1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn đàn thơ Bùi Giáng

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi ndmt, 05/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Một giải thưởng văn chương mang tên Bùi Giáng
    Phạm Thị Hoài
    Ông sống số phận mình qua thơ, và chẳng lấy thơ làm mục đích tối hậu.
    Ông để lại hàng chục ngàn trang văn chương và tư tưởng, và chẳng lấy đó làm nghề để tận tụy, làm trường tranh đấu, làm tham vọng, ám ảnh, tuyệt thú, làm bản năng và định mệnh, làm khí quyển bọc hành tinh này.
    Ông cả đời không làm việc gì ngoài viết, mà có thể và đã tồn tại ngoài vòng chữ nghĩa, ở những cõi người ta khác.
    Chúng ta, phần lớn sống với văn chương như một thói quen đã được phê chuẩn và cài đặt ít nhiều chu đáo vào cuộc đời, tự nhủ rằng mình không biết gì về những cõi ấy. Thật thế ư? Chúng quá lạ lùng, cao xa, hay ngay từ đầu ta đã chọn con đường dễ nhất: Khoanh cho ta một địa phận nghệ thuật vừa sức, và nhấc ông ra ngoài? Ta không dọn cho ông một chỗ như từng dọn hay mong dọn cho riêng mình, với cái cớ rằng ông ngao du với chấu chuồn, thiết gì một chốn đậu. Không sửa sang cho ông, như thường miệt mài gọt giũa hay tưởng đang gọt giũa mình công phu lắm, với cái cớ rằng chữ nghĩa của ông từ ngàn khơi đổ về, chẳng ai biên tập một đại dương. Không thẩm định, không đòi hỏi, không đặt niềm tin, không thất vọng, ta nhẹ ban cho ông hai chữ "thiên tài". Thiên tài chơi cuộc khác, sống kiếp khác, chết bia mộ khác. Thiên tài văn chương là loại đồng nghiệp dễ chịu nhất. Thiên tài văn chương tự hủy như ông là loại tha nhân đáng yêu nhất, tai nạn nơi ông không chạm một sợi lông nào nơi ta. Từ khoảng cách an toàn ấy ta hào phóng ca tụng ông như đã làm thế với Nguyễn Du, chắc mẩm không một câu Kiều nào còn làm ta mất ngủ. Và lúc nào bối rối thì đã sẵn giai thoại nối tiếp giai thoại về ông, chúng biết cách phát biểu; đã sẵn một căn bệnh đáng giá nhất trong mọi căn bệnh ở kẻ phi thường để giải thích; đã sẵn một huyền thoại để nương theo.
    Mãi lần đầu vào Sài gòn năm 1989 tôi mới được dẫn vào huyền thoại ấy, để cực nhọc đãi từ mấy trăm trang của cuốn Bài ca quần đảo, tác phẩm Bùi Giáng đầu tiên tôi tìm được, vài chục câu thơ hay. Vàng lẫn trong cám vẫn trọn vẹn vàng, nhưng một câu thơ sáng không nhất thiết càng rực rỡ giữa rừng câu mù mịt. Nhưng sự thất vọng ấy chưa đáng kể bằng nỗi kinh ngạc khi nghe những người canh giữ huyền thoại khuyến cáo, rằng tôi là con đẻ của Miền Bắc đỏ, Miền Bắc cách mạng và chiến thắng, tôi đang trồi lên cùng dòng chủ lưu đổi mới, tôi không có cách gì hiểu Bùi Giáng; và khuyến cáo: hãy rời khỏi trường học của tri thức, hãy xếp vũ khí của lí trí phê phán, hãy rũ bỏ hành trang kinh nghiệm thâu nhặt ở đời, được như thế là đã đến gần Bùi Giáng. Mọi huyền thoại đều mong người ta đến gần mình bằng tay trắng, đầu trần, chân không và một lòng khuất lụy như vậy. Chúng ta không rộng quyền hành động tới mức có thể dễ dàng đè một huyền thoại này ra lột, ươm sẵn một huyền thoại khác cho tương lai, hay đơn giản là cai hẳn nhu cầu về huyền thoại. Song càng đọc Bùi Giáng tôi càng thấy bất chấp mọi kì tích, ông không siêu phàm, thần thoại, trên mọi hạng mục và ngoài mọi luật lệ. Chẳng hề là giải pháp, là phép mầu, ông chỉ sống đến cùng những mảnh đời mà chúng ta không dám sống, chỉ thâu tất cả những mâu thuẫn, bất hạnh, bất lực, mặc cảm, khát khao và thành tựu của không ai khác ngoài chính chúng ta vào một tụ điểm, những thứ không giới hạn ở một Miền Nam trước 75, chúng còn nguyên bây giờ, năm năm sau ngày ông mất.
    Không một số phận văn chương nào của cả thế kỉ vừa qua, từ vị thế bên lề mà thâu tóm những vấn đề điển hình của văn học và xã hội Việt nam hơn số phận Bùi Giáng. Không một sự nghiệp văn chương nào của cả thế kỉ ấy cần được thôi phận sự huyền thoại, để chỉ là chính nó, văn chương, hơn sự nghiệp của Bùi Giáng. Và khó tìm được một tên tuổi nào thanh thoát hơn để làm một biểu tượng chung cho văn học Việt nam đương đại. Trong ý nghĩa ấy, tôi đề nghị thành lập một giải thưởng văn chương Việt nam mang tên Bùi Giáng, hàng năm trao vào ngày giỗ ông, 7 tháng Mười, trùng mùa với nhiều giải thưởng văn chương quốc tế quan trọng, cho một tác phẩm sáng tác, biên khảo hay dịch thuật văn học thể hiện mạnh mẽ cái ước vọng mà Bùi Giáng tận mình đi theo, ước vọng tự do và sáng tạo.
    Phạm Thị Hoài
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Những bài viết về Bùi Giáng còn nhiều, hôm nay Home chỉ xin dừng lại ở đây. Hôm sau post nốt. Ai có nhu cầu lời bài thơ nào của Bùi Giáng thì cứ nói. Cuối, Home xin tặng mọi người bức hình:

    Vĩnh biệt Bùi giáng
    con nhớ ÔNG như nhớ một trăng tròn
    và trăng khuyết cũng tấm lòng từ đó
    con tự hỏi với ngàn sao lấp ló
    ở nơi nào còn có áng mây bay
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Những bài viết về Bùi Giáng còn nhiều, hôm nay Home chỉ xin dừng lại ở đây. Hôm sau post nốt. Ai có nhu cầu lời bài thơ nào của Bùi Giáng thì cứ nói. Cuối, Home xin tặng mọi người bức hình:

    Vĩnh biệt Bùi giáng
    con nhớ ÔNG như nhớ một trăng tròn
    và trăng khuyết cũng tấm lòng từ đó
    con tự hỏi với ngàn sao lấp ló
    ở nơi nào còn có áng mây bay
  4. mct1174

