1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn đàn thơ Bùi Giáng

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi ndmt, 05/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 5 năm ngày mất của Bùi Giáng ( 7/10 /1998 - 7/10/2003 )
    Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khốn
    Thanh Tâm Tuyền
    Đối với đa số, Bùi Giáng là một nhà thơ điên. Không nhắc đến bọn tục, bọn tỉnh, bọn khôn suốt cả đời chẳng một giây nào thèm "thơ" đến tuyệt vọng, nói ngay những người quí ông - nhìn được ông như một thiên tài, thiên tài tự huỷ ghê gớm nhất của thi ca Việt nam hiện đại - nhiều khi cũng né tránh, chẳng dám bước hẳn vào cõi thơ ông, hoặc có bước vào thì cũng theo cái lối "chân trong chân ngoài", "mắt trước mắt sau", cười cợt vui đùa hay nghiêm trọng lố bịch, tưởng như thế là làm thuận ý, vui lòng nhà thơ - người bầy trận nghiêm trọng và ta nên chiều người.
    Chính thái độ của những kẻ yêu ông, những kẻ ghét ông chẳng đáng nói, càng khiến ông phát "bẳn", càng khiến ông phát "điên" (điên tiết), càng khiến nhà thơ thêm lạc lõng, "một mình một cõi", càng đẩy ông tới chốn hoang vu bờ bãi, chơi với mọi với beo, với gấu, với châu chấu, chuồn chuồn.
    Không. Bùi Giáng không điên. Ông là một nhà thơ sáng suốt, cực kỳ. Ông là một nhà thơ "ngộ". Đừng hiểu chữ "ngộ" trong cái nghĩa đơn giản của đạo giáo, Bùi Giáng sẽ nhăn mặt nổi quạu, ông có thể sẽ tông cửa chạy tuốt xuống Biên Hoà ngay lập tức. Hãy để cho tiếng ấy "phiêu bồng" từ Nam chí Bắc qua mọi nghĩa có thể có: (ngộ dại, giả ngộ, ngộ quá ta, ngồ ngộ, ngộ không, ngộ nhận, ngộ độc...)
    Từ buổi đầu Bùi Giáng đã nói :
    Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
    Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
    Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
    Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em
    Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thuỷ
    Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
    Thân xương máu đã đành là uỷ mị
    Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh
    Em đứng mũi chịu sào có vững
    Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
    Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
    Hết tâm hồn và hết cả da xương
    Xin yêu mãi mãi và yêu nhau mãi
    Trần gian ôi! cánh **** cánh chuồn chuồn
    Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
    Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn.
    Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
    Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
    Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
    Níu trời xanh tay với kiễng chân cao.
    (Phụng Hiến)
    Bùi Giáng đó, Bùi Giáng của Mưa Nguồn "bát ngát" mặc dù những "đảo điên" không ngớt, còn nguyên vẹn đến giờ nếu chúng ta gặp Ông đúng lúc.
    *
    Muốn gặp Bùi Giáng hãy ngao du theo dấu chân Ông để lại, hãy đánh mất mình trong cuộc Lữ, hãy chịu cuồng si để sáng suốt. Nghĩa là hãy "thơ mộng" như Ông.
    Chẳng khó khăn lắm đâu.
    Hầu như Ông đã mở sẵn những cửa mời gọi kẻ đồng điệu.
    "Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch, diễn gì được. Người ta có thể diễn tả một trận mưa rào bằng lời thơ. Thì có lẽ muốn diễn tả một bài thơ, người ta chỉ có thể phát động một trận mưa rào, hoặc một cơn gió thu. Mà muốn thực hiện sự đó, thì ngoài việc làm thơ ra, con người không còn phép gì khác. Thế có nghĩa là: muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác. Người xưa am hiểu sự đó, nên họ chỉ vịnh thơ, chứ không bao giờ điên rồ gì mà luận bàn về thơ. Người đời nay trái lại, họ buộc phải luận thơ có mạch lạc luân lý, không được "bốc đồng" vịnh lăng nhăng. Cái chỗ ngu si đó là điều bất khả tư nghị vậy."
    "Thơ tôi làm (...) trong mấy cuốn thơ của tôi chỉ là một cách dìu ba đào về chân trời khác.
