sự, ý tôi nói la? qua học tri?nh hă?n hoi, chứ không pha?i tu nghiệp sơ sơ.
    Bác nói "ở nước ngoài , Tướng QS thuần tuý chỉ là võ biền " la? sai. Tại Myf cấp tá muốn lên cáp tướng pha?i đậu bă?ng cao học văn hóa rô?i mới được nhập học đại học cao học quân sự...
  2. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Nói như bác Tín thì người Việt Nam chả làm được cái gì đâu. Xem trong hệ thống kiến thức nhân loại, có bao nhiêu đóng góp của người Việt vậy? Toàn đi cóp nhặt của thiên hạ về xào nhấu không à. Quan trọng là cùng từng đó thứ, người thì nấu ngon, người thì nấu deck ăn được. Chắc bác Tín biết câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến"
  3. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0

    Tôi không dám tô?ng quát hóa như bác.
    Chi? có đôi nhận xét quanh chuyện ĐBP ơ? đây ma? thôi.
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 11/04/2007
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chuyện học ở đâu đó là chuyện rất bình thường. Đại tướng Võ Nguyên Giáp học được rất nhiều điều từ Vi Quốc Thanh, Mã Gia Sinh, La Bội Hoàn v.v.... Thậm chí có thể nói các vị trên là thầy của QĐND Việt Nam. Không ai phản đối điều đó, Tôn Tử, Napoleon, Zhukov cũng đều có những người thầy của mình. Việt Nam thực sự đi lên bằng hai bàn tay trắng và bằng máu bản thân. Ban đầu là học của sỹ quan Nhật, sỹ quan Tây chạy sang hàng ngũ Việt Nam.
    [​IMG]
    Tiếp đó là học của Trung Quốc
    [​IMG]
    Và quan trọng nhất là học từ người Pháp và người Mỹ. Một người học bơi 10 năm qua internet chắc chắn không thể bằng một thằng bé bị xô xuống nước.
    Kết quả là ngày nay, tuy rằng ngay đến cả việc cầm thìa thế nào cho hợp lý ta vẫn phải đi học nhưng về chiến thuật bộ binh (ở qui mô hợp lý, tất nhiên) thì ta chẳng phải đi học đâu cả. Không thiếu anh cắp sách cắp vở sang nhờ ta dạy, trong đó gồm cả anh TQ lẫn anh Nga. Thời chống Mỹ, đã có rất nhiều đoàn cán bộ TQ, Nga sang ta, vào tận trong nam đề học tập cách tổ chức và tác chiến của bộ đội Giải Phóng. Những người lính bộ binh vĩ đại nhất thế giới, chắc chắn anh em đều đã nghe lời nhận xét trên của phương Tây về người lính Việt Nam. Một câu khen ngợi có nhiều phần cảm tính, nhưng hoàn toàn không phải là không có cơ sở.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 10:48 ngy 11/04/2007
  5. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Em đã xem lại, trung đoàn Bắc - Bắc đã sử dụng chiến thuật này để đánh Huyghet 206.
    Họ làm những con cúi rơm dài 2m, đuờng kính 1.5m để vô hiệu hoá đạn tiểu liên bắn thẳng (ban đêm).
    Khi đào sát vào, biện pháp này không hiệu quả đối với đạn bắn chéo cánh sẻ (ban ngày)... họ chuyển sang dùng biện pháp đào ngầm đến sát cứ điểm địch, điểm lên đào đất mỏng đi để xung kích bất ngờ xông lên.
    Thằng huyghet 206 mất trong đêm mà đến sáng hôm sau Đờ cát mới biết.
    chiến thuật rơm này thấy họ nói học từ những năm 50 - 51 khi đánh đồn Yên Phụ, Kim Anh ...(?)
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Tài liệu em trích là "Dự thảo tổng kết công tác cung cấp đại đoàn 312 trong trận Him Lam - Chiến dịch ĐBP" của Tổng cục Hậu cần. Cuốn này chủ yếu nói về kinh nghiệm tổ chức, vận hành cung cấp.
