1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện Biên Phủ và những điều chưa biết - Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 22/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Pháo Mỹ cho Tàu Tưởng để lại cho Tàu Mao, Tàu Mao viện trợ cho ta oánh Pháp =>> Mỹ giúp ta oánh Nhật đuổi Pháp =))
  2. gammaV

    gammaV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2009
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    14
    Bom Mỹ thả xuống không nổ, Đặc công nước nhặt về làm thủy lôi đánh tàu Mỹ ==> Mỹ giúp ta đánh cho Mỹ [r23)][r23)].
  3. HienTM

    HienTM Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    1

    bạn trẻ này "trẻ" nhỉ !!
  4. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    càng nói càng sai, không nói không sai. không hiểu cái đầu chứa cái gì mà nói đâu sai đó, bị chửi liên tục vẫn cố nói, vậy là cái da mặt cũng dày, dày hơn cả da Háng Vương Tây Sở Hạng Vũ.
    ra đường cứ nói bậy riết người ta chửi Son Of Bitch, khổ công ba mẹ nuôi ăn nuôi học.
  5. Han_Toc_Uu_Tu

    Han_Toc_Uu_Tu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2012
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Cố vấn Trung Quốc ở Việt Nam (1950-1952)
    [​IMG][​IMG]Việt Nam nhấn mạnh tinh thần chủ động chiến đấu của người Việt

    Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, vai trò của Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam được nói đến nhiều.
    Trong những năm qua, các sử gia Việt Nam có thiên hướng lướt qua vai trò Trung Quốc nhằm hoàn thiện ‘lịch sử dân tộc’, trong lúc việc không tiếp cận được với nguồn tư liệu Trung Quốc đã cản trở các học giả phương Tây trong việc tìm ra thái độ và chính sách của Bắc Kinh trong cuộc xung đột ở Đông Dương.
    Đọc phần hai bài viết tại đây
    Bắt đầu từ thập niên 1990, có thêm một số tác phẩm mới. Gần đây nhất, đáng chú ý là “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” của Qiang Zhai (xuất bản 2000) và “Mao’s China and the Cold War” của Jian Chen (2001). Cả hai tập sách do NXB đại học North Carolina ấn hành trong khuôn khổ sêri về lịch sử chiến tranh Lạnh.
    Sử dụng các thông tin do Trung Quốc công bố vài năm qua (gồm tài liệu nội bộ mới giải mật, hồi ký, nhật ký và các quyển sử của các tác giả Trung Quốc), hai học giả quốc tịch Mỹ này tái hiện chính sách của Bắc Kinh trong hai cuộc chiến ở Đông Dương.
    Quyển sách “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” (Trung Quốc và các cuộc chiến của Việt Nam, 1950-1975) của Qiang Zhai (Tường Trạch?), giáo sư lịch sử thuộc Auburn University Montgomery, dành hai chương bàn về vai trò của các cố vấn Trung Quốc trong cuộc chiến chống Pháp ở Việt Nam.
    [​IMG][​IMG] Việt Nam miễn cưỡng nhắc đến vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng đối với người Pháp bởi vì tình cảm dân tộc mạnh mẽ của họ. Họ muốn chứng tỏ với thế giới rằng chiến thắng là kết quả của những nỗ lực anh hùng riêng của họ. Về tính khả tín của các nguồn tư liệu Trung Quốc, tôi nghĩ về phần lớn, chúng có thể tin được. Các tư liệu này thậm chí có thừa nhận những sai lầm mà cố vấn Trung Quốc phạm phải ở Việt Nam.
    [​IMG]

    GS. Qiang Zhai, trả lời câu hỏi của ban Việt ngữ BBC
    Không dễ để có câu trả lời có thể cân bằng giữa hai khuynh hướng: một nhấn mạnh các yếu tố ‘bản địa’ do xuất phát từ tinh thần dân tộc chủ nghĩa và một khuynh hướng từ thời Chiến tranh Lạnh xem Bắc Việt đơn thuần là tay súng bóp cò theo hiệu lệnh từ Maxcơva hay Bắc Kinh. Quyển sách của Qiang Zhai được nhiều tờ báo đánh giá là ‘nghiên cứu cân bằng và sâu sắc nhất về quan hệ Trung-Việt thời chiến tranh’, trong lúc cũng có người phê phán là quyển sách mô tả Việt Nam quá thụ động.
    Với mong muốn giới thiệu các nghiên cứu lịch sử mới liên quan chủ đề mà nhiều người Việt Nam quan tâm, chúng tôi xin tóm tắt nội dung chính mà tác giả Qiang Zhai trình bày trong quyển sách. Nó có thể giúp người ta nắm bắt phần nào những gì công bố tại Trung Quốc trong mấy năm qua.
    Tác giả Qiang Zhai cũng thừa nhận trong một bài viết năm 1993, “Do bài viết chủ yếu dựa trên tư liệu Trung Quốc, nó không tự xem là đã thể hiện đầy đủ về quan hệ Trung-Việt trong cuộc chiến Việt Nam lần thứ nhất.” Và như trong ý kiến khép lại hội thảo Pháp-Việt về Điện Biên Phủ tổ chức năm ngoái ở Paris, Điện Biên Phủ vẫn là đề tài hấp dẫn cần tìm hiểu thêm và việc biết thêm các tư liệu gần đây cũng chỉ là một gạch nối trong quá trình tìm hiểu toàn bộ những gì đã xảy ra trong các năm dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954.
    Người bạn lớn đầu tiên
    Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] Việc giúp đỡ bằng mọi cách...là trách nhiệm quốc tế mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc không thể thoái thác.
    [​IMG]

    Lưu Thiếu Kỳ, 1950

    Ngày 15-1-1950, VNDCCH đánh điện cho Bắc Kinh yêu cầu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Mao Trạch Đông, lúc này đang ở thăm Liên Xô, gửi điện về cho Lưu Thiếu Kỳ, tổng bí thư Đảng Cộng sản TQ, chỉ thị tiếp nhận đề nghị của VNDCCH đồng thời bảo Bộ Ngoại giao chuyển đề nghị của Bắc Việt Nam cho Liên Xô và các nước Đông Âu khác.
    Trung Quốc trở thành nước đầu tiên công nhận VNDCCH vào ngày 18-1-1950. Stalin theo sau vào ngày 30-1-1950, để tiếp theo đó là các nước Cộng sản khác ở Đông Âu và Bắc Hàn.
    Đến tháng Tư, ông Hồ Chí Minh đề nghị Trung Quốc gửi chuyên viên quân sự đến Việt Nam với tư cách cố vấn ở đại bản doanh Việt Minh và ở cấp độ sư đoàn, và với tư cách chỉ huy ở cấp độ trung đoàn và tiểu đoàn. Trung Quốc trả lời rằng họ sẽ gửi cố vấn, nhưng không gửi chỉ huy. Ngày 17-4-1950, quân ủy trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh thành lập nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc. Nhóm này sẽ gồm 79 cố vấn, cùng một số trợ lý.
    Từ tháng Tư đến tháng Chín năm 1950, Trung Quốc gửi cho Viêṭ Minh số lượng lớn viện trợ quân sự và phi quân sự, gồm 14.000 súng trường và súng lục, 1700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, và 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc, quần áo và 2800 tấn thực phẩm (số liệu lấy từ quyển ‘Các dữ kiện lịch sử về vai trò nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giúp đỡ Việt Nam và chống Pháp’, xuất bản ở Trung Quốc 1990).
    Việc Trung Quốc quyết định giúp Việt Nam xuất phát từ ba lý do chính:
    Thứ nhất, Đông Dương là một trong ba mặt trận, cùng với Triều Tiên và Đài Loan, mà Bắc Kinh xem là dễ bị nước ngoài can thiệp. Lãnh đạo Trung Quốc không chỉ lo ngại về khả năng thù địch nước ngoài xuất phát từ Đông Dương mà lo cả tàn quân Quốc Dân Đảng ở Việt Nam. Sau khi đảng Cộng sản chiếm Quảng Tây tháng 12-1949, một số đơn vị Tưởng Giới Thạch đã trốn sang miền Bắc Việt Nam, trong lúc số khác lẩn trốn vào vùng núi tại Quảng Tây. Sau khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, tàn quân này bắt đầu tấn công quân chính phủ mới. Nhìn trong hoàn cảnh này, việc đánh bại quân Pháp ở Bắc Việt sẽ củng cố đường biên giới Trung Quốc.
    Thứ hai, nghĩa vụ giúp đỡ một nước cộng sản anh em khiến Bắc Kinh không từ chối yêu cầu từ phía Việt Minh. Một chỉ thị nội bộ do Lưu Thiếu Kỳ chuẩn bị ngày 14-3-1950 là ví dụ cho thấy Bắc Kinh liên kết cách mạng Trung Quốc và quốc tế: “Sau khi cách mạng chúng ta chiến thắng, việc giúp đỡ bằng mọi cách để các đảng Cộng sản và nhân dân ở mọi quốc gia bị áp bức tại châu Á giành thắng lợi là trách nhiệm quốc tế mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc không thể thoái thác.”
    Thứ ba, sự can dự của Bắc Kinh ở Đông Dương cần được nhìn theo quan hệ truyền thống giữa Trung Quốc và láng giềng. Các vua Trung Quốc vẫn thường xem Việt Nam nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của phương bắc. Truyền thống này hẳn được Mao và các đồng chí của ông – những người xem lịch sử là chuyện nghiêm túc- tiếp nối. Còn người Việt vẫn có truyền thống tìm kiếm mô hình và cảm hứng từ Trung Quốc. Nên quyết định của ông Hồ Chí Minh nhờ Mao giúp đỡ không chỉ xuất phát từ lý do ý thức hệ. Quyết định đó cũng tương thích với thói quen tìm kiếm mô hình từ Trung Quốc, đồng thời tìm cách duy trì độc lập cho người Việt.
    Tháng Tám 1950, ông La Quý Ba trở thành người đứng đầu một phái đoàn cố vấn chính trị sang Việt Nam. Trong bức điện gửi La Quý Ba, Lưu Thiếu Kỳ dặn La không áp đặt quan điểm lên người Việt và đừng làm mếch lòng nếu phía bên kia không chịu làm theo các đề nghị. Những dặn dò như vậy có vẻ cho thấy Bắc Kinh nhạy cảm trước lòng tự hào dân tộc của Việt Nam và mối thù địch truyền thống giữa hai nước. Tuy vậy, như những đoạn sau sẽ cho thấy, người Trung Quốc sẽ tỏ ra thất vọng và giận dữ khi các đồng chí Việt Nam của họ đi chệch khỏi đường lối Trung Quốc.
    Chiến dịch Biên giới
    Trận đánh đầu tiên Việt Minh thực hiện với lời khuyên và hỗ trợ của cố vấn Trung Quốc là chiến dịch Biên giới năm 1950, với mục đích liên thông mạng lưới liên lạc với Trung Quốc. Quân Pháp lúc này kiểm soát các tiền đồn dọc biên giới Trung Quốc. Việc loại bỏ các vị trí này sẽ giúp củng cố căn cứ Việt Minh ở khu Việt Bắc, thông thương đường tiếp vận từ Trung Quốc và giúp cho lực lượng Việt Minh có vị thế tốt hơn nhằm tấn công xuống khu vực đồng bằng sông Hồng trong tương lai.
    Ban đầu, Việt Minh dự định tấn công Lào Cai và Cao Bằng, hai cứ điểm quan trọng. Sau khi suy tính, Việt Minh thay đổi kế hoạch, chỉ tập trung vào Cao Bằng. Bên cạnh việc yêu cầu Trung Quốc gửi viện trợ và gửi nhóm cố vấn quân sự đến Việt Nam, ông Hồ Chí Minh cũng đề nghị gửi sang một cố vấn quân sự cao cấp để điều phối chiến dịch biên giới.
    Lúc này, Trung Quốc cử vị tướng nổi danh Trần Canh (1903-1961) sang Việt Nam ngày 7-7-1950. Như Trần Canh viết trong nhật ký, thì ông này phát hiện Việt Minh bỏ qua việc huy động phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và nói điều này với bộ máy lãnh đạo Việt Nam. Nếu là như vậy, Trần Canh đã áp dụng học thuyết ‘chiến tranh nhân dân’ của Mao vào Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Nhật và chống Quốc Dân Đảng, Mao đã thành công trong việc huy động phụ nữ cho chiến tranh.
    Vai trò Trần Canh
    Ngày 22-7, Trần Canh gửi báo cáo về cho Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Một số đơn vị Việt Nam có tinh thần cao sau khi nhận huấn luyện và thiết bị tại Vân Nam và Quảng Tây, nhưng các cán bộ Việt Nam trên mức tiểu đoàn lại thiếu kinh nghiệm chỉ huy trong các trận đánh thật sự.” Trần Canh đề nghị nguyên tắc của Chiến dịch Biên giới nên là “hủy diệt lực lượng cơ động của kẻ địch trên các chiến trường và chiếm một số đồn nhỏ, cô lập nhằm giành thắng lợi ban đầu trong lúc tích lũy kinh nghiệm và thúc đẩy tinh thần chiến sĩ. Sau khi giành thế chủ động hoàn toàn, chúng ta có thể dần dần tiến tới các trận đánh quy mô lớn.”
    [​IMG]Tiểu sử tướng Trần Canh
    1922: Gia nhập Đảng Cộng sản TQ
    Phó chỉ huy tình nguyện quân TQ ở Triều Tiên
    1959: Thứ trưởng quốc phòng TQ
    1961: Qua đời ở Thượng Hải
    1984: Quyển nhật ký được xuất bản
    Về kế hoạch tấn công Cao Bằng của Việt Nam, Trần Canh đề nghị có chiến lược “bao vây đồn bốt trong lúc tấn công quân cứu viện.” Đặc biệt, Trần Canh đề xuất Việt Minh nên tấn công một số đồn bốt biệt lập gần Cao Bằng trong lúc thu hút cứu binh của Pháp từ Lạng Sơn. “Nếu chúng ta có thể tiêu diệt ba đến năm tiểu đoàn cơ động từ Lạng Sơn, như thế sẽ dễ hơn trong việc chiếm Cao Bằng và một số đồn gần Lạng Sơn.” Nếu thành công, Trần Canh tin rằng tình hình ở vùng đông bắc và miền Bắc Việt Nam ‘sẽ thay đổi lớn.’ Trong bức điện tín ngày 26-7, quân ủy trung ương Trung Quốc đồng ý kế hoạch này.
    Ngày 28-7, Trần Canh đặt chân tới căn cứ Việt Minh ở Thái Nguyên, nơi ông gặp ông Hồ Chí Minh và La Quý Ba. Trần Canh bảo với người lãnh đạo Việt Nam rằng Việt Minh chưa nên đánh chiếm Cao Bằng, là một cứ điểm mạnh lúc ấy, mà nên trước tiên tấn công các đồn nhỏ của Pháp để rèn quân. Về mặt chiến thuật, Việt Minh nên áp dụng kiểu bao vây một đồn bốt trong lúc tiêu diệt viện quân trong các trận đánh cơ động. Cụ thể, Trần Canh đề xuất tấn công Đông Khê, một đồn của Pháp nằm giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, để lùa quân Pháp ra khỏi hai tỉnh trên và sau đó tiêu diệt. Ông Hồ chấp thuận kế hoạch này.
    [​IMG][​IMG] Trần Canh đề xuất tấn công Đông Khê, một đồn của Pháp nằm giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, để lùa quân Pháp ra khỏi hai tỉnh trên và sau đó tiêu diệt.
    [​IMG]

    Qiang Zhai
    Ngày 16-9, Việt Minh tấn công Đông Khê và chiếm đồn này hai ngày sau đó. Nhưng Trần Canh vẫn chưa hài lòng với hiệu quả của Việt Minh. Quân Pháp tại Đông Khê có khoảng 260 lính, trong lúc người Việt khoảng 10.000 lính. Khi trận đánh chấm dứt, Việt Minh có khoảng 500 thương vong và để hơn 20 lính Pháp trốn thoát. Trong nhật ký (xuất bản ở Trung Quốc sau khi Trần Canh qua đời, năm 1984), Trần Canh nói phía Việt Nam có một số khiếm khuyết. Đầu tiên, họ không tuân theo thời điểm tấn công như trong kế hoạch. Cuộc tấn công dự định bắt đầu vào chập tối 16-9, nhưng các đơn vị Việt Minh chỉ bắt đầu vào sáng hôm sau. Khi mặt trời mọc, họ phải rút lui vì đe dọa không kích của Pháp. Sau đó họ phải tấn công lần hai vào hoàng hôn của ngày 17. Thứ hai, các chỉ huy Việt Minh ngại ra trước tiền tuyến, nên mất liên lạc với các đơn vị tấn công. Thứ ba, một số cán bộ báo cáo sai lạc nhằm che dấu tin xấu. Trần Canh đã nói với tướng Võ Nguyên Giáp các vấn đề này.
    Tuy vậy, việc chiếm được Đông Khê vẫn là thắng lợi lớn cho Việt Minh vì từ nay, Cao Bằng bị cô lập. Quân Pháp gửi tiếp viện đi từ Lạng Sơn qua ngả Thất Khê nhằm tái chiếm Đông Khê. Cùng lúc đó, một đơn vị Pháp khác hướng về đại bản doanh Việt Minh tại Thái Nguyên. Trần Canh đánh giá rằng bước tiến của Pháp về Thái Nguyên nhằm thu hút quân Việt Minh từ Đông Khê để quân Pháp ở Cao Bằng có thể thoát ra. Vì vậy, Trần Canh đề xuất quân Việt Minh vẫn ở nguyên tại Đông Khê.
    Ngày 30-9, quân Pháp do Lepage chỉ huy đến đánh Đông Khê từ ngả Thất Khê, nhưng bị phục kích. Hôm 3-10, trung tá Charton bỏ Cao Bằng và dẫn quân chạy về Nam. Nhằm ngăn đơn vị của Lepage và Charton hội quân, Việt Minh đưa quân bao vây đơn vị Lepage trước khi tấn công đơn vị của Charton. Ngày 8-10, quân của Lepage bị tiêu diệt. Hai ngày sau, đơn vị của Charton cũng bị chặn đánh. Cả Lepage và Charton bị bắt sống. Trong các trận tiếp sau, Việt Minh chiếm được Cao Bằng và Thất Khê. Quân Pháp tiếp tục rút khỏi Lào Cai, Lạng Sơn và Hòa Bình, để lại 11.000 tấn đạn dược và để trống gần như toàn bộ khu vực phía bắc đồng bằng sông Hồng.
    [​IMG][​IMG] Chiến dịch biên giới quan trọng ở chỗ Việt Minh từ nay thông thương được với biên giới Trung Quốc.
    [​IMG]

    Qiang Zhai
    Chiến dịch biên giới quan trọng ở chỗ Việt Minh từ nay thông thương được với biên giới Trung Quốc. Việc Pháp rút khỏi Hòa Bình cũng mở đường liên lạc giữa Việt Bắc và vùng Bắc Việt ‘giải phóng’, kết thành một khu vực do Việt Minh kiểm soát.
    Sau chiến dịch biên giới, Mao Trạch Đông gửi điện tín cho Trần Canh, bày tỏ lòng vui mừng. Trần Canh sau đó đi nhiều nơi, tổ chức các lớp cho các chỉ huy Việt Minh. Ngày 11-10, Trần Canh nói chuyện với ông Hồ và ông Giáp, đưa ra các đề nghị cải tiến lực lượng, gồm các việc như tặng thưởng cán bộ, đối xử tù binh. Trần Canh yêu cầu các lãnh đạo Việt Minh tổ chức các buổi mừng công để quảng bá thắng lợi, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn lựa và tặng thưởng các gương anh hùng. Về việc đối xử tù binh, Trần Canh đề nghị Việt Minh trước tiên yêu cầu họ viết thư cho gia đình và bạn bè để làm lung lay tinh thần đối phương, và rồi cố gắng chiêu mộ các tù binh Việt Nam trong lúc thả người Pháp và Marốc sau khi đã ‘giáo dục’ những người này. Theo nhật ký của Trần Canh, ông Hồ và ông Giáp ‘vui vẻ’ chấp nhận các đề xuất này.
    Từ 27 đến 30-10, Việt Minh tổ chức các cuộc họp tổng kết cho các chỉ huy trên mức tiểu đoàn. Thay mặt Việt Minh, ông Trường Chinh đọc báo cáo đánh giá chiến dịch biên giới. Theo đề nghị của ông Hồ Chí Minh, Trần Canh trình bày trước cuộc họp trong bốn ngày liền. Ông phân tích các lý do cho thành công của Việt Minh, ca ngợi lòng dũng cảm của chiến sĩ. Sau đó lại nhắc các khiếm khuyết, như việc sĩ quan thiếu quan tâm binh sĩ, việc chậm thi hành mệnh lệnh, và khuynh hướng chỉ báo cáo tin tốt.
    Ông Hồ yêu cầu Trần Canh ở lại Việt Nam, nhưng Trần Canh nhận lệnh mới từ Bắc Kinh và rời Việt Nam đầu tháng 11-1950. Giữa năm sau, ông được bổ nhiệm làm phó chỉ huy tình nguyện quân Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên. Sau khi Trần Canh ra đi, nhóm cố vấn Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc cố vấn cho Việt Minh.
    Tổn thất và tái tổ chức năm 1951
    Cuối năm 1950, Việt Minh và nhóm cố vấn cùng quyết định thực hiện tấn công xuống đồng bằng sông Hồng. Một số cán bộ cao cấp xem chiến dịch biên giới là một phần bước tiến mà sẽ từ từ dẫn tới tổng phản công.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] Các trận đánh này thực hiện với sự đồng ý của cố vấn Trung Quốc. Và thất bại khiến cố vấn Trung Quốc nhận ra họ phải thực tế và thận trọng hơn.
    [​IMG]

    Qiang Zhai

    Ông Võ Nguyên Giáp soạn thảo tài liệu năm 1950 nói về việc chuẩn bị cho cuộc tổng phản công. Trong đó, ông nói điều kiện đã chín muồi cho lực lượng cách mạng chuyển sang tổng tiến công để loại bỏ quân số lớn đối phương và chiếm các thành phố. Cũng có nhiều thành viên trong đảng ủng hộ việc chiếm đồng bằng để giảm bớt gánh nặng thiếu gạo tại các khu giải phóng.
    Tháng Giêng 1951, tướng Giáp cho tấn công Vĩnh Yên, cách Hà Nội 37 dặm, áp dụng chiến thuật biển người đang được Trung Quốc dùng tại Triều Tiên. Tướng Jean de Lattre de Tassigny, tổng tư lệnh Pháp tại Đông Dương, đưa quân phản kích, dùng cả bom napalm. Việt Minh tổn thất ít nhất 6000 chiến sĩ.
    Đến tháng Ba, trận tấn công Mạo Khê, gần Hải Phòng, lại thất bại. Cùng một định mệnh rơi xuống quân Việt Minh trong tháng Năm khi họ đánh Phủ Lý và Ninh Bình. Các trận đánh này thực hiện với sự đồng ý của cố vấn Trung Quốc. Và thất bại khiến cố vấn Trung Quốc nhận ra họ phải thực tế và thận trọng hơn.
    Đầu năm 1951, nhóm cố vấn Trung Quốc đề xuất một kế hoạch tăng hiệu năng cho cơ cấu lãnh đạo. Với sự đồng ý của ông Hồ, nhóm cố vấn giúp Bộ tổng tham mưu, tổng cục chính trị và tổng cục hậu cần cùng các sư đoàn ‘giảm biên chế’. Các cố vấn Trung Quốc ở tầm mức sư đoàn mở lớp huấn luyện cho các cán bộ Việt Nam.
    Phương pháp giáo dục ý thức hệ mà các cố vấn Trung Quốc đưa vào Việt Nam có tên gọi ‘chỉnh huấn’. Phương pháp Mao-ít dựa trên truyền thống Tống Nho nhấn mạnh tầng lớp ưu tú hãy tự rèn luyện để tu dưỡng chính trị và đạo đức. Với ảnh hưởng Nho giáo ở Việt Nam, không khó để cố vấn Trung Quốc tìm ra một lớp thính giả chấp nhận ‘tư tưởng đúng đắn’ trong hành động chính trị.
    Nỗ lực củng cố quân đội là một phần trong chiến dịch xây dựng bộ máy nhà nước của nước VNDCCH trong năm 1951. Trong năm này, một nhóm cố vấn chính trị Trung Quốc, do La Quý Ba làm trưởng đoàn, được thành lập. Họ sẽ bận rộn tạo lập luật lệ và chính sách liên quan tài chính, thuế khóa, quản lý báo chí và phát thanh, đối xử với các nhóm thiểu số...
    Một trong những diễn biến quan trọng nhất là thuế nông nghiệp, với cả địa chủ lẫn nông dân đều đóng thuế. Phần trăm thuế sẽ do các viên chức quyết định dựa trên lợi tức và chi phí các nhân khẩu. Do hệ thống thuế mới là mượn từ Trung Quốc, nên Đảng Lao động Việt Nam thành lập một cục thuế nông nghiệp đặc biệt để khảo sát hệ thống, mở lớp huấn luyện và giải thích luật mới cho dân chúng. Chính phủ cũng thành lập Ngân hàng nhà nước Việt Nam và công bố đồng tiền mới, mà tiền giấy in tại Trung Quốc.
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    He he, lại Bà Buôn Cải, có cần hồi ký của mấy vị TQ để tham khảo không?
  7. Han_Toc_Uu_Tu

    Han_Toc_Uu_Tu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/03/2012
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Dòng máu Hán tộc chảy trong huyết quản tôi, cần gì những nguồn bịa đặt sằng bậy đó chắc chắn 1 điều đó là của bọn tàn dư chế độ cũ, nhằm chia cắt tình hữu nghị 2 nứoc VN - TQ đồng chí của tôi ơi >:D<
  8. LUPHANDONGLUUVONG

    LUPHANDONGLUUVONG Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0

    Đến VN để đc ăn cỗ thịt gà vs ngồi uống diệu nói phét chứ cố vấn gì. Tìm sơ hở để ăn cắp chứ giải quyết đc gì
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Xóa
  10. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    hay

Chia sẻ trang này