    Đi vào giữa trung tâm bão dông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu, chuồn chuồn, đem phó thác thảm hoạ trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cách tay mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm bay về Sương Hy Lạp, nghé Calvaire viến thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay trở về đồng rộng, làm mục tử chăn trâu. Làm mục tử không xong bỏ trâu bò chạy lạc, phá phách mùa màng, khoai sắn, thì tôi chạy về bẩm báo với ni cô cho phép con chuồn chuồn của tôi cư lưu một phút giây trong linh hồn bao dung phương trượng. Ni cô xua đuổi tôi thì tôi ra bờ sông nằm ngủ khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao thơ về lãng đãng thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao..."
    "Hãy để yên cho tôi điên tôi dại. Đừng ai nói đến tôi. Và nhất là đừng có bàn đến thơ tôi. Tôi không dám si mê, cũng không dám hoài vọng. Một mai tôi chết. Nghĩa là tôi không còn sống. Tôi sống trong cơn dại cơn điên. Tôi làm thơ trong cơn điên cơn dại. Nghĩa là tôi chết hai ba lần trong trận sống... Người yêu đừng bén mảng đến, bạn bè hãy đi xa. Để tôi một mình tha hồ tôi điên tôi dại. Ai có đến gần thì hãy thử điên dại cho như tôi..."
    "...Ông Whitman ôi. Tại hạ làm thơ nửa phần giống thơ ông, nửa phần giống thơ ông Dylan Thomas, nhưng giống theo một thể thái bê bối đười ươi, chứ không có được cái phong đọ tiên thiên cốt cách. Vậy bây giờ tôi cố gắng làm một bài thơ rất mực cốt cách tiên thiên để tặng ông chơi một trận. Tuy nhiên càng hì hục bắt chước tiên thiên càng lộ ra cái nết na đười ươi phong thói. Vậy tôi xin ngậm ngùi dừng bút, chẳng dám ký tên dưới tờ thư cay đắng."
    Không có ai có thể nói về thơ Bùi Giáng hơn Bùi Giáng, bởi chẳng ai ở đây đã sống thảm hoạ trần gian thu trong thảm hoạ thơ hơn ông. "Chán chường thi ca mà cứ làm thơ hoài ấy là đạo vậy".
    Xin chào nhau giữa con đường
    Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
    Đó là mở phơi hào hứng một thời - như Whitman, "kẻ rỡn như ông già bơi đua cùng lũ trẻ và chịu thua lũ trẻ"
    Đường sông bóng đổ cơ trần
    Gẫm chông gai ấy ai từng đạp qua
    Ghì môi cơn mộng la đà
    Tiêu giao suốt cõi mù sa trên rừng
    Nửa vời trăng rộng mông lung
    Đường hoa nghi hoặc tháp tùng ni cô
    Đây là phiêu bông "thơ dại nhất và sầu u nhất" - như Dylan Thomas.
    Whitman kẻ mở, Dylan Thomas kẻ đóng, một chân trời. Kẻ say với "lá cỏ", với "phố thi", với "ta"; kẻ say với cơn chết, giọt sầu, với huyễn hoặc.
    *
    Nhưng còn chúng ta? Chúng ta nghĩ gì về thơ ông?
    Đừng có nghĩ, hãy buông mặc theo ông, như ông từng buông mặc trong trận đồ kẻ trước. Ông luôn luôn nhắc bảo nơi ông là những bóng vang ai khác. Và ta hãy là bóng vang của ông.
    Hãy để ông nghĩ cho chúng ta về những gì chúng ta có thể nghĩ tới và cả những gì chúng ta không thể nghĩ tới.
    "Chúng ta quen thói ngong ngóng chạy theo đuổi mọi thứ trào lưu chủ nghĩa, chúng ta tuyệt nhiên không còn giữ một chút tinh thể cỏn con nào cả để thể hội rằng lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển ba bảy sông hồ."
    "Cái thói học đòi vá víu thông thái đã âm thầm giết chết mất máu me thân thể chúng ta. Hết chạy theo đuổi ông Camus, tới chạy theo đít bà Simone Weil, rồi xô ùa chạy theo giò cẳng ông Krishnamurti... Đó chính là cái cõi của lai rai thượng thừa, của bê bối tối hậu. Tới bao giờ mới chịu đi về giũ áo đười ươi? Hỡi những thằng trung niên thi sĩ, và hỡi những đứa chẳng thi sĩ trung niên..."