    Để em xin post đoạn nói về công tác thương binh (trong đoạn trích này có nói đến "6 giờ", đây không phải là 6 giờ sáng mà là một thuật ngữ quân y, nói về thời gian tính từ lúc bị thương cho đến lúc về đến quân y trung đoàn):
    - Trung đoàn 209 (tiểu đoàn 130 đánh cứ điểm 3 Him Lam, tiểu đoàn 154 làm nhiệm vụ đánh địch phản kích từ Mường Thanh, tiểu đoàn 166 làm dự bị chung cho đại đoàn - em) đánh có 1h50 phút giải quyết xong cứ điểm; do đó thương vong ít chừng 30 thương binh. Việc tải thương không gặp khó khăn lớn vì bộ đội mở đột phá khẩu và xung phong nhanh, dễ lấy thương binh. Tuy nhiên chỉ có một đường giao thông hào hẹp nên việc tải thương về sau bị ùn bộ đội, vướng nhau đi rất chậm, lại còn ảnh hưởng đến tổ chức chiến đấu của thê đội 2 tiểu đoàn, trung đoàn.
    Lực lượng tải thương đẩy đủ, mặt khác khi tiểu đoàn 130 đánh xong rút về cũng chuyển thương binh về sau; nên chừng 3 giờ sáng thương binh của tiểu đoàn 130 đã về hết quân y trung đoàn. Nhưng thương binh của tiểu đoàn 154 (chặn viện) và của tiểu đoàn 166 (dự bị của đại đoàn) mãi tới gần 5h sáng lẻ tẻ còn tải về; vì hai tiểu đoàn này tác chiến đến khi trung đoàn 141 giải quyết xong trận địa.
    Tổng số thương binh của trung đoàn 209 cả trong thời kỳ chuẩn bị và tác chiến là 96 người. Do số thương binh ít, lực lượng tải thương chuẩn bị nhiều, thêm bộ đội viên trợ nên đa số thương binh về quân y trung đoàn trước 6 giờ, cũng có vài thương của 154 và 166 đưa về chậm quá 6h nhưng cũng không ảnh hưởng gì lắm.
    Lực lượng tải thương không sử dụng hết, đến 4 giờ sáng 14 tháng 3 sau khi nhận được báo cáo của đại đội trưởng vận tải và đội Vinh Quang, chủ nhiệm cung cấp trung đoàn cho giải tán đội Vinh Quang về làm việc ở đơn vị chuẩn bị đón bộ đội vì một số là quản lý, anh nuôi, quân lực.
    Trong chiến đấu chỉ có vài ca sau khi trung đoàn cấp cứu phải hoả tốc chuyển ngay về đội điều trị để phẫu thuật, còn lại đại bộ phận thương binh nằm lại quân y trung đoàn. Đêm 14-3-1954 mới cho đại đội vận tải trung đoàn chuyển về đại đoàn kết hợp với dân công đại đoàn tải gạo xuống lấy về.
    - Trung đoàn 141 đánh 2 mũi, mũi 428 đột phá được nhanh chóng, trong 4 giờ giải quyết xong cứ điểm, tổng số thương vong trên 70 người nhưng mũi 11 sau 3 giờ 30 phút chưa ở được đột phá khẩu, số thương vong ngoài rào lên đến 200 người.
    Thương binh mũi 428 một phần do tải thương trung đoàn chuyển về; một phần sau khi tiểu đoàn giải quyết xong trận địa cũng chuyển về; nên đến 5 giờ sáng thương binh của mũi này cũng đã về hết quân y trung đoàn và tử sĩ cũng được chôn cất xong. Nhưng số thương binh về quân y trung đoàn trước 6 giờ chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 50% vì tình trạng còn vướng bộ đội như trung đoàn 209.
    Mũi tiểu đoàn 11, y tá, cứu thương đại đội thương vong gần hết; trên đột phá khẩu chỉ còn 1 cứu thương làm nhiệm vụ. Y tá đại đội có đồng chí dao động chui vào hầm nằm; y tá tiểu đoàn có đồng chí sợ không dám tiến lên. Thương binh nhiều không băng bó hết, tải thương cũng không lên tải được hết vì bộ đội chưa xung phong được nằm ùn lại ở giao thông hào vừa nông vừa hẹp. Tải thương phải đi trên lưng bộ đội để cáng thương binh ra. Thương binh bị ứ ở trận địa.
    Được tin tình hình như vậy, chủ nhiệm cung cấp trung đoàn ở chỉ huy sở trung đoàn báo về cho chính trị viên cung cấp tập trung lực lượng dẫn lên mũi 11 lấy thương binh về sau. Chính trị viên cung cấp cùng đại đội trưởng vận tải lên đôn đốc và tổ chức lại việc tải thương tiếp chuyển để tránh ùn.
    Trong khi tác chiến, địch bắn đạn cháy vào khu vực gần quân y trung đoàn và kho đạn; lửa bốc rất to. Chính trị viên cung cấp chỉ huy đội tải thương Vinh quang trung đoàn và đội tải thương đại đoàn dập tắt được kịp thời, nếu không có thể nổ kho đạn nguy hại đến thương binh.