    mct1174 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm ngày sinh của Bùi Giáng
    (17.12.1926 - 17.12.2003)
    Ngô Văn Tao. Bùi Giáng đàm thoại
    1.
    Nhà thơ đi đâu lang thang ngoài nắng? Đầu tóc lôi thôi, chân guốc chân không. Nhà thơ sao nằm lăn ra đất, sao quay tròn để lấm bụi đường?
    - Ôi! Hãy ngồi lại cùng tôi ăn bát phở, chia cùng tôi ly nước.
    Thiên thần khổ hạnh, nhà thơ vẫn đi qua. Thế mà... như làn gió ngược, nhà thơ bỗng trở lại, chậm rãi đến ngồi bên tôi, cầm cốc la ze của tôi trước mặt, nhẹ nhàng uống nửa ngụm. Cả một vầng trán khoan dung, đôi mắt dịu hiền.
    - Thi sĩ đã tìm thấy một nàng tiên?
    - Hừ "...Em mười sáu tuổi với trực giác trong suốt hồn nhiên, xin hãy đưa tay cho người thi sĩ. Chúng ta sẽ đồng thanh thưa lại với đời rằng: mười lăm năm bấy nhiêu lần hoen ố, mảnh quần hồng vẫn giữ vẹn một tấm gương..." [1]
    Nhà thơ Bùi Giáng đã viết những câu văn, những câu thơ như vậy ! Trên quá trình thi văn và ngôn ngữ của người Việt Nam chúng ta, Bùi Giáng đã đánh dấu một nẻo đường.
    2.
    Thi sĩ ấy sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Bỏ nghề dạy học, soạn sách và làm thơ. Chỉ lo in sách của mình: những sách giáo khoa luận về Nguyễn Đình Chiểu, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà..., những quyển thơ: Mưa nguồn, Ngàn thu rơi hột, Mùa hoa trên ngàn, Lá hoa cồn..., những luận sách triết lý: Tư tưởng hiện đại, Heidegger và tư tưởng hiện đại, Câu hỏi Thuý Kiều... Còn bao nhiêu dịch thuật, còn bao nhiêu văn thơ khác in rải rác trên báo chí, hay viết trên những mảnh giấy vụn vứt ra cho trời đất. Hiện ở Bắc Mỹ lưu hành tập thơ: Mùa thu trong thi ca (nhà xuất bản Sống Mới, Hoa Kỳ).
    Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từng hỏi:
    - Bùi Giáng! Đời sống anh ra sao?
    - Tôi xin đáp "...đời sống tôi thật tai hại như bình sinh của tôi. Ấy bởi vì, bình sinh thì điên tam đảo tứ, mà đời sống thì đảo tứ điên tam. Tính sao bây giờ ? Nếu có thể đem nhốt đời sống vào Biên Hoà Bệnh Viện, thì ắt phải đem bình sinh nhốt vào cõi Viện Bịnh Hoà Biên. Có thể thế được chăng?" (Kính gửi anh Nguyễn Xuân Hoàng, báo Văn, Sài gòn 1973)
    "Một hồn thơ bị vây khốn" (Thanh Tâm Tuyền), thi sĩ ấy đã sống "cuộc đời vô định, nơi đầu đường xó chợ, như một nhà tu khổ hạnh, bất chấp mọi khổ ải cùng lao tù" (Nghiêm Xuân Hồng). Những ngày tháng này đây, bóng dáng thi sĩ ấy vẫn lang thang "nửa mất hồn
    nửa mất trí" (theo lời bá tánh)," khi đứng thì lại ngồi", " khi đi thì lại nằm" ở một vài ngõ phố của Sài Thành.
    3.
    Ôi! Vằng vặc. Ôi! Đọa đầy. Một thiên tài nẩy nở trong một xã hội hẹp hòi, trên đất nước bất hạnh của chúng ta. Một nghệ sĩ đi vào nghệ thuật như một đạo sĩ đi tìm tuyệt đối trong cái tâm của chính mình.
    Tôi ước mong rồi đây lịch sử sẽ đánh dấu tất cả những bước đi của Bùi Giáng. Vì ông đã từng cư trú ở Đại Học Vạn Hạnh, thì tôi cầu ước cái ngõ ngày xưa dẫn vào Đại Học Vạn Hạnh sẽ mang tên Bùi Giáng. Vì ông đã từng qua lại Biên hoà Bệnh Viện, tôi muốn đại lộ Biên Hoà rồi đây sẽ có một đường ngang đưa ta đến bên bờ sông Sài Gòn, dẫn ta đến một biệt thự
    mang tên Bùi Giáng, mà ở đó văn nghệ sĩ Việt Nam có thể tĩnh dưỡng, an tịnh và sáng tác. Nhưng tôi cầu mong trước hết là rất gần đây, dù ở ngay đất khách, sẽ có một tùng thư sưu tầm, nhặt nhạnh tất cả dịch thuật và sáng tác của Bùi Giáng.
    Tôi chỉ mới biết đây Bùi Giáng qua Mùa thu trong thi ca, qua một số văn thơ trích của Bùi Giáng và qua một số bài báo của nhiều người bàn về Bùi Giáng, nhưng tôi cũng đủ biết rồi: "hai trăm năm sau Nguyễn Du", Bùi Giáng đã có một cống hiến không nhỏ cho kho tàng văn
    học của người Việt Nam chúng ta. Một kho tàng mà chỉ có chúng ta, người Việt Nam, là có diễm phúc biết mở cửa đi vào chiêm ngưỡng cái đẹp, cái nhẹ nhàng, cái thâm trầm thôn dã. Một kho tàng cần thiết, để chúng ta dù có tản mát bốn phương trời, và cả con cháu chúng
    ta mãi mãi sau này, mà còn biết hấp thụ thì còn biết trở về cố quận gần gũi, như đứa con hoang, như người anh, như người chị, như người em trở về thăm lại nóc nhà tranh xưa của gia đình.
    Dạ thưa phố Huế bây giờ
    Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
    (Dạ thưa)
    4.
    Bùi Giáng đã đến trong cái truyền thống của thơ văn Lý Trần, của kinh thơ Ngô Thời Nhiệm...Ông là một nhà văn, một nhà thơ tư tưởng, viết để nói ra cái đạo nhân sinh của mình.
    Bùi Giáng đã "...đọc Nguyễn Du hơn một phần tư thế kỷ, đọc Trang Tử hơn mười năm, đọc Tô Đông Pha hơn hai năm" (Mùa thu trong thi ca) rồi mới dám làm thơ. Phải! Từ sự uyên bác sâu rộng về Hán văn, Việt văn, về văn học và tư tưởng Á Đông, Bùi Giáng đã đi tới cái quán triệt tự trong tâm những khái niệm triết học Âu Tây để giờ đây còn biết nói một cách ngụ ngôn về
    xã hội về cuộc đời. Hồn nhiên và lãnh đạm nhìn phi thuyền nhân tạo bay đến cung trăng, những thành tựu vật chất xa hoa của kỹ thuật, làm một Ngu công tay không đào đất trồng sắn! Bùi Giáng sáng tác trong cái sơ khai nguyên thuỷ của tâm hồn Việt Nam: Đạo giáo và Phật
    giáo.
    Tôi chưa có dịp đọc những luận thư triết học của Bùi Giáng; nhưng đã nghĩ một cách chắc chắn rằng Bùi Giáng không phải là một triết gia theo cái ý nghĩa thông thường của triết học Tây phương. Ông không đưa ra một phạm trù triết lý nào, một hệ thống tư tưởng nào.
    Nhưng có lẽ ông là một thánh nhân theo cái nghĩa của triết học Trung Hoa. Bùi Giáng đi đến Đạo học để tự cứu mình, đi đến Phật học để tự giải thoát mình, và độ...độ cái tao loạn của tâm hồn mình, cái đại loạn của đất nước và thế giới xung quanh.
    "...Ta ngồi dưới gốc cây sim, lắng nghe bò đương gặm cỏ, thong dong đưa tay với một cành, hái một trái ăn chơi. Và bỗng dưng? Bỗng dưng nẩy ra một sự tình kỳ bí: bàn tay ta vừa chạm tới một trái sim riêng rẽ, thì suốt dãy rừng, toàn thể ngàn sim lục bỗng chấn động lừng vang..." (Đi vào cõi thơ, Mùa thu trong thi ca)
    5.
    Phải! Giữa cuộc đời, tại hạ là người ngồi dưới gốc cây si. Trong xã hội vật chất chèn đua, tại hạ là Ngu Công thiên núi. Ai đã gieo tang tóc trên quê hương củ a ta, "trên làng ta xưa có cỏ mọc", ta sẽ gọi bom lửa là "bom đạn của thương nhớ". Khi người ta mù quáng rẻ rúng cả "Xuân Thu", tại hạ đành khắc khổ - "hãy để yên ta điên ta dại"- nói chuyện cùng "Khổng Khâu, Lão Đam", với "em mọi nhỏ da đen", với "nương tử da trắng Marilyn, Gertrude, người đẹp da vàng Phùng Khánh, Nam Phương...
    Độn thế chung nan từ Nguyễn chiếu
    Hồi thiên uổng bão phục Lê tâm
    Ra về giũ áo đười ươi mộng
    Cầm xốc buông dây nguyệt xuống đồng"
    (Sư lịch tồn lưu, Mùa thu trong thi ca)
    Đấy là Bùi Giáng! Dù sao trước cái nông cạn nhỏ nhoi của phận sống hằng ngày, với những cảm nghĩ chợt đến chợt đi về con người, về trời đất, về tiền thân, với những cảm nghĩ thu nhập ẩn tàng trong tiềm thức từ buổi hoá sinh, từ những đêm dài đèn trăng đọc sách, hoạ sĩ có những biến tấu của màu sắc, nhạc sĩ có những biến tấu của hòa âm, Bùi Giáng có những
    biến tấu của ngôn ngữ. Bùi Giáng biết đọc bao nhiêu sinh ngữ? Dưới ngòi bút của ông, tiếng Việt chưa bao giờ rạng rỡ như thế, thâm trầm cân nhắc từng chữ, lập đi láy lại, đùa rỡn bông lơi, đảo lộn và trào phúng như cho một thực tại huy hoàng và đen tối, như cho một thân phận ngạo nghễ và chua cay. Đọc văn thơ của Bùi Giáng, tôi thấy cả một ngọn thuỷ triều ngôn ngữ
    dâng lên, đưa đẩy những đợt sóng, ý tình này sang ý tình khác, không màu mè câu nệ, không ràng buộc lý trí.
    Bùi giáng hầu như đụng tới "chí ngôn" của Trang Tử, ý bay theo bút viết, hoa văn trong chữ phóng, hư thực huyễn tượng của "đài suơng trăng nước".
    Không những phá bỏ những khắt khe gò bó của quốc ngữ, Bùi Giáng còn tự cho một sứ mạng là đẩy lùi cái biên giới phân chia Quốc văn và Hán Việt. Dân tộc ta đã có tự ngàn năm, ngôn ngữ ta đã có thành tích, chúng ta không ngần ngại gì hiên ngang tìm về cái Uyên Nguyên
    Trung Hoa của văn học chúng ta, trở về với Mnémosyne của tâm hồn chúng ta qua Kinh Thi Khổng-Lão-Trang, qua thi phú của Lý Bạch, Đỗ Phủ...Chúng ta hãy tiếp thu trực tiếp lại thiên vạn văn cảo Hán Việt của lịch triều Lý Trần, của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, của Ngô Gia văn phái, của Nguyễn Du, Cao Bá Quát... Ngôn ngữ ta giầu mạnh hơn, lời lẽ ta yểu điệu hơn. Theo gót của người xưa, Bùi Giáng trong lòng làm thơ không phân biệt Việt ngữ hay
    Hán Việt. Độc đáo bao nhiêu và thành công bao nhiêu là những câu văn, những câu thơ nhị ngữ của ông.
    Tà tà khép mở kiều khu hẹp
    Chênh chếch đong đưa mỵ nhân kề
    O bế thập thành sương nước đục
    Phiêu bồng luân khuếch dịch di khuê ...
    (Nữ sinh viên, Mùa thu trong thi ca)
    Đó là những câu thơ bằng Việt ngữ hay bằng Hán Việt? Chúng ta không còn biết nữa, chỉ còn biết đây là những câu thơ tuyệt vời, một bức tranh trừu tượng tả cái mị nhãn, cái khuê các, cái trinh bạch mong manh của nữ sinh giữa buổi dậy thì trong một mùa xuân nhiệt đới rộn ràng ong ****
    6.
    - Nhưng rồi, với chiếc thân đơn côi, đứng giữa trời đất, ông Bùi Giáng hỡi! Nói cho cùng hết, ông chỉ là một nhà thơ ...
    - Thi nhân? "...Một cõi thơ bát ngát hiện đại đang đi tới trong trần gian đại hiện...Ta tồn lưu triền miên tại miên trường mộng ảo chi trung...nằm khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng, thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao... Ta sống trong cơn dại cơn điên. Ta làm thơ trong cơn điên cơn dại. Nghĩa là ta chết hai lần trong trận sống..."
    Bùi Giáng sống trong thơ, mộng trong thơ. Tất cả những cảm nghĩ, những tư tưởng đều nghệ thuật hoá, thi vị hoá. Xã hội xung quanh có thể sụp đổ và thay biến, người bên ông hôm nay đang khổ, ngày mai có thể mất mát, tang tóc trong bom đạn. Ông vẫn điên dại làm thơ.
    Bùi Giáng không làm thơ với những tình hứng đến từ thực tại hiện hữu, hay từ thế giới khách quan. Ông không làm thơ lãng mạn để nói về mình, như nói cái say mê, cái đớn đau của một mối tình, như nói đến sức sống rộn ràng, bi đát của một mùa hè, trong một mùa xuân, hay như nữa nói về thân phận, về mình, về con người trước sự ly tan, trước những đám mây đen đầu tiên của mùa thu... Nguyễn Du đã đi vào đời tìm hiểu những cảnh huống, những tình lý, những dân ca của người Việt Nam để viết một Truyện Kiều. Truyện Kiều đối với Bùi Giáng chỉ là Một Câu Hỏi ám ảnh về nghệ thuật, về chất thơ, về ngôn ngữ, về thần tượng Nàng Kiều. Bùi Giáng cũng có những câu thơ đẹp đẽ trong suốt, nhẹ nhàng như ca dao, nhưng mỗi bài thơ của ông là một khắc khoải, dấn thân trên cuộc hành trình nghệ thuật mà ông đi và đi mãi trong nội tâm.
    Bùi Giáng đi đến văn thơ, đi đến nghệ thuật vì ông mang sẵn trong tâm hồn một viễn tượng, mà chính ông gọi là Đạo, mà chúng ta có thể gọi là Niết Bàn, là Thiên đàng đã mất, là Địa ngục gần gũi, là cái đẹp, là màu sắc, là sự hòa âm tuyệt đối... Hoạ sĩ P. Gauguin giũ áo bỏ hết mọi tình thương ràng buộc, xa lìa bạn bè xã hội, tự đầy mình ra một hòn đảo giữa Thái Bình Dương để tìm ra và vẽ mãi cho đến khi chết những màu sắc, những dáng dấp người đàn bà, mà ông tưởng như hé thấy trong cái huyền ẩn mỹ lệ trần gian. Bùi Giáng cũng đi ra ngoài tục lụy của cuộc đời; sống nơi đây mỗi ngày, ông vẫn nhìn thấy qua làn bụi những nụ cười, những dãy phố một cái gì xa vời nữa, phản ảnh cái viễn tượng của tâm hồn ông. Thơ ông không có những đề tài uỷ mị, những ý vị chải chuốt thông thường của thi ca Việt Nam. Đọc thơ ông, chúng ta cảm nhận sự đầy đoạ phẫn uất của lộ trình đi mãi không bao giờ tới. Vì làm sao mà tìm ra lại
    được "Cố Quận" đã mất ! Đọc thơ ông, tôi không ngừng xúc động bởi tiếng kêu thầm lặng, tiếng kêu đè nén đó, lời than thở vô cùng của " cái tôi buông tay xuôi trước tấm cửa dầy vô hình chắn ngõ cấm đưa vào thế giới tuyệt đối của Thi Ca":
    Hãy mang tôi đến bất ngờ
    Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên
    Hãy mang tôi tới diện tiền
    Giết tôi chết giữa người thuyền quyên kiạ..
    Như con chim bằng muốn bay tới tận cùng vũ trụ, như thi nhân muốn nhoài ôm vầng trăng trong lòng biển cả.
    Bùi Giáng không lụy vì tình hay tiền bạc, Bùi Giáng không lụy vì danh vọng hay những đam mê của đời thường. Đạo Lão với thuyết vô vi, Trang học với ý tiêu dao như đã đưa ông ra khỏi sự tầm thường vật chất, sự ồn ào chen đua của thời bình, sự xáo lộn tang tóc của thời loạn; nhưng Đạo học và Trang học cũng không làm sao giải thoát cho ông ra khỏi cái nghiệp lụy "vị Nghệ Thuật", nghệ thuật siêu việt và đắm đuối. Tâm hồn ông như luôn luôn căng thẳng để tiếp nhận những cảm hứng, những ý thơ. Một đôi khi phẳng lặng như trong một giây yên gió, hừng sáng giữa cơn giông tố mịt mù bất tận, tâm hồn ông an định trong cõi ta bà, lời thơ bỗng
    hồn nhiên tự tại mang thiền tính Đạo Phật. Bùi Giáng đã sáng lập ra phong trào văn nghệ "Đạo và Thiền" của miền Nam Việt Nam trong những năm 1960-74. Tôi mạn nghĩ rằng Phạm Thiên Thư với Đoạn Trường Vô Thanh, Phạm Công Thiện với Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học là hai khía cạnh tư tưởng nghệ thuật của Bùi Giáng.
    Mỗi thi sĩ thường để lại trong lòng người một hai bài thơ tiêu biểu. Bùi Giáng đã để lại cho tôi những câu thơ của bài Anh lùa bò vào đồi sim trái chín:
    Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
    Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lả
    Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
    ...
    Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
    Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
    Không biết trời đất có ngó mình không
    Nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng vẫn hàm chứa đầy cái bát ngát u uẩn của trời đất và của lòng người. Bài thơ đã vẽ lên, cao sang kiểu cách tinh vi, bức tranh in tay khắc gỗ mộc mạc dân gian thô sơ của Niết bàn kinh.
    7.
    Ai che được mặt trời, ai giấu được mặt trăng. Bùi Giáng thi nhân chắc vẫn còn đây, ở những quán trà nước cũ, gửi vần cho gió để gió trải thơ như hoa bay về trên đường xuôi. Những biện chứng gia, duy tâm duy vật, sẽ phải nói tới thơ ông, cho ông một giai cấp, cho ông một tâm lý giữa ngã ba của lịch sử, ngã sáu của lòng ngườị..
    - Thì "...đừng có bàn tới thơ tôi. Tôi không dám si mê, cũng không dám hoài vọng... Người yêu đừng bén mảng đến, bạn bè hãy đi xa. Để tôi một mình tha hồ tôi điên tôi dại. Ai có đến gần thì hãy thử điên dại cho như tôi ...?
    Thôi chúng ta cùng một phận, cùng nhau đi một hành trình, mang theo một gánh nặng, gửi gắm suy tư cho trời đất để tuỳ người thâu và người nhận. Chắc tôi cũng điên cũng dại, nên tôi mới bàn tới thơ ông qua một số thi văn, qua một ít truyền thoại.
    Nhưng một hai trăm năm nữa, thời đại của chúng ta có nhiều nước mắt, có nhiều chờ đợi, sẽ chỉ là một gợn sóng trong muôn ngàn gợn sóng của lịch sử. Khi những công trình dù bằng đá hoa sẽ đi vào hoang phế, để lại mấy vụn xương khô, thì thơ văn của Bùi Giáng sẽ tồn tại trong lịch sử.
    Tháng 8 - 1985 [2]
    -------------------------
    [1] Tất cả các trích đoạn thơ, các đoạn trong " " (nếu không đề tên tác giả) đều trích từ tác phẩm của Bùi Giáng
    [2] Bài này tôi viết nhưng chưa phổ biến bao giờ đến nay (2003), tức là đã gần hai mươi năm trước, khi đó tôi vẻn vẹn có dưới tay: Mùa Thu Trong Thi ca, nhà xuấât bản Sống Mới phát hành năm 1980 (?) ở Hoa Kỳ, và một số bài thơ của Bùi Giáng và một số bài bình luận về Bùi
    Giáng in rải rác trên những sách báo của Việt Kiều hải ngoại. Đọc lại, tôi vẫn nhận thấy rằng tôi đã không phụ nhà thơ lớn Bùi Giáng của chúng ta.
    nguồn: http://www.xuquang.com/vanhoc/nvt-buigiang.html
  5. mct1174

    mct1174 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm ngày sinh của Bùi Giáng
    (17.12.1926 - 17.12.2003)
    Ngô Văn Tao. Bùi Giáng đàm thoại
    1.
    Nhà thơ đi đâu lang thang ngoài nắng? Đầu tóc lôi thôi, chân guốc chân không. Nhà thơ sao nằm lăn ra đất, sao quay tròn để lấm bụi đường?
    - Ôi! Hãy ngồi lại cùng tôi ăn bát phở, chia cùng tôi ly nước.
    Thiên thần khổ hạnh, nhà thơ vẫn đi qua. Thế mà... như làn gió ngược, nhà thơ bỗng trở lại, chậm rãi đến ngồi bên tôi, cầm cốc la ze của tôi trước mặt, nhẹ nhàng uống nửa ngụm. Cả một vầng trán khoan dung, đôi mắt dịu hiền.
    - Thi sĩ đã tìm thấy một nàng tiên?
    - Hừ "...Em mười sáu tuổi với trực giác trong suốt hồn nhiên, xin hãy đưa tay cho người thi sĩ. Chúng ta sẽ đồng thanh thưa lại với đời rằng: mười lăm năm bấy nhiêu lần hoen ố, mảnh quần hồng vẫn giữ vẹn một tấm gương..." [1]
    Nhà thơ Bùi Giáng đã viết những câu văn, những câu thơ như vậy ! Trên quá trình thi văn và ngôn ngữ của người Việt Nam chúng ta, Bùi Giáng đã đánh dấu một nẻo đường.
    2.
    Thi sĩ ấy sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Bỏ nghề dạy học, soạn sách và làm thơ. Chỉ lo in sách của mình: những sách giáo khoa luận về Nguyễn Đình Chiểu, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà..., những quyển thơ: Mưa nguồn, Ngàn thu rơi hột, Mùa hoa trên ngàn, Lá hoa cồn..., những luận sách triết lý: Tư tưởng hiện đại, Heidegger và tư tưởng hiện đại, Câu hỏi Thuý Kiều... Còn bao nhiêu dịch thuật, còn bao nhiêu văn thơ khác in rải rác trên báo chí, hay viết trên những mảnh giấy vụn vứt ra cho trời đất. Hiện ở Bắc Mỹ lưu hành tập thơ: Mùa thu trong thi ca (nhà xuất bản Sống Mới, Hoa Kỳ).
    Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từng hỏi:
    - Bùi Giáng! Đời sống anh ra sao?
    - Tôi xin đáp "...đời sống tôi thật tai hại như bình sinh của tôi. Ấy bởi vì, bình sinh thì điên tam đảo tứ, mà đời sống thì đảo tứ điên tam. Tính sao bây giờ ? Nếu có thể đem nhốt đời sống vào Biên Hoà Bệnh Viện, thì ắt phải đem bình sinh nhốt vào cõi Viện Bịnh Hoà Biên. Có thể thế được chăng?" (Kính gửi anh Nguyễn Xuân Hoàng, báo Văn, Sài gòn 1973)
    "Một hồn thơ bị vây khốn" (Thanh Tâm Tuyền), thi sĩ ấy đã sống "cuộc đời vô định, nơi đầu đường xó chợ, như một nhà tu khổ hạnh, bất chấp mọi khổ ải cùng lao tù" (Nghiêm Xuân Hồng). Những ngày tháng này đây, bóng dáng thi sĩ ấy vẫn lang thang "nửa mất hồn
    nửa mất trí" (theo lời bá tánh)," khi đứng thì lại ngồi", " khi đi thì lại nằm" ở một vài ngõ phố của Sài Thành.
    3.
    Ôi! Vằng vặc. Ôi! Đọa đầy. Một thiên tài nẩy nở trong một xã hội hẹp hòi, trên đất nước bất hạnh của chúng ta. Một nghệ sĩ đi vào nghệ thuật như một đạo sĩ đi tìm tuyệt đối trong cái tâm của chính mình.
    Tôi ước mong rồi đây lịch sử sẽ đánh dấu tất cả những bước đi của Bùi Giáng. Vì ông đã từng cư trú ở Đại Học Vạn Hạnh, thì tôi cầu ước cái ngõ ngày xưa dẫn vào Đại Học Vạn Hạnh sẽ mang tên Bùi Giáng. Vì ông đã từng qua lại Biên hoà Bệnh Viện, tôi muốn đại lộ Biên Hoà rồi đây sẽ có một đường ngang đưa ta đến bên bờ sông Sài Gòn, dẫn ta đến một biệt thự
    mang tên Bùi Giáng, mà ở đó văn nghệ sĩ Việt Nam có thể tĩnh dưỡng, an tịnh và sáng tác. Nhưng tôi cầu mong trước hết là rất gần đây, dù ở ngay đất khách, sẽ có một tùng thư sưu tầm, nhặt nhạnh tất cả dịch thuật và sáng tác của Bùi Giáng.
    Tôi chỉ mới biết đây Bùi Giáng qua Mùa thu trong thi ca, qua một số văn thơ trích của Bùi Giáng và qua một số bài báo của nhiều người bàn về Bùi Giáng, nhưng tôi cũng đủ biết rồi: "hai trăm năm sau Nguyễn Du", Bùi Giáng đã có một cống hiến không nhỏ cho kho tàng văn
    học của người Việt Nam chúng ta. Một kho tàng mà chỉ có chúng ta, người Việt Nam, là có diễm phúc biết mở cửa đi vào chiêm ngưỡng cái đẹp, cái nhẹ nhàng, cái thâm trầm thôn dã. Một kho tàng cần thiết, để chúng ta dù có tản mát bốn phương trời, và cả con cháu chúng
    ta mãi mãi sau này, mà còn biết hấp thụ thì còn biết trở về cố quận gần gũi, như đứa con hoang, như người anh, như người chị, như người em trở về thăm lại nóc nhà tranh xưa của gia đình.
    Dạ thưa phố Huế bây giờ
    Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
    (Dạ thưa)
    4.
    Bùi Giáng đã đến trong cái truyền thống của thơ văn Lý Trần, của kinh thơ Ngô Thời Nhiệm...Ông là một nhà văn, một nhà thơ tư tưởng, viết để nói ra cái đạo nhân sinh của mình.
    Bùi Giáng đã "...đọc Nguyễn Du hơn một phần tư thế kỷ, đọc Trang Tử hơn mười năm, đọc Tô Đông Pha hơn hai năm" (Mùa thu trong thi ca) rồi mới dám làm thơ. Phải! Từ sự uyên bác sâu rộng về Hán văn, Việt văn, về văn học và tư tưởng Á Đông, Bùi Giáng đã đi tới cái quán triệt tự trong tâm những khái niệm triết học Âu Tây để giờ đây còn biết nói một cách ngụ ngôn về
    xã hội về cuộc đời. Hồn nhiên và lãnh đạm nhìn phi thuyền nhân tạo bay đến cung trăng, những thành tựu vật chất xa hoa của kỹ thuật, làm một Ngu công tay không đào đất trồng sắn! Bùi Giáng sáng tác trong cái sơ khai nguyên thuỷ của tâm hồn Việt Nam: Đạo giáo và Phật
    giáo.
    Tôi chưa có dịp đọc những luận thư triết học của Bùi Giáng; nhưng đã nghĩ một cách chắc chắn rằng Bùi Giáng không phải là một triết gia theo cái ý nghĩa thông thường của triết học Tây phương. Ông không đưa ra một phạm trù triết lý nào, một hệ thống tư tưởng nào.
    Nhưng có lẽ ông là một thánh nhân theo cái nghĩa của triết học Trung Hoa. Bùi Giáng đi đến Đạo học để tự cứu mình, đi đến Phật học để tự giải thoát mình, và độ...độ cái tao loạn của tâm hồn mình, cái đại loạn của đất nước và thế giới xung quanh.
    "...Ta ngồi dưới gốc cây sim, lắng nghe bò đương gặm cỏ, thong dong đưa tay với một cành, hái một trái ăn chơi. Và bỗng dưng? Bỗng dưng nẩy ra một sự tình kỳ bí: bàn tay ta vừa chạm tới một trái sim riêng rẽ, thì suốt dãy rừng, toàn thể ngàn sim lục bỗng chấn động lừng vang..." (Đi vào cõi thơ, Mùa thu trong thi ca)
    5.
    Phải! Giữa cuộc đời, tại hạ là người ngồi dưới gốc cây si. Trong xã hội vật chất chèn đua, tại hạ là Ngu Công thiên núi. Ai đã gieo tang tóc trên quê hương củ a ta, "trên làng ta xưa có cỏ mọc", ta sẽ gọi bom lửa là "bom đạn của thương nhớ". Khi người ta mù quáng rẻ rúng cả "Xuân Thu", tại hạ đành khắc khổ - "hãy để yên ta điên ta dại"- nói chuyện cùng "Khổng Khâu, Lão Đam", với "em mọi nhỏ da đen", với "nương tử da trắng Marilyn, Gertrude, người đẹp da vàng Phùng Khánh, Nam Phương...
    Độn thế chung nan từ Nguyễn chiếu
    Hồi thiên uổng bão phục Lê tâm
    Ra về giũ áo đười ươi mộng
    Cầm xốc buông dây nguyệt xuống đồng"
    (Sư lịch tồn lưu, Mùa thu trong thi ca)
    Đấy là Bùi Giáng! Dù sao trước cái nông cạn nhỏ nhoi của phận sống hằng ngày, với những cảm nghĩ chợt đến chợt đi về con người, về trời đất, về tiền thân, với những cảm nghĩ thu nhập ẩn tàng trong tiềm thức từ buổi hoá sinh, từ những đêm dài đèn trăng đọc sách, hoạ sĩ có những biến tấu của màu sắc, nhạc sĩ có những biến tấu của hòa âm, Bùi Giáng có những
    biến tấu của ngôn ngữ. Bùi Giáng biết đọc bao nhiêu sinh ngữ? Dưới ngòi bút của ông, tiếng Việt chưa bao giờ rạng rỡ như thế, thâm trầm cân nhắc từng chữ, lập đi láy lại, đùa rỡn bông lơi, đảo lộn và trào phúng như cho một thực tại huy hoàng và đen tối, như cho một thân phận ngạo nghễ và chua cay. Đọc văn thơ của Bùi Giáng, tôi thấy cả một ngọn thuỷ triều ngôn ngữ
    dâng lên, đưa đẩy những đợt sóng, ý tình này sang ý tình khác, không màu mè câu nệ, không ràng buộc lý trí.
    Bùi giáng hầu như đụng tới "chí ngôn" của Trang Tử, ý bay theo bút viết, hoa văn trong chữ phóng, hư thực huyễn tượng của "đài suơng trăng nước".
    Không những phá bỏ những khắt khe gò bó của quốc ngữ, Bùi Giáng còn tự cho một sứ mạng là đẩy lùi cái biên giới phân chia Quốc văn và Hán Việt. Dân tộc ta đã có tự ngàn năm, ngôn ngữ ta đã có thành tích, chúng ta không ngần ngại gì hiên ngang tìm về cái Uyên Nguyên
    Trung Hoa của văn học chúng ta, trở về với Mnémosyne của tâm hồn chúng ta qua Kinh Thi Khổng-Lão-Trang, qua thi phú của Lý Bạch, Đỗ Phủ...Chúng ta hãy tiếp thu trực tiếp lại thiên vạn văn cảo Hán Việt của lịch triều Lý Trần, của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, của Ngô Gia văn phái, của Nguyễn Du, Cao Bá Quát... Ngôn ngữ ta giầu mạnh hơn, lời lẽ ta yểu điệu hơn. Theo gót của người xưa, Bùi Giáng trong lòng làm thơ không phân biệt Việt ngữ hay
    Hán Việt. Độc đáo bao nhiêu và thành công bao nhiêu là những câu văn, những câu thơ nhị ngữ của ông.
    Tà tà khép mở kiều khu hẹp
    Chênh chếch đong đưa mỵ nhân kề
    O bế thập thành sương nước đục
    Phiêu bồng luân khuếch dịch di khuê ...
    (Nữ sinh viên, Mùa thu trong thi ca)
    Đó là những câu thơ bằng Việt ngữ hay bằng Hán Việt? Chúng ta không còn biết nữa, chỉ còn biết đây là những câu thơ tuyệt vời, một bức tranh trừu tượng tả cái mị nhãn, cái khuê các, cái trinh bạch mong manh của nữ sinh giữa buổi dậy thì trong một mùa xuân nhiệt đới rộn ràng ong ****
    6.
    - Nhưng rồi, với chiếc thân đơn côi, đứng giữa trời đất, ông Bùi Giáng hỡi! Nói cho cùng hết, ông chỉ là một nhà thơ ...
    - Thi nhân? "...Một cõi thơ bát ngát hiện đại đang đi tới trong trần gian đại hiện...Ta tồn lưu triền miên tại miên trường mộng ảo chi trung...nằm khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng, thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao... Ta sống trong cơn dại cơn điên. Ta làm thơ trong cơn điên cơn dại. Nghĩa là ta chết hai lần trong trận sống..."
    Bùi Giáng sống trong thơ, mộng trong thơ. Tất cả những cảm nghĩ, những tư tưởng đều nghệ thuật hoá, thi vị hoá. Xã hội xung quanh có thể sụp đổ và thay biến, người bên ông hôm nay đang khổ, ngày mai có thể mất mát, tang tóc trong bom đạn. Ông vẫn điên dại làm thơ.
    Bùi Giáng không làm thơ với những tình hứng đến từ thực tại hiện hữu, hay từ thế giới khách quan. Ông không làm thơ lãng mạn để nói về mình, như nói cái say mê, cái đớn đau của một mối tình, như nói đến sức sống rộn ràng, bi đát của một mùa hè, trong một mùa xuân, hay như nữa nói về thân phận, về mình, về con người trước sự ly tan, trước những đám mây đen đầu tiên của mùa thu... Nguyễn Du đã đi vào đời tìm hiểu những cảnh huống, những tình lý, những dân ca của người Việt Nam để viết một Truyện Kiều. Truyện Kiều đối với Bùi Giáng chỉ là Một Câu Hỏi ám ảnh về nghệ thuật, về chất thơ, về ngôn ngữ, về thần tượng Nàng Kiều. Bùi Giáng cũng có những câu thơ đẹp đẽ trong suốt, nhẹ nhàng như ca dao, nhưng mỗi bài thơ của ông là một khắc khoải, dấn thân trên cuộc hành trình nghệ thuật mà ông đi và đi mãi trong nội tâm.
    Bùi Giáng đi đến văn thơ, đi đến nghệ thuật vì ông mang sẵn trong tâm hồn một viễn tượng, mà chính ông gọi là Đạo, mà chúng ta có thể gọi là Niết Bàn, là Thiên đàng đã mất, là Địa ngục gần gũi, là cái đẹp, là màu sắc, là sự hòa âm tuyệt đối... Hoạ sĩ P. Gauguin giũ áo bỏ hết mọi tình thương ràng buộc, xa lìa bạn bè xã hội, tự đầy mình ra một hòn đảo giữa Thái Bình Dương để tìm ra và vẽ mãi cho đến khi chết những màu sắc, những dáng dấp người đàn bà, mà ông tưởng như hé thấy trong cái huyền ẩn mỹ lệ trần gian. Bùi Giáng cũng đi ra ngoài tục lụy của cuộc đời; sống nơi đây mỗi ngày, ông vẫn nhìn thấy qua làn bụi những nụ cười, những dãy phố một cái gì xa vời nữa, phản ảnh cái viễn tượng của tâm hồn ông. Thơ ông không có những đề tài uỷ mị, những ý vị chải chuốt thông thường của thi ca Việt Nam. Đọc thơ ông, chúng ta cảm nhận sự đầy đoạ phẫn uất của lộ trình đi mãi không bao giờ tới. Vì làm sao mà tìm ra lại
    được "Cố Quận" đã mất ! Đọc thơ ông, tôi không ngừng xúc động bởi tiếng kêu thầm lặng, tiếng kêu đè nén đó, lời than thở vô cùng của " cái tôi buông tay xuôi trước tấm cửa dầy vô hình chắn ngõ cấm đưa vào thế giới tuyệt đối của Thi Ca":
    Hãy mang tôi đến bất ngờ
    Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên
    Hãy mang tôi tới diện tiền
    Giết tôi chết giữa người thuyền quyên kiạ..
    Như con chim bằng muốn bay tới tận cùng vũ trụ, như thi nhân muốn nhoài ôm vầng trăng trong lòng biển cả.
    Bùi Giáng không lụy vì tình hay tiền bạc, Bùi Giáng không lụy vì danh vọng hay những đam mê của đời thường. Đạo Lão với thuyết vô vi, Trang học với ý tiêu dao như đã đưa ông ra khỏi sự tầm thường vật chất, sự ồn ào chen đua của thời bình, sự xáo lộn tang tóc của thời loạn; nhưng Đạo học và Trang học cũng không làm sao giải thoát cho ông ra khỏi cái nghiệp lụy "vị Nghệ Thuật", nghệ thuật siêu việt và đắm đuối. Tâm hồn ông như luôn luôn căng thẳng để tiếp nhận những cảm hứng, những ý thơ. Một đôi khi phẳng lặng như trong một giây yên gió, hừng sáng giữa cơn giông tố mịt mù bất tận, tâm hồn ông an định trong cõi ta bà, lời thơ bỗng
    hồn nhiên tự tại mang thiền tính Đạo Phật. Bùi Giáng đã sáng lập ra phong trào văn nghệ "Đạo và Thiền" của miền Nam Việt Nam trong những năm 1960-74. Tôi mạn nghĩ rằng Phạm Thiên Thư với Đoạn Trường Vô Thanh, Phạm Công Thiện với Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học là hai khía cạnh tư tưởng nghệ thuật của Bùi Giáng.
    Mỗi thi sĩ thường để lại trong lòng người một hai bài thơ tiêu biểu. Bùi Giáng đã để lại cho tôi những câu thơ của bài Anh lùa bò vào đồi sim trái chín:
    Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
    Chìm ngây ngất vào trong đôi mắt lả
    Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
    ...
    Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
    Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
    Không biết trời đất có ngó mình không
    Nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng vẫn hàm chứa đầy cái bát ngát u uẩn của trời đất và của lòng người. Bài thơ đã vẽ lên, cao sang kiểu cách tinh vi, bức tranh in tay khắc gỗ mộc mạc dân gian thô sơ của Niết bàn kinh.
    7.
    Ai che được mặt trời, ai giấu được mặt trăng. Bùi Giáng thi nhân chắc vẫn còn đây, ở những quán trà nước cũ, gửi vần cho gió để gió trải thơ như hoa bay về trên đường xuôi. Những biện chứng gia, duy tâm duy vật, sẽ phải nói tới thơ ông, cho ông một giai cấp, cho ông một tâm lý giữa ngã ba của lịch sử, ngã sáu của lòng ngườị..
    - Thì "...đừng có bàn tới thơ tôi. Tôi không dám si mê, cũng không dám hoài vọng... Người yêu đừng bén mảng đến, bạn bè hãy đi xa. Để tôi một mình tha hồ tôi điên tôi dại. Ai có đến gần thì hãy thử điên dại cho như tôi ...?
    Thôi chúng ta cùng một phận, cùng nhau đi một hành trình, mang theo một gánh nặng, gửi gắm suy tư cho trời đất để tuỳ người thâu và người nhận. Chắc tôi cũng điên cũng dại, nên tôi mới bàn tới thơ ông qua một số thi văn, qua một ít truyền thoại.
    Nhưng một hai trăm năm nữa, thời đại của chúng ta có nhiều nước mắt, có nhiều chờ đợi, sẽ chỉ là một gợn sóng trong muôn ngàn gợn sóng của lịch sử. Khi những công trình dù bằng đá hoa sẽ đi vào hoang phế, để lại mấy vụn xương khô, thì thơ văn của Bùi Giáng sẽ tồn tại trong lịch sử.
    Tháng 8 - 1985 [2]
    -------------------------
    [1] Tất cả các trích đoạn thơ, các đoạn trong " " (nếu không đề tên tác giả) đều trích từ tác phẩm của Bùi Giáng
    [2] Bài này tôi viết nhưng chưa phổ biến bao giờ đến nay (2003), tức là đã gần hai mươi năm trước, khi đó tôi vẻn vẹn có dưới tay: Mùa Thu Trong Thi ca, nhà xuấât bản Sống Mới phát hành năm 1980 (?) ở Hoa Kỳ, và một số bài thơ của Bùi Giáng và một số bài bình luận về Bùi
    Giáng in rải rác trên những sách báo của Việt Kiều hải ngoại. Đọc lại, tôi vẫn nhận thấy rằng tôi đã không phụ nhà thơ lớn Bùi Giáng của chúng ta.
    nguồn: http://www.xuquang.com/vanhoc/nvt-buigiang.html
  6. minhminh

    minhminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0

    Tôi vẫn nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ
    Vì em mang trong mắt nỗi yêu đời thiết tha...
  7. minhminh

    minhminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0

    Tôi vẫn nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ
    Vì em mang trong mắt nỗi yêu đời thiết tha...
  8. mct1174

    mct1174 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng


    Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
    Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
    Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
    Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
    Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh
    Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
    Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
    Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả
    Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
    Anh quên mất bò đương gặm cỏ
    Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào
    Có hay không? bò đương gặm đó?
    Hay là đây tiếng gió thì thào?
    Hay là đây tiếng suối lao xao
    Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống?
    Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm
    Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng
    Mùi lên men phủ ngập mông lung
    Không biết nữa mà cần chi biết nữa
    Cây lá bốn bên song song từng lứa
    Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn
    Hạnh phúc trời với đất mang mang
    Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
    Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
    Không biết trời đất có ngó mình không
    Vĩnh Trinh - Thạch Bàn 1950

    Áo xanh
    Lên mù sương, xuống mù sương
    Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
    Tuổi thơ em có buồn nhiều
    Thì xin cứ để bóng chiều đi qua
    Biển dâu sực tỉnh giang hà
    Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh .
    1926 - 1998

    Cây cỏ dậy thì
    Em đi cây cỏ dậy thì
    Ngày xuân vô lượng cùng đi lên đường
    Trùng lại giây phút phố phường
    Niềm vui quá khứ phi thường hồi sinh.

    Chiều
    Em ngó buổi chiều buồn có phải
    Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
    Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
    Sắc của trời hương của đất lưa thưa
    Những nhịp bước bên đường còn dội mãi
    Vang về đâu không vọng lại hồi âm
    Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
    Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm
    Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
    Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm
    Em ngó mãi những chiều về trở lại
    Mang những gì về trong cõi trăm năm.

    Dư vang
    Sáng nay chim hót lạ lùng
    Tưởng từ mộng tưởng núi rừng xa xôi
    Sáng nay mây gío đầy trời
    Vườn Xuân lá lục em ngồi ngắm hoa
    Sáng nay tình tự ngọc ngà
    Người yêu ở lại giang hà tuổi xanh
    Ngàn dặm em đi cùng anh
    Dừng chân bến nước long lanh mây vàng
    Ta ngồi ngóng mãi dư vang
    Kéo dài giữa cuộc tân toan sinh bình
    Dư vang từ những bình minh
    Phương trời cổ lục kiên trinh đợi người.

    Vì sao khùng
    Vì yêu dấu quá Nàng thơ
    Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn
    Thần tiên Thánh Phật bao dung
    Hiểu lòng tôi lắm - tôi khùng vì thơ.

    Mười hai con mắt
    Hùm thiêng một cặp nhu mỳ
    Một đôi bốn mắt từ bi mơ màng
    Từ phen đá biết tuổi vàng
    Một lời vâng tạc muôn vàn mai sau
    Ăn làm sao? nói làm sao?
    Thủy chung muôn một? còn đau đớn nghìn?
    Hùm thiêng chắp nối của tin
    Cho người thổn thức cầu xin đá vàng
    Ấy từ khởi sự dư vang
    "Ngựa về Núi Đá điêu tàn đầu thai"
    Em về trúc thạch mốt mai
    Sẽ nhìn thấy mãi thiên tài chết điên
    Từ Bi một cặp Hùm Thiêng
    Sẽ từ đó nói liên miên một lời.

    Người con gái mặc quần
    Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
    đen và đỏ là hai màu rồi đó
    cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
    Người con gái hôm nay mặc quần trắng
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
    hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
    cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
    Người con gái hôm nay mặc quần tím
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
    vàng và tím là hai màu mỉm miệng
    mím môi cười và chúm chím nhe răng
    Người con gái hôm nay mặc quần rách
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
    lành và rách đều vô cùng trong sạch
    bởi vì là lành rách cũng long lanh.

    Mùa phượng cũ
    Thiệt thòi đời mộng phiêu linh
    Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm
    Giấc quày quả lạnh anh trâm
    Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu
    Hoài mong hiu hắt nhịp cầu
    Mà hương quan vắng xa màu mây trôi.
    Sim ngàn sổ lá buông rơi
    Cành Nam ước nguyện sai lời tử sinh
    Gió sương từ tạ biên đình
    Bóng sa hồ khép chặt tình mông lung
    Rêu tần ngần tuyết in phong
    Sóng phơi trường mộng từ trong dậy nguồn
    Rập rờn đầu liễu xanh buông
    Mùa trăng nước đẩy xô buồn đi xa
    Trang hồng kim rải ra hoa
    Trổ bông mùa phượng cũ đà hồ phai
    Tơi bời ngọc trắng măng mai
    Khuynh thành sắc nọ đưa vai nghiêng về.

    Lời người điên
    Chúng tôi người ngợm vô thường
    Lúc mê man lúc chán chường thể thân
    Các em gắng gổ đôi phần
    Đừng quên uống rượu lần khân sinh bình
    Dịu dàng sống giữa gia đình
    Ngày ngày tháng tháng hậu tình năm năm
    Trái tim nguyệt tỏ đêm rằm
    Máu me mây gió tơ tằm vấn vương
    Ở đời kiệt tận xẩu xương
    Hình hài biến thể thân mường tượng thân.

    Giòng sông
    Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép
    Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười
    Vườn cỏ lạnh hoa buồn không nói xiết
    Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi
    Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa
    Để than van sầu thiên cổ theo nhau
    Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ
    Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu
    Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
    Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông
    Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ
    Giòng sông em đâu có biết ngọn nguồn.

    Người điên uống rượu
    Uống và say nói lăng nhăng
    Miệng mồm lý nhý thằn lằn đứt đuôi
    Tâm can chân thể chôn vùi
    Mặt trời không mọc với người lem nhem
    Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm
    Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ.

    Mái hiên
    Bay về ổ chín từng cao
    con chim giã biệt chào mái hiên
    nước lang thang cháy xà miền
    vòng quanh ngõ nọ mà triền miên chi
    tôi người thủy thủ ra đi
    chân trời thấy nước đợi kỳ lên mây
    sao đêm đố xuống triều đầy
    ai đưa kiếm vút ngang mày hư không
    gió theo cánh ngỗng ngang trời
    chớ sương tuyết cũ lại đời phiêu linh
    từ đây ta hẹn với mình
    hồn trong cõi mộng biên đình chưa tan
    đầu hiên cung bậc điêu tàn
    lần kia đổ giậu giọng vàng xô mau
    lạnh lụng dấu bước bờ sau
    mấy đời ly biệt về đau trong mình
    năm sầu sa mạc nín thinh
    đi vào giá buốt mông mênh cuối trời.

    Những nhành mai
    Những nhành mai sớm sương bên lá
    Những nhành liễu chiều gió bên cây
    Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ
    Thế nên chi anh cũng viết giòng này .
    Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy
    Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo
    Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
    Mộng miên man là mây phủ lưng đèo
    Buồn phố thị cũng xa bay như gió
    Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
    Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
    Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu
    Tìm theo dấu chân người xưa tư lự
    Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay
    Mờ con mắt một lần lên tiếng thử
    Em ồ em, anh nói một lời này.

    Quanh co
    Quanh co phường phố gọi mình
    Sao ngôn ngữ bỗng tự tình quả nhiên
    Cô đơn chứa đựng đầy miền
    Cảo thơm tiền kiếp quả nhiên bây giờ.

    Màu trời đó
    Màu trời đó bữa nay về trở lại
    Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia
    Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại
    Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa
    Đường có cỏ có bờl lau rộng có
    Lá cây bay và em có đi qua
    Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ
    Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma
    Nguồn thao thức ta về từ một buổi
    Trời bay mây bốn hướng gió xa mong
    Từng cánh én mang trùng dương về nội
    Đâu rồi em? sóng đục đã theo giòng
    Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại
    Và gọi về trăng mùa cũ lang thang
    Màu trời đó để ngàn sương hớt hải
    Xuống li ti là dựng vội con đường.

    Theo áng mây bay
    Tháng năm dòng nước trôi xa
    Người qua, người sẽ đi qua những người
    Tôi qua... không một hẹn lời
    Hẹn hò chi bấy, bước dời về đâu ?
    Tặng đời đóa đóa hoa sầu
    Nhớ nhau từ đóa mộng đầu rã đôi
    Giọt nước như giọt mưa rơi
    Mỗi mùa mưa đến tôi ngồi chắp tay
    Mưa về đọng ở hàng mi
    Mắt tôi hồng lệ dựng xây hồng vàng
    Đèo bồng đeo đuổi đa mang
    Đẩy xua u oán, đá vàng hiểu cho
    Đi đi lỡ bước sang đò
    Cuồng ca túy vũ không dò lênh đênh
    Đi đi suốt kiếp mỏi mềm
    Nhọc nhằn đã lắm còn lênh đênh hoài
    Gịot mưa gõ nhịp dẻo dai
    Hoàng hôn gõ nhánh cửa cài kín bưng
    Đi đi tình mộng vô chừng
    Đăm chiêu vô tận ngại ngùng vỡ toang
    Như tia nắng biếc chiều tàn
    Lửa đời thoi thóp khôn hàn trái tim
    Niềm vui níu nhánh mộng chìm
    Tâm hồn cô độc tâm tình tìm nhau
    Gom từng cơn nắng nhỏ chơi
    Nụ cười hiu hắt phanh phơi nỗi đời
    Nhánh đời gió lộng trùng khơi
    Nhặt lên thả xuống chiều vời vợi bay.

    Nỗi lòng Tô Vũ
    (Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi
    Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú )
    Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi
    San sát đồi phủ phục quấn núi xanh
    Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối
    Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
    Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
    Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
    Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
    Vang vang lên đồi núi giọng be be
    Những bận nào Trà Linh qua Đá Dừng Hòn Dựng
    Dùi Chiêng về Phường Rạnh ngược Khe Rinh
    Bao lần anh cùng chúng em lận đận
    Bôn ba qua rú rậm luống rùng mình
    Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
    Nước trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng
    Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt
    Đẫm thân mình co rúm lạnh như băng
    Em nhớ hay không? hồn hoa dại cỏ
    Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya
    Vàng cao gót nai đầu truông hãi sợ
    Gió cây rung trút lá mộng tan lìa
    Nhưng từ nay Giáp Nam anh đóng trại
    Cố định rồi - em khỏi ngại ngày đêm
    Dưới nắng mưa tha phương du mục mãi
    Cay đắng từng, bùi ngọt mặn mà thêm
    Chiều hôm nay bên chó vàng chễm chện
    Anh lặng nghe em bé hé bên sườn đồi
    Khoanh mấy vòng tay anh thoăn thoắt bện
    Vòng cho em từng chiếc sắp xong rồi
    Chiều đã xuống em đà no nê chắc
    Huýt tù và! em xúm xít lại anh đeo cho
    Mỗi chúng em mỗi vòng mây mỗi sắc
    Lại mau đây! to nhỏ cổ anh so
    Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm
    Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu
    Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh
    Này em Hoa Cà (1) hỡi! chiếc nâu
    Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
    Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
    Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
    Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
    Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
    Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
    Trao người em trăm năm lời ước thệ
    Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi (2)
    Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
    Dành riêng mình - Dê hỡi hiểu vì sao ?
    Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
    Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
    Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng
    Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưa ?
    Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng
    Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa
    Và giờ đây một lời thề đã thốt
    Nghìn thu sau đồi núi chứng cho ta
    Cao lời ca bê hê em cùng thốt
    Hòa cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha
    Và giờ đây hoàng hôn mờ trĩu nặng
    Bốn bề tràn lan bóng mịt mùng sa
    Xếp hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng
    Rập ràng về bế hế rập ràng ca.
    ____________
    (1) Dê Hoa Cà có lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậỵ Đẹp vô cùng. Nhất là những buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng - xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên triền núi xanh lợ Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao (vì lông lổ đổ sáng như sao).
    (2) Ý nói cái lần đầu, thuở hai mươi tuổi, trao cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đầu đeo vòng cho dê vậỵ


  9. mct1174

    mct1174 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng


    Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
    Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
    Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim
    Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín
    Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh
    Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa
    Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
    Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả
    Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
    Anh quên mất bò đương gặm cỏ
    Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào
    Có hay không? bò đương gặm đó?
    Hay là đây tiếng gió thì thào?
    Hay là đây tiếng suối lao xao
    Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống?
    Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm
    Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng
    Mùi lên men phủ ngập mông lung
    Không biết nữa mà cần chi biết nữa
    Cây lá bốn bên song song từng lứa
    Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn
    Hạnh phúc trời với đất mang mang
    Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ
    Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
    Không biết trời đất có ngó mình không
    Vĩnh Trinh - Thạch Bàn 1950

    Áo xanh
    Lên mù sương, xuống mù sương
    Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
    Tuổi thơ em có buồn nhiều
    Thì xin cứ để bóng chiều đi qua
    Biển dâu sực tỉnh giang hà
    Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh .
    1926 - 1998

    Cây cỏ dậy thì
    Em đi cây cỏ dậy thì
    Ngày xuân vô lượng cùng đi lên đường
    Trùng lại giây phút phố phường
    Niềm vui quá khứ phi thường hồi sinh.

    Chiều
    Em ngó buổi chiều buồn có phải
    Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
    Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
    Sắc của trời hương của đất lưa thưa
    Những nhịp bước bên đường còn dội mãi
    Vang về đâu không vọng lại hồi âm
    Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
    Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm
    Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
    Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm
    Em ngó mãi những chiều về trở lại
    Mang những gì về trong cõi trăm năm.

    Dư vang
    Sáng nay chim hót lạ lùng
    Tưởng từ mộng tưởng núi rừng xa xôi
    Sáng nay mây gío đầy trời
    Vườn Xuân lá lục em ngồi ngắm hoa
    Sáng nay tình tự ngọc ngà
    Người yêu ở lại giang hà tuổi xanh
    Ngàn dặm em đi cùng anh
    Dừng chân bến nước long lanh mây vàng
    Ta ngồi ngóng mãi dư vang
    Kéo dài giữa cuộc tân toan sinh bình
    Dư vang từ những bình minh
    Phương trời cổ lục kiên trinh đợi người.

    Vì sao khùng
    Vì yêu dấu quá Nàng thơ
    Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn
    Thần tiên Thánh Phật bao dung
    Hiểu lòng tôi lắm - tôi khùng vì thơ.

    Mười hai con mắt
    Hùm thiêng một cặp nhu mỳ
    Một đôi bốn mắt từ bi mơ màng
    Từ phen đá biết tuổi vàng
    Một lời vâng tạc muôn vàn mai sau
    Ăn làm sao? nói làm sao?
    Thủy chung muôn một? còn đau đớn nghìn?
    Hùm thiêng chắp nối của tin
    Cho người thổn thức cầu xin đá vàng
    Ấy từ khởi sự dư vang
    "Ngựa về Núi Đá điêu tàn đầu thai"
    Em về trúc thạch mốt mai
    Sẽ nhìn thấy mãi thiên tài chết điên
    Từ Bi một cặp Hùm Thiêng
    Sẽ từ đó nói liên miên một lời.

    Người con gái mặc quần
    Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
    đen và đỏ là hai màu rồi đó
    cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
    Người con gái hôm nay mặc quần trắng
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
    hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
    cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
    Người con gái hôm nay mặc quần tím
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
    vàng và tím là hai màu mỉm miệng
    mím môi cười và chúm chím nhe răng
    Người con gái hôm nay mặc quần rách
    vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
    lành và rách đều vô cùng trong sạch
    bởi vì là lành rách cũng long lanh.

    Mùa phượng cũ
    Thiệt thòi đời mộng phiêu linh
    Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm
    Giấc quày quả lạnh anh trâm
    Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu
    Hoài mong hiu hắt nhịp cầu
    Mà hương quan vắng xa màu mây trôi.
    Sim ngàn sổ lá buông rơi
    Cành Nam ước nguyện sai lời tử sinh
    Gió sương từ tạ biên đình
    Bóng sa hồ khép chặt tình mông lung
    Rêu tần ngần tuyết in phong
    Sóng phơi trường mộng từ trong dậy nguồn
    Rập rờn đầu liễu xanh buông
    Mùa trăng nước đẩy xô buồn đi xa
    Trang hồng kim rải ra hoa
    Trổ bông mùa phượng cũ đà hồ phai
    Tơi bời ngọc trắng măng mai
    Khuynh thành sắc nọ đưa vai nghiêng về.

    Lời người điên
    Chúng tôi người ngợm vô thường
    Lúc mê man lúc chán chường thể thân
    Các em gắng gổ đôi phần
    Đừng quên uống rượu lần khân sinh bình
    Dịu dàng sống giữa gia đình
    Ngày ngày tháng tháng hậu tình năm năm
    Trái tim nguyệt tỏ đêm rằm
    Máu me mây gió tơ tằm vấn vương
    Ở đời kiệt tận xẩu xương
    Hình hài biến thể thân mường tượng thân.

    Giòng sông
    Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép
    Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười
    Vườn cỏ lạnh hoa buồn không nói xiết
    Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi
    Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa
    Để than van sầu thiên cổ theo nhau
    Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ
    Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu
    Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
    Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông
    Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ
    Giòng sông em đâu có biết ngọn nguồn.

    Người điên uống rượu
    Uống và say nói lăng nhăng
    Miệng mồm lý nhý thằn lằn đứt đuôi
    Tâm can chân thể chôn vùi
    Mặt trời không mọc với người lem nhem
    Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm
    Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ.

    Mái hiên
    Bay về ổ chín từng cao
    con chim giã biệt chào mái hiên
    nước lang thang cháy xà miền
    vòng quanh ngõ nọ mà triền miên chi
    tôi người thủy thủ ra đi
    chân trời thấy nước đợi kỳ lên mây
    sao đêm đố xuống triều đầy
    ai đưa kiếm vút ngang mày hư không
    gió theo cánh ngỗng ngang trời
    chớ sương tuyết cũ lại đời phiêu linh
    từ đây ta hẹn với mình
    hồn trong cõi mộng biên đình chưa tan
    đầu hiên cung bậc điêu tàn
    lần kia đổ giậu giọng vàng xô mau
    lạnh lụng dấu bước bờ sau
    mấy đời ly biệt về đau trong mình
    năm sầu sa mạc nín thinh
    đi vào giá buốt mông mênh cuối trời.

    Những nhành mai
    Những nhành mai sớm sương bên lá
    Những nhành liễu chiều gió bên cây
    Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ
    Thế nên chi anh cũng viết giòng này .
    Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy
    Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo
    Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
    Mộng miên man là mây phủ lưng đèo
    Buồn phố thị cũng xa bay như gió
    Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
    Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
    Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu
    Tìm theo dấu chân người xưa tư lự
    Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay
    Mờ con mắt một lần lên tiếng thử
    Em ồ em, anh nói một lời này.

    Quanh co
    Quanh co phường phố gọi mình
    Sao ngôn ngữ bỗng tự tình quả nhiên
    Cô đơn chứa đựng đầy miền
    Cảo thơm tiền kiếp quả nhiên bây giờ.

    Màu trời đó
    Màu trời đó bữa nay về trở lại
    Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia
    Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại
    Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa
    Đường có cỏ có bờl lau rộng có
    Lá cây bay và em có đi qua
    Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ
    Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma
    Nguồn thao thức ta về từ một buổi
    Trời bay mây bốn hướng gió xa mong
    Từng cánh én mang trùng dương về nội
    Đâu rồi em? sóng đục đã theo giòng
    Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại
    Và gọi về trăng mùa cũ lang thang
    Màu trời đó để ngàn sương hớt hải
    Xuống li ti là dựng vội con đường.

    Theo áng mây bay
    Tháng năm dòng nước trôi xa
    Người qua, người sẽ đi qua những người
    Tôi qua... không một hẹn lời
    Hẹn hò chi bấy, bước dời về đâu ?
    Tặng đời đóa đóa hoa sầu
    Nhớ nhau từ đóa mộng đầu rã đôi
    Giọt nước như giọt mưa rơi
    Mỗi mùa mưa đến tôi ngồi chắp tay
    Mưa về đọng ở hàng mi
    Mắt tôi hồng lệ dựng xây hồng vàng
    Đèo bồng đeo đuổi đa mang
    Đẩy xua u oán, đá vàng hiểu cho
    Đi đi lỡ bước sang đò
    Cuồng ca túy vũ không dò lênh đênh
    Đi đi suốt kiếp mỏi mềm
    Nhọc nhằn đã lắm còn lênh đênh hoài
    Gịot mưa gõ nhịp dẻo dai
    Hoàng hôn gõ nhánh cửa cài kín bưng
    Đi đi tình mộng vô chừng
    Đăm chiêu vô tận ngại ngùng vỡ toang
    Như tia nắng biếc chiều tàn
    Lửa đời thoi thóp khôn hàn trái tim
    Niềm vui níu nhánh mộng chìm
    Tâm hồn cô độc tâm tình tìm nhau
    Gom từng cơn nắng nhỏ chơi
    Nụ cười hiu hắt phanh phơi nỗi đời
    Nhánh đời gió lộng trùng khơi
    Nhặt lên thả xuống chiều vời vợi bay.

    Nỗi lòng Tô Vũ
    (Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi
    Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú )
    Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi
    San sát đồi phủ phục quấn núi xanh
    Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối
    Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
    Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
    Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
    Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
    Vang vang lên đồi núi giọng be be
    Những bận nào Trà Linh qua Đá Dừng Hòn Dựng
    Dùi Chiêng về Phường Rạnh ngược Khe Rinh
    Bao lần anh cùng chúng em lận đận
    Bôn ba qua rú rậm luống rùng mình
    Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
    Nước trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng
    Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt
    Đẫm thân mình co rúm lạnh như băng
    Em nhớ hay không? hồn hoa dại cỏ
    Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya
    Vàng cao gót nai đầu truông hãi sợ
    Gió cây rung trút lá mộng tan lìa
    Nhưng từ nay Giáp Nam anh đóng trại
    Cố định rồi - em khỏi ngại ngày đêm
    Dưới nắng mưa tha phương du mục mãi
    Cay đắng từng, bùi ngọt mặn mà thêm
    Chiều hôm nay bên chó vàng chễm chện
    Anh lặng nghe em bé hé bên sườn đồi
    Khoanh mấy vòng tay anh thoăn thoắt bện
    Vòng cho em từng chiếc sắp xong rồi
    Chiều đã xuống em đà no nê chắc
    Huýt tù và! em xúm xít lại anh đeo cho
    Mỗi chúng em mỗi vòng mây mỗi sắc
    Lại mau đây! to nhỏ cổ anh so
    Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm
    Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu
    Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh
    Này em Hoa Cà (1) hỡi! chiếc nâu
    Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
    Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
    Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
    Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
    Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
    Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
    Trao người em trăm năm lời ước thệ
    Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi (2)
    Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
    Dành riêng mình - Dê hỡi hiểu vì sao ?
    Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
    Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
    Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng
    Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưa ?
    Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng
    Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa
    Và giờ đây một lời thề đã thốt
    Nghìn thu sau đồi núi chứng cho ta
    Cao lời ca bê hê em cùng thốt
    Hòa cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha
    Và giờ đây hoàng hôn mờ trĩu nặng
    Bốn bề tràn lan bóng mịt mùng sa
    Xếp hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng
    Rập ràng về bế hế rập ràng ca.
    ____________
    (1) Dê Hoa Cà có lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậỵ Đẹp vô cùng. Nhất là những buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng - xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên triền núi xanh lợ Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao (vì lông lổ đổ sáng như sao).
    (2) Ý nói cái lần đầu, thuở hai mươi tuổi, trao cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đầu đeo vòng cho dê vậỵ


  10. cabucine

    cabucine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Ta đã ngắt nhành hoa kia của đá.
    Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng
    Về dâng tặng giữa mùa thu em ạ
    Một thiên hương hồn quốc sắc khiêm tông.
    ...
    Bùi Giáng

Chia sẻ trang này