1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    255
    Cả hai bọn đấy nếu kích động thì đều thiệt bác ạ, người Mông thì từ xưa tới nay đã vốn thế rồi =((
  2. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063


    clip mới nhân 7/5 (style khác bác Sairagon nhé ;));));)))

    quên mất có topic này. move qua đây
  3. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
    vãi đạn, em chơi game sv ở bên Pháp, thằng GM thông báo kỷ niệm 7/5 Điện Biên Phủ nó làm cái event X2 exp trong ngày 7/5 [r2)]
  4. Hieukiti

    Hieukiti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    các bạn rân chủ bác ah, người MÔng đòi thành lập vương quốc riêng
  5. LaBatChap

    LaBatChap Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2010
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    2
    Bác Malogs ơi, bản nhạc lúc bộ đội ta xung phong là bài gì thế, nghe phê wớ:-bd:-bd
  6. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    bản nhạc tên vầy nè bạn
    Two Steps From Hell - Merchant Prince
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng ĐBP, mình có sưu tầm được một bài viết của Bernard B. Fall, được coi là chuyên gia về chiến tranh đông Dương.
    Mình lược dịch từ bài viết bằng tếng Anh tại:
    http://www.historynet.com/battle-of-dien-bien-phu.htm
    Tuy bài viết mang quan điểm của một người Pháp phía bên kia chiến tuyến, nhưng hy vọng là nó cũng đem lại cho các bạn một chút tư liệu tham khảo về một góc nhìn khác về chiến thắng vĩ đại này của quân dân ta, và càng khẳng định tài năng quân sự của Đ.ại t.ướng V.N G.iáp

    +++++++++++++++++++++++++++

    Trận Đ.iện Biên Phủ


    Bài viết này của Bernard B. Fall là bản miêu tả của một trong những trận chiến quan trọng nhất diễn ra tại Việt Nam. Một cuộc xung đột giữa C.ộng s.ản Việt M.inh và lực lượng đồn trú của Pháp, xảy ra ở một thị trấn gọi là "Vùng biên giới vững chãi”, tiếng Việt là Đ.iện Biên Phủ. Bernard Fall viết rằng so với các trận chiến khác trên thế giới, Đ.iện Biên Phủ khó có thể hội đủ điều kiện như là một trận chiến lớn, có tính quyết định. Tuy nhiên, ông nói nó đúng là như thế. Cuộc bao vây xảy ra trong khi Hội nghị Genève 1954 đang giải quyết các thỏa thuận giữa các nước lớn, bao gồm cả tương lai của Đông Dương. Khi lực lượng Việt M.inh tràn ngập Đ.iện Biên Phủ ngày 07 Tháng Năm 1954, theo Fall ảnh hưởng quân sự của Pháp ở châu Á đã kết thúc.
    Fall được sinh ra vào năm 1926 và lớn lên ở Pháp. Cha mẹ của ông đã bị giết bởi Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Ông có được được kinh nghiệm về chiến tranh du kích khi trực tiếp chiến đấu trong lực lượng kháng chiến Pháp 1942-1944. Khi Đồng minh đổ bộ vào châu Âu, Fall đã tham gia quân đội Pháp, phục vụ trong bộ binh và pháo binh thuộc sư đoàn 4 sơn chiến Ma-rốc.
    Sau Thế chiến II, Fall làm việc như một nhà phân tích nghiên cứu tại Toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg. Ông đến Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 1951 như một nghiên cứu sinh chương trình Fulbright, nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học Syracuse. Năm 1953, để tham gia vào các lĩnh vực nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của ông, ông đi đến vùng chiến tranh Đông Dương. Vì là một cựu binh Pháp, ông được phép đi cùng với lực lượng Pháp hành quân chiến đấu trong mọi khu vực của đất nước. Năm 1957 Fall tham gia giảng dạy tại Đại học Howard, là giáo sư về quan hệ quốc tế, và ông đã dành mùa hè năm đó ở Nam Việt Nam. Nhận một khoản tài trợ từ Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) để nghiên cứu sự xâm nhập của C.ộng s.ản ở Đông Nam Á, Fall đã chứng kiến ​​sự bùng nổ của chiến tranh C.ộng s.ản tại Lào. Ông đã trải qua những năm 1961-1962 dạy học tại Campuchia nhờ trợ cấp từ Rockefeller Foundation. Trong thời gian đó ông đã thành công trong việc đi thăm C.ộng s.ản Bắc Việt Nam và phỏng vấn H.ồ C.hí M.inh. Năm 1965, Fall lại trải qua mùa hè với các lực lượng Mỹ và Việt Nam tại miền Nam Việt Nam.
    Trong số các tác phẩm quan trọng nhất của ông có cuốn”Con đường không vui”, đã trở thành cuốn sách quân sự cần thiết phải đọc về chiến tranh không có giới tuyến, và “Địa ngục trong một nơi rất nhỏ”: Cuộc bao vây Đ.iện Biên Phủ. Trong sử thi thứ hai, Fall mô tả rất chi tiết không chỉ là thất bại mà còn là chủ nghĩa anh hùng đã diễn ra trong cái mà ông gọi là một trong những trận đánh quyết định nhất của thế kỷ 20 này.
    Trong chuyến đi cuối cùng của ông đến Việt Nam vào tháng Hai năm 1967, Fall đã chọn đi cùng với một trung đội của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 9 thủy quân lục chiến, trong cuộc hành quân Chinook II, một nhiệm vụ tìm và diệt. Từ Phú Bài, các toán quân di chuyển dọc theo khu vực được người Pháp đặt tên là “La Rue Sans Joie”, hoặc “Con đường không vui”. Chính là ở đây, trong khu vực mà ông đã viết về nó với nhiều cảm xúc, Bernard Fall đã bị giết bởi một quả mìn, cùng với Trung sĩ pháo binh Byron Highland, một nhiếp ảnh gia chiến trường của thủy quân lục chiến.
    Bernard Fall B. sẽ được lịch sử nhớ đến như là một trong những người hiểu biết nhất về chiến tranh Việt Nam. Ông viết bài này vào năm 1964, trước khi cuốn “Địa ngục trong một nơi rất nhỏ” được xuất bản.


    ++++++++++++++++++++++++++

    Ngày 7 Tháng Năm 1954, kết thúc của trận chiến ở pháo đài rừng rậm Đ.iện Biên Phủ đã đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng quân sự của Pháp ở châu Á, cũng giống như các cuộc vây hãm Port Arthur, Corregidor và Singapore, ở một mức độ nhất định, đã phá vỡ thời ky bá chủ của Nga, Mỹ và Anh ở châu Á.
    Những người châu Á, sau nhiều thế kỷ bị nô dịch, đã đánh trả người da trắng trong cuộc chơi của riêng mình. Hôm nay, 10 năm sau Đ.iện Biên Phủ, du kích V.C ở miền Nam Việt Nam một lần nữa thử thách khả năng của phương Tây trong việc chống lại sự kết hợp mạnh mẽ của áp lực chính trị và quân sự trong một môi trường hoàn toàn xa lạ.
    Vào ngày đó tháng 5 năm 1954, vị trí Đ.iện Biên Phủ đã trở nên rõ ràng là vô vọng vào lúc 10 giờ sáng. Pháo binh và súng cối của Pháp đã dần dần im tiếng bởi pháo binh C.ộng s.ản Việt M.inh chính xác đến chết người, và những cơn mưa gió mùa đã làm cho việc thả dù tiếp tế bị chậm lại, và biến các chiến hào Pháp thành các vũng lầy không đáy. Các sỹ quan và binh lính còn sống sót, nhiều người đã sống 54 ngày với một chế độ ăn kiêng gồm cà phê và thuốc lá, đã ở trong trạng thái rối loạn tâm lý đến kiệt sức.
    Trong khi chỉ huy của họ, Lũ đoàn trưởng T.ướng Christian de la Croix de Castries, báo cáo tình hình qua điện thoại vô tuyến cho T.ướng René Cogny, chỉ huy của ông ta đang ở cách xa 220 km tại Hà Nội, bằng một giọng the thé nhưng lạnh lùng, rằng pháo đài rõ ràng đã đến lúc kết thúc. De Castries điểm ra một danh sách dài các tiểu đoàn 800-người đã giảm thành các đại đội 80 người, và của các đại đội đã giảm xuống thành trung đội yếu. Tất cả những gì mà ông có thể hy vọng là cố giữ cho đến khi đêm xuống để quân lính dưới quyền còn sống sót của ông có cơ hội thoát vào rừng nhờ sự che chở của bóng đêm, trong khi bản thân ông sẽ ở lại với hơn 5.000 người bị thương nặng (trong số tổng số 15.094 lính bên trong thung lũng) và đối mặt với kẻ thù.
    Tuy nhiên, khoảng 3 giờ chiều, rõ ràng là pháo đài sẽ không trụ nổi cho đến khi đêm xuống. lực lượng C.ộng s.ản, trong các cuộc tấn công biển người, đã tràn ngập các tuyến phòng thủ cuối cùng. De Castries hỏi các chỉ huy đơn vị còn sống sót trong tầm kiểm soát, và được sự đồng thuận là việc đột phá vây sẽ chỉ dẫn đến một cuộc thảm sát vô nghĩa trong rừng già. Sau đó quyết định tiếp tục trụ lại chiến đấu đến cùng này được thực hiện, cho đến khi nào còn đủ đạn dược, và để cho các đơn vị, cá nhân bị dày xéo sau khi tiêu huỷ vũ khí hạng nặng. Điều này đã được chỉ huy cao cấp của Pháp tại Hà Nội phê duyệt vào khoảng 5 giờ chiều, nhưng với điều kiện là để binh lính trong Isabelle, cứ điểm cực nam gần rừng già và các lực lượng thân thiện tại Lào nhất, có cơ hội để thực hiện một bước đột phá.
    Cuộc trò chuyện cuối cùng của Cogny với de Castries xử lý vấn đề làm gì với những người bị thương chồng chất lên nhau trong các điều kiện không thể tin được trong các cứ điểm và trong bệnh viện trung tâm của pháo đài - ban đầu được xây dựng để chứa 42 thương binh. Đã có ý kiến ​​cho rằng nên đầu hàng có trật tự, để cứu những người bị thương khỏi bị đau đớn thêm khi rơi vào tay kẻ thù như những người bị bỏ rơi. Nhưng Cogny đã kiên quyết vào thời điểm đó:

    Này ông bạn già, tất nhiên bây giờ thì bạn phải kết thúc toàn bộ sự việc. Nhưng những gì bạn đã làm được cho đến bây giờ chắc chắn là rất tuyệt vời. Đừng làm hỏng nó bằng cách treo cờ trắng. Bạn sẽ bị nhấn chìm [bởi đối phương], nhưng không đầu hàng, không có cờ trắng.

    Được thôi, thưa Đại T.ướng, tôi chỉ muốn bảo vệ những người bị thương.

    Vâng, tôi biết. Vâng, hãy cố làm tốt nhất mà bạn có thể làm, hãy để đơn vị cấp dưới tự hành động cho họ. Những gì bạn đã làm là quá tuyệt vời rồi. Bạn hiểu chứ, ông bạn già.

    Có một khoảng lặng. Sau đó, de Castries nói những lời cuối cùng của mình:
    Tốt, thưa Đại T.ướng.

    Cogny nói: “Vâng, chào tạm biệt ông bạn già . Tôi sẽ gặp bạn sớm.”

    Một vài phút sau, nhân viên vô tuyến của de Castries phá vỡ thiết bị bằng báng của khẩu súng lục Colt 45. Do đó, thông điệp cuối cùng phát ra từ pháo đài chính khi nó đã bị tàn phá, là vào lúc 5:50 tối từ các nhân viên vô tuyến của Tiểu Đoàn 31 Công binh chiến đấu, sử dụng tên mã của mình: “Đây là Yankee Metro. Chúng tôi đang cho nổ tung tất cả mọi thứ xung quanh đây. Chào tạm biệt.”
    Cứ điểm Isabelle không hề có một cơ hội nào. Trong khi các tuyến phòng thủ chính của Đ.iện Biên Phủ đang bị càn quét, lực lượng Việt M.inh hùng mạnh đã thắt chặt gọng kìm của họ xung quanh 1.000 lính Lê dương, Algeria và Pháp đang chuẩn bị phá vây. Vào 9:40 tối, một máy bay trinh sát Pháp báo cáo cho Hà Nội rằng họ thấy kho của cứ điểm đang nổ tung và đã nhìn thấy lửa pháo binh hạng nặng gần kề. Việc đột phá vây đã bị phát hiện. Vào 1:50 ngày 8 tháng năm 1954, thông điệp cuối cùng từ các đơn vị đồn trú bị tiêu diệt được gửi đi, chuyển tiếp qua máy bay trinh sát đến Hà Nội: “Rút lui thất bại - Stop - không thể liên lạc tiếp với bạn - Stop và kết thúc.”
    Trận đánh lớn tại thung lũng Đ.iện Biên Phủ đã kết thúc. Gần 10.000 binh sĩ bị bắt đã bắt đầu cuộc hành quân nghiệt ngã đi vào các trại tù Việt M.inh ở 300 dặm về phía đông. Rất ít người sống sót. Khoảng 2.000 nằm chết trên chiến trường trong những ngôi mộ không được đánh dấu cho đến ngày nay. Chỉ 73 người thoát ra được từ các cứ điểm khác nhau và được các đơn vị du kích thân Pháp đang đợi họ trong rừng Lào cứu sống. Cách đó tám nghìn dặm, tại Geneva, các đoàn đại biểu Việt Nam và Trung Quốc Đỏ đang tham dự hội nghị chín cường quốc (lẽ ra phải giải quyết cả những cuộc xung đột Hàn Quốc và Đông Dương) ăn mừng sự kiện với rượu sâm banh Trung Quốc màu hồng.
    Điều đã xảy ra tại Đ.iện Biên Phủ chỉ đơn giản là một canh bạc lớn do chỉ huy cao cấp Pháp bày ra và đã bị phản đòn rất nặng. Chiến tranh Đông Dương nổ ra trong tháng 12/1946 sau khi các lực lượng Việt M.inh của H.ồ C.hí M.inh cảm thấy rằng Pháp sẽ không đồng ý cho Việt Nam độc lập, đã bị sa lầy vào một thứ bập bênh vô vọng.
    Cho đến khi các lực lượng chiến thắng của Trung Quốc Đỏ đến biên giới Việt Nam trong Tháng Mười Hai năm 1949, đã có ít nhất một hy vọng nhỏ là chính phủ quốc gia Việt nam được Pháp hỗ trợ, đứng đầu là cựu hoàng đế Bảo Đại, có thể dứt ra khỏi Việt M.inh do C.ộng s.ản lãnh đạo được đa số dân Việt Nam đi theo. Nhưng với sự bảo hộ Trung Quốc đỏ đối với lực lượng Việt M.inh, điều đó là không thể được về mặt quân sự. Trước tháng 10/1950, 23 tiểu đoàn thường trực của Việt M.inh, được trang bị pháo Mỹ cực tốt từ các kho của Trung Quốc Dân Quốc còn lại trên đại lục, đã đập tan các phòng tuyến Pháp dọc theo biên giới Trung Quốc và gây ra cho thực dân Pháp thất bại lớn nhất kể từ khi Montcalm thất thủ trước Quebec năm 1759. Trong nhiều tuần, vị trí của Pháp ở miền Bắc Việt Nam đã bị thu hẹp thành một vành đai tăng cường xung quanh đồng bằng sông Hồng, một vành đai liên tục của lãnh thổ do C.ộng s.ản chiếm giữ từ biên giới Trung Quốc tới cách Sài Gòn 100 dặm. Đối với tất cả các mục đích thực tế, cuộc chiến tranh Đông Dương đã thất bại vào lúc đó và ở nơi đó.
    Điều đã làm thay đổi bộ mặt của cuộc chiến tranh trong một thời gian là dòng chảy của viện trợ Mỹ, bắt đầu với sự khởi đầu của Chiến tranh Triều Tiên. Với C.ộng s.ản bây giờ là một mối đe dọa ở cả hai đầu của vòng cung Viễn Đông, chiến tranh Đông Dương thay đổi từ một cuộc chiến tranh thực dân thành cuộc thập tự chinh - nhưng là cuộc thánh chiến không có nguyên nhân thực sự nào. Độc lập, được đưa ra quá miễn cưỡng cho chế độ quốc gia Việt Nam, cũng là khẩu hiệu của kẻ thù.
    Về quân sự, thảm họa đã tạm thời bị đẩy lui. Khu vực chủ yếu đồng bằng sông Hồng ít nhiều do người Pháp chiếm giữ - ít nhất là vào ban ngày, còn vào ban đêm thì địch ở khắp mọi nơi - và đồng bằng sông Cửu Long giàu lúa gạo ở miền Nam Việt Nam, nơi phái Phật giáo chống Cộng đang chiến đấu bên phe Pháp, đã được các lực lượng phương Tây nắm giữ vững chắc hơn trong năm 1953-54 hơn là trong năm 1963-64.
    Tại Lào tình hình là nghiệt ngã như hiện nay: Các lực lượng Lào và Pháp chiếm thung lũng sông Mekong và các sân bay của cánh đồng Chum, và đối phương chiếm phần còn lại. Chỉ Campuchia, lúc đó cũng như bây giờ, hầu như được hưởng hòa bình: Hoàng tử Sihanouk (sau đó lên làm vua) đã nhận được độc lập từ Pháp vào năm 1953 và khích động dân của mình chiến đấu chống lại các du kích quân. Họ đã rất thành công, nên tại hội nghị hiệp định ngừng bắn Geneva sau đó, Campuchia đã không phải giao tỉnh nào làm khu vực tái bố trí cho lực lượng C.ộng s.ản.
    Tình trạng bế tắc hoàn toàn này hoàn toàn buộc Pháp phải tạo ra một tình hình quân sự có thể cho phép đàm phán ngừng bắn trên cơ sở bình đẳng với kẻ thù. Để đạt được điều này, chỉ huy trưởng Pháp, T.ướng Henri Navarre, phải giành được một chiến thắng trước các sư đoàn chủ lực của C.ộng s.ản, mà sự hiện diện liên tục của chúng là mối đe dọa xâm lược vương quốc Lào và đồng bằng sông Hồng với thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng đang phát triển mạnh. Và để tiêu diệt những sư đoàn này và ngăn chặn cuộc xâm lược của họ sang Lào, người ta phải, theo cách nói của quân đội Mỹ, tìm thấy chúng và sửa trị chúng.
    T.ướng Navarre cảm thấy rằng cách để đạt được điều này là đưa cho những người C.ộng s.ản một mục tiêu đủ hấp dẫn để các đơn vị chủ lực của họ vồ lấy, nhưng phải đủ mạnh để chống lại cuộc tấn công. Đó là lý do của việc tạo ra một đơn vị đồn trú tại Đ.iện Biên Phủ và cho trận chiến diễn ra ở đó.
    Cũng có những cân nhắc khác. Lào đã ký kết một hiệp ước với Pháp, hứa sẽ bảo vệ Pháp. Đ.iện Biên Phủ là ổ khóa trên cửa sau đi vào Lào. Đ.iện Biên Phủ cũng đã được thử nghiệm cho lý thuyết mới của Navarre. Thay vì bảo vệ bằng các phòng tuyến cố định, ông muốn tạo ra trên toàn Đông Dương căn cứ địa-không mà từ đó các đơn vị cơ động cao sẽ xông ra và tàn sát đối phương ngay trong hậu phương của chúng, giống như những du kích Việt M.inh đã làm trong vùng hậu phương của Pháp. Tất cả những điều này ngự trị trên Đ.iện Biên Phủ: tự do cho Lào, một chỉ huy cấp cao danh tiếng, sự tồn tại của những đội quân Pháp tinh nhuệ nhất và - trên hết - một cơ hội cuối cùng để thoát khỏi cuộc chiến tranh rừng núi tám năm dài dai dẳng, với một cái gì đó khác hơn một thất bại hoàn toàn.
    Nhưng Navarre, một sĩ quan thiết giáp được đào tạo trên các chiến trường châu Âu, rõ ràng đã không nhận ra rằng không thể có các vị trí nút chặn trong một quốc gia thiếu đường giao thông xây dựng theo kiểu châu Âu (đây là phán quyết sau này của một ủy ban chính phủ Pháp điều tra thảm họa). Kể từ khi Việt M.inh phần lớn dựa vào dân công để tiếp tế cho các đơn vị tiền tuyến của họ, họ có thể dễ dàng bỏ qua các nút chặn như Đ.iện Biên Phủ hoặc cánh đồng Chum, trong khi họ lại giam chân được các lực lượng đồn trú tại các cứ điểm.
    Các kết quả là rất hiển nhiên. Ngay sau khi lực lượng Pháp đến Đ.iện Biên Phủ ngày 20 tháng 11, 1953, hai trong số các sư đoàn chủ lực 10.000 người của Đại T.ướng V.õ N.guyên G.iáp khóa chặt quân đồn trú Đ.iện Biên Phủ, trong khi sư đoàn thứ ba vượt qua Đ.iện Biên Phủ và tiến sâu vào Lào. Vào ngày Giáng sinh năm 1953, lần đầu tiên trong cuộc chiến tám năm, Đông Dương bị cắt làm đôi theo nghĩa đen. Các cuộc công kích mà Đ.iện Biên Phủ trù tính thực hiện đã trở thành các cuộc xuất kích nhỏ nhưng tuyệt vọng chống lại một kẻ thù vô hình. Trước khi cuộc chiến thực sự bắt đầu vào ngày 13 Tháng ba 1954, các đơn vị đồn trú đã có 1.037 lính bị thương vong mà không đạt được bất kỳ kết quả cụ thể nào.
    Bên trong pháo đài, các buôn làng duyên dáng của sông Nậm Rốm đã sớm biến mất cùng với tất cả cây cối trong thung lũng, được dùng làm củi hoặc làm vật liệu xây dựng các lô cốt. Ngay cả nơi cư trú của thống đốc Pháp cũng được tháo dỡ để tận dụng những viên gạch, vật liệu kỹ thuật đã bị thiếu hụt từ đầu.
    Thiếu táAndré Sudrat, kỹ sư trưởng tại Đ.iện Biên Phủ, đã phải đối mặt với một vấn đề mà ông biết là toán học không thể giải quyết được. Theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quân sự bình thường, các vật liệu cần thiết để bảo vệ một tiểu đoàn chống lại đạn pháo 105mm của Việt M.inh lên tới 2.550 tấn, cộng với 500 tấn dây thép gai. Ông ước tính rằng để bảo vệ 12 tiểu đoàn ban đầu (năm tiểu đoàn khác được thả dù xuống trong trận chiến), ông sẽ cần 36.000 tấn vật liệu kỹ thuật - có nghĩa là phải sử dụng tất cả các máy bay vận tải hiện có trong thời gian năm tháng. Khi được bảo rằng ông chỉ được giao tổng cộng khoảng 3.300 tấn vật liệu bằng không vận, Sudrat chỉ đơn giản nhún vai. Trong trường hợp đó, tôi sẽ chỉ củng cố được các sở chỉ huy, trung tâm tín hiệu, và các phòng X-quang tại bệnh viện, và hãy hy vọng rằng quân Việt không có pháo binh.
    Khi cuộc chiến nổ ra, Việt M.inh đã có hơn 200 khẩu pháo, trong tuần cuối cùng của cuộc bao vây còn được bổ sung bằng các giàn phóng tên lửa Katyusha của Nga. Chẳng bao lâu sau sự kết hợp của những cơn mưa gió mùa trong khoảng giữa tháng Tư và pháo binh Việt M.inh dập vào làm đổ nát các công sự và giao thông hào, vốn được sắp xếp gọn ghẽ cho các vị khách nổi tiếng và các nhà báo tham quan trong những ngày đầu của cuộc bao vây. Về cơ bản, trận chiến Đ.iện Biên Phủ biến thành một cuộc đấu pháo tàn khốc, mà sớm muộn thì đối phương sẽ chiến thắng. Các đội pháo thủ Pháp và súng pháo phải làm việc hoàn toàn trống trải để để đảm bảo xạ trường rộng, đã bị tiêu diệt từng đơn vị một, và được thay thế, và lại bị tiêu diệt một lần nữa, và cuối cùng thì im tiếng.
    Các cuộc đấu pháo đã trở thành thảm kịch lớn của trận chiến. Đại tá Charles Piroth, người chỉ huy cụt tay vui tính của pháo binh Pháp trong pháo đài, đã đảm bảo rằng 24 khẩu lựu pháo hạng nhẹ 105mm của mình sẽ ăn thua đủ với bất kỳ thứ gì mà C.ộng s.ản có, và rằng khẩu đội gồm bốn lựu pháo hạng trung 155mm của ông chắc chắn sẽ khóa mõm bất cứ thứ gì chưa bị phá hủy bởi pháo hạng nhẹ và máy bay tiêm kích-ném bom. Khi trận chiến nổ ra, pháo binh Việt M.inh đã ngụy trang rất tuyệt vời mà cho đến ngày vẫn còn nghi vấn là có phải pháo binh Pháp im hơi lặng tiếng hơn so với một số ít các khẩu pháo của đối phương.
    Vào ngày 13 tháng ba 1954, lúc 5:10 chiều, pháo binh C.ộng s.ản bóp nghẹt cứ điểm Beatrice mà không bị thiệt hại gì đáng kể bởi hỏa lực phản pháo của Pháp, Piroth biết pháo đài đã bị tiêu diệt. Và vì là trợ lý cho T.ướng de Castries, ông cảm thấy mình đã góp phần vào không khí chủ quan trong thung lũng trước cuộc tấn công. (Không biết việc de Castries, theo cách của các bậc tiền nhiệm, gửi một lá thư thách thức cho T.ướng Giáp chỉ huy của đối phương là có hay không?)
    “Tôi chịu trách nhiệm. Tôi chịu trách nhiệm”, người ta nghe thấy ông thì thào như thế khi bắt đầu nhiệm vụ của mình. Trong đêm ngày 14-15 tháng 3, ông đã tự sát bằng cách nổ tung với một quả lựu đạn tay, vì ông không thể nạp đạn khẩu súng lục của mình bằng một tay.
    Ban đầu, pháo đài được thiết kế để bảo vệ sân bay chính chống lại sự tấn công của các đơn vị Việt M.inh, chứ không phải để chịu đưng sức tấn công của bốn sư đoàn C.ộng s.ản. Không bao giờ có được một tuyến chiến đấu liên tục bao bọc toàn bộ thung lũng, như bản đồ báo chí phô ra một cách sai lầm vào thời gian ấy. Bốn trong số tám cứ điểm mạnh nằm cách trung tâm từ một đến ba dặm. Hỏa lực đan vào nhau của pháo binh và súng cối của các cứ điểm, hỗ trợ bởi một thiết đội 10 xe tăng (được tháo ra từng phần và lắp ráp lại tại chỗ), là để tránh cho các cứ điểm không bị bứng đi từng cái một.
    Điều này cũng chứng tỏ là một ảo tưởng. Đại T.ướng V.õ N.guyên G.iáp quyết định lấy Đ.iện Biên Phủ bằng một hỗn hợp cực kỳ hiệu quả của các kỹ thuật bao vây thế kỷ 19 (ví dụ như chôn các thanh mìn TNT dưới hầm công sự của Pháp) và pháo binh hiện đại cộng với tấn công biển người. Các chốt vòng ngoài để bảo vệ sân bay trọng điểm, bị chiếm ngay trong vài ngày đầu tiên của trận chiến. Pháp đã bị thiệt hại rất lớn đến nỗi quân tiếp viện nhảy dù vào sau khi sân bay đã bị phá hủy ngày 27 tháng ba không bao giờ hội đủ quân số để phản công chiếm lại các tiền đồn.
    Từ đó trở đi cuộc chiến Đ.iện Biên Phủ trở thành một trận đánh tiêu hao. Hy vọng duy nhất của đơn vị đồn trú nằm trong việc phá vây của một đơn vị tiếp viện từ Lào hoặc Hà Nội (một khái niệm vô vọng nếu xét về địa hình và khoảng cách liên quan) hoặc tiêu diệt lực lượng bao vây bằng không quân thả bom diện rộng. Có một lúc, một cuộc công kích của không quân Mỹ đã được xem xét, nhưng ý tưởng đã bị bác bỏ vì cùng một lý do tạo nên một cuộc tấn công tương tự chống lại Bắc Việt Nam hiện nay là khá mạo hiểm.
    Giống như Stalingrad, Đ.iện Biên Phủ từ từ bị bỏ đói bởi thiếu khả năng trọng tải không vận. Khi cuộc bao vây bắt đầu, ướngcó đủ vật tư trong tay cho khoảng tám ngày, nhưng yêu cầu 200 tấn / ngày để duy trì mức tối thiểu. Việc chuẩn bị khối lượng vật tư để thả dù đã được giải quyết chỉ bởi những kỳ công siêu phàm của các đơn vị không quân tiếp liệu ở bên ngoài - những nỗ lực lớn hơn nhiều so với chủ nghĩa anh hùng của những người lính bên trong thung lũng, là những người đã bò trong vùng trống, dưới lửa đạn, để thu nhặt các thùng hàng.
    Nhưng do cứ điểm co cụm lại từng ngày (cuối cùng đạt được kích thước của một sân chơi bóng chày), phần lớn các đồ tiếp tế rơi vào tay C.ộng s.ản. Ngay cả các ngôi sao lon T.ướng mới của de Castries do T.ướng Cogny thả xuống cho ông cùng với một chai rượu sâm banh, đã rơi xuống lãnh thổ đối phương.
    Thả dù tiếp tế là một kinh nghiệm đau đớn trong vùng thung lũng hẹp này, chỉ được phép tiếp cận thẳng. Pháo phòng không C.ộng s.ản tàn phá những máy bay vận chuyển ì ạch khi chúng đang từ từ nhả hàng. Một vài số liệu cho thấy mức độ khốc liệt của cuộc chiến trên không xung quanh Đ.iện Biên Phủ: Trong số 420 máy bay khả dụng trong toàn Đông Dương khi đó, 62 bị mất khi kết nối với Đ.iện Biên Phủ và 167 bị trúng đạn. Một số phi công dân sự người Mỹ đã lái máy bay cho rằng pháo phòng không Việt M.inh dày đặc như đã gặp phải trong Thế chiến thứ hai trên sông Ruhr. Khi cuộc chiến kết thúc, 82.926 chiếc dù đã được sử dụng trong việc tiếp tế cho pháo đài bao phủ chiến trường như tuyết rơi - hoặc giống như một tấm vải liệm.
    Hiệu ứng ròng của Đ.iện Biên Phủ đối với vị thế quân sự của Pháp ở Đông Dương không thể chỉ đo bằng tổn thất. Không có hiệu quả khi nói rằng Pháp chỉ mất có 5 phần trăm lực lượng chiến đấu, rằng thiệt hại về trang thiết bị là nhiều hơn số mà Mỹ hứa cung cấp nhỏ giọt trong lúc trận chiến đang sôi động, và rằng ngay cả những tổn thất nhân lực đã được bù đắp bởi quân tiếp viện từ Pháp và các đơn vị biệt phái tăng cường của Việt Nam. Ngay cả trong thực tế, như ông Navarre không may nại ra sau này, rằng cuộc tấn công vào Đ.iện Biên Phủ gây cho đối phương đến 25.000 thương vong và làm trì hoãn cuộc tấn công của địch vào trọng điểm đồng bằng sông Hồng được bốn tháng, cũng chỉ giữ lại một ít nước trên mặt làn sóng của chủ nghĩa chiến bại không chỉ lôi cuốn dư luận ở Pháp mà còn cả ở các nước đồng minh.
    Về mặt lịch sử, như là một viên chức cao cấp của Pháp hách dịch tuyên bố, Đ.iện Biên Phủ chỉ là một tai nạn đáng tiếc. Điều này chứng tỏ, hơi khác một chút, là lực lượng bị bao vây, không cần biết là dũng cảm tới đâu, sẽ không chống nổi nếu hệ thống tiếp vận của nó thất bại. Nhưng như các cuộc chiến tranh cách mạng khác - từ Algeria tới những thất bại của Anh tại Síp và Palestine - đã kết luận cho thấy, không thể dàn trận ra đánh lớn rồi để thua các cuộc chiến như thế. Họ có thể bị thua chỉ do kết quả của một loạt các cuộc đụng độ rất nhỏ, giống như những người đang chiến đấu ở Nam Việt Nam, nếu chính quyền địa phương và dân chúng mất lòng tin vào kết quả cuối cùng của cuộc chiến đấu - và đó là trường hợp cho cả người Pháp và cho các đồng minh Việt Nam của họ sau Đ.iện Biên Phủ.
    Tuy nhiên, như người Pháp tự thể hiện ở Algeria, nơi mà họ không bao giờ cho phép mình được thao diễn trong các tình thế quân sự khó khăn, chiến tranh cách mạng đang đấu tranh cho mục tiêu chính trị, và những trận đánh lớn là cần thiết không phải để chiến thắng cũng không phải để thất bại trong trường hợp đó. Có vẻ như cuối cùng thì điều này hiện nay cũng được hiểu ra trong cuộc chiến tranh Nam Việt Nam, và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara cũng có thể có suy nghĩ về Đ.iện Biên Phủ khi ông nêu trong bài phát biểu chính sách đối với Việt Nam ngày 26 tháng 3 năm 1964 của mình, rằng chúng ta đã học được là ở Việt Nam, sự phát triển chính trị và kinh tế là điều kiện tiên quyết của thắng lợi quân sự .... Người chỉ có thể hy vọng rằng bài học sẽ được học thuộc đúng lúc.
    Tuy nhiên, vào ngày 7 Tháng Năm 1954, cuộc đấu tranh cho Đông Dương đã gần như vượt quá tầm của Pháp. Một đại tá người Pháp đang quan sát chiến trường từ một giao thông hào gần chỉ huy sở của ông, một lá cờ nhỏ màu trắng, có thể là một cái khăn tay, xuất hiện trên đầu của một khẩu súng trường cách ông ta khoảng 50 feet, phía sau đó là cái đầu đội nón cối của một người lính Việt M.inh.

    Ông sẽ không bắn nữa chứ? Người lính Việt M.inh nói bằng tiếng Pháp.
    Không, tôi sẽ không bắn nữa. Viên Đại tá nói.
    Chấm dứt rồi chứ? Người lính Việt M.inh nói
    Vậng, chấm dứt rồi, Viên Đại tá nói.

    Và xung quanh họ, như là trong Ngày Phán Xét khủng khiếp, binh sĩ Pháp cũng như phía địch, bắt đầu bò ra từ chiến hào của họ và đứng thẳng người lên lần đầu tiên sau 54 ngày, khi khắp nơi đã ngừng bắn.
    \
    Sự im lặng bất ngờ lại làm ù cả tai.


    Sau cái chết không đúng lúc của ông vào năm 1967, Bernard B. Fall đã được coi là chuyên gia dân sự lớn nhất về chiến tranh Việt Nam. Cuốn “Địa ngục trong một nơi rất nhỏ”: Cuộc bao vây Đ.iện Biên Phủ và “Con đường không vui” của ông vẫn thuộc danh sách một số ít những cuốn sách cần thiết nhất về giai đoạn có người Pháp tham gia cuộc chiến, và không thể thiếu để hiểu được giai đoạn của người Mỹ. Trang web về Bernard Fall: www.geocities.com / bernardbfall.

  8. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    Ra đường thấy không khí bình thường. ^^.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bác tdbang đã bỏ công sức dịch một bài viết hay. Em xin có một ý kiến nhỏ về một đoạn trong đó :)

    Vào ngày 7/5 lúc sắp thất thủ, Bộ Chỉ huy Pháp ở Hà Nội có một mệnh lệnh mang tính thủ thuật: Không có cờ trắng. Nhằm tránh đi hình ảnh tủi hổ khi thất bại trước một dân tộc nhỏ bé. Lính Pháp ở ĐBP thực hiện ngừng bắn, đốt phá súng ống tài liệu và ngồi chờ VM vào tiếp quản, ý đồ của họ là vậy.
    Đến giờ, không rõ lệnh trên có xuống được các cứ điểm hay không. Nhưng theo tất cả các nhân chứng phía VM, lúc nhận thấy nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ trung tâm Mường Thanh. Quân ta xác định địch có thể đang hủy khí tài. Có hai khả năng: Một là địch đầu hàng, Hai là địch chuẩn bị rút chạy. Do đó, ta phát lệnh tổng công kích bằng mọi lực lượng và mọi hướng, mục tiêu là tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch.
    Kết quả là chiến thắng trọn vẹn như chúng ta đã biết. Địch ở các cứ điểm phất nhiều cờ trắng ra hàng.

    Quay lại đoạn trên của B.Fall được trích ra từ cuốn The Hell in very small place của ông. Dù rất tôn trọng B.Fall nhưng theo em, đoạn này hoàn toàn là chủ ý kéo lại danh dự cho Pháp chứ không thực tế và cũng không điển hình để đem ra làm đoạn kết cho một trận đánh quan trọng như trận Điện Biên Phủ.
    Trước một khí thế như vậy, liệu có cụ Việt.Minh nào buộc cái khăn mùi xoa trắng ở đầu súng như vậy không? Có cụ Việt.Minh nào trước một chiến thắng đã nhìn thấy lại ăn nói sợ sệt và dè dặt kiểu như hết hơi với quân địch thua trận vậy không? Có khi nào chỉ vì Pháp không bắn nữa là tất cả lục tục đứng lên, chả nói chả rằng ảm đạm thế không?

    Nói chung, sách của cụ B.Fall là một cuốn sách rất giá trị. Nhưng đoạn này đã làm hỏng đi ít nhiều giá trị đó.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Nên ta vào nhà khề khà ^^

    [​IMG]
  10. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    Cái này ngộ hỉ!
    nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=180845

Chia sẻ trang này