1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Cám ơn bác Pan; bài viết về cụ Nguyễn mạnh Hà, 1 người thân của gia đình em, rất hay; vote 5*. Có đính chính nhỏ là CP ***** chưa bao giờ xích mích với cụ Hà để mà phải "bình thường hoá quan hệ". Cụ Hà có quốc tịc Pháp; lấy vợ Pháp nên sau 54 sang Pháp sống thôi. Trong thời gian ở Pháp cụ vẫn giữ liên lạc với cụ Đồng và nhiều người khác thuộc CP VNDCCH, đặc biệt cụ có đóng góp khá quan trọng trong việc ngăn chặn Việt kiều chống + quá khích ở Hội nghị Paris.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Trở lại chuyện oánh nhau, em mới đọc được hồi ký của tay tiểu đoàn phó tiểu đoàn dù ngụy số 5 ở ĐBP. Tay này có cho một số thông tin ít thấy :
    1- hành trình của tiểu đoàn này ở ĐBP. Vụ việc thất bại của tiểu đoàn sau cuộc phản công không thành lên đồi Độc Lập cùng những gì xẩy ra sau đó (lão này bác bỏ tin tức của Béc-na Phôn rằng lão Botella đã loại bỏ một phần không nhỏ của tiểu đoàn để đi làm phu).
    2- Về Phạm Văn Phú : nhìn chung lão này được xem là một sỹ quan chỉ huy đại đội tốt, dũng cảm, biết tuân lệnh và có năng lực không kém gì (thậm chí nhiều khi còn hơn) những sỹ quan Pháp da trắng. Một cá nhân hiếm có trong quân đội ngụy.
    Về số liệu, theo lão này, sau trận đánh, trong số hơn 600 lính dù người bản xứ có mặt ở ĐBP, khi tiểu đoàn điểm danh ở Sài Gòn vào tháng 11còn... 5 người trong đó có 3 phế binh được thả ra ngay sau trận đánh, 2 người khác được cho là vượt ngục thoát (trong đó có Phạm Văn Phú)...
    "(...)Ngày 14/12 đại úy Botella thuộc bộ chỉ huy binh chủng dù Bắc bộ cho biết là đơn vị thông tin của tôi được sát nhập vào tiểu đoàn 5 dù VN mà anh ta được chỉ định về làm chỉ huy. Tôi được lệnh phải có mặt ngay ngày hôm sau ở đơn vị, nhưng chức chỉ huy của tôi chỉ là tạm thời, 1 một viên sỹ quan người Việt sẽ đến làm vào ngày 10/3/1954.
    Ngày hôm trước, ở phía bắc ĐBP, tiểu đoàn này cùng với bộ chỉ huy liên đoàn dù thiếu đã rơi vào một ổ phục kích; 120 lính dù đã bị chết, đa số trong biển lửa Na-pam, và 1 số tương đương bị thương nặng đã được chở về Hà Nội. Bộ chỉ huy tiểu đoàn hình như đã rút chạy quá sớm, trong lộn xộn theo những mệnh lệnh lung tung của viên chỉ huy liên đoàn. Kết quả là toàn bộ các cán bộ của cả 2 bộ chỉ huy đều bị loại khỏi binh chủng [vụ việc này xẩy ra trong chiến dịch Pollux đi đón quân phỉ rút từ Lai Châu về].
    Sau chúng tôi, đại uý Tholly và các trung úy Dutel và Rondeau cũng được phân công đến tiểu đoàn. Botella, một người Pháp ở bắc phi ít nói, đã từng bị thương khi nhảy dù xuống nước Pháp ngày 6/6/1944 [đổ bộ ở Normandy] làm một chân của ông ta ngắn hơn chân kia đến 9 cm. Vì thế ông ta được gọi là "con quỷ thọt", sau nhiều cải huấn rất gian khổ, ông ta có thể đi bộ hành quân được 40-50 km. Điều này chứng tỏ tính kiên trì, dũng cảm của ông ta, nhưng cũng vì thế ông ta rất là khắc nghiệt với cấp dưới.
    Sau 48 tiếng đồng hồ, đại úy Tholly bị đuổi về Hà Nội, bỏ trống lại chức tiểu đoàn phó. Dutel, do bất đồng quan điểm, bị điều đi đơn vị khác và phải nhường lại chức đại đội trưởng đại đội 1 cho Rondeau.
    Tiểu đoàn Ba-oan [tên lóng của tiểu đoàn dù ngụy] cần phải được tổ chức lại. Đơn vị này trước kia nguyên là tiểu đoàn dù thuộc địa số 3, thành phần người Pháp được thay thế dần dần bởi binh lính và sỹ quan người Việt, theo nhịp những người này được giải ngũ hay tử trận. Tiến trình này xẩy ra rất chậm chạp do vấn đề thiếu sỹ quan có năng lực trong quân đội quốc gia.
    Từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 12, 5 sỹ quan, hơn một chục hạ sỹ quan da trắng và 150 lính dù việt được bổ sung cho tiểu đoàn. Một viên sỹ quan người việt, thiếu úy Phạm Văn Phú (đã từng là trung sỹ trong hàng ngũ chúng ta trước kia), sau khi đã cho thấy sự dũng cảm của mình ngày 13/12 trong lúc một số người da trắng đã bỏ chạy, được phong hàm trung úy và nhận chức đại đội trưởng đại đội 2.
    Trung đội thông tin của tôi chỉ có 2 trưởng đài người da trắng và còn lại là người việt đã từng được tôi huấn luyện. Chính vì thế mà tôi được chỉ định ưu tiên về làm chỉ huy.
    Trong quá trình tổ chức lại này, tiểu đoàn được điều đến cứ điểm Anne-Marie. Một nửa đơn vị sẽ tập trung vào việc xây dựng cứ điểm, trong khi nửa còn lại sẽ được điều đi tuần tra xung quanh để làm quen với chiến đấu. Trong một lần tuần tra, chúng tôi đã mất 2 người trong một ổ phục kích.
    Ngày 25-26 tháng 1, chúng tôi trở về Hà Nội ăn tết. Từ ngày 1/2, tiểu đoàn bộ cùng 2 đại đội nhận lệnh giữ sân bay Gia Lâm với lính Bắc phi. Phần còn lại của tiểu đoàn được điều về hậu cứ để tuần tra dọc sông Hồng. Mỗi tuần lại có một luân chuyển giữa các đơn vị ở hậu cứ và Gia Lâm.
    Ngày 11/3, tiểu đoàn 6 dù thuộc địa đến thay thế chúng tôi ở Gia Lâm. Tất cả đơn vị về hậu cứ. Ở đây, thiếu úy Lộc, đến nhậm chức chỉ huy trung đội thông tin. Anh ta là một cựu học sinh trường dòng, hiền lành và ngoan ngoãn, hoàn toàn trái ngược với bản chất của người lính dù. Thật ra anh ta vô tình rơi vào binh chủng chỉ vì xếp hạng thấp khi tốt nghiệp trường võ bị Đà Lạt (ở đây những thủ khoa sẽ đi về nhánh hậu cần, để được ở thành phố, có xe jeep và lính phục vụ). Tôi cho anh ta xem các phương tiện và giới thiệu đơn vị, tôi cũng chỉ cho anh ta những nghĩa vụ của người chỉ huy mà hình như anh ta ko được huấn luyện ở trường võ bị. Anh ta tỏ ra hoảng loạn trước những gì tôi nói. Nam, viên hạ sỹ từng trải của tiểu đội, là một người nguồn gốc nông dân cùng quê với anh ta nhưng anh ta không chịu nhận điều đó. Lạc, viên phụ tá răng đen của tôi cũng tranh thủ nói riêng với tôi :
    - ông Lộc này không phải là lính dù, nó không khác gì con cóc.
    Chiều ngày 13, Nam và Lộc đến gặp tôi và xin ở lại, họ rất sợ đi hành quân với Lộc.
    Tiểu đoàn lúc này cũng được bộ chỉ huy xem là đã sẵn sàng, và sẽ nhảy cả tiểu đoàn ngày hôm sau.
    Cũng ngày 13 buổi chiều, tôi gặp Combaneyre ở tiểu đoàn 8 dù xung kích. Đơn vị này vẫn ở lại ĐBP, nhưng anh ta bị ốm và vừa được đưa về Hà Nội. Theo anh ta, tình hình ở ĐBP đang xấu đi. Pháo binh VM có thể bắn thẳng vào máy bay dưới đất. Những chiếc đậu dưới đất đã bị phá hủy, những hạ cánh sẽ bị nhắm trong vòng 30 dây. Anh ta có vẻ vui sướng là đã về đến Hà Nội an toàn.
    Vào 22 giờ, Thiếu tá Bloch, gọi tôi. " hãy chuẩn bị hành lý, tiểu đoàn nhẩy ngày mai xuống ĐBP". Tò mò, tôi lên bộ chỉ huy liên đoàn để chứng kiến tấm bản đồ với Beatrice bị xoá sổ cùng với lệnh thả Ba-oan.
    Ngày 14-3 : tiểu đoàn được lệnh tập trung vào 7 giờ, các sỹ quan có mặt vào 6 giờ. Tôi nhận đặc lệnh lên phòng thông tin lục quân bắc kỳ, ở đây 1 đại úy và một trung úy trao cho tôi bản mật hiệu thông tin mới. Sau khi Beatrice thất thủ, bản mật hiệu cũ có thể đã bị lộ và cần được thay thế. Bản tài liệu tối mật này phải được một sỹ quan chuyên gia trong ngành bảo vệ. Viên đại úy bắt tay tôi rất lâu, trong khi viên trung úy để rơi một hạt lệ: cuồi cùng có chuyện ngược đời là một kẻ sắp đi đến chỗ chết như tôi lại phải an ủi những kẻ ở lại.
    Trở về trại, xe của tôi đến đúng trước Botella, tôi đuà với anh ta "quá tam ba bận" (anh ta đã 2 lần đến ĐBP: lần thứ 1 ngày 20/11, rời khỏi nó rồi trở lại ngày 15/12, chúng tôi đi lần này là lần thứ 3). Thật ra anh ta chưa biết mục tiêu của đơn vị đến khi anh ta đọc lệnh viết. Anh ta nổi cơn tam bành, gọi điện thoại thẳng đến bộ chỉ huy binh chủng, rồi tự mình lái xe đi đến đó để đưa về một viên đại úy của bộ tham mưu. Anh ta xuống xe Jeep mặt đỏ như lửa. Tôi chọc anh ta : "nhiệm vụ của tôi đến đây là hoàn thành, tôi trao trung đội lại cho Lộc rồi. Tôi không cần phải đi ĐBP nữa..."
    Tự nhiên anh ta nguội xuống luôn : "mày đừng có bỏ tao, Lộc nó chưa bao giờ thấy 1 trận đánh, Delobel vừa tới đại đội hoả lực, nó không thể làm phó của tao ngay được. Ở lại với tao thêm vài ngày nữa đi."
    Thế là anh ta bị lừa, tôi cho anh ta xem danh bạ mật hiệu mới, và cả 2 cùng cười.
    Vào 11 giờ, tiểu đoàn lên máy bay, tôi tự nhiên trở thành tiểu đoàn phó và sẽ là người đầu tiên nhẩy xuống lấy liên lạc với bộ chỉ huy Đờ-Cát. Để chỉ đường cho tiểu đoàn tập trung.
    Ở sân bay, chúng tôi được thông báo là có thể sẽ làm mục tiêu cho súng cao xạ. Để bảo đảm an toàn, chúng tôi sẽ nhẩy ở độ cao 110-120 m. Nặng 80 kg, tôi xin bỏ dù bụng nhưng bị từ chối vì lý do tâm lý. Trong máy bay sau Lạc với chiếc điện đàm C-10 là bác sỹ tiểu đoàn Rouault. Rouault nói với tôi, "không sao đâu, tao nhẩy ngay đằng sau mày, nếu mày có gì xuống đất, tao sẽ lo cho máy điện đàm trước rồi sau mới đến lượt mày..."
    Ngay khi ánh đèn thành màu xanh, tôi nhẩy ra, cởi ngay dù bụng. Xuống đến mặt đất, tôi chạy ngay đến máy điện đàm cùng một lúc với Rouault. Tôi gọi điện đàm cho Legrand ở bộ chỉ huy Đờ-Cát. Anh ta đến chỗ tôi lấy danh bạ mật khẩu và chỉ cho tôi địa điểm tập trung phía nam Dominique 3 và 4. Tôi đến đó với Pierraggi nhảy sau Rouault và mang theo lựu đạn khói đánh dấu điạ điểm tập trung. Trong khi Botella khập khiễng lên bộ chỉ huy liên đoàn dù của Langlais.
    Tôi đặt chân xuống đất vào khoảng 15 giờ. đại đội hoả lực và đại đội 1 cùng xuống chỗ tôi, nhưng do cao xạ, các phi công ngưng thả ở đây. Họ tiếp tục ở phía nam. Đại đội 4 hạ xuống phía đông bắc Isabelle, đại đội 2 và 3 phía tây, cách hàng km địa điểm tập trung.
    Ở chỗ chúng tôi, ở trung đội cối, có 2 khẩu đội trưởng bị trúng đạn pháo VM chết, khoảng 10 pháo thủ bị thương. Ở chân đồi Dominique, chúng tôi bỏ lại thêm 3 xác chết và phải đưa theo khoảng 30 thương binh, một số bị rất nặng,đến địa điểm tập trung. Langlais nói là ở đây có hầm trú ẩn, nhưng đến nơi chúng tôi đã cười xoà. Tiểu đoàn người Thái số 2 đã đào công sự ở đây cho người châu Á, người châu Âu to con không thể chui vào được.
    Vào 19 giờ, chúng tôi vẫn còn đang hì hục đào đục công sự.
    Mọi người đều mệt lử, nhưng 1 đòn tinh thần khác rất lớn là những thương binh buổi chiều đều bị bệnh viện giã chiến trả về vì nó đã hết chỗ từ sau trận Beatrice. Rouault băt đầu trổ tài năng của anh róc xương, cắt chân và làm những điều không làm được khác. Ngày 13/12, anh ta đã khiến mội người khiếp phục khi anh ta đã tiến hành 1 ca mở khí quản ngay tại trận.
    Trong đêm, dưới cơn mưa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng đại bác vang dội ở Gabrielle. Vào 22 giờ, công việc đào công sự kết thúc, trong khi thủ trưởng nghe tin tức trên sóng điện đài, tôi ngủ đến 1 giờ để thay thế Botella, Lộc và Ty (cựu luật sư) chỉ huy trung đội cảnh vệ tiểu đoàn bộ sẽ thay tôi vào 5 giờ nhưng ...
    Vào 4 giờ sáng, viên chỉ huy phó liên đoàn ra lệnh cho đơn vị khởi hành khẩn cấp. Chúng tôi phải có mặt vào 5 giờ ở Nậm Huồn để phản kích lến Gabrielle. Botella lại nổi cơn tam bành, bỏ rơi tôi một mình với những đại đội trưởng để đi ra một chỗ vắng cùng Perraggi với máy bộ đàm để "nói chuyện riêng" với Langlais.
    Từ khi chúng tôi đến Eliane 4 , tôi đã cho Hoàng, điện thoại viên của trung đội, kéo dây điện thoại đến các sở chỉ huy đại đội để tôi có thể trực tiếp nói chuyện với họ.
    Gaven ở đại đội 3 càu nhàu là anh ta sẽ không đi và bắt đầu chửi Langlais rồi cả Botella "chân thủy tinh" đã để bị lợi dụng và cả tôi là đồ vô dụng.
    - "Như thế thì mày sẽ đi đầu, hết"
    Theo lệnh, sau đó sẽ là Tý và trung đội cảnh vệ, rồi tôi và đơn vị thông tin, Rouault và các y tá, rồi đại đội 4 của Martinais, đại đội 2 của Phú và đại đội 1 của Rondeau. Martinais cũng càu nhàu một chút. Còn Phú, tôi đoán là anh ta đang đứng nghiêm, ăn mặc chỉnh tề đợi lệnh và đã trả lời gọn gàng "tuân lệnh". Rondeau cũng càu nhàu nhưng không gây gổ như Gaven.
    Qua sông Nậm Huồn, chúng tôi gặp Botella nhưng không có người hướng đạo, phải sau 30 phút gào thét trên điện đàm, 2 lính lê dương mới xuất hiện. Chúng tôi phát triển trên giao thông hào rất hẹp. Có 5 km đường phải đi, nhưng ở 3/4 chặng, pháo bắt đầu rơi xuống chúng tôi. Đoàn quân dừng lại. Trung đội của Tý bị ùn lại, Gaven không trả lời điện đàm (máy của anh ta đã bị trúng mảnh pháo và hỏng, điện đàm viên bị thương).
    Botella nổi giận, định điều Lộc chạy lên phía trước xem sao, nhưng để làm như vậy anh ta phải nhẩy ra ngoài đường hào để chạy, trong khi đó viên thiếu úy này đang khóc rưng rức trước mặt thủ trưởng. Tôi thấy trong mắt Botella đang đằng đằng sát khí, không kịp suy nghĩ, tôi nhẩy ra chạy thẳng lên phía trên xem thế nào.
    Hoá ra chính là Tý đang rúc xuống đường hào, chặn đứng lại cả đoạn đường hào. Tôi phải rút súng lục doạ dẫm, đấm đá mọi người một hồi để đoàn người tiếp tục tiến.
    Khi Botella đến chỗ tôi, 2 người phải nhẩy từ hố pháo sang hố pháo khác thúc đẩy những phần tử hèn nhát tiến lên phía trước.
    Phú, thấy đoàn người ùn lại, cũng nhẩy lên vượt đại đội Martinais chạy đến chỗ chúng tôi. Nhờ tiếng hò hét của anh ta, mà tiểu đoàn tiếp tục tiến lên.
    Chúng tôi gặp đại đội dù lê dương của Martin. Viên đại đội trưởng bị trúng mảnh đạn vào tay nhưng vẫn cưới nói bình thường để cổ động binh lính. Gaven cũng đã bình tĩnh dẫn đại đội đến nơi không hề gì.
    Với đơn vị lê dương, chúng tôi tập trung những tàn binh bắc phi từ Gabrielle vào trong những hố bom. 2 chiếc xe tắng đến chắn giữa chúng tôi và bọn Việt, ngay lập tức chúng thú hút hầu hết hoả lực của địch. Tất cả khoảng 100 người sống sót cùng với 1 viên đại úy của tiểu đoàn bắc phi được chúng tôi kéo ra.
    Pháo địch đã ngừng, chúng tôi buồn nản hành quân về lại Eliane 4. Nhân tiện qua gần bộ chỉ huy Botella cũng tạt vào "cám ơn" Langlais một chút. Đơn vị của chúng tôi đã mất 2 giờ để đi một chặng đường mà các đơn vị khác chỉ mất 1/2 giờ.
    Vụ việc này hoàn toàn không thể nào làm đẹp tiếng tăm của tiểu đoàn. Hơn nữa Rouault lại nhận thêm hơn một chục thương binh. Khi gặp lại chúng tôi, thủ trưởng nhăn nhó thuật lại mọi việc : lỗi lầm chính là do viên phó tư lệnh liên đoàn, người đến thay viên sỹ quan tiền nhiệm đã bị đuổi sau vụ việc ngày 13/12. Người này đã chọn 1 đơn vị vừa mới đến, thiếu chuẩn bị trong một cuộc tấn công không có hợp đồng. Đại đội của Martin, chỉ biết là có chúng tôi ở đây khi anh ta nghe tiếng chửi bới loạn xạ trên điện đàm để gửi đến 2 người hướng đạo. Cộng thêm việc làm của Tý, đây là lần đầu tiên trong đời anh ta nghe thấy tiếng đạn bay, mọi việc trở thành lộn xộn như vậy.
    Để làm tiền lệ, Botella muốn đánh mạnh, anh ta định xử tử tại chỗ cả Tý và Lộc. Bộ chỉ huy không muốn đi xa đến như thế, 2 người bị lột quân hàm xuống làm binh nhì. Ty sẽ tử trận 48 giờ sau đó, còn Lộc, vì không biết cầm súng, cho nên lại bị điều ra làm cu-li nhặt hành tiếp tế..."
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    "...Chúng tôi chuẩn bị xây dựng hệ thống phòng thủ phía đông của Eliane 4. Bọn "nhà quê" chúng tôi làm việc rất tích cực, đường hào phía đông bắc và tây bắc sẽ được đào rộng 0.6 m, sâu 2 m, đủ để các cáng thương di chuyển an toàn. Ở những hố đào sâu 50 cm, cao 80 cm, chúng tôi cho đào các hầm cho tiểu đoàn bộ, trạm y tế, trung đội cối và cuối cùng là cho Franck (người cai cu-li của tiểu đoàn). Mỗi hầm cách nhau khoảng 2-3m, trên mái luôn luôn có từ 6 đến 8m đất, vì thế trừ khi viên đạn chui từ cửa vào ngoài ra chúng tôi không hề sợ đạn pháo.
    Tiểu đoàn có 2 nhiệm vụ, vừa giữ vị trí vừa làm lực lượng phản công khẩn cấp.
    Đêm đầu tiên chúng tôi rất lo lắng. Các đại đội trưởng đã làm hết sức để củng cố vị trí phòng thủ của họ. Nhưng sau thất bại của tiểu đoàn ngày 15 ở Gabrielle, tất cả chúng tôi đều không biết binh lính của chúng tôi sẽ làm gì khi bị tấn công trực tiếp. Hơn nữa Botella truyền lại cho tôi một thông tin lo ngại khác, pháo binh của cụm cứ điểm đã bắn gần hết đạn dược ngày 13-14 mà không có kết quả gì (viên đại tá chỉ huy, rất lương thiện, đã tự tử), những ngày tới hàng tiếp tế sẽ được thả rất nhiều.
    Ngày 16/4, tin xấu ngay từ buổi sáng, trạm y tế đã lãnh nhiều viên đạn pháo, nhiều hầm thương binh và phòng điện đài vẫn chưa có nóc. Buổi chiều, tin vui: tiểu đoàn 6 dù thuộc địa của Bigeard đã đến, tinh thần của cả đơn vị lại phồng lên, Bigeard là một viên chỉ huy rất giỏi, anh ta sẽ không để cho lính anh ta bị tiêu diệt. Tiểu đoàn này cũng đóng quân ở Eliane 4, nhưng ở phía tây nam.
    Ngày 18, một viên đạn pháo rơi trúng vào vùng thương binh nằm biến ó thành một nơi thảm sát.
    Ngày 19, Delobel đã tới, công việc ở sở chỉ huy tiểu đoàn trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng 3 ngày sau, anh ta đã bị thương và phải chuyển về trạm quân y. Cùng ngày hôm đó tiểu đoàn bị mất 2 đại đội: đại đội 1 của Rondeau được điều ra bảo vệ Huguette 6 giữ đoạn đầu của sân bay, đại đội 4 của Martinais phải lên Dominique giúp đỡ tiểu đoàn 3/3 Bắc phi. đại đội của Gaven phải trải dài ra phòng thủ, đại đội của Phú trở thành đơn vị giự bị duy nhất. Hơn nữa chúng tôi phải tự trải hàng rào dây thép gai trước cứ điểm, quả thật ko thể tưởng tượng được là công việc này đã ko được làm trước đó. Sau đó trung đội vệ binh do một trung sỹ chỉ huy cũng bị giải tán và thuyên chuyển về các đại đội thay thế những tổn thất, trừ Decloux và 4 lính dù việt được giữ ở lại với Franck để trông cu-li.
    Mỗi đêm, Botella và liên lạc viên Phúc trực điện đàm ca đầu tiên, sau đó là đến tôi và Lạc, cuối cùng là Rouault, mệnh danh là "Jules khát máu", vì thương hại chúng tôi cùng với Pieraggi trực đến sáng.
    Trung đội thông tin chỉ còn Meyer, Faure, Nam và Mao, những y tá chỉ còn lại 1 da trắng và 2 da vàng, số còn lại đã bị chuyển về các đơn vị chiến đấu.
    Trung đội cối của Metais trong 2 tuần tới sẽ mất 3/4 số sinh mạng do phản pháo.Tất cả chỉ còn 4 người sống sót và 1 khẩu 81 còn dùng được. Bộ chỉ huy tiểu đoàn cũng chỉ còn Botella, Pierraggi và tôi.
    Ngày 25/3
    Thiếu uý Canton, một người đã từng quen trại tập trung của Đức và luôn luôn có vẻ bất tử, đã nhận một viên đạn vào ngay giữa trán trong một cuộc phục kích đêm ở Đồi Trọc.
    Ngày 28:
    trung úy Bizard đến thay Rondeau bị thương nặng ngày hôm trước trong một cuộc va chạm ở Huguette 6. Cứ điểm này được củng cố thêm bằng khoảng 30 lính lê dương. Thiếu úy Kim Can đã tỏ ra dũng cảm trong trận đánh này và đã được nhận lon trung úy. Anh ta tử trận ngày 2/5.

    Ngày 29/3
    Martinais được lệnh đưa 90 lính dù của đại đội anh ta củng cố thêm bởi 1 trung đội cối lê dương lên thay thế tiểu đoàn 3/3 Bắc Phi ở Dominique 1. Tiểu đoàn này đang tan rã: tiểu đoàn chỉ còn 2 đại đội trên 5, đang trong tiến trình rút lui khỏi ĐBP, đơn vị đáng nhẽ đã phải được đưa về hậu phương từ tháng 2, nhưng do pháo binh việt kiềm chế sân bay và cấp trên muốn tránh tổn thất, cho nên những người lính mệt mỏi này đã bị kẹt lại ở đây. Tinh thần họ đã xuống rất thấp, để tránh những gì đã xẩy ra ở Anne-Marie, cấp trên muốn khẩn cấp thay thế họ.
    Buổi chiều ngày 29, những khẩu súng máy đã được tháo gỡ, những người bắc phi đã sẵn sàng lên đường khi cuộc tiến công của VM bắt đầu.
    Mệnh lệnh rút bị bác bỏ. Viên tiểu đoàn trưởng 3/3 đã truyền xuống cho hạ cấp qua điện đàm nhưng mệnh lệnh đã ko tới. Những người lính bắc phi đồng loạt bỏ vị trí chạy xuống thung lũng, Martinais một mình không thể chặn được làn sóng, anh ta bắt buộc phải hạ lệnh cho chính đại đội mình bắn vào họ, nhưng đã muộn rồi. Bọn Việt đã lên được đỉnh đồi, chúng tiến vòng theo sườn bao vây Martinais, 90 "nhà quê", 30 lính bắc phi tập hợp được và trung đội lê dương. Trận đánh xáp lá cà 20 chống lại 1 sau đó kéo dài 1 giờ. Đại đội 4 không còn nữa, nhưng đã đổi lấy sự hy sinh của 1 trung đoàn VM. Ở trại tù binh, theo những tin tức thu thập được sau đó, số tổn thất của VM là 450 người chết, hơn 1000 bị thương trên số 2000 người tấn công [ghê thật!]
    Những người lính bắc phi ở đây chạy trốn trong những hầm hào ở bờ Nâm Rốm, trở thành những "con chuột Nậm Rốm" đầu tiên, họ không muốn chiến đấu, nhưng họ vẫn ăn cắp đồ tiếp tế của cụm cứ điểm...
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    "...
    Ngày 30/3
    Gaven và Marques (đại đội 3) tử trân. Từ khi tiểu đoàn người Thái số 2 đào ngũ toàn bộ ở Anne-Marie, cứ điểm mà chúng tôi đã chuẩn bị rất kĩ hồi tháng 1, nhiều sỹ quan người Pháp trở thành vô đơn vi. Chúng tôi nhận trung úy Guillerminot (1 người anh của anh ta trước kia đã từng chỉ huy 1 đại đội của chúng tôi), thiếu úy Makoviak, một cựu chiến binh dầy dặn kinh nghiệm (đây là lần thứ 3 anh ta trở lại Đông Dương), anh ta sẽ là một trong số ít người vượt ngục thành công sau nạy
    Thiếu uý Thelot, phó của Bizard cũng tử trận ngày 30. Tôi là người mỗi ngày phải gửi về bộ chỉ huy danh sách tử sỹ của tiểu đoàn mỗi ngày một dài.
    Người lính cũng phải lo ăn uống khi chiến đấu. Một khi họ đóng quân ở một chỗ. Vấn đề xử lý "chất thải" cũng phải được lo lắng đầy đủ. Những nơi "thả bầu tâm sự" xây dựng ngày đầu tiên ở những chỗ trống càng ngày càng trở nên nguy hiểm, không ít người đã bỏ mạng ở đó. Cuối cùng, theo lời khuyên của bác sỹ, chúng tôi đã đào hẳn một căn hầm đặc biêt. Với 1 lỗ ở giữa, đường kính 40 cm, chiều cao 50/60 cm nối xuống dưới một căn phòng hình thúng lật ngược sâu 2m, 1.5 m đường kính ở phía đáy. Ruồi nhặng không thể bay hình xoắn ốc, sẽ bị giữ dưới đáy.

    Ngày 10/4,
    Langlais và Bigeard quyết định chiếm lại Eliane 1, tiểu đoàn 6 dù thuộc địa nhận nhiệm vụ này. Cứ điểm được chiếm lại nhưng với tổn thất rất khủng khiếp. Tiểu đoàn 2/1 dù thuộc địa phải lên thay thế. Chúng tôi nghe qua điện đàm những đồng đội đang phải chịu cuộc phản công 10 chống lại 1 của VM.
    Ngày 11 vào khoảng trưa, lệnh phản công để cứu vãn những gì còn lại của đám dù của "Breche" [tên lóng của Brechignac, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/1 dù thuộc địa]. 1 đại đội dù lê dương do Martin chỉ huy và đại đội 2 của Phú củng cố bởi 1/2 đại đội 3 được nhận nhiệm vụ này.
    Những người lính lê dương, cảm thấy rằng họ đang đi về phía cái chết, bắt đầu cất tiếng hát những bài quân ca lê dương. Phú cũng muốn bắt chước, nhưng không biết hát bài gị Người thanh niên nhanh nhẹn này đã yêu cầu những cán bộ da trắng hát bài "Marseillais". Khoảng một chục bọn bọn nhà quê của chúng tôi cũng biết bài này... Thế là một đơn vị nhảy dù "Việt Nam" vừa xung phong vừa hát quốc ca Pháp!
    Tổng số thương vong của trận này là hơn một nửa số lính tham gia, nhưng số còn lại đã giữ vị trí đến ngày hôm sau. Nhờ chiến công này, Phú được phong chức đại úy, cộng thêm công lao của Martinais và Bizard, tiểu đoàn chúng tôi được chính thức gọi bằng tên "tiểu đoàn 5 nhảy dù" chứ không phải bằng cái tên khinh miệt "Ba-oan" nữa.
    Ngày 18/4, thiếu úy Gourdesse, vừa tới từ tiểu đoàn 2 Thái, bị thương nặng, phải đưa đi chỗ khác.
    Ngày 21, Botella trở thành thiếu tạ Anh ta có nói là đã bầu cử tôi làm đại úy nhưng không có hồi âm.
    Để tiếp viện cho Eliane 4, mỗi đêm một số lính dù phải đưa đám cu-li đến phía sân bay để nhặt đồ tiếp tệ Đồ ăn của chúng tôi, Âu hay Á, đều là cơm với "thịt khỉ" corned beef. Trung đội cối 81 cũng phải được thường xuyên tiếp viên, công việc này được xếp Franck trực tiếp lo cùng với cựu thiếu úy Lộc.
    Ngày 24/4, Franck này đã bị trúng 1 mảnh pháo khi qua sông Nậm Rốm. Anh ta chạy đến hầm chỉ huy của chúng tôi và chết gục ở đây. Một cơn động kinh dẫn tới đứng tim đột ngột đã kết liễu cuộc đời của anh ta.
    Metais, Pierraggi và Ducloux sẽ thay nhau để cùng với Lộc đi lấy đạn cối. Phải nói là lúc này Lộc đã tổ ra cứng cỏi hơn trước. Anh ta khi rảnh rỗi, giữa 2 lần cầu chúa, đã tự đào một hố bếp để nấu cơm cho bộ chỉ huy.
    Mỗi ngày, vào buổi tối, chúng tôi lại bật nghe đài phát thanh quân đội phát ở Hà Nội. Mỗi lần chúng tôi lại rùng mình vì những tin tức sai lạc, phản sự thật ở đây. Có lẽ ở Pháp, người ta cũng chỉ nghe được tin tức này, chúng làm yên tâm gia đình chúng tôi.
    Thư từ chúng tôi vẫn nhận được qua đồ tiếp tế, nhưng chúng tôi không trả lời đươc. Vợ tôi ở Hà Nội vẫn sẽ nhận được tin tức của tôi qua những người bạn tôi ở bộ chỉ huy binh chủng Bắc bộ. Hàng ngày tôi vẫn điện đều về Hà Nội cho thiếu tá Bloch về tình hình đơn vị.
    Cứ điểm Huguettes 6 bị bao vây hoàn toàn, cấm đoàn hoàn toàn các đường tiếp tế. Đêm 17-18/4 Bizard nhận lệnh bỏ vị trí. Tiểu đoàn 8 xung kích dù sẽ yểm trợ cho anh ta, nhưng họ chỉ có thể đến cách vị trí của anh ta 400m, phần còn lại Bizard cùng với khoảng 70 người thuộc đại đội 1 và khoảng 30 lính lê dương sẽ phải tự vượt qua.
    Ngày 18, mỗi người lính đeo trước ngực và sau lưng 1 bao cát 6-8 kg bỏ lại hết tất cả đồ đạc ngoài vũ khí cá nhân của mình theo Bizard mở đường xuống phía nam. Trời hửng sáng, mọi ngường ùa ra khỏi chiến hào cùng một lúc, vừa chạy vừa hét về phía tiểu đoàn 8 xung kích. Bizard ở giữa, hò hét động viên mọi người. Anh ta đưa về 4/5 đơn vị ở Huguettes. Nhờ chiến công này anh ta sẽ nhận huân chương bắc đẩu bội tinh vào 29 tuổi.
    Vào cuối tháng 4, mùa mưa bắt đầu và biến công sự của chúng tôi thành những con sông đầy nước, nhưng những trận đánh vẫn tiếp tục. Bọn nhà quê còn sống sót của chúng tôi bắt đầu trở thành những người lính dù thật sự. Vẫn còn một số yếu ớt ở đại đội 3 sau cái chết của Gaven, Canton và Marques, nhưng việc này không chỉ xẩy ra ở đơn vị chúng tôi. Bọn Việt dùng loa kêu gọi binh lính đào ngũ bằng nhiều thứ tiếng : tiếng Đức, tiếng A-rập, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tất nhiên là cả tiếng Pháp và tiếng Việt. Một số lính lê dương và bắc phi đã nghe theo, tinh thần của người việt trong các đơn vị cũng sa sụt hẳn (mỗi tiểu đoàn dù đều có đến 40% người da vàng).
    Brechignac đã phản ứng rất mạnh, Botella cũng bắt chước : 3 người lính ở tiểu đoàn 2/1, 2 người ở tiểu đoàn chúng tôi đã bị trói vào dây thép gai và ném ra vùng no mans land trong vùng 24 giờ. Bọn việt chắc nghĩ là họ đã chết đã không bắn họ, cộng thêm với những động viên của Phạm Văn Phú, trong đơn vị chỉ còn lại những người muốn chiến đấu.
    Từ ngày 30/4, chúng tôi không còn có thể ngủ được nữa, trận pháo kích gần như là liên tục không ngừng, nhất là những quả 120 nổ chậm làm rung chuyển cả những hầm của chúng tôi. Trời mưa làm lt lội hết những hầm hào. Trong hoàn cảnh này, tiểu đoàn 1 dù thuộc địa nhẩy xuống tiếp viện. chúng tôi đã chứng kiến những người lính dù bị gió tạt qua đầu chúng tôi ở chiều cao 40-50m về phía tây để hạ xuống chỗ bọn Viêt.
    Ngày 3/5, botella nói với tôi là Lang lais đang bàn một kế hoạch vượt vòng vây về phía nam. tiểu đoàn dù lê dương giã chiến (từ ngày 21/4, 2 tiểu đoàn dù lê dương 1 và 2 đã bị tổn thất rất nặng phải hợp lại thành 1 tiểu đoàn duy nhất, nhỏ hơn) và tiểu đoàn dù số 5, bị hi sinh, sẽ ở lại để bảo vệ cuộc rút lui trong vòng 24 giờ. Sau đó thì tùy mọi người ...
    Tiểu đoàn dù lê dương còn khoảng 300 người, còn chúng tôi chưa đầy 200 : đại đội 4 đã biến mất, đại đội 1 của Bizard còn 30 người, Phú còn khoảng 50, đại đội 3 của Guillerminot còn nhiều nhất, 70 người, ở đại đội hoả lực và tiểu đoàn bộ : Pierraggi, Metais, Ponat, Decloux, 5 điện đài viên, 2 y tá, 2 điện thoại viên, 5 người Nùng, 4 ở trung đội cối 81, 6 ở cối 60. Chúng tôi đã không nhận được tiếp viện người Việt mặc dầu hậu cứ đã báo với chúng tôi là có. Hôm đó 2 chiếc Dakota không thả được dù, không lẽ tất cả bọn họ đều ở trong đó?
    Ngày 5/4, kế hoạch phá vòng vây bị huỷ bỏ, cấp trên cho là giá thiệt hại sẽ quá đắt. Botella cho tôi 1 tờ giấy chứng nhận ký tên Đơ-Cát là tôi được nhận huân chương bắc đẩu bội tinh. Ở đơn vị có tôi và Bizard nhận huân chương này, ngoài ra có khoảng một chục người ở các đơn vị khác. Thủ trưởng của tôi cũng nói là anh ta đã ép được cho tôi cái lon đại úy trong hồ sơ quân nhân.
    Ngày 6/5: những phát đạn cối 120 bắt đầu nhiều lên. Chiều hôm đó, một tiếng đàn mới nhập vào giàn nhạc : những "đàn oọc của Stalin". 12 quả hoả tiễn bắn ra cùng một lúc, quả thật là kinh hoàng. Vào 23 giờ đêm, bọn việt đã ở rào thép gai cuả chúng tôi, cúng đã luồn lắt qua đại đội 3 để tiến về phía đỉnh đồi. Ở đây, những chiến hữu của Potiez thuộc tiểu đoàn 1/2 đanh đánh xáp lá cà giữ dội, 1 trung đội dù lê dương do trung úy Roux được tung ra giúp Gillerminot đóng lại lỗ hổng. Bigeard ra lệnh cho chúng tôi bắn cối xuống chân đồi, Botella nói sẽ tuân lệnh khi nhận được đạn. Bigeard trả lời : "được, trong khi đó các anh phải cho tất cả các đơn vị phản công ngay"
    Tôi chạy đi gọi tất cả mọi người : Metais và trung đội người Nùng, Decloux và Lộc! , các điện thoại viên, điện đài viên và 5-6 thương binh ở hầm bên cạnh.
    Tội đang chuẩn bị nai nịt thì Botella gọi ; "mày ở lại đây, Metais chỉ huy là đủ rồi".
    Lúc đó là vào nửa đêm, Metái dẫn những người Nùng nhẩy ra khỏi đường hào khi một viên đạn pháo nổ ngay ở giữa họ giết hết những ngươfi ở đây. Rouault và Pierraggi kéo Metais vẫn còn thoi thóp thở vào hầm chúng tôi. Anh ta nằm lại ở đây với những người thương binh khác.
    Cuộc phản công bị tan ra ngay khi nó chưa bắt đầu, chúng tôi mất Metais và trung đội người Nùng.
    Vào 4 giờ sáng, bọn VM tập trung vào mũi xung phong lên phía Eliane 3, ở đây họ ủng hộ cho những đơn vị đã đột nhập được vào Eliane 4, đại đội 3 và đơn vị lê dương cứu viện đã bị tràn ngâp. Người ta đang chiến đấu ngay trên đầu chúng tôi. chúng tôi chỉ còn cách là đợi.
    Khoảng 1 giờ trước khi trời sáng hẳn, Botella gọi điện cho Langlais để từ biệt. Anh ta xin lỗi là đã không ttận dụng tiểu đoàn 5 dù hơn được nữa. Đến lượt tôi nói trao đổi, biết là bọn Việt đang nghe chúng tôi, tôi không biết nói gì hơn, thế là tôi hô qua điện thoại "nhảy dù muôn năm, hip, hip, hip hu-ra", một câu mà sau nfay tôi thấy xuất hiện trong nhiều cuốn sách lịch sử, trong đó có cả hồi ký của Langlais...
    Sau đó tôi bắt đầu phá hủy máy điện đàm và vũ khí.
    Vào lúc sáng sớm, một người bộ đội đi về phía chúng tôi với một cái khăn mặt che mũi và miệng. Pierraggi và tôi đang ở cửa hầm, anh ta thấy tôi và gọi đồng đội tới. chúng tôi định ra hiệu cho anh ta là trong hầm còn thương binh nhưng anh ta không hiểu và đẩy chúng tôi ra ngoài về phía đoàn tù binh đang dần dần to ra.
    Chúng tôi đã nhẩy dù xuống đây để chết hoặc làm tù binh.
    Kết cục :
    Sau khi được thả, tôi cùng với Botella giải toán "tiểu đoàn nhảy dù Việt Nam số 5" của ĐBP (tiểu đoàn đã được thành lập lại ngay sau đó ở Hà Nội) : huân chương, thăng chức, thư từ về gia đình cho những người chết và mất tích.
    Tôi đã phải giải quyết với hậu cứ số quân chính thức của tiểu đoàn ở ĐBP. Chúng tôi có con số là 642, nhưng hậu cứ lại đưa ra con số 705. Chúng tôi đồng ý là ngày 14/3, 566 lính dù của tiểu đoàn đã nhẩy xuống ĐBP. Theo trí nhớ của tôi và Botella, được tài liệu hành quân của binh chủng dù xác nhận, sau đó 86 người của tiểu đoàn đã được thả xuống tiếp viện, trong khi đó hậu cứ lại đưa ra con số 139. có thể số người trên 2 chiếc Dakota không thả được ngày 2/5 được tính 2 lần...
    2 đại úy Tholly và Roigt chỉ huy hậu cứ và chỉ huy phòng quân vụ được gửi đu Sài Gòn để điều tra vụ việc. botella đã rất lạnh lụng khi bieét rằng có 15 sỹ quan của tiểu đoàn trên giấy tờ : 3 người Pháp và 12 người Việt đã ấm cúng ở lại tuyến sau...
    Ngày 30/11, tôi kết thúc công việc thanh toán tiểu đoạn, lúc này tiểu đoàn 5 dù ở ĐBP còn 82 người trong đó có 15 người Việt, 3 trong số họ là phế binh.
    Trong số rất hiếm người vượt ngục có Phạm Văn Phú. Ở Sài Gòn khi tôi gặp lại anh ta, anh ta cho tôi con số là 5 người, nhưng quân lực VN đã không bao giờ cho chúng tôi biết con số chính thức vì đó là "bí mật quốc gia".
    Đại úy Jean Armandi, Nice tháng 8 năm 1995
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trận này ta thương vong gần 1 tiểu đoàn. Trận ngày 31/3 tổn thất cũng nặng, gần 500 người.
    Không hiểu sao ở C1, D1 ta chiếm được cứ điểm từ sớm mà việc chuẩn bị chống phản kích lại khá kém, dẫn đến thương vong lớn.
    được chiangshan sửa vào 09:03 ngày 18/05/2007
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    1. Theo tớ biết thì trận C1 thương vong lớn là do cả hai cùng phản kích liên tục, đỉnh đồi trong một ngày đổi chủ mấy lần. Sở dĩ địch phản kích liên tục như vậy vì có cái C2 liền với C1 mà ta không đánh được (chỉ có một trung đội đánh cảm tử vào nhưng sau hoàn toàn mất tích), từ đây địch liên tiếp dồn sang. Tại trận này, cối 60mm kẹp nách ... bắn thẳng. Trận D1 thiệt hại phần lớn một phần là do đồi này cấu trúc phòng thủ vốn không mạnh nên bị phi pháo địch. Lúc đánh xuống thì phải vượt qua đường 41, phải phơi mình trước hỏa lực và đám dây thép gai địch.
    Sách ta mô tả mấy trận đồi D khá bình thường, không lấn cấn gì, B. Fall tính thiệt hại của F312 tại đây là 800 thiệt mạng. Cái này chắc phải tìm hiểu kỹ hơn.
    2. Bác panzer tìm được bài hay quá.
  8. nguyentin1

    nguyentin1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    1.433
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ bài của panzerlehr viết lúc 18:01 ngày 16/05/2007:<hr height=1 noshade id=quote>
    Ngày 29/3
    ...
    Đại đội 4 không còn nữa, nhưng đã đổi lấy sự hy sinh của 1 trung đoàn VM. Ở trại tù binh, theo những tin tức thu thập được sau đó, số tổn thất của VM là 450 người chết, hơn 1000 bị thương trên số 2000 người tấn công [ghê thật!]
    ...

    </quote>
    Cái na?y có pha?i la? du?ng chiến thuật biê?n ngươ?i không đây ?
    Được nguyentin1 sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 18/05/2007
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Này, Phạm Văn Phú này có phải là Phú Tây Nguyên 1975 không nhỉ.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Việc các chiến công ngoài chiến trường bị mai một là dĩ nhiên rồi. Chỉ những ''''''''''''''''chiến công'''''''''''''''' ở hậu phương là được ghi rõ ràng. Bao nhiêu anh hùng vô danh, nhưng những người (như mẹ tôi), chỉ cần đủ số năm công tác là có huy chương kháng chiến chống Mỹ !!!!! tự hào gớm.
    Nói lại về bài này cái.
    http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2007/5/62319.cand?SearchTerm=navarre
    Đọc đi đọc lại thì vẫn luận điệu cũ, chũng ta đúng, chúng ta dũng cảm, chúng ta anh dũng ..... và chúng ta thua là do ngoại cảnh.
    Ông này biện minh cho tầm quan trọng về vị trí của Điện Biên Phủ nó là đường đến Louang Prabang, Đến cánh đồng chum ???? Không hiẻu di cánh đồng chum người ta vòng qua ĐBP là gì ???
    Sự thật là ông ta khoái trận Verdun, đưa quân lên đây, dự định với không quân đang thừa thãi, sẽ có một trận verdun. Nhưng sau thất bại thì mới thành bảo vệ Louang Prabang, chán chả buồn nghe.
    Ông lại lý sự về ngu ngốc đưa quân vào một lòng chảo dể pháo địch nã. Thực ra quân ta không nhiều đạn để nã, nhưng bố trí thuận lợi chó phép bắn chính xác, không cần trinh sát pháo (lúc đấy, do đô hộ của đế quốc thực dân, chúng ta rất ít kế toán pháo để bắn qua đài quan sát gián tiếp, tức trận địa pháo để khuất núi). Các pháo thủ quan sát ngay trên trận địa pháo, từ trận dịa pháo nhìn thằng vào địch, lại bắn từ trên cao.
    Ông cho rằng ta không thể làm thế vì khoảng cánh 10km. Thực ra, lòng chảo hình bầu dục, bắn ngang nó chỉ 4-6km, bằng sơn pháo pháo 75mm. CÒn lựu pháo 105mm thì tầm bắn đến cả chục km, đi hết chiều dài lòng chảo luôn. Làm như ngoài ông chả ai biến tính tầm pháo.
    Đến đoạn phóng viên hỏi kháy, địch dùng xe thồ vận chuyển sao lại hơn ông, ông lại lý sự máy bay của ông hỏng (sao ông không dùng xe đạp thồ nhỉ).
    Cối cùng, ''''đó là một thất bại về chiến thuật chứ không phải về chiến lược''''. Ừ thì thấy bại chiến thuật, thất bại dó đã dẫn đến kết thúc chiến tranh, hay là ông này coi kết thúc chiến tranh (trong thất bại) là chiến thuật ???
    Pó tay.
    Buồn cười nhất là dọc trên trang ĐBP của Tây, vẫn luận điệu cũ, ta biển người, ta tham chiến rất nhiều, chết rất nhiều (và có thể còn hơn thế nữa ....). Nói trắng ra thì trận này ta tập trung quân và hy sinh chưa đủ mức 1/3 phòng ngự-tấn công như thường thấy.
    Nếu kể cả các loại thương vong thì nó thì mất sạch bách 16000, đến cả thương binh cũng không sửa chữa dùng lại được. Thế mà vẫn còn ngồi khen ngày ấy ta giỏi.
    Thực ra, trong chiên tranh, nếu quân hai bên ngang nhau mà mỗi trận đánh một bên tập trung được nhiều quân hơn thì đó là tài của các vị tướng và các vị tướng được ăn lương cũng chỉ để làm điều đó. Lý luận như vậy, ta ít hơn địch mà mỗi trận đánh đông hơn địch là địch đã ngu và thua. (trong kháng chiến chống Pháp, tỷ lệ quan chính quy là ta 14 vạn, pháp 22). địch càng ngu càng thua hơn khi nó có máy bay còn ta đi bộ .Nhưng sao những thằng tây ngu ấy cứ đem những lập luận ấy ra biện minh cho thất bại của nó nhỉ.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 20/05/2007

Chia sẻ trang này