1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Một số hình ảnh của tạp chí LIFE:
     [​IMG] Lính Quân đội Quốc Gia Việt Nam hoạt động tại 1 trong các trụ sở trong khi Pháp tấn công lực lượng vũ trang Vietminh. Vị trí: Dienbienphu, Việt Nam Ngày chụp: November 1953 Nhà nhiếp ảnh: Howard Sochurek
     [​IMG]Những người phụ nữ tị nạn chạy trốn trận càn của Pháp mang con cái, đồ đạc qua các barbed wire fince. Vị trí: Biendienphu, Việt Nam Ngày chụp: December 1953 Nhà nhiếp ảnh: Howard Sochurek
     [​IMG]Việt Nam và người phụ nữ mang nón lớn, mang theo giỏ và xẻng. Location: Việt Nam Ngày chụp: 1953 Nhà hiếp ảnh: Howard Sochurek
    Nguồn: http://images.google.com/hosted/life/l?imgurl=f1bce48d4274586b&q=source:life+VietNam&usg=__8akSn2GQbzNXR15okyPFJAhSJI4=&prev=/images%3Fq%3Dsource:life%2BVietNam%26hl%3Dvi%26sa%3DG#  © Time Inc
    Được FDDinh sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 05/12/2008
  2. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
     [​IMG]Vietnam commandos routing a Vietminh soldier from the underground hide in the Thai Binh sector.Location: Dienbienphu, Vietnam Date taken: December 1953 Photographer: Howard Sochurek
    Lính commando Quốc gia Việt Nam bắt được một chiến sĩ Vietminh dưới hầm bí mật ở tỉnh Thái Bình.
    Được FDDinh sửa chữa / chuyển vào 13:45 ngày 05/12/2008
  3. BALOO1000

    BALOO1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Bài viết:
    1.041
    Đã được thích:
    0
    Ảnh hay lắm nhưng giá Định up vào topic "Chín năm" của macay3 thì hay hơn
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ đúng vậy, tại vì thấy lô ảnh này nó để location là Biendienphu nên đầu tiên đưa vào đây, sau lười nên để link thôi, nhiều ảnh ở ĐBP còn trong link, cả ở nơi khác nữa bác ạ!
  5. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Cái vụ này ko rõ phần 1 có chưa. Em cứ đưa lên xem sao
    ?oChim Kền Kền? là tên do người Pháp đặt cho một chiến dịch dự định dùng không quân Mỹ ném bom ồ ạt nhằm giải cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sắp bị tiêu diệt. CP Mỹ và Pháp đã thảo luận, lên kế hoạch, tính toán lực lượng, nghiên cứu thực địa và chuẩn bị điều kiện để thực hiện. Nhưng rồi cuối cùng kế hoạch đó đã đổ vỡ.
    Nguyên nhân có nhiều, cả chủ quan và khách quan, song chủ yếu là do nguyên nhân chính trị. Trong các tài liệu sách báo viết về Điện Biên Phủ từ trước tới nay đã nhiều lần đề cập đến ?oChiến dịch Chim Kền Kền?. Để góp thêm tư liệu giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về chiến dịch này, xin lược trích giới thiệu bài viết của các tác giả Laurent Césari và Jacques de Folin, trong sách ?oDien Bien Phu-L?TAlliance Atlantique et la défense du Sud Est asiatique? (Điện Biên Phủ-Liên minh Đại Tây dương và sự phòng phủ Đông Nam Á, Nxb La
    Manufacture, 1989)
  6. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Kế hoạch can thiệp bằng không quân Mỹ chết yểu đã trở thành đỉnh cao của những bất đồng, mâu thuẫn Pháp-Mỹ trong chiến tranh Đông Dương. Nguồn gốc của nó, người ta có thể tìm thấy từ lúc Mỹ phải ký Hiệp ước đình chiến ở Triều Tiên ngày 27-7-1953.