    "Nghĩ cũng dị kỳ thật. Người Việt nam vốn là người thơ mộng thi sĩ nhất thế giới (chỉ riêng cái màu da vàng Việt nam thôi cũng đã thơ mộng hơn mọi màu da đen hay trắng) thì người Việt nam lại chẳng bao giờ đọc thơ Việt nam, lại luôn luôn chút hết cõi lòng thơ mộng của mình cho những thứ sách vở hổ lốn tạp pí lù ở đâu đâu. Lại chạy đi si mê những da trắng Marilyn, những da đen Phi châu chiêm bao bờ cỏ. Làm bao nhiêu câu thơ thơ mộng lại đem gán hết cho châu chấu chuồn chuồn. Ẩn ngữ gì mà đoạn trường ra như thế".
    "Những bài thơ chuồn chuồn châu chấu của ông quả thật là có ý nghĩa. Nó bay nhẹ vi vu quả có đúng như là phận mỏng cánh chuồn. Vào những buổi sáng mùa đông lạnh lạnh ở Trung Việt, vào những buổi chiều mùa thu ở Bắc Hà, hình bóng những con chuồn chuồn bay lượn cuối ngõ, đầu xuân, thật là tha thướt. Đôi phen cái tiết điệu riêng biệt ấy cũng còn tái hiện trong đôi vần phồn hoa, mặc dù ở phồn hoa không bao giờ có chuồn chuồn bay vòng múa lượn".
    Chúng ta hãy chịu chói lọi trong tan nát giữa trận đồ của Bùi Giáng. Mọi điều Bùi Giáng đều nói, chẳng bao giờ hết, nhưng chẳng thể ngậm miệng, nên chúng ta cứ việc ngậm miệng, si mê và chúng ta sẽ được nghe. Nghe bát ngát, nghe phiêu bồng, nghe tới cõi im ông trốn lảng, lượn vòng.
    *
    Đừng tưởng Bùi Giáng điên, cũng đừng tưởng Bùi Giáng rỡn, mặc dầu có lần ông tuyên bố là ông thích bày "cuộc vui".
    Bùi Giáng là một nhà thơ trầm trọng:
    "...Như Lai rỡn từ bi, Jesus Christ rỡn bác ái, Sophocles rỡn trang nhã, Thâm trầm kỳ nguyệt, Euripide rỡn ẩn ẩn hiện hiện, Ngoạ Long Sinh rỡn u rùng, Kim Dung rỡn bất tuyệt, Hồ Dzếnh rỡn nên thơ chân thiết, Tú Mỡ rỡn như đười ươi, Shakespeare rỡn như Phượng Hoàng, Nietzsche rỡn tan tành xương máu, Gide rỡn lúc giật lúc buông lúc chùng lúc thẳng, Tô Man Thu rỡn não nùng đốt cháy máu tim."
    Còn Bùi Giáng?
    "Nhe răng cười trong bóng tối... Không bao giờ bắt chuồn chuồn và cứ bảo rằng mình luôn luôn bắt chuồn chuồn... Không thiết chi đọc sách mà vẫn cặm cụi đọc sách hoài... Suốt năm khắc khoải loay hoay mà tự cho mình thanh thoát phiêu bồng... Chán chường thi ca mà cứ làm thơ hoài, đêm tối trần gian đau đớn vô cùng mà vẫn bảo rằng trần gian lộng lẫy... chuốc sầu vạn đại thì bảo rằng mua vui cũng được một vài trống canh..."
    Rỡn trầm trọng là Bùi Giáng, rỡn đầy thảm hoạ, rỡn khắp mặt thế giới như Tôn Ngộ Không - Ngộ Không nhảy trên bàn tay của Quan Âm (Quan Âm biến thành Phùng Khánh, Trì Hải, Marilyn, Brigitte, Kim Cương, ba cô mọi bên bờ Phi Châu...) chỉ vì "Người tư tưởng không còn dám viết gì về tư tưởng nữa."
    Bởi rỡn trầm trọng nên:
    "Chúng ta phải để cho thơ Xuân Diệu rúc vào trong tuỷ xương mình. Vì y đủ thói bông lông thắm thiết của con người thượng đạt. Y trẻ dại, y lăng nhăng, y nói tới nỗi đời rồi y xoá đa đoan dâu biển. Y hồn nhiên giũ áo, nắm lấy cung cầm Tăng Điểm đánh lên giữa mùa Xuân..."