    Đến 24h, sau khi giải quyết xong trận địa, tiểu đoàn 11 rút về không chuyển thương binh về. Đến gần 4 giờ sáng, đội trưởng Vinh quang mũi 11 giao động lấy cớ về chuẩn bị đón bộ đội xin giải tán sớm; do đó lực lượng tải thương càng thiếu. Đại đội vận tải trung đoàn và đội vận tải đại đoàn phải tải mãi tới 12 giờ trưa ngày 14 tháng 3 mới lấy hết thương binh. Hơn nữa, trong quá trình lấy thương binh hoả tuyến chỉ chú trọng đến xung kích, không chú ý đến trợ chiến cũng có nhiều thương binh; mãi đến 5 giờ sáng mới đưa tải thương đến đồi trợ chiến lấy thương binh về.
    Số thương binh mũi 11 được tải về quân y trung đoàn trước 6 igờ chiếm một tỉ lệ rất thấp (khoảng chưa đến 30%) ảnh hưởng tỉ lệ tử vong khá cao (19 ca choáng chết; chưa kể thương binh tử vong tại trận địa).
    Trên trận địa đến trưa ngày 14 tháng 3 còn tới 150 tử sĩ chưa được tải về chôn cất; đại đội vận tải trung đoàn phải làm việc đến trưa ngày 15 tháng 3 mới chôn cất xong tử sĩ. Khuyết điểm lúc ấy không đề nghị lực lượng bộ đội viện trợ đại đội vận tải để làm việc đó mà lại yêu cầu bộ đội đi thu chiến lợi phẩm.
    3 giờ sáng 14 tháng 3 bắt đầu có thương binh đã được trung đoàn xử trí để chuyển về đội điều trị đại đoàn.
    Tổng số thương binh của trung đoàn 141 khi chuẩn bị và tác chiến là 277 người.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 10:39 ngy 11/04/2007
  7. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác nhé. Họ có nói rõ mấy tỉ lệ 34% hay 17% là tính cho cơ số nào, số bị thương hay tổng quân số không bác?
    Số tử sỹ ngay tại trận địa như vậy >150.
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    1. Em thấy, hiểu như bác Chiangshan là đúng. 34% trên tổng số thương binh. Vì câu 34% nằm trong đoạn nói về công tác quân y. Cụ thể đoạn đó như sau:
    "Việc bố trí cự ly các tuyến quân y xa hoả tuyến làm tăng tỷ lệ tử vong, gây nhiều biến chứng cho vết thương, làm ảnh hưởng đến ngày nằm điều trị của thương binh.
    Trong trận Him Lam, tỷ lệ tử vong hoả tuyến 34% là một tỉ lệ cao so với các trận đánh công kiên khác.
    Tỷ lệ trọng thương trận Him Lam 17% so với các trận trước cao hơn 7%.
    Thương binh bị choáng tải về số lớn không cứu được; nhiều vết thương có ròi v.v..."
    2. Số tử sĩ 150 người, theo em là khá gần với con số thực thực. Đó là do đến 12 giờ trung đoàn mới chuyển được hết thương binh đi, mà tất nhiên, chuyển hết thương binh rồi mới chuyển tử sĩ.
    Con số vong trực tiếp của E209 có lẽ không vượt quá 40 người.
    Như vậy, số cán bộ chiến sỹ hi sinh trong trận Him Lam là vào khoảng:
    373*34%+150+40 = 316 người.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hmm, có lẽ 34% là tính trên tổng số thương vong đấy các bác ạ. Mời các bác xem thử 1 ví dụ tương tự ở đây : http://www9.ttvnol.com/forum/gdqp/476742/trang-70.ttvn
    Không biết ở đây có bác nào là dân quân y, có thể giải đáp giúp anh em không nhỉ ?
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 11/04/2007
  10. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Giá mà có cái bảng như ở chỗ này thì đỡ phải phỏng đoán được bao nhiêu...
    Thấy có hai loại tỉ lệ dính đến tử vong hỏa tuyếntử vong/quân sốtử vong/thương vong. Thương vong thì thấy họ tính là = tử vong + thương binh.
    Vậy cách tính thứ 2 của bác chiangshan xem ra có lý hơn.
    Có lẽ phải nhờ bác nào box mình (hay box Du Lịch) có dịp nào chụp toàn bộ ảnh những bức tường ghi tên liệt sĩ trên Điện Biên rồi làm thống kê theo ngày/địa điểm.
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 12/04/2007

Chia sẻ trang này