1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nếu chẻ câu chữ ra thì bắt đầu lúc 17h00 ngày 13/3 và kết thúc lúc 24h00 ngày 7/5 (lúc này mới bắt được hết quân ở Hồng Cúm). Tóm lại là 55 ngày 7 tiếng
    Mà tính kiểu đấy thì thủ đô Hà Nội cũng chỉ có 59 ngày đêm khói lửa
    Đáp án thế này quá bằng đánh đố học sinh
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 23:40 ngày 04/05/2007
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Để đếm thử coi:
    19-31/12: 12 ngày (bò ngày 19)
    1-31/1: 31 ngày
    1-17/2: 17 ngày
    60 ngày chẵn đấy Chiangsan à
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chính xác là 55 ngày đêm 7 tiếng, và cố cãi nữa thì chắc được thêm 30 phút. Với đề thi và đáp án như trên, anh em ở đây coi như đều đã toạch thi tốt nghiệp cấp III. Hẹn gặp lại các đồng chí năm sau.
    Sắp đến cái ngày lịch sử, em xin post những bộ tem bưu chính của ta về ĐBP:
    Bộ đầu tiên là vào tháng 10 năm 1954, "Chiến thắng Điện Biên Phủ", hoạ sỹ Bùi Trang Chước thiết kế:
    [​IMG]
    Vào 7 tháng 5 năm 1964, bộ tem "Kỷ niệm 10 năm chiến thăng ĐBP", họa sỹ Trần Lương thiết kế:
    [​IMG]
    Vào 7 tháng 5 năm 1974, bộ tem "Kỷ niệm 20 năm chiến thăng ĐBP", họa sỹ Trần Huy Khánh thiết kế:
    [​IMG]
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 00:54 ngy 05/05/2007
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Vào 7 tháng 5 năm 1984, bộ tem "Kỷ niệm 30 năm chiến thăng ĐBP, họa sỹ Huy Toàn thiết kế (cụ này cũng có một tập truyện ĐBP bằng tranh khá đẹp, nét vẽ giống y trong tem):
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vào 7 tháng 5 năm 1994, bộ tem "Kỷ niệm 40 năm chiến thăng ĐBP", họa sỹ Trịnh Quốc Thụ - chiến sỹ Điện Biên năm xưa thiết kế:
    [​IMG]
    Vào 7 tháng 5 năm 2004, bộ tem "50 năm chiến thăng ĐBP", họa sỹ Vũ Kim Liên thiết kế:
    [​IMG]
    u?c vo_quoc_tuan_new s?a vo 01:05 ngy 05/05/2007
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nhớ ngày xưa xem tranh của Quốc Thụ thấy người ngợm cứ như củ khoai.
    Thích nhất là xem Huy Toàn vẽ khí tài, còn người thì không ép phê lắm.
  6. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Tư liệu ne?, sướng nhé !!!...
    http://antg.cand.com.vn/News/Search.aspx?SearchTerm=navarre
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Những người quay phim chiến thắng Điện Biên
    TT - Ít ai biết rằng trong đoàn quân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa có một ?olực lượng đặc biệt?, đó là hai tổ quay phim chiến trường. Họ gánh trên mình một trọng trách lớn lao đối với cả dân tộc: ghi lại những hình ảnh, khoảnh khắc lịch sử của nước nhà trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Tổ quay phim chiến trường
    53 năm sau, trong căn phòng nhỏ 104, nhà D4, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, đạo diễn điện ảnh Nguyễn Ngọc Quỳnh - một phụ quay trong tổ làm phim chiến trường - bồi hồi kể lại những ký ức quay phim Điện Biên Phủ: ?oTổ quay phim hồi đó gồm bốn người, được tuyển chọn gấp từ các cơ quan, đơn vị khác nhau. Tôi - Nguyễn Ngọc Quỳnh - lúc đó là phóng viên ảnh của Tổng cục Chính trị; anh Nguyễn Tiến Lợi xuất thân từ một hiệu ảnh gia đình, đi kháng chiến, trở thành phóng viên nhiếp ảnh đại đoàn 308 và được chỉ thị quay chính; anh Quý Lục được điều về xây dựng ngành điện ảnh khi đang công tác tại UBND tỉnh Yên Bái, làm phụ quay; Nguyễn Sinh - một thanh niên người dân tộc Thái - làm nhiệm vụ khuân vác máy móc và đảm bảo công tác hậu cần. Ngay sau khi thành lập, tổ làm phim nhận được lệnh của ban lãnh đạo ngành điện ảnh: chuẩn bị tham gia chiến dịch?.
    Đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi, quay phim chính tại chiến trường Điện Biên Phủ - nguyên phó giám đốc Hãng Phim truyện Việt Nam đã về hưu, nhớ lại: ?oTuy nhận được lệnh chuẩn bị tham gia kháng chiến, nhưng cả bốn chúng tôi đều không hề biết phía trước mình là chiến trường Điện Biên Phủ?. Hành trang lên đường được chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo, nhưng cũng không thể tìm đâu được hơn chiếc máy quay hiệu Paillard-Bolex 16 ly của Thụy Sĩ. Loại máy này ở các nước tiên tiến người ta thường dùng để quay chơi trong các gia đình, các chuyến du lịch, còn điện ảnh phải quay loại máy chuyên nghiệp cỡ 35 ly. Tuy vậy với chúng ta thời điểm đó có được một chiếc máy 16 ly cũng là quí rồi...
    Tổ làm phim hành quân lên phía bắc. Ngày nghỉ, đêm đi, núi rừng trùng điệp, hoang vu. Trên đường hành quân, có những lúc mệt quá anh em bám vai nhau vừa bước, vừa ngủ ?ochợt giật mình nhớ ra mình đang mang chiếc máy quay duy nhất phục vụ chiến dịch, lỡ vấp ngã hỏng máy xem như phải quay về. Cơn buồn ngủ tan biến?. Tháng 6-1953, tổ quay phim xuất phát từ Việt Bắc, băng qua bến Âu Lâu (Yên Bái), vượt đèo Lũng Lô và Pha Đin (dài trên 30km) nhập vào đại đoàn 308, lên Tuần Giáo rồi tiến sát cứ điểm Điện Biên Phủ.
    Xung trận
    Đúng 17g ngày 13-3-1954, quân ta đánh đồi Him Lam, trận phản kích đầu tiên vào tiểu đoàn lê dương. Trận đánh mở màn ở đồi Him Lam thật ác liệt. Ông Nguyễn Tiến Lợi hào hứng: ?oChúng tôi quay cảnh quân ta xung phong đánh đồn, cảnh máy bay địch ném bom... Cứ thế, quen dần với chiến trường, những thao tác máy cũng thuần thục hơn. Cả tổ theo sát chiến sĩ xông vào những nơi chiến sự xảy ra ác liệt nhất như đồi phía đông C1, C2, D1, D2??. Điện Biên vào mùa mưa, chiến hào lầy lội, nhão nhoét bùn đất và cả máu. Có lúc ta và địch chỉ cách nhau 100m, giành giật từng tấc đất.
    Ông Ngọc Quỳnh vẫn chưa quên thời khắc cam go ác liệt đó: ?oKhi ngồi trong lô cốt chiếm được của địch để quay chiến trận, vì ống kính máy quay quá nhỏ, tôi và anh Quý Lục phải thay nhau bò ra khỏi lỗ châu mai dọn những cành cây khô làm vướng ống kính để anh Tiến Lợi quan sát và quay được dễ dàng hơn. Dù nguy hiểm luôn rình rập, nhưng đó là cách duy nhất để chúng tôi tiết kiệm phim?.
    Ông Tiến Lợi đến giờ vẫn còn nguyên vẹn cảm giác sung sướng: ?oĐược giao nhiệm vụ cầm máy chính, tôi phải chủ động quay cảnh nào thì hình dung trong đầu bố cục cho cảnh quay ấy?. Bộ đội xung phong, mình xách máy chạy theo. Lúc quay chỉ sợ hết phim, lo lắng không quay được những cảnh đắc ý, còn bom đạn chiến trường, lường hết làm sao được.
    Bom nổ, rồi pháo nổ. Tức thở, tối tăm mặt mũi, rồi không biết gì nữa, không biết đã bao nhiêu lâu trôi qua. Tỉnh lại, mắt mũi, miệng toàn đất. Cây que, đất đá đè lên người. Tiếng anh Triệu Đại: ?oCòn sống không Quỳnh ơi??. Tôi đáp: ?oCòn sống, máu ra nhiều quá, nhưng không nhìn thấy gì cả!?. Tự đào bới để thoát ra, hàng tiếng như thế. Rồi có tiếng thình thịch trên đầu. Có tiếng gọi: ?oQuỳnh ơi, Đại ơi, còn sống không??. Nghe mà không trả lời được. Ra được bên ngoài mới thấy cái lô cốt đã tan tành, túi đựng phim của anh Triệu Đại bay đi đâu mất. Biđông nước của tôi đeo bên hông vỡ toác, nước thấm vào người chứ không phải máu. Mình còn sống! Chỉ kịp nghĩ vậy thôi rồi lại lao vào công việc mới. Đào hầm lấy chỗ ăn ở. Cây que làm giường, rải lá cây làm chiếu. Trông ai nấy từ đầu đến chân bụi đỏ quạch, vậy mà máy quay lúc nào cũng được anh Quý Lục bảo quản, lau chùi sạch bóng.
    Tinh thần thép
    Nguyễn Thụ thuộc biên chế đội quay phim thứ hai bao gồm đạo diễn Nguyễn Hồng Nghị, các quay phim Nguyễn Phu Cấn, Như Ái và Nguyễn Đăng Bảy. Đội này lên đây khi chiến dịch đã gần giai đoạn cuối. Chủ yếu hoạt động ở khu trung tuyến, quay các cảnh bộ đội, công binh, dân công hỏa tuyến làm nhiệm vụ tiếp tế, vận tải lương thực, đạn dược, thuốc men cho chiến trường bằng các phương tiện thô sơ.
    Lần đó, để kịp quay cảnh ta trao trả tù binh Pháp ở một bản làng người Thái, tổ quay phim phải đi đường tắt. Trời mưa, cỏ cây rạp xuống, cờ hiệu đánh dấu bom mìn mờ nhạt, lấm lem bùn đất. Tổ quay phim lạc vào một bãi mìn, người đi trước cào đất, bới cỏ để đi, người đi sau đặt chân lên dấu chân người đi trước. Bỗng có tiếng nổ. Anh Phu Cấn trong đội quay phim giật mình quay lại, thấy tấm dù của Nguyễn Thụ bị hất tung lên cao, mìn đã cắt nát một bàn chân của Nguyễn Thụ. Để cấp cứu anh, tổ quay phim buộc phải đưa đến một bác sĩ của Pháp đang cứu chữa cho thương binh Pháp ở gần đó, yêu cầu ông ta phẫu thuật cắt bỏ bàn chân cho anh Nguyễn Thụ. Thuốc mê, thuốc tê chẳng có, phải đổ cồn 90 độ sát trùng rồi cưa bằng dụng cụ và phương pháp thủ công. Vậy mà Nguyễn Thụ không kêu ca một lời nào. Những người có mặt trong cuộc phẫu thuật đều khâm phục.
    Kết thúc chiến dịch và sau ngày thủ đô giải phóng, Nguyễn Thụ còn phải vào bệnh viện phẫu thuật hai ba lần nữa. Năm 1959, khi vết thương đã lành, Nguyễn Thụ cùng tổ làm phim đã trở lại Điện Biên Phủ làm bộ phim tài liệu Trở lại Điện Biên do ông làm đạo diễn, cùng với ba nhà quay phim là Tô Cương, Như Ái, Dương Đình Thọ. Bộ phim đã được tặng thưởng lớn Lumumba tại Liên hoan phim thế giới Á - Phi tổ chức ở Jakarta, Indonesia năm 1964. Tuy nhiên, Nguyễn Thụ đã mãi mãi ra đi trong một cơn bạo bệnh (năm 2002).
    Những thước phim Chiến thắng Điện Biên Phủ hằng năm vẫn được phát lại trong những ngày kỷ niệm chiến thắng điện Biên Phủ.
    NGỌC TUẤN - THÀNH TRUNG
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=199925&ChannelID=89
  8. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Vừa mới tìm hiểu được có một số dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên xuất phát từ xã Phổ Cường - huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi (nơi liệt sĩ Đặng Thùy Trâm công tác). Ông cụ là bà con với y sĩ Tạ Thị Ninh (học trò chị Trâm), tiếc là cụ đã qua đời cách đây vài năm. Vô cùng khâm phục các cụ, những năm tháng đó đi từ Quảng Ngãi ra Điện Biên đâu dễ dàng gì, thậm chí còn khó khăn hơn thời đánh Mỹ, vậy mà những người nông dân đó đã tình nguyện phục vụ chiến trường và trở về quê hương nguyên vẹn.
    Nhìn lại đám khinh binh quốc gia, theo lão thư ký Navarre dẫn lời tướng Hinh, điều lũ này từ Nam bộ ra Trung bộ chúng cũng lười nhác không muốn đi. vậy mà có những cu già sống lay lắt nơi đất khách còn tô son trát phấn cho bọn này, không biết nhục là gì.
    Được fanlong74 sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 08/05/2007
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Thời kháng chiến chống Pháp, Liên Khu 5 như là một cái đinh đóng vào lưng bọn tây. Trong suốt 9 năm, những khó nhăn, gian khổ ở đây cũng không kém gì ở miền bắc. Em rất tiếc là rất nhiều tấm gương hi sinh cống hiến cao cả thời đó ngày nay đã bị mai một qua 2 cuộc chiến tranh...
    Em không biết ở Quảng Ngãi thế nào chứ em nghe mấy người ở Bình Định kể lại chuyện là ngay sau hiệp định Geneve, rất nhiều mộ phần liệt sỹ ********* ở vùng tạm chiếm đã bị bọn tề ngụy đào lên rồi vất hài cốt xuống sông hết cả... Các cuộc săn lùng tố cộng, sát cộng ráo riết sau đó của cũng đã làm mất đi rất nhiều những nhân chứng ngày xưa còn nhớ đến họ...
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Không trực tiếp dính đến ĐBP nhưng có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như sau này :
    Trích bài viết của giáo sư Bùi Trọng Liễu trên báo "diễn đàn" nhân ngày mất của bà Renée Nguyễn Mạnh Hà Marrane, vợ của cố luật sư Nguyễn Mạnh Hà :
    "(...)Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1945-46, ***** Chí Minh chủ trương đoàn kết dân tộc, không câu nệ quá khứ, cho nên mới có việc mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn tối cao, mời sự cộng tác của cựu thượng thư Bùi Bằng Đoàn, cựu ngự tiền văn phòng tổng lý Phạm Khắc Hoè, cựu khâm sai Phan Kế Toại, cựu tổng đốc Hồ Đắc Điềm và là rể của Hoàng Trọng Phu, của cựu bộ trưởng Phan Anh của chính phủ Trần Trọng Kim, của con rể và cháu rể của cựu tổng đốc An Phước Nam Vi Văn Định là tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, bác sĩ Hồ Đắc Di và bác sĩ Tôn Thất Tùng, vv. Lúc ấy ông Hà [Nguyễn Mạnh Hà]được cử làm bộ trưởng kinh tế của Chính phủ Lâm thời thành lập ngày 23/8/1945 do ***** Chí Minh làm chủ tịch kiêm bộ trưởng ngoại giao. Ông Hà kể là thuở ấy, các bộ trưởng của chính phủ đầu tiên này của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm việc không có lương, ai có phương tiện thì tự xoay sở, ai thiếu thì được trao cho một số tiền để sống. Thời đó, chính phủ rất gần người thường dân, ít nhất là ở Hà Nội, ai xin gặp nhà cầm quyền cũng dễ, không như sau này. Nhà ông bà Hà ở gần Bắc Bộ phủ (lúc đó dùng làm phủ Chủ tịch Chính phủ), ***** thỉnh thoảng lại thăm. Ông bà nhắc lại câu chuyện một lần gia đình sắp ăn cơm, thì ***** và ông Giáp (lúc ấy là bộ trưởng nội vụ) chợt đến thăm ; sau khi thăm hỏi, cụ ngó bàn ăn thấy chỉ có đĩa rau và đĩa tép, cụ nói đùa, bảo ông Giáp : thôi ta đi « du kích cơm » nơi khác vậy. Lại một lần, có lẽ là vào dịp lễ giáng sinh, ông Hà kể với cụ là ông đi lễ ở Nhà thờ lớn ; cụ bảo : « Vậy thì tôi đi với chú », rồi cụ tới dự buổi lễ, ngồi cạnh ông, không câu nệ gì.
    Chính phủ Lâm thời tồn tại đến ngày 2/3/1946 thì được thay thế bằng một Chính phủ Liên hiệp, do Quốc hội (do Tổng tuyển cử 6/1/1946) cử ra. Vì phải nhường 4 bộ cho Việt Quốc và Việt Cách (tuy hai đảng này không chịu tham gia tổng tuyển cử và được dành 50 ghế cho Việt Quốc và 20 ghế cho Việt Cách trong Quốc hội ?" lúc đó quân Tàu Tưởng còn đang đóng từ vĩ tuyến 16 trở lên), ông Hà thôi làm bộ trưởng. Sau Hiệp định Sơ bộ Việt-Pháp 6/3/1946, quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ vào miền Bắc, và sau khi quân đội Tàu Tưởng rút đi, quan hệ Việt Pháp càng ngày càng căng thẳng. Phía Việt Nam cố sức điều đình : Hội nghị Đà Lạt (17/4/1946- 12/5/1946) thất bại ; 27/5/1946 Hồ Chủ tịch lên đường sang Pháp để mở cuộc đàm phán với Pháp. Vì ông Hà là người Công giáo, lại có quan hệ về phía bố vợ [nghị sĩ đảng CS Pháp Georges Marrane], nên ***** cử ông tham dự hội nghị Fontainebleau (khai mạc ngày 6/7/1946), bà cũng đi cùng. Theo ông Hà kể, ***** bảo ông liên lạc với Bidault, (một trong những thủ lãnh đảng M.R.P. cũng là phái Công giáo, có lúc làm Thủ tướng Pháp) thuyết phục ông ta chấp nhận nguyện vọng độc lập thống nhất của Việt Nam, nhưng việc không thành. Tôi còn nhớ ông bà Hà đi Pháp về có lại thăm và biếu bố mẹ tôi một lọ nước hoa.
    Khi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ông bà Hà ở lại Hà Nội trong vùng Pháp tạm chiếm, nhưng vẫn ủng hộ ***** và Kháng chiến. Năm 1950/1951, tướng De Lattre de Tassigny sang làm cao uỷ kiêm tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp, « trục xuất » ông bà Hà về Pháp .Vì ông Hà có quốc tịch Pháp và vì bà Hà là người Pháp, con gái ông nghị sĩ Pháp, lại có thế lực Công giáo, cho nên chính quyền Pháp trong vùng tạm chiếm cũng không dám hành hung.
    Về Pháp, ông bà Hà và bố mẹ tôi có một thời góp vốn làm ăn chung để có nguồn sinh sống : mua một hiệu giặt ở phố Roquette ở quận 11, Paris, làm việc chân tay để mưu sống. Cũng có lúc, có người quen ông bà Hà đến tạm làm công ở đó, đặc biệt là anh Trần Th. (hình như nay đã mất), vừa làm vừa đi học, sau này là giáo sư ở Đại học Paris X. Cũng có một lúc ông Hà đi Lào để lo việc chính trị.
    Nhân nói đến ông Hà có lẽ cũng nhắc thêm đến một câu chuyện : trong một khoảng thời gian sau năm 1954, một số nguời thắc mắc về việc tại sao ông lại « đi với Trần Văn Hữu » để tìm một giải pháp « trung lập », trong lúc đất nước có khả năng bị chia đôi lâu dài.
    Có lẽ cần nhắc tóm tắt lại ông Trần Văn Hữu là ai, qua một số sự việc : Sau khi Pháp muốn lập lại chủ quyền ở Việt Nam và chiến tranh bùng nổ, khi Pháp bắt đầu điều đình với cựu hoàng Bảo Đại, và lập ra một chính quyền « quốc gia » trong vùng họ tạm chiếm, thì ông Trần Văn Hữu tham gia « chánh phủ lâm thời » quốc gia này (tháng 6/1948) với tư cách là phó chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng, kiêm tổng trấn « Nam phần ». Khi Thoả ước Elysée giữa Pháp và cựu hoàng Bảo Đại được ký ngày 8/3/1949, thì có sự tham dự của ông Trần Văn Hữu. Ngày 9/1/1950, khi học sinh biểu tình ở Sài Gòn trong vùng tạm chiếm, và học sinh Trần Văn Ơn bị cảnh binh bắn chết, thì ông Trần Văn Hữu đang làm Thủ hiến « Nam Việt ». Từ tháng 5/1950 cho đến tháng 6/1952, ông Trần Văn Hữu làm Thủ tướng « chánh phủ quốc gia » trong vùng tạm chiếm.
    Cho đến lúc ông Hà mất, tôi không nghe thấy ông Hà kể chi tiết gì khác về việc ông « đi » với ông Trần Văn Hữu, ngoài lòng mong muốn của ông thuở ấy là có một giải pháp làm sao chóng thấy nước nhà độc lập thống nhất. Khi ông Hoàng Xuân Hãn mất (tháng 3/1996), trong bài báo « Hoàng Xuân Hãn, con người và chính trị », tác giả Nguyễn Ngọc Giao có viết lại sự việc sau đây xảy ra khi quân đội Pháp đã thua ở Điện Biên Phủ, và khi hội nghị Genève đã nhóm họp. Anh Giao dẫn lời chứng của bác Hãn, theo các chi tiết đã thu vào băng cát-xét nghe-nhìn, trong một phần cuộc phỏng vấn bác Hãn kéo dài hai ngày, do đạo diễn Trần Văn Thuỷ quay ; hai người đặt câu hỏi là anh Nguyễn Tùng và anh Giao. (Tôi trích) :
    [...] Ở đây, có thể kể lại một sự việc không mấy người biết, liên quan tới một phương án rốt cuộc đã không thành (nên không có gì phải biện minh). [...] Miền Nam sẽ ra sao? Thống nhất thế nào? [...] Tháng 7/1954 tại Genève, trưởng đoàn chính phủ kháng chiến Phạm Văn Đồng đề nghị hai ông Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Mạnh Hà tham gia một nội các Trần Văn Hữu ở miền Nam nếu chính phủ Pháp Mendès-France thực hiện được ý đồ này, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ (lúc đó viện trợ Mỹ đã lên tới 80% ngân sách chiến tranh Pháp ở Đông Dương, và Mỹ đã ép được Pháp đưa ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng một tháng trước)...(Gặp riêng hai ông Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Mạnh Hà, trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đề nghị: « Nếu Trần Văn Hữu lập nội các, tôi nghĩ hai anh phải tham gia. Giữa mình với nhau, thượng lượng sẽ dễ »). Hai ông Hãn và Hà đã nhận lời. [...] Câu chuyện (chú thích: thành lập chính phủ Trần Văn Hữu 1954), như mọi người đều biết, không thành. [...]
    Cũng nhân nói về ông Trần Văn Hữu, tôi xin trích lại đây vài dòng của bài « Vài kỷ niệm về lễ truy điệu Bác Hồ ỏ Pa-ri » của ông Hồ Nam, lúc đó là cán bộ ngoại giao của Cơ quan Tổng Đại Diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp, đăng trong tạp chí Sông Hương số 3 (42), 1990, trang 4-9, để thấy sự phức tạp của tình cảm:
    [...] Giữa lúc tang gia bối rối như vậy thì khoảng xế chiều [...], có ba tiếng chuông dè dặt gọi cổng. Đ/c thường trực mở cửa đón khách. Trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ là một ông cụ già chừng 70 tuổi, mái tóc bạc phơ [...]. Sau vài lời chào hỏi xã giao, ông chủ động xin phép tự giới thiệu: « Tôi là Trần Văn Hữu, cựu Thủ tướng chính phủ quốc gia ». [...], ông Hữu nói rõ mục đích của mình: « Trước hết xin cáo lỗi cùng các ông về việc tôi đường đột đến mà không lấy giờ hẹn trước. Sau nữa, tôi xin được chính thức xác nhận tin cụ Chủ tịch qua đời mà tôi vừa nghe một cách đột ngột. Nếu là sự thật thì xin phép tôi được chia buồn cùng quý Toà và xin trân trọng được phép kính viếng Cụ ». [... Hôm sau] Đúng 9 giờ, cơ quan Tổng Đại Diện mở cửa đón khách. Cánh cửa vừa mở, một đoàn người cả Việt lẫn Pháp đã xếp thành hàng dài trên vệ đường từ bao giờ. Người đứng ở hàng đầu chính là ông khách đã đến hôm trước: ông Trần Văn Hữu. Hôm nay, ông đến trong bộ Âu phục màu đen, thái độ trầm mặc hơn, dáng vẻ buồn rầu hơn. Ông nghiêm nghị, từ tốn đến trước bàn thờ tưởng niệm Bác lạy bốn lạy, mỗi lạy ông đều phủ phục sát đất trong giây lát. Lễ xong, ông đi lùi mấy bước rồi đến chiếc bàn ghi cảm tưởng vào sổ tang. Ông ghi đại ý là: « Xin nghiêng mình trước anh linh của Cụ, người Việt Nam yêu nước, yêu hoà bình, yêu chuộng công lý thế giới ».
    Đến năm 1977, nhân chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, mới có sự « chính thức » nối lại quan hệ của chính quyền trong nước với ông Hà, qua buổi Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp riêng ông, trong buổi chiêu đãi chung tại Sứ quán Việt Nam.
    Vào những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, do công tác hội đoàn, vận động đóng góp và hợp tác với Việt Nam, hoặc ở các buổi hội họp, chiêu đãi, ông bà Hà và vợ chồng tôi có dịp gặp nhau luôn. Lúc này, bố mẹ tôi đã mất, ông bà thường nhắc lại mối quan hệ thuở xưa giữa hai gia đình, mà điểm chính là sự thân ái giữa những người đã mất.
    Lại nhớ đến hai buổi cuối cùng gặp lại ông bà, cách đây có lẽ đã 16 năm, một thời gian trước khi ông Hà mất. Vợ chồng tôi mời ông bà lại nhà dùng cơm, bữa đó có anh Nguyễn Ngọc Giao, và ông Gaston Phạm Ngọc Thuần, nguyên đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Cộng hòa Dân chủ Đức, (ông Thuần là anh ruột của đại tá « nằm vùng » Albert Phạm Ngọc Thảo trong quân lực Cộng hòa Việt Nam, sau bị chính quyền Thiệu-Kỳ giết chết vào tháng 7/1965 ?" ông Thảo được coi là một trong mấy tình báo viên xuất sắc nhất, tác giả của hai vụ đảo chính hụt năm 1963 và 1965 ; năm 1987, ông Thảo được truy tặng danh hiệu Anh hùng lục lượng vũ trang Nhân Dân). Bữa đó trong tình thân mật ông bà Hà còn rủ một bạn Công giáo của ông, luật sư Dương Văn Đàm, mới từ Hà Nội sang thăm con (ông Đàm, sau ngày đổi mới, là người đầu tỉên mở lại văn phòng luật sư tư nhân ở Hà Nội), cùng đến. Chủ yếu để nghe ông Hà kể chuyện về chuyến trở về thăm Hà Nội của ông. Ít ngày sau, đến lượt ông bà Hà rủ vợ chồng tôi đến nhà ông bà ăn « bữa cơm gia đình », lần này để nhắc chuyện ngày xưa. Ông bảo là tôi [Liễu] chỉ nuối tiếc « thời hoàng kim » của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1945-1946. Tôi thì nghĩ : ông cũng vậy, khác gì đâu ! Nếu như nhà cầm quyền Pháp đừng gây chiến tranh « thuở ấy »?"

Chia sẻ trang này