    Nói vậy nhưng Bùi Giáng chẳng bao giờ là Xuân Diệu. "Tây Phương, Đông Phương cổ kim không có một nguồn thơ sánh kịp". Cứ chịu khó theo ông "đi vào cõi thơ", đi vào "thi ca tư tưởng" mà nghe ông bình thơ, mà nghe ông "Ngàn thu rớt hột" nghe "Sa mạc trường ca". Và hãy nhớ lời dặn dò này:
    "Đi vào cõi tư tưởng, chúng ta luôn luôn phải lưu ý tới cái lối ăn nói nghịch lý của người tư tưởng. Họ nói một đường để ta suy ra một ngả."
    Sở dĩ Bùi Giáng trầm trọng, bởi nơi ông cả cái kiếp hoạ của thơ đang diễn: hồn thơ đang bị vây khổn. Bị vây khổn bởi "tư tưởng", bởi "văn". Thơ muốn bay thoát, chấp chới như những cánh chuồn chuồn giữa trời. Nhưng đâu là tổ chuồn chuồn đây? Nào ai biết. Bùi Giáng cố muốn biết, cố săn đuổi tới cùng.
    Nhưng chuồn chuồn báo hiệu trời sắp mưa. Một trận mưa nguồn thuở cũ, Bùi Giáng mơ màng chăng? Ông Bùi Giáng ơi, Tang Phượng đâu? Trang Phượng đâu? Sau trận mưa nguồn kiếm nàng giáp cúng trận đồ ông chẳng thấy. Chỉ thấy trở đi trở lại hoài đây đó hai câu của Hồ Dzếnh:
    Thơ về nắng sáng lừng bay
    Gấp đi cánh phượng cho ngày rạng ra.
    Đến đây coi như tạm đủ, nói thêm đến bao nhiêu nữa rồi cũng vẫn là tạm. Tạm với Bùi Giáng. Tạm với chúng ta. Tạm hết.
    Chỉ mong một lúc nào bạn "ngộ" cõi thơ kia.
    "Đi vào cõi thơ". Thế nghĩa là? Có một cõi và một cuộc đi, cuộc đi có nhiều thể thái. Có thể đi theo lối chu du của ông Khổng Tử. Có thể đi theo lối ngồi yên không rục rịch suốt bao nhiêu diên trường tuế nguyệt dưới một gốc cây bồ đề theo lối Như Lai. Cũng có thể đi theo lối anh lùa bò vào đồi sim trái chín..."
    "Đi như vậy dù sao thì dù, cũng là trong ý hướng mở cõi ra chơi. Không ai buộc ai phải theo ý riêng độc đoán của ai."
    "Anh lùa bò vào đồi sim trái chín? Một mặt anh lưu tâm đến trái chiếu cố cho những con bò, đừng để chúng lạc lối vào sâu trong rú rậm rồi mất lối trở ra... Anh thong dong ngồi xuống một gốc cây sim. Anh có thể chọn một gốc cây sim già, hoặc sim trẻ, hoặc một cây sim sử lịch nào vốn đã từng chứng giám một u tình của một Hoàng hậu Phèdre xưa kia."
    "Rồi anh dần dần mở cõi. Đã gọi là mở cõi thì chẳng nên khép miền. Nghĩa là... tránh cái lối bưng bít..."
    "Đó là điều kiện cần và đủ, không ai buộc ai phải đi qua miên bạc bình sinh."
    "Ta ngồi dưới gốc cây sim, lắng tai nghe bò đương gặm cỏ, thong dong đưa tay với một cành, hái một trái chín ăn chơi."
    "Bỗng dưng? Bỗng dưng nảy ra một sự tình kỳ bí: bàn tay ta vừa chạm với một trái sim riêng rẽ, thì suốt dãy rừng, toàn thể ngàn sim lục bỗng chấn động vang lừng. Đó là bí quyết lạ lùng. Một bí quyết bất khả truyền".
    Giai phẩm, Văn, Sài gòn 1973
    --------------------------------------------------------------------------------
    Các đoạn trích dẫn rút từ Mưa Nguồn, Đi Vào Cõi Thơ, Thi Ca Tư Tưởng, Mùa Thu Trong Thi Ca.

    Ta trả lại anh một nửa dòng sông, một nửa đời ta trong mát... Đi qua cơn khát, anh còn giữ không ?...