    Kể từ tháng 5-1953, sau nhiều thất bại cay đắng và hết hy vọng ở chiến thắng, chính phủ Pháp chỉ còn nghĩ đến việc tìm kiếm một ?olối thoát danh dự? cho cuộc chiến Đông Dương. Thêm vào đó, tấm gương của Mỹ ở Triều Tiên cũng gợi cho Pháp thấy có thể chấp nhận một giải pháp tương tự. Tuy nhiên, khi Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault báo cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles biết ý định ấy, thì Dulles đã không đồng tình. Theo Dulles, vấn đề Triều Tiên và Đông Dương có tương đồng, song
    cách giải quyết của Pháp và Mỹ là không thể giống nhau. Dulles giải thích, sở dĩ Mỹ đạt được một cuộc ngừng bắn ở Triều Tiên là vì Mỹ có đủ phương tiện quân sự để gây sức ép mạnh, đồng thời vì đối phương hiểu rằng, nếu thương lượng thất bại thì Mỹ có thể dùng vũ khí nguyên tử để đánh phá Mãn Châu. Dulles muốn rằng, người Pháp hãy cố giành một thắng lợi quân sự để
    có thể thương lượng trên thế mạnh (?).
    Cái thế mạnh quân sự mà người Mỹ hy vọng ấy chính là kế hoạch Henri Navarre, do Mỹ đổ tiền tài trợ. Chỉ thị ngày 14-1-1954 của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ về vấn đề Đông Dương, một lần nữa khẳng định những quan điểm trước đây của Mỹ coi việc giữ vững Bắc Bộ là ?ochìa khóa? trong việc ngăn chặn chủ nghĩa CS ở Đông Nam Á, và do vậy không có vấn đề chia cắt Việt Nam. Hơn nữa, chỉ thị này còn phản đối mọi hình thức
    ?ochính phủ liên minh có thành phần *********? và chống lại phương thức ngừng bắn trước khi thưng lượng - mà chỉ nên thương lượng khi nào tình hình quân sự được cải thiện. Tóm lại, Mỹ muốn người Pháp cần phải ?otruyền ngọn lửa mới? vào quân đội quốc gia bản xứ bằng cách trao cho họ quyền độc lập
    thực sự, cái mà từ trước đến giờ Pháp mới chỉ hứa hẹn trên đầu lưỡi.
    Mặc dù về ngoại giao, Mỹ tỏ rõ lập trường của mình như vậy, nhưng Bộ Quốc phòng và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ trong 3 tháng đầu năm 1954 lại ngấm ngầm bàn về một kế hoạch can thiệp vào chiến tranh Đông Dương một khi Pháp thất bại. Kế hoạch của họ là sẽ ?ora tay? bằng một hành động ?ovới sự
    tham chiến của bộ binh hoặc không, sử dụng sử dụng bom nguyên tử hoặc không, tiến hành trước hoặc sau hội nghị Genève?.
    Tuy nhiên, họ chỉ có bàn mà không đi đến quyết định. Bởi các nhà quân sự Mỹ cho rằng, Pháp có đủ phương tiện để giành chiến thắng; còn các nhà ngoại giao thì lại cho rằng, một mình Pháp thì không thể thắng được.
    Chẳng có gì chứng tỏ là Pháp biết được kế hoạch này của Mỹ. Phía Pháp, với mong muốn thoát khỏi cuộc chiến Đông Dương bằng thương lượng, chính phủ Laniel, tại hội nghị Berlin, đã thúc giục Mỹ và các bên tham dự hội nghị Genève sẽ bàn thảo giải quyết không chỉ vấn đề Triều Tiên, mà cả vấn đề Đông
    Dương. Ngay trong nội bộ Pháp lúc bấy giờ, ý kiến về vấn đề Đông Dương của các nhân vật có trách nhiệm cũng rất khác nhau. Các nhân vật chủ chốt như Thủ tướng Laniel và Ngoại trưởng Bidault thì phản đối mọi thương lượng ?otrực
    tiếp? với chính phủ Hồ Chí Minh, qua trung gian là Liên Xô. Họ muốn thương lượng với CHND Trung Hoa, với đề nghị Trung Quốc sẽ ngưng viện trợ và giúp đỡ chính phủ Hồ Chí Minh để đổi lấy việc được vay những khoản tín dụng về trang thiết bị. Bộ trưởng Bộ Các quốc gia liên kết Paul Reynaud thì chủ trương
    trao tởa độc lập thực sự cho các quốc gia liên kết và chuyển giao cho Mỹ trách nhiệm tiếp tục chiến tranh. Còn Edgar Faure, Bộ trưởng Bộ Tài chính thì nghiêng về giải pháp thương lượng với Liên Xô để lập lại hoà bình ở Đông Dương, đổi lại, Pháp sẽ không phê chuẩn Hiệp ước Cộng đồng phòng thủ châu Âu. Mặc dù trái ngược nhau, nhưng tất cả các ý kiến trên đều ?ogặp nhau?
    ở điểm cần phải có một cuộc thương lượng ?othực sự? và ?ohữu hiệu? ở Genève.
    Muốn vậy, đương nhiên Pháp cần tránh thất bại ở Điện Biên Phủ, nơi họ đang tìm kiếm một trận giao chiến với chủ lực *********. Là cựu sĩ quan pháo binh, Laniel nghi ngờ khả năng Pháp giành được thắng lợi trên một chiến trường
    như Điện Biên Phủ. Vì vậy, tháng 2-1954, ông đã cử Bộ trưởng Quốc phòng Pléven sang kiểm tra tình hình Đông Dương. Cùng đi với Pléven có một số tham mưu trưởng các quân chủng, trong đó có Tổng Tham mưu trưởng Ely.
  7. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Sau khi thăm Điện Biên Phủ, Pléven và Ely đều tỏ ra dè dặt về khả năng kháng cự của tập đoàn cứ điểm này. Ngày 11-3, trong khi báo cáo chuyến công cán Đông Dương trước Uỷ ban Quốc phòng, Pléven đưa ra một một bản tổng kết khá thận trọng, theo đó, kế hoạch Navarre, nếu thực hiện được, thì sang năm 1955, cùng lắm cũng chỉ làm chậm phần nào bước tiến của *********, trong khi đó quân đội Pháp cũng sẽ bị hao mòn cả sinh lực lẫn tinh thần. Trong tình hình đó, Pléven cho rằng hội nghị Genève là lối thoát tốt nhất. Song ông ta nhận thấy có vẻ Mỹ vẫn trông cậy vào một thắng lợi khá mau chóng.
    Thế là Chính phủ ủy nhiệm tướng Ely sang Mỹ trình bày quan điểm của Pháp. Ely sẽ phải làm rõ là trong tình hình này, nếu Pháp không được tăng viện thêm các phương tiện, cả mặt đất lẫn trên không thì sẽ không thể tìm được một giải pháp để chiến thắng nhanh bằng quân sự. Đặc biệt Ely phải làm rõ được rằng quân đội viễn chinh Pháp đang gặp những nguy cơ, do chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa ?otrực tiếp gây ra?. Do Không quân Trung Quốc có thể cô lập Điện Biên Phủ, một nơi chỉ được nối liền với Hà Nội bằng một đường hàng không, nên Ely yêu cầu không quân Mỹ sẽ phải can thiệp trong trường hợp máy bay Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam.
    Cuối cùng, Ely phải thăm dò thái độ của Mỹ nếu tình nguyện quân Trung Quốc tiến vào tham chiến ở Việt Nam và yêu cầu Mỹ viện trợ 20 tỷ phrăng để phát triển ?oquân đội quốc gia?, điều mà chính Mỹ thường đòi hỏi. Tuy nhiên ngay từ ngày 15-3 (ngay sau
    khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tấn công) thì chính phủ Pháp biết rằng số phận Điện Biên Phủ đã được định đoạt.
    Chuyến đi của Ely sang Washington từ ngày 20 đến 26-3 diễn ra trong điều kiện đầy sóng gió. Tới Washington, Ely phải đối mặt với một chính phủ của Tổng thống Eisenhower đang rất phân liệt về đường lối đối với Đông Dương. Nhóm Phó Tổng thống Richard Nixon và Tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Arthur Radford, những người cực lực chống đối CHND Trung Hoa tỏ ra thông cảm nhất với những yêu cầu của Pháp. Tuy nhiên, Radford không tin rằng Trung Quốc sẽ phản ứng
    bằng quân sự trong trường hợp Mỹ can thiệp vào Điện Biên Phủ. Riêng Tham mưu trưởng lục quân Matthew Ridway thì kiên quyết từ chối đưa quân vào Đông Dương. Nói chung, Mỹ lo ngại nhất là mất Điện Biên Phủ và một chính phủ Pháp mới sẽ thương lượng trực tiếp với chính phủ Hồ Chí Minh. Trong
    những ngày ở Mỹ, Ely hội đàm chủ yếu với Radford và ông này nhấn mạnh là không thể có chiến thắng quân sự, bởi đại đa số nhân dân Việt Nam đều ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, ủng hộ chiến tranh du kích của *********. Ely phàn nàn về sự thiếu tôn trọng của những đại diện chính phủ Mỹ đối với chủ quyền
    của Pháp ở Đông Dương. Về phần mình, Radford cũng chỉ trích Pháp trì hoãn phê chuẩn Hội đồng phòng thủ châu Âu, cũng như thái độ thiếu thiện chí của Pháp đối với Mỹ ở Đông Dương khi họ luôn luôn giấu Mỹ những kế hoạch quân sự. Đặc biệt, Pháp muốn nhanh chóng thương lượng vấn đề Đông
    Dương trong khuôn khổ quốc tế và từ bỏ chiến tranh trong trường hợp thất bại, còn Mỹ thì không chịu để CHND Trung Hoa được hưởng một chút lợi thế nào.
    Tuy nhiên, Mỹ không thể để Pháp mất Điện Biên Phủ. Ngày 22-3, trước mặt Ely, Tổng thống Eisenhower chỉ thị cho Radford phải ưu tiên thoả mãn các yêu cầu của Pháp để cứu Điện Biên Phủ. Còn Radford đề nghị Ely nghiên cứu một cuộc oanh kích bằng không quân của Mỹ nhưng chỉ là để nới gọng kìm đang
    xiết lại quanh Điện Biên Phủ chứ không phải để chống lại sự đe doạ của Trung Quốc, đề nghị này chỉ ?ocó tính giả thiết, phải được chính phủ Pháp chính thức yêu cầu và phải có sự thoả thuận chính trị của Eisenhower và Dulles?.
    Ely, Nixon và Radford đã họp bàn xác định những thể thức về kỹ thuật và nhất trí với đề nghị của Đại tá Brohon, trợ lý của Ely, là ném bom những kho tàng của ********* ở Tuần Giáo, gần biên giới Trung Hoa. Radford lệnh cho các ban chuyên ngành của mình ở Thái Bình Dương nghiên cứu các điều kiện để thực
    hiện ý định trên. Có hai điều đáng chú ý về kế hoạch này, một là người Mỹ tuy có bàn nhưng chưa có một sự cam kết nào, và hai là kế hoạch đó còn thiếu một điều kiện rất quan trọng - đó là việc ký kết một thoả thuận chính trị giữa Pháp và Mỹ. Ngày 29-3, tướng Ely báo cáo về chuyến đi của mình trước Hội đồng bộ trưởng. Ngày 3-4, trong khi Radford báo cáo trước Quốc hội về tình hình Đông Dương, thì Dulles tiết lộ với Đại sứ Pháp ở Mỹ, Harri Bonnet, ý định lập một liên minh khu vực ở châu Á, trong khuôn khổ đó có thể dự tính một hành động quân sự. Nghi ngờ Dulles đưa ra khối liên minh này chỉ để cản trở hội nghị Genève, Bonnet nêu ý kiến là một sự can thiệp bằng không quân ở Điện Biên Phủ sẽ là dấu hiệu hành động hùng hồn nhất của sự liên minh đó, và nhấn mạnh rằng ?odự án của Dulles không được loại trừ khả năng ký một hiệp ước ở Genève mà Pháp có thể chấp nhận được?. Bonnet không biết là ngay
    sớm hôm đó, ở Nhà Trắng, chính Radford đã từ bỏ ý định ném bom xung quanh Điện Biên Phủ của mình. Còn ở Paris, người ta nhắc đến chiến dịch chim Kền Kền như một phép màu có thể làm đảo lộn tình hình trước khi mở hội nghị Genève.
  8. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Ngày 4-4, Navarre đề nghị tiến hành sớm chiến dịch và yêu cầu lấy bớt những đơn vị không quân và lục quân đóng ở châu Âu để tăng viện cho Đông Dương.
    Chính phủ khước từ yêu cầu tăng viện và khẳng định sự cần thiết tiến hành Chiến dịch chim Kền Kền. Và ngay tối 4-4, Laniel đã trao cho đại sứ Mỹ Douglas Dillon lời đề nghị chính thức của chính phủ Pháp. Cùng thời gian này, ở Washington, Dulles chuyển cho Đại sứ Bonnet đề nghị cuối cùng của Mỹ: đó
    là lập một liên minh gồm Pháp, Mỹ, Anh, Australia, Tân Tây Lan, Thái Lan và Philippin. Ngày 6-4, trong khi chờ đợi kế hoạch Chim Kền Kền được thoả thuận, chính phủ Pháp yêu cầu Mỹ chi viện 15 pháo đài bay B.29, do phi công Pháp lái. Số máy bay này hợp sức với số máy bay vận tải C.119 Mỹ cho mượn
    hồi tháng 1, sẽ có nhiệm vụ ném bom napan xuống khu vực xung quanh Điện Biên Phủ (một việc mà Mỹ cho rằng sẽ chẳng thu được kết qủa mong muốn).
    Ngay bản thân các nhà quân sự Pháp cũng đánh giá sự chi viện ấy của B.29 không thể cứu nguy được cho Điện Biên Phủ. Theo yêu cầu của Navarre, Ely giục Mỹ hãy mau chóng xúc tiến công tác chuẩn bị cho chiến dịch Chim Kền Kền, trong lòng vẫn hy vọng các nhà chính trị sẽ bật đèn xanh cho chiến dịch này. Nhưng Navarre lấy đâu ra phi công Pháp biết lái B.29? Tệ hơn nữa, tướng Lauzin, chỉ huy không quân Pháp ở Đông Dương, lại báo cho ông ta biết có máy bay phản lực Trung Quốc xuất hiện ở bầu trời Nam Hà Nội (!). Phán đoán rằng đối phương sẽ mở đợt tấn công mới vào Điện Biên Phủ vào ngày 10/4, ngày 7/4 Navarre hoảng hốt nhắc lại yêu cầu khẩn thiết nói trên. Lần này Navarre ?ohiến kế? là dùng máy bay và người lái Mỹ, nhưng máy bay sơn cờ Pháp, để tiến hành một cuộc ?oném bom phi nguyên tử? xuống xung quanh Điện Biên Phủ. Bằng cách đó thì mặc dù người Mỹ chưa chính thức lâm chiến nhưng chiến dịch vẫn có thể tiến hành, không cần chờ đợi sự ngã ngũ của kế
    hoạch liên minh Dulles. Theo Navarre, Chiến dịch Kền Kền hoàn toàn có khả năng thực thi với điều kiện là ?oném bom ban đêm, theo từng đợt kế tiếp nhau và mỗi đợt không dùng số máy bay vượt quá số máy bay Pháp có thể huy động được?. Với cái mẹo này, Navarre hy vọng là hành động của Mỹ-Pháp sẽ
    qua được mắt đối phương (bởi, vẫn theo Navarre, nếu mưu kế bị lộ và Trung Quốc phản ứng thì họ có thể nhanh chóng huy động được khoảng 200 máy bay để tiêu diệt toàn bộ số máy bay Pháp có ở Bắc Bộ).
    Nhưng rồi, ngày 10/4, đợt tiến công mà Navarre mong mỏi đã không xảy ra và cùng ngày đó, đại tá Brohon, trợ lý của Ely, từ Mỹ trở về báo tin là Radford đã chấp thuận quan điểm của Dulles, tức là không có chuyện Mỹ can thiệp ở Điện Biên Phủ nếu trước đó không ký một hiệp ước tập thể và kèm theo là một lời kêu gọi của Pháp nhân danh hiệp ước ấy. Navarre vẫn nhắc lại yêu cầu của mình: dùng 15-20 máy bay B.29 sơn cờ Pháp ?obay
    đêm, ở độ cao thấp, đánh vào con đường giao thông ********* đi từ Yên Bái đến Tuần Giáo?. Làm thế tuy không ngăn cản được ********* tiến công nhưng nó cũng có thể làm cho ********* ?onghẹt thở? vài tuần.
    Pléven đồng ý cho chuyển yêu cầu đó đến Dulles. Nhưng Laniel thì không mấy ảo tưởng về kế hoạch này và ông còn lo ngại Mỹ sẽ nhân cơ hội đó mà đòi nắm quyền chỉ huy ở Đông Dương. Để ngọn cờ dân tộc không rơi vào tay CS thì Pháp phải
    thực sự công nhận nền độc lập của các quốc gia liên kết, có vậy thì những quốc gia này mới hăng hái chiến đấu và tham gia gánh vác gánh nặng chiến tranh. Bidault thì cho rằng không nên làm gì để có thể gây cảm tưởng rằng Pháp không ?othành thực tìm kiếm một giải pháp hòa bình hay đang chuẩn bị cho việc kéo dài chiến tranh dưới một hình thức khác?. Độc lập của các quốc gia liên kết không phải là ?ochìa khoá cho sự dũng cảm, hăng hái? của các quốc gia này, mà lý do chính dẫn đến việc Pháp chậm trao trả độc lập cho họ là do các chính phủ non trẻ chưa đủ sức để gánh vác trách nhiệm. Hơn nữa, thật là
    trái khoáy khi người Mỹ muốn cắt quan hệ giữa các quốc gia liên kết với Pháp, trong khi ở châu Âu, họ lại muốn các nước phương Tây liên kết lại!
    Tóm lại, Pháp, Mỹ vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Dulles thì không tin gì vào khối CS. Còn Bidault, có mặt tại Berlin, đã kịp tìm hiểu rằng Liên Xô mong muốn một giải pháp hoà bình về vấn đề Đông Dương. Cho nên hai ngoại trưởng chia tay nhau mà không quyết định được vấn đề gì, ngoại trừ việc lập
    một nhóm chuyên gia Pháp-Mỹ có nhiệm vụ nghiên cứu về khả năng thực hiện, trong khuôn khổ của Liên Hợp quốc, một tổ chức phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á. Trong tuần lễ sau đó, tình hình ở Điện Biên Phủ ngày càng xấu đi.
  9. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Ngày 16 và 17/4, Navarre tiếp tục đề nghị mở Chiến dịch Chim Kền Kền. Ngày 18, ở Washington, tướng Valluy, đại diện cho Pháp trong nhóm thường trực của khối Bắc Đại Tây Dương, thăm dò tướng Radford và được trả lời một cách mập mờ là quyết định đó tuỳ thuộc vào tổng thống Eisenhower mà lúc
    này thì tổng thống vẫn chưa có ý kiến ngã ngũ. Để cứu nguy cho Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp đã nghĩ đến việc điều đình với ********* một cuộc ngưng chiến để chuyên chở thương binh. Nhưng vì đối phương đang thắng thế nên không nghi ngờ gì họ sẽ đòi Pháp phải ký đình chiến ngay lập tức và điều này
    sẽ có lợi cho họ về chính trị ở Genève. Pléven, biết rằng quân đội đang rất bất bình với ông, nên có lúc đã nghiêng về giải pháp này. Song Ely đã vận động được Laniel không tán thành.
    Biết được tình hình, Navarre cay đắng nghĩ: ?oTừ bây giờ, chúng ta chiến đấu cho Mỹ hơn là cho chúng ta?. Ngày 22-4, Dulles và Eden (ngoại trưởng Anh) đến Paris dự một cuộc họp của khối Bắc Đại Tây Dương. Chiều hôm ấy, trong lúc chuyện riêng, Dulles có nói với Bidault về khả năng ?onếu Mỹ giúp Pháp hai
    trái bom nguyên tử?!? Nhưng cân nhắc lợi hại, Bidault đã từ chối. Về chuyện này, thực hư ra sao, hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau. Người nói có, kẻ nói không. Raymond Tournoux trong cuốn ?oNhững bí mật quốc gia? đã khẳng định sự kiện trên. Nhưng cũng có một số người tỏ ý nghi ngờ tính xác thực của
    sự kiện. Bởi vì về chuyện này, nhân chứng ?otrực tiếp? và ?oduy nhất? thì chỉ có một mình Bidault. Vả lại, nếu có chăng nữa thì đó cũng chỉ là một ?olời hứa tặng?được nói ra trong nhất thời và nguyên cớ thì còn ?omù mờ? không rõ.
    Không nghi ngờ gì, Dulles tìm cách ?olên dây cót? tinh thần cho Pháp và gợi ý với Pháp rằng một hành động thống nhất sẽ có thể sẽ sự chấm dứt những thất bại và cay đắng của Pháp. Ngày 22/4, chính phủ Pháp xem xét lại kế hoạch của Dulles một cách cởi mở hơn.
    Ngày 23, Navarre thấy chỉ có hai giải pháp để cứu Điện Biên Phủ: hoặc là một cuộc ngừng bắn, hoặc là một sự can thiệp ồ ạt của Mỹ.
    Vẫn phương án sử dụng B.29 để oanh tạc, nhưng lần này Navarre hiến kế, để tránh tiếng là Mỹ chính thức can thiệp, Pháp-Mỹ có thể dùng phi công dân sự hoặc quân sự Mỹ đang nghỉ nhưng xung vào đội Lê dương! Bidault một lần nữa chính thức
    yêu cầu Mỹ cho tiến hành Chiến dịch Chim Kền Kền, lần này có đưa cả điện của Navarre cho Dulles xem. Ngày 24/4, bằng văn bản Dulles từ chối đề nghị của Pháp, nói Mỹ sẽ không hành động nếu không ký trước một hiệp ước. Dulles còn nói thêm ?ongay một cuộc tấn công ồ ạt bằng không quân mà ngài yêu cầu, ở giai đoạn này, cũng không thể giải vây được cho Điện
    Biên Phủ?. Bom nguyên tử bị gạt bỏ, Chim Kền Kền bị từ chối, Pléven lại trở lại với phưng án ?ongừng bắn tức khắc?. Vẫn như lần trước, Ely và Laniel phản đối, cho rằng một đề nghị ngừng bắn như thế có vẻ giống như một sự ?ođầu hàng? của Pháp.
    Trong lúc đã bối rối như vậy thì lại nhận được một ?ohung
    tin?: tiếp xúc với Eisenhower, đại sứ Pháp Bonnet được Tổng thống Mỹ cho biết ông ta chưa thấy có cách nào để cứu Điện Biên Phủ và nói ông phản đối Chiến dịch Chim Kền Kền (Quốc hội Mỹ cũng chưa sẵn sàng để chấp nhận kế hoạch này). Về hội nghị Genève, Tổng thống Eisenhower tỏ ra hết sức hoài
    nghi vì theo ông, ?ocác nước CS sẽ không đưa ra những điều kiện có khả năng chấp nhận được?. Với ông, chỉ có một giải pháp duy nhất: đó là ?ohành động tập thể?.
    Trong khi chạy chọt với Mỹ, chính phủ Laniel, bị ám ảnh bởi cái
    ?obiểu tượng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?, đã tìm cách lôi kéo Anh vào khối hành động thống nhất. Song đó là một nhiệm vụ bất khả thi: ngày 24, chính Radford đã tuyên bố với ngoại trưởng Anh Eden là không còn có cách nào để cứu Điện Biên Phủ. Eden nói thẳng với đại sứ Pháp ở Anh là Rene Massigli
    rằng một cuộc can thiệp của Mỹ sẽ có nguy cơ ?ophá hỏng mọi cơ may đình chiến ở Đông Dương? và ?oviệc tái chiếm lại Đông Dương tất sẽ phải đòi hỏi sự tham chiến của Mỹ, điều mà Mỹ chưa sẵn sàng chuẩn bị?. Vậy chỉ duy nhất có một cách, đó là hội nghị Genève. Thêm vào đó, ngày 26/4, chính Thủ tướng
    Anh Churchill đã xác nhận sự phản đối của ông ta đối với ?ocuộc chiến tranh ở Đông Dương?.
    Ngày 27, theo gợi ý của Cogny, Navarre lại yêu cầu một hành động để cứu nguy cho Điện Biên Phủ trước ngày 10-5, và một cuộc ngưng bắn trước khi tập đoàn cứ điểm này thất thủ. Không còn cách nào khác, lần này người ta buộc phải cho Navarre biết là sẽ không có Chiến dịch Chim Kền Kền. Cuối tháng 4,
    Tổng thống Eisenhower đi đến một dự định là, kể cả trong trừ trường hợp Anh từ chối hành động thống nhất, Mỹ vẫn cứ thành lập với Pháp một liên minh chống Cộng không có Anh. Mục tiêu của Mỹ là trong hội nghị Genève, Mỹ sẽ phải làm thế nào để ép Pháp từ bỏ quyết tâm thương lượng, chấp nhận quốc tế hóa chiến tranh mà không làm Pháp bẽ mặt (ví dụ như vẫn để Pháp có tiếng nói quyết định hơn trong việc huấn luyện quân đội quốc gia ngụy) và Mỹ không đưa bộ binh vào Việt Nam. Phía Anh, lập trường của họ đã rõ ràng: Anh đã có thể rời bỏ Ấn Độ thì Pháp cũng có thể rời bỏ Đông Dương. Hơn nữa, Anh không muốn khả năng thương lượng ở Genève bị phá hỏng bởi một cuộc viễn chinh quân sự mà viễn cảnh của nó là ?ophiêu lưu, mạo hiểm? và rất có thể sẽ bị các nước trong Khối Liên hiệp Anh, kể từ Ấn Độ, lên án.
    Còn lập trường của Pháp thì phức tạp hơn. Họ chiến đấu là vừa để chống Cộng, vừa để duy trì đế quốc của họ. Họ muốn duy trì ảnh hưởng của họ ở Đông Dương và nền thống trị của họ ở châu Phi, nhưng để thắng được ********* mà thắng lợi đó lại giành được trong khuôn khổ một hành động thống nhất thì e rằng điều đó sẽ dẫn đến một sự chia sẻ về trách nhiệm quân sự và làm tăng ảnh hưởng, uy tín của Mỹ đối với các quốc gia liên kết ở Đông Dương? Tình hình trở nên khá nhùng
    nhằng. Xuất phát từ quyền lợi riêng, ý đồ riêng nên Pháp, Mỹ và kể cả Anh, một đồng minh quan trọng mà Mỹ muốn tranh thủ sự đồng tình, mãi không sao thống nhất được ý kiến. Và mặc cho Navarre hết cú điện này đến cú điện khác ra sức cầu cứu, Chiến dịch Chim Kền Kền vẫn gần như nằm yên trên giấy.
    Trong khi đó thì quân dân Việt Nam ngày đêm ráo riết chuẩn bị cho đợt 2 chiến dịch, ngày càng xiết chặt vòng vây, tích cực tiêu hao, tiêu diệt đối phương, chuẩn bị điều kiện để sẵn sàng chuyển sang Tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
    Ngày 29-4, trong cuộc họp với Radford và các tham mưu trưởng ba quân chủng cùng nhiều sỹ quan cao cấp khác để xem xét lại mọi mặt tình hình, Tổng thống Eisenhower cuối cùng đã quyết định ngừng xúc tiến Chiến dịch chim Kền Kền. Và thế là chưa kịp cất cánh, Chim Kền Kền đã chết yểu!
  10. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Đọc trên VNN có bài "ĐBP những điều chưa kể" có đoạn
    Đó còn là những câu chuyện trước đây chưa ai nói đến về quá trình quân ta đánh đồi A1, khó khăn ác liệt và thương vong rất nhiều. Đồi A1 diện tích 2.000m2 nhưng 3.000 chiến sỹ đã hy sinh trong khoảng thời gian đó...
    Đúng là cái kiểu viết sách theo "Nghe-nói" luôn gây ra những hiểu lầm khá tai hại

Chia sẻ trang này