1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Pháp không làm hầm pháo kiên cố được, đành phải tác chiến ngoài bãi trống vì phải chỉnh hướng bắn của pháo theo đủ các hướng để yếm trợ theo yêu cầu của quân chiến đấu. Nó cũng hơi giống pháo cao xạ, tức là làm hầm pháo kiên cố đến đâu đi nữa thì vẫn phải để khoảng trống trên đầu
  2. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    em sẽ post mấy ý muốn bàn luận lại với bác sau. Nhưng trước tiên đáp ứng nhu cầu nhanh gọn, kịp thời, . Em xin nhận khuyêt điểm với các bác luôn-em chưa đọc hết hơn 100 trang bài của các bác đã có nhã ý trao đổi trên. Em giác ngộ cao, nhận ngay thế chắc các bác cũng bỏ quá cho (Đọc hết số này...đâu phải dễ). vả lại thấy các bác nói đến đoạn mờ em thấy không giống như mình biết thì em cũng suốt ruột muốn hỏi chư. Thế bác nhé.
    Cơ mà chuyện sau khi ta đánh đồi Him Lam địch mới có quyết tâm gia cố công sự thì không phải đâu. em sẽ post tài liệu của em cho bác xem sau nhé, vả lại đơn giản là gia cố công sự cả tập đoàn cứ điểm đâu phải chuyện đùa. Nó cũng như công tác hậu cần của chiến dịch ấy, nghĩa là phải tính toán trước thì mới đạt được hiệu quả. Lúc ta diệt Him Lam rồi, bộ binh đào hào siết chặt vòng vây (giai đoạn 2 của chiến dịch), sân bay Mường Thanh bị vô hiệu hoá thì đến binh lính, súng đạn, thuốc men,...còn khó viện trợ đáp ứng được nhu cầu nữa là gỗ đá, xi măng, sắt thép, cát sỏi....
    Em có gì sai bác cứ mắng, chứ từ từ mới đọc hết được kho sử liệu dồi dào hơn 150 trang của box nhà mình, các bác nhể.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 18:02 ngy 28/04/2007
  3. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Cám ơn bác, bác nói đúng rồi. Em chỉ xin nói rõ hơn tí.
    Bác Tuấn ơi, chứ bác tưởng cái công sự pháo nó đến đâu? Mấy cái ảnh bác post cũng rõ rồi đấy thôi. Cái thì được đặt dưới hố, hào, cái thì được đắp thành chắn bằng bao cát thế sao mà gọi là cởi truồng được.
    + pháo ta trong đợt 1 được bố trí trong hầm pháo là trường hợp rất đặc biệt. (chính vì vậy Pirốt mới phải tự sát). Nó do địa thế và cách đánh thông minh của pháo binh nhà ta. Địa thế trận đánh nó quyết định là chính. Đây là 1 lòng chảo ta bao vây, bố trí pháo rải rác trên sườn các đỉnh núi bao quanh điều này tạo thế cho pháo ta có thể bắn ngay từ miệng hầm tới hầu hết các địa điểm phía dưới lòng chảo. Pháo binh địch lại khác, bố trí thành những trận địa tập trung (pháo chính 105,155), có nhiệm vụ sẵn sàng bắn chi viện, áp chế, tiêu diệt, phản pháo ở tất cả mọi hướng tấn công của ta. Đâu có phải là kéo ra miệng hầm, lô cốt kín mít là bòm thẳng đuợc đâu? Thế nên cái này em chắc với bác các hố công sự pháo, thành bao cát công sự pháo, chính là....công sự pháo binh của Pháp đấy.. Không cởi truồng đâu.
    + Hì, đấy nhé bác cũng công nhận pháo 105, 155 có bị pháo ta phản pháo chính xác bắn hỏng vậy bác nói pháo ta không làm gì được em thấy không thoả đáng lém. Em xin phép bàn lại với bác chính là ở cái chỗ "cởi truồng" và " không làm gì được ấy đấy.
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em có nói là pháo ta không làm gì được đâu, em chỉ nói pháo ta không áp chế hoàn toàn được pháo địch thôi mà. Cũng như việc gọi là pháo cởi truồng , cứ lộ thiên suốt mấy tháng trời thì coi là cởi truồng rồi, mang tính hình tượng thôi mà. Bác chú ý làm gì. Xin mời tiếp tục các vấn đề bác thấy còn tồn tại.
    Cá nhân em rất ấn tượng trước sự trình bày nhiệt tình của bác.
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 19:10 ngy 28/04/2007
  5. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    . Vâng
    Ôh, em cũng mong bác hiểu cho. Em hoàn toàn không có ý bắt bẻ câu chữ gì của bác đâu. Thực sự, bác có những dữ liệu, ảnh trích dẫn hay quá. Em chỉ mong muốn qua những điều em hay mọi người thắc mắc dù có đúng có sai sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ hơn và có cái nhìn đúng đắn, khách quan về những sự kiện lịch sử, những chiến thắng hay kể cả những hy sinh, thất bại của quân đội ta trong 9 năm kháng chiến chống Páp mà đỉnh cao của nó là 55 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
    Dưới đây em xin trích dẫn trong cuốn hồi ức "ĐBP, điểm hẹn lịch sử" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cái đoạn nói về thời gian chuẩn bị và sự chuẩn bị công sự phòng ngự của quân đội viễn chinh Pháp, nhằm biến ĐBP từ những hệ thống phòng ngự theo triết lý cũ trước đó dần hình thành nên "Con nhím ĐBP", tập đoàn cứ điểm bất khả chiến bại.(em chỉ xin trích dẫn đoạn viết về quân Pháp gia cố công sự để đảm bảo khả năng chịu được đạn pháo 105 ly của ta, chỗ này hôm trước em đã hứa với bác Tuấn là em sẽ post tài liệu để khẳng định rằng quân Pháp đã thực hiện công việc gia cố công sự này từ trước khi pháo binh ta tấn công mở màn vào cao điểm Him Lam, chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954)
    "Việc xây dựng công trình phòng ngự lâu dài chỉ thực sự bắt đầu khi bộ chỉ huy Pháp biết tin những đại đoàn chủ lực của ta đang vận động lên Tây Bắc. Ngày 4 tháng 12 năm 1953, tiểu đoàn công binh số 31 được đưa lên Điện Biên Phủ thay thế đại đội công binh dù. Công việc trước tiên của tiểu đoàn dùng ghi sắt phủ toàn bộ 6.000 m2 đường băng cho máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những tấm ghi này có thể thay thế hữu hiệu đường băng bê tông trong một thời hạn nhất định. Những ngày sau đó là cuộc không vận tăng viện ồ ạt cho Điện Biên Phủ. Một số đơn vị dù được đưa về Hà Nội làm lực lượng dự bị và thay thế bằng những đơn vị lê dương thích hợp với cuộc chiến đấu phòng ngự hơn. Pháo không giật và những khẩu pháo 105 kém chất lượng chuyển từ Lào sang thời kỳ đầu cũng đựơc thay thế bằng pháo 105, 155 và cối 120, nhiều khẩu mới nhận của Mĩ.
    Ngày 16 tháng 12 năm 1953, Đờ Cát ra lệnh cho tất cả các đơn vị phải củng cố vị trí chống được pháo 105 của đối phương. Muốn vậy, nắp hầm phải có hai lớp gỗ cây đường kính 15cm cách nhau 1 mét đất được lèn chặt, bên trên có những bao tải cát để chống mảnh nổ. Việc bảo vệ một tiểu đội chiến đấu chống lại pháo 105 cần tới 30 tấn nguyên liệu. Xuyđơra (Sudrat), chỉ huy tiểu đoàn công binh, tính toán muốn xây dựng một công trình phòng ngự cho 12 tiểu đoàn ở Điện Biên Phủ phải có 36.000 tấn nguyên liệu.
    Quân Pháp ra lệnh phá nhà sàn của dân thu được 2.200 tấn gỗ tốt. Cuộc không vận tăng viện cho thượng Lào thu hút phần lớn máy bay vận tải. Cuối cùng, bộ chỉ huy Pháp chỉ đáp ứng được con số tối thiểu: 8.000 tấn; trong đó, có 3.000 tấn dây thép gai, 510 tấn ghi lát cho sân bay chính ở Mường Thanh và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, 44 tấn cấu kiện xây dựng một chiếc Bailey, 70 tấn gồm 5 xe ủi đất, 4.5 tấn thép, 130 khối gỗ và 30.767 trái mìn các loại."
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Một đoạn phim ngắn.
    http://www.liveleak.com/view?i=6dd8062d89
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Mấy hôm nay có bận nên chưa trả lời bác Phuongnam được.
    Cách làm hầm với nửa mét đất và hai lớp gỗ dày như kể trên là tiêu chuẩn lý tưởng theo như trong sách về công binh của phương Tây, chứ không phải De Castries ra lệnh tất cả các hầm hố đều phải làm như vậy. B. Fall còn có một đoàn phân tích khá dài dòng lòng vòng về những sự vụ này. Nhà văn Hữu Mai đã tham khảo từ cuốn sách của B. Fall để viết nên đoạn mà bác trích dẫn, cũng giống như Fall đã trích đưa vào chính cuốn đó nhiều đoạn trong Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai. Thực tế là Pháp còn rất nhiều cách để xây dựng cứ điểm của mình chứ không nhất thiết phải có gỗ. Và đến khi bắt đầu trận đánh, các hầm cố thủ chính của tập đoàn cứ điểm đều có khả năng chống đỡ tốt đạn 105mm, còn các hầm chiến đấu thì yếu hơn. (Nếu tất cả đều chống được 105mm như Sudrat đã tính thì e muốn đánh ĐBP, VM phải có 5 quân đoàn).
    Tìm lại hơi mất thời gian, nhưng em nhớ chính xác trong một cuốn sách nào đó có nói rằng sau Him Lam, chỉ huy Pháp đã ra lệnh gia cố lại những vị trí của mình để nó đủ sức chống 105mm. Cách đơn giản nhất là đắp thật nhiều đất lên trên. Cụ thể đó là từ cuốn nào, rõ ràng hơn ra sao thì thật sự là chưa xem lại được, xin đành cáo lỗi với bác Phuongnam vậy.
    Một lô cốt chống đạn pháo của Pháp đúng theo tiêu chuẩn trong sách về công binh
    [​IMG]
    Hầm của Pháp có nhiều đất đắp lên trên
    [​IMG]
  8. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Theo hồi ức lính Quan Thông của E45, thì pháo ta đã từng ngắm và bắn trùm mục tiêu này nhưng có lẽ không ăn thua thì phải.
  9. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Theo mình biết thì chúng nó cũng chẳng kéo ra kéo vào đâu Tuấn ạ. Có 1 trận địa 105mm, ta bắn mãi, chỉ thấy nó im một thời gian là lại ì ùng cho đến tận ngày 7/5. Mấy ông quan thông ấm ức mò tìm đến tận nơi xem thì hầu hết các khẩu pháo đều đã bị thương nặng. Có khẩu mất cả càng phải kê lên đống bao cát hoặc thùng đạn để bắn. Hoá ra chúng nó cũng chẳng cần sự chính xác nữa, cứ đút đạn bắn bừa về phía đối phương trúng thì trúng mà chẳng trúng thì thôi, quan trọng là bọn lính vẫn nghe tiếng pháo nổ để mà giữ tinh thần.
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chuyện kéo ra kéo vào thì .... thú thực là em đoán mò. Vì thấy sách nói là pháo Pháp có hầm đạn, hầm pháo thủ và cả hầm pháo.
    Chuyện pháo Pháp tại ĐBP, kỳ thực không phải chỉ có 24 khẩu 105mm mà là nhiều hơn. Nguyên do: ngay sau đợt tấn công thứ nhất, tập đoàn cứ điểm đã được chi viện thêm 4 khẩu nguyên vẹn. Sau đó pháo có được thả tiếp không thì em không biết, chỉ biết rất nhiều các bộ phận thay thế đã được cung cấp kèm với đạn pháo.

Chia sẻ trang này