  2. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Cuộc hoà giải vô tận: Trường hợp Bùi Giáng
    Nguyễn Hưng Quốc
    Khi viết về thơ ở miền Nam trước 1975 cũng như thơ trong nước sau 1975, tôi ít nhắc đến Bùi Giáng. [1] Không phải vì tôi đánh giá ông thấp. Ngược lại. Tôi đồng ý với Mai Thảo: Bùi Giáng là một tài thơ trác tuyệt. "Có ông, thi ca mới đích thực có biển có trời". [2] Càng đọc Bùi Giáng, tôi càng thấy ông lạ lùng. Con người ông lạ lùng: nói như Thanh Tâm Tuyền, qua lời kể của Mai Thảo, Bùi Giáng là người "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ". [3] Thơ ông càng lạ lùng, lạ lùng đến nỗi ai cũng ngại ngùng khi viết về ông. Kể chuyện về ông: có; nhưng phê bình thơ ông: chưa.
    Có lần, Thanh Tâm Tuyền gọi Bùi Giáng là "một thiên tài tự huỷ ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại'' và là ''một hồn thơ bị vây khốn". [4] Bị vây khốn bởi cái gì? Theo tôi, Bùi Giáng bị vây khốn, trước hết, bởi những hoài nghi, những dằn vặt. Thì một số khá đông các nhà thơ khác ở miền Nam thời kỳ 1954-75 cũng hoài nghi, cũng dằn vặt. Song, có điều, không ai sống đến tận cùng sự hoài nghi, sự dằn vặt như là Bùi Giáng. Thơ Bùi Giáng là những phún thạch phun lên từ hoả diệm sơn của hồn ông. Nhưng khác các nhà thơ khác, Bùi Giáng lại nguỵ trang thảm kịch của mình bằng một giọng cợt nhã, bông đùa. Trong một bài viết về Hàn Mặc Tử, sau khi ghi nhận thơ Hàn Mặc Tử là ''một tiếng thét và một lời than. Tiếng thét đầy máu, tiếng than tràn ngập hư vô. Lúc hãi hùng khiếp đảm, lúc quạnh quẽ lạc phách xiêu hồn'', Bùi Giáng nhắc đến thơ của chính ông, như một sự so sánh:
    Thơ tôi làm... là một cách dìu ba đào về chân trời khác. Đi vào giữa trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảm hoạ trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về Sương Hy Lạp, ghé Calvaire viếng thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay trở về đồng ruộng làm mục tử chăn trâu. Làm mục tử chăn trâu không xong bỏ trâu bò chạy lạc, phá phách mùa màng khoai sắn, thì tôi chạy về bẩm báo với ni cô cho phép con chuồn chuồn của tôi cư lưu một phút giây trong linh hồn bao dung phương trượng. Ni cô xua đuổi tôi thì tôi ra bờ sông nằm ngủ khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao. [5]
    Có dìu ba đào về chân trời nào khác thì ba đào vẫn cứ là ba đào, động biển vẫn cứ là động biển. Bay đi đâu cánh chuồn chuồn của Bùi Giáng cũng gặp giông bão. Giông bão dậy lên, trước hết, từ đôi cánh của nó: ngôn ngữ. Đã đành, làm thơ, ai cũng chú trọng đến ngôn ngữ. Song tôi có cảm tưởng ít có ai bị ám ảnh bởi vấn đề ngôn ngữ một cách nặng nề, triền miên như Bùi Giáng. Chữ ''ngôn ngữ'' thường xuyên xuất hiện trong thơ ông, đặc biệt trong hai tập thơ mới xuất bản ở hải ngoại sau 1975, [6] ở đó, câu ''Đường qua ngôn ngữ tuyệt trù'', ''Đường qua ngôn ngữ điệp trùng'' và ''Đường qua ngôn ngữ cuối cùng'' được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều bài thơ khác nhau. Hãy để ý đến nhóm từ ''đường qua ngôn ngữ'': với Bùi Giáng, dường như công việc làm thơ chủ yếu là một cuộc hành trình vượt qua ngọn đèo cheo leo của ngôn ngữ trước khi là bất cứ một cái gì khác. Ngọn đèo ấy không những cheo leo mà còn mù mịt, thăm thẳm. Phần lớn các câu thơ kế tiếp mấy câu vừa dẫn đều là bóng đêm (''Mừng xuân viễn vọng đêm bù cho đêm''; ''Mừng xuân viễn vọng đêm lừng lẫy đêm''; ''Mừng xuân viễn tuyệt đêm từng từng đêm''). Xuân, ừ, thì xuân. Nhưng đêm vẫn mịt mùng đêm. Đêm vô tận. Ngôn ngữ không làm cho bóng đêm ấy tan biến. Trái lại.
    Chấm ngòi bút sắt se vào mực
    Viết ra câu thúc giục sương mù
    (Mùa xuân chiêm bao)
    Trong lúc hầu hết các nhà thơ khác, mặc dù nhận chân được vị thế hẩm hiu của nhà thơ trong xã hội, vẫn tin tưởng vào ngôn ngữ và vẫn tự hào về công việc sáng tạo của mình, nói như Thanh Tâm Tuyền, ''cuộc hành trình hoàn toàn cô độc'' trên một ''con đường chưa ai tới'', [7] Bùi Giáng, ngược lại, tuy vẫn làm thơ, hơn nữa, còn làm thơ cực kỳ nhiều, nhiều hơn bất cứ một người nào khác, lại có vẻ rất coi thường cái việc làm thơ ấy và chắc chắn là không mấy tin tưởng vào khả năng thể hiện của ngôn ngữ:
    Người điên ngôn ngữ điệp trùng
    Dở chừng như mộng dở chừng như mê
    Thưa em ngôn ngữ quặt què
    Làm sao nói hết nghiệp nghề người điên
    (Người điên)
    Trong quyển Mùa thu trong thi ca, Bùi Giáng viết:
    một hôm mai thảo bảo rằng
    làm thơ bê bối sao bằng đi rong
    phố phường mọc cỏ quanh năm
    (Sa mạc phát tiết)
    Có người đọc câu thơ thấy đâm ra bực mình hỏi: ''Phố phường đâu có cỏ nào mọc! Thằng thi sĩ ăn nói tầm phào, sai sự thật!'' Ấy thế là người ta cưỡng bức thi ca một cách không chính đáng. Và trầm trọng hơn nữa, người ta tưởng chừng như tin rằng ngôn ngữ có thể nói ra được sự thật. Tưởng chừng như người ta chẳng bao giờ suy gẫm về Kim Cương Kinh. Thế gian ngôn ngữ phi chân kinh. [8]
    Ngôn ngữ không những quặt què, không những không nói ra được sự thật mà, hơn nữa, trong thời hiện đại, đặc biệt, khi cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tư bản - Cộng sản đang gay gắt, khi cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam đang ác liệt, khi vấn đề thắng bại không những được quyết định ngoài chiến trường mà còn trên các bàn hội nghị quốc tế, ngôn ngữ còn có tác dụng ngược lại: nó che giấu sự thật và, thay vì đem lại sự cảm thông giữa loài người, nó lại làm cho con người ngộ nhận lẫn nhau, thù ghét lẫn nhau, say sưa chém giết lẫn nhau. Đó là lý do tại sao Bùi Giáng lại
    Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ
    Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay
    Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng
    Gọi người sương phụ gái thơ ngây
    (Lẫn lộn lung tung)
    Bùi Giáng xáo trộn chữ nghĩa để nói lên một sự thật: ngôn ngữ đang bị xáo trộn, đang bị tha hoá. Bùi Giáng gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ, Mỹ Thọ, người ta cho là hài hước hoặc điên khùng, nhưng chẳng phải là trong cuộc sống người ta đã không từng gọi một kẻ bán nước là yêu nước, một kẻ giết người như ngoé là nhân đạo, một kẻ bắn súng vào anh em vào đồng bào vào đồng loại vì một thiên đường không tưởng nào đó là cách mạng đó ư? Chẳng phải là người ta đã không từng gọi nhà tù là trại học tập, độc tài là tập trung dân chủ, sự ngu đần là đỉnh cao trí tuệ, khố xanh khố đỏ là quốc gia, thái độ khom lưng trước ngoại bang là biểu hiện của tinh thần dân tộc đó ư? Thử thế chữ Mỹ Tho bằng bất cứ chữ nào trong từ điển chính trị Việt Nam hiện đại người ta sẽ thấy ngay cái điều mà Ionesco từng nói: ''một nền văn minh của ngôn ngữ là một nền văn minh quẩn trí, hỗn độn''. [9] Ngôn ngữ mất linh hồn. Ngôn ngữ xác xơ, rách mướp, tơi tả. Nhiều người thuộc loại nhạy cảm nhất trong thời đại chúng ta đã thất vọng não nề. Sự thất vọng ấy, ở Tây phương, dẫn đến sự im lặng của một số người cầm bút, sự ra đời của loại kịch không lời; ở Bùi Giáