1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo số liệu chính thức thì trong 36 ngày đêm nhưng chủ yếu là từ 30/04 đến 03/04 thì ở đồi A1 ta hy sinh 1.004 và bị thương 1.512 người, trong đó e174 tổn thất 1.620, e102 tổn thất 890. Đi kèm là 8 khẩu cối, 22 bazooka và ĐKZ, 8 đại liên, 32 trung liên, 326 tiểu liên và 460 súng trường.
    Hy sinh 3.000 người thì 2 cái trung đoàn kia hết sạch quân à
  2. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Phía trên còn đoạn nữa:
    Ông lấy ví dụ như trận đánh ở cánh đồng Pe Luông phía tây Điện Biên Phủ, cả một đại đội súng máy 12 ly 7 của ta đã bị hủy diệt gần như hoàn toàn. Lúc đó, trận địa mới đào hào bao vây, địch biết mình đang đào hào và đã cho 2 tiểu đoàn bộ binh tràn ra đánh.
    Mặc dù nhiệm vụ chính của đại đội là đánh máy bay chứ không được trang bị để đánh bộ binh và xe tăng, nhưng đại đội vẫn chiến đấu đến cùng với tinh thần hết sức dũng cảm, cả đại đội không ai bỏ chạy, không ai đầu hàng và đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng.
    Tuy nhiên, còn sót lại 3 người bị thương nằm dưới các tử sĩ, địch không phát hiện ra, vẫn còn sống.

    Lục lại Topic cũ thì có lẽ là trận này
    Ngày 28-3-1954, một thời khắc bi hùng của chiến dịch
    Tôi là Nguyễn Trương, 72 tuổi, nguyên đại tá hải quân, hiện gia đình ở 196 Thanh Vị, Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Tây. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ tôi là pháo thủ của Đại đội 78, Tiểu đoàn 387, Đại đoàn 308. Ngày nay, phiên hiệu tiểu đoàn không còn nữa và anh em trong đơn vị do hy sinh trong hai cuộc chiến tranh hoặc do bệnh tật, tuổi cao sức yếu nay cũng chỉ còn khoảng 25-30 người. Song cứ đến ngày 28-3 hàng năm là chúng tôi rủ nhau về tụ họp, để ôn lại truyền thống, cũng là để thắp nén hương tưởng niệm các chiến sĩ của đại đội 78 thuộc tiểu đoàn 387 đã hy sinh anh dũng trong trận đánh không cân sức ngày 28-3-1954, một thời khắc bi hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ...
    Tháng 1-1954 đang ở Khe Hồng Lếch, phía tây Mường Thanh, chúng tôi được lệnh theo các trung đoàn 36 và 102 (Đại đoàn 308) tiến công địch ở phòng tuyến Nậm Hu trên đất bạn, để ngăn không cho địch rút khi ta đánh vào Điện Biên. Đêm 30 Tết đón xuân Giáp Ngọ (1954) trên đất Lào, vừa đói vừa rét. Đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ người thấp, nhỏ, khẩu súng ngắn sệ bên hông, vai quàng ruột tượng gạo. Tuy mệt, nhưng lúc nào anh cũng tươi tỉnh, động viên chúng tôi. Chính trị viên Ngô Hạnh Phúc quê ở miền Trung, thì luôn nhẹ nhàng khích lệ: ?oSắp đến Mường Khoa, Mường Sài rồi, hãy cố lên!?. Tôi vốn trước khi nhập ngũ học đến đệ tam (tương đương lớp 7 bây giờ), hay làm ca dao hò vè, nghe đại đội trưởng và chính trị viên động viên liền ứng khẩu luôn mấy câu hò, lập tức được cả đơn vị vừa hành quân vừa hò: ?oBa mười Tết nhớ Quang Trung (Hò lơ); Đuổi quân Thanh đến tận cùng (Ai đi hò lờ); Xuân Giáp Ngọ này Ba linh tám (Hò lơ); Đánh giặc Tây khắp Hạ Lào (Ai hò lờ)... Thế rồi sau bao ngày đêm chúng tôi đã qua Hòn Núi Lở tới được Mường Khoa, Mường Sài, đi đến đâu dân bản Lào cũng đón tiếp thịnh tình, tiếp tế gạo, thịt, rau và đường đỏ gói trong lá chuối khô. Vừa vào đất Mường Sài (trong lúc đó Trung đoàn 36 đã truy kích địch tới Luông Phra-băng), Đại đội trưởng Quỳ nhận được lệnh mới của Đại đoàn trưởng: quay về nước ngay! Vậy là được tham gia trực tiếp chiến dịch Điện Biên Phủ, anh em đều reo mừng. ?oNhà thơ đại đội? là tôi, liền ứng khẩu luôn một bài: ?oGiúp cho dân bạn bình yên/Đang vui chiến thắng lệnh trên gọi về/Mọi người vui sướng hả hê/Không ngờ được về đánh trận Điện Biên...?.
    Từ đầu tháng 3 trở đi, không quân địch rất lúng túng. Bay thấp để thả dù tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm đang bị gọng kìm ta thít chặt thì sợ pháo phòng không. Bay cao thả cầu âu, hầu hết súng đạn, lương thực đều rơi vào trận địa ta. Trận địa phòng không của chúng tôi đã vào rất gần sân bay Mường Thanh rồi.
    Sáng 28-3. Trời còn sương mù, đại đội trưởng Quỳ cho anh em ăn cơm sớm hơn thường lệ, nói là để sẵn sàng đánh địch. Bữa ăn vội vừa xong thì quả nhiên trọng pháo địch đã rền vang ở phía trận địa đại đội 78 nhô cao nhất trong đội hình của tiểu đoàn. Mọi lần đại đội tôi chia làm 2 kíp, thay nhau trực chiến. Khi đại đội trưởng trực thì kèm phó chính trị viên, còn chính trị viên trưởng trực, kèm đại đội phó. Lần này không hiểu sao, cả hai cấp ?otrưởng? đều trực. Đại đội trưởng Quỳ nhận định: Xem ra chúng sẽ đánh lớn; không loại trừ khả năng chúng đột phá được qua bộ binh chốt ở trận địa tiền duyên rồi tràn vào đây; ta phải có cách tự bảo vệ mình. Anh em hoàn toàn nhất trí. Thế là tất cả các nòng pháo 12ly7 bắn máy bay, giờ chúc xuống sẵn sàng nghênh đón bộ binh và xe tăng địch.
    Chừng 30 phút sau, tiếng chiến sĩ cảnh giới thét lên: ?oĐịch đã tràn qua các trận địa chiến hào. Chúng tới bãi cây chó đẻ trước trận địa ta ba trăm mét rồi!?. Chính trị viên Phúc liền hô to: ?oChiến đấu đến cùng! Xứng đáng là chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong anh hùng!?.
    Lát sau, đã thấy bóng những tên lê dương Pháp thấp thoáng trong các lùm cây chó đẻ (về sau mới biết trận đánh nống này, địch dùng 4 tiểu đoàn lính lê dương, 6 xe tăng do tên Bi-da phó tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ huy. Một trận chiến đấu không cân sức, trong khi ta chỉ có lực lượng trực chiến của đại đội phòng không 78). Trung đội 2 nổ súng trước. Đạn 12ly7 rời nòng chát chúa. Tụi lê dương ngã hàng loạt. Toán địch thứ hai lao lên, rồi lại bị rụng, tên nào còn sống sót liền chạy ngược về phía sau. Trận địa chợt im ắng trong ít phút. Bỗng ở cánh phải thấy lấp ló lá cờ trắng, cùng tên lê dương râu ria xồm xoàm giơ tay vẫy vẫy ra hiệu xin hàng. Mấy pháo thủ reo: ?oThắng rồi!?. Nhưng đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ phán đoán rất nhanh, trao đổi với chính trị viên Ngô Hạnh Phúc đứng bên cạnh, rồi anh nói to với mọi người: ?oMới có mấy loạt đạn đã hàng, sao mau thế? Đề phòng chúng trá hàng!?. Nhưng hơi muộn một chút, trung đội trưởng Bàng cùng hai xạ thủ đã lộ mặt khỏi ụ pháo. Họ vừa đi được chừng mươi mét, tụi lê dương nổ súng liền. May mà đạn chỉ sượt qua vai áo Bàng, anh chửi ầm lên và bắn yểm trợ cho hai xạ thủ kịp rút về.
    Lúc này địch bắt đầu trút đạn như mưa vào trận địa của đại đội 78. Khói lửa mịt mờ. Đại đội trưởng Quỳ và chính trị viên Phúc vẫn cùng đứng nhô hẳn người khỏi miệng hào để quan sát và chỉ huy anh em chiến đấu. Tiếng hai anh vang vang khắp trận địa. Bộ binh địch có xe tăng và pháo yểm trợ, hò hét xông lên. Lửa đạn mỗi lúc dữ dội. Rồi đến trưa không nghe tiếng đại đội trưởng nữa. Bỗng nghe tiếng chính trị viên gọi to: ?oĐồng chí Bàng lên thay đồng chí Quỳ chỉ huy tiếp tục chiến đấu!?.
    Anh em đều ứa nước mắt tiếc thương người đại đội trưởng thân yêu! Moóc-chi-ê địch vẫn bắn dồn dập vào trận địa. Lại bỗng nghe ?oối? một tiếng. Khói vừa tan, đã thấy đồng chí Bàng lảo đảo, mặt đầy máu, nhưng anh vẫn đứng vững ở vị trí chỉ huy. Lát sau y tá Duyên chạy vụt qua hầm súng trung đội 3. Duyên bảo: ?oAnh Bàng bị thương lần thứ ba rồi. Tôi đến băng cho anh?.
    Địch vẫn rình rập mà chưa vào được trận địa. Nhưng cơ số đạn của đại đội 78 đã hết. Đường dây điện thoại lại bị đứt. Các pháo thủ được lệnh sẵn sàng đánh giáp lá cà. Phải dùng đến búa, xẻng, xà beng; cả cờ-lê, kìm, tuốc-nơ-vít, các thứ vốn để sửa chữa súng pháo. Mọi người cùng một quyết tâm: Còn người, còn trận địa!
    Khi địch chưa tràn được vào trận địa thì đến lượt chính trị viên Ngô Hạnh Phúc trúng đạn ngã xuống. Trung đội trưởng Chu Mai lên thay.
    Đến trưa. Thấy hỏa lực ta quá thưa thớt, núp sau hai xe tăng, bọn lính lê dương lại ào lên. Trận quyết tử giáp lá cà bắt đầu. Những tên lê dương cao lớn kinh hoàng trước những con người nhỏ bé, cực kỳ dũng mãnh lăn xả vào chúng. Có chiến sĩ với chiếc xẻng đã đánh gục mấy lính lê dương rồi mới gục ngã, có chiến sĩ khi chết răng vẫn cắn vào cổ họng tên địch...
    Hơn một giờ sau, bộ binh của Trung đoàn 88 ở phía sau vận động đến ứng cứu. Bọn địch bị đánh bật ngay khỏi trận địa, để lại hàng chục xác và lính bị thương. Trung đoàn trưởng Nam Hà lặng người nhìn khắp lượt trận địa pháo phòng không của đại đội 78 còn ngổn ngang lửa máu, ứa nước mắt thốt lên: ?oAnh dũng quá!?.
    Hôm đó tôi ở kíp nghỉ trực, đang phía bìa rừng. Nghe tiếng súng nổ ran hàng giờ liền ở trận địa, anh em đều sốt ruột sốt gan. Đến xế chiều, thấy anh nuôi mang về còn nguyên cơm canh và ném gánh cơm phịch xuống đất, nước mắt giàn giụa. Chúng tôi được lệnh mang ngay cáng thương cùng tiểu đội trưởng Thế Anh ra trận địa. Tới nơi, trái tim ai cũng thắt lại khi thấy đại đội trưởng Nguyễn Viết Quỳ còn đang đứng áp người vào thành công sự, đầu gục xuống, mảng máu bết trên ngực. Chính trị viên Ngô Hạnh Phúc thì nằm trong hầm, đầu cuốn băng to xù, tay để lên trán, vắt chân chữ ngũ như đang nằm ngủ. Chúng tôi không dám kéo chân kéo tay anh, nhẹ nhàng đặt anh lên cáng, cứ để thế khiêng đi...
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Ảnh thì nhiều lắm.
    Battle of Dien Bien Phu
    Bataille de Điện Biên Phủ Bataille de Dien Bien Phu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. nguoiviet2000

    nguoiviet2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Làm sao sạch quân được hả bác? Quân bổ sung liên tục kia mà.
    quote-chiangshan viết lúc 19:35 ngày 15/04/2009:
    Theo số liệu chính thức thì trong 36 ngày đêm nhưng chủ yếu là từ 30/04 đến 03/04 thì ở đồi A1 ta hy sinh 1.004 và bị thương 1.512 người, trong đó e174 tổn thất 1.620, e102 tổn thất 890. Đi kèm là 8 khẩu cối, 22 bazooka và ĐKZ, 8 đại liên, 32 trung liên, 326 tiểu liên và 460 súng trường.
    Hy sinh 3.000 người thì 2 cái trung đoàn kia hết sạch quân à
    [/QUOTE]
    Bài báo đây
    http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/842017/
    Điện Biên Phủ và những câu chuyện bây giờ mới kể
    09:18'' 15/04/2009 (GMT+7)
    - 55 năm sau ngày chiến thắng ?ochấn động địa cầu?, nhiều câu chuyện sinh động, cụ thể, cảm động của những nhân chứng lịch sử được tổng hợp trong cuốn sách ?oChuyện những người làm nên lịch sử - Hồi ức Điện Biên Phủ (1954 - 2009)? do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành.
    Họ làm ra đất nước...
    Đại tá Nguyễn Xuân Mai, nguyên Tổng biên tập báo Cựu chiến binh Việt Nam, thành viên ban biên soạn cuốn ?oChuyện những người làm nên lịch sử - Hồi ức Điện Biên Phủ (1954 - 2009)? cho biết, đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại hình ảnh và hồi ức của hơn 160 nhân vật. Họ là những chiến sỹ, cán bộ, bác sỹ, y tá, dân công, phóng viên, văn công... đã tham gia chiến dịch lịch sử.
    Phần 1 - ?oToàn dân ra trận? - sẽ giúp độc giả làm quen với những người tham gia chiến dịch nhưng không cầm súng như y bác sĩ, dân công, thanh niên xung phong, văn nghệ sĩ, phóng viên?
    Trong ký ức những nhân chứng sống của chiến thắng năm xưa, cuộc chiến ngày ấy là một chuỗi những kỷ niệm của hơn 170 ngày đêm nơi miền đất Tây Bắc xa xôi.
    Có những người lính đã kinh qua trận mạc. Có những người chỉ mới học cầm súng, ném lựu đạn, hầu hết đều không có cấp hàm. Họ có thể là những nhân vật từ trước đến nay có thể ?okhông ai nhớ mặt đặt tên / nhưng họ đã làm ra đất nước?.
    Bản thân đại tá Nguyễn Xuân Mai cũng từng là chiến sỹ liên lạc thuộc Đại đoàn 316 trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông bày tỏ, từ trước đến nay đã có rất nhiều những tài liệu, bài báo, nghiên cứu, ấn phẩm... về chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều câu chuyện đến thời điểm này mới được hé lộ.
    Các nhân chứng kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong chiến dịch, những chuyện vui buồn khi chiến trận hay lúc bình yên. Họ nói về sự gắn bó với sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ cũng như ?omối duyên nợ? với địa danh này.
    Ông lấy ví dụ như trận đánh ở cánh đồng Pe Luông phía tây Điện Biên Phủ, cả một đại đội súng máy 12 ly 7 của ta đã bị hủy diệt gần như hoàn toàn. Lúc đó, trận địa mới đào hào bao vây, địch biết mình đang đào hào và đã cho 2 tiểu đoàn bộ binh tràn ra đánh.
    Mặc dù nhiệm vụ chính của đại đội là đánh máy bay chứ không được trang bị để đánh bộ binh và xe tăng, nhưng đại đội vẫn chiến đấu đến cùng với tinh thần hết sức dũng cảm, cả đại đội không ai bỏ chạy, không ai đầu hàng và đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng.
    Tuy nhiên, còn sót lại 3 người bị thương nằm dưới các tử sĩ, địch không phát hiện ra, vẫn còn sống.
    Đó còn là những câu chuyện trước đây chưa ai nói đến về quá trình quân ta đánh đồi A1, khó khăn ác liệt và thương vong rất nhiều. Đồi A1 diện tích 2.000m2 nhưng 3.000 chiến sỹ đã hy sinh trong khoảng thời gian đó...
    Những kỷ niệm sâu sắc của mỗi cựu chiến binh, thông qua câu chuyện kể giản dị mà cụ thể, gần gũi, được sắp xếp trong cuốn sách theo trình tự thời gian và không gian, tạo thành một câu chuyện kể chung về chiến dịch.
    Thời gian không chờ đợi
    Điều thôi thúc đại tá Nguyễn Xuân Mai cũng như các thành viên khác trong ban biên soạn quyết tâm hoàn thành bằng được cuốn sách này là suy tư "cho dù sự kiện Điện Biên Phủ sẽ còn được thế hệ sau ?onhìn thấy? qua những thước phim tư liệu hay phim truyện, thì những con người đã tham gia trận chiến, những nhân chứng sống của Điện Biên Phủ theo thời gian rồi sẽ không còn có mặt trong những ngày lễ kỷ niệm chiến thắng".
    Những người làm nên lịch sử là những chiến sỹ, cán bộ, bác sỹ, y tá, dân công... Họ có thể đã được biết đến qua báo chí, sách vở hoặc vẫn chưa được nhắc đến.
    Chính vì vậy, từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009, đại tá Nguyễn Xuân Mai cùng nhóm biên soạn gồm 5 phóng viên đã tìm gặp, phỏng vấn, ghi âm và chụp hình hơn 200 nhân chứng Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống tại nhiều địa phương khác nhau trên cả nước.
    Những người thực hiện cuốn sách vẫn cảm thấy chút tiếc nuối. ?oNhững câu chuyện cụ thể còn nhiều lắm, mỗi người có đến hàng chục kỷ niệm khác nhau trong chiến đấu, trong sinh hoạt với đồng đội, với nhân dân mà khả năng của nhóm biên soạn chưa thể chuyển tải hết được", ông Mai nói.
    Việc thẩm định tính chính xác của những lời kể của các nhân chứng lịch sử cũng được các tác giả tiến hành rất cẩn thận và đối chiếu rất kỹ càng với nhiều tư liệu lịch sử đã được công bố trước đó.
    Phần đầu của cuốn sách có tên ?oToàn dân ra trận? sẽ giúp độc giả làm quen với những người tham gia chiến dịch nhưng không cầm súng như y bác sĩ, dân công, thanh niên xung phong, văn nghệ sĩ, phóng viên?
    Tiếp đó là chuỗi hồi ức của những người lính trong vòng 170 ngày đêm tại Tây Bắc. Từ khi quân Pháp nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh ngày 20/11/1953 cho đến chiều ngày 7/5/1954, khi toàn bộ ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm đầu hàng.
    Câu chuyện về những người lính năm xưa quay lại chiến trường để xây quê hương thứ hai, về những cuộc ?ohành hương về nguồn?, về những cựu chiến binh mang tinh thần Điện Biên kết nối các thế hệ... khép lại những trang cuối cùng của cuốn sách.
    Qua từng trang sách, từng câu chuyện được kể lại giúp hình dung được một cách sống động từng giai đoạn, từng diễn biến, từng trận đánh, từng đợt tiến công của chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Đại tá Nguyễn Xuân Mai cũng như nhóm biên soạn hy vọng cuốn sách này sẽ vào được hệ thống thư viện trên cả nước và đến được với đông đảo bạn đọc trẻ, sinh ra và lớn lên sau khi đất nước đã được hòa bình, độc lập.
    * Cao Nhật
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác lấy thông tin bổ sung liên tục ở đâu, theo em biết thì:
    e102 có được bổ sung, nhưng là sau khi rút khỏi A1 và chuyển qua cánh Tây để đánh 310B - Nà Noọng.
    e147 cũng có được bổ sung, nhưng là sau khi thay thế e102 phòng ngự A1, lúc này và cả trận cuối cùng ngày 6/5, thương vong không nhiều. Còn thì trong quá trình giao chiến không có bổ sung, trung đoàn này phải huy động cả vệ binh, y tá, cán bộ tiểu đoàn bộ, giao liên, anh nuôi cầm súng đánh đồn.
    Hi sinh 3.000 thì bị thương khoảng 4.000 đến 6.000 người. Tổng ít nhất là 7.000 người. Không tưởng bác ạ. Mỗi trung đoàn có khoảng 1.8000 người thôi.
  6. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Thế có bác nào ở đây cầm cái cuốn sách đang nói ở trên chưa? Xem cái nguồn 3k đó ở đâu hay chỉ là lời kể của các cựu chiến binh?
    Mà em cũng thắc mắc là tại sao vietnamnet đưa cái thông tin gây sốc như thế nhỉ?
    Đọc hồi ký của Cụ Giáp thì thấy hy sinh ở A1 chủ yếu là đánh đợt 2 chứ đợt 3 thì Pháp có còn vẹo gì nữa đâu mà mình hy sinh nhiều thế?
    Có lẽ tối em chạy ra Trang Tiền kiếm quyển sách này đọc xem sao.
  7. nguoiviet2000

    nguoiviet2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bác nghĩ về chiến tranh đơn giản nhỉ!
    Ở trên có bác gì, đọc bài báo chưa kỹ, không biết là họ lấy nguồn từ đâu đã vội vàng phê phán. Bài báo đó chỉ là bài giới thiệu sách thôi.
  8. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Bác Trường Sơn vứt cho bạn cái nguồn là xong ngay ấy mà. Tớ cũng đang tò mò đây
    Thường thì nhà đài và cánh nhà báo không đọc nhiều về QS thường đánh đồng "thương vong" là "hi sinh". Có thể đây là nguyên nhân của con số 3000 chăng
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ờ nguồn nghe kể thôi
    Cỡ bác Tuấn mà còn bị chê là suy nghĩ đơn giản thì mình trật tự cho nó lành vậy
  10. nguoiviet2000

    nguoiviet2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Nghe giọng mấy bác kiểu nửa đùa nữa thật, mình đoán là các bác vẫn cho là suy nghĩ của các bác về vấn đề trên là đúng. Nhỡ cái suy nghĩ ấy nó sai bét thì sao?

Chia sẻ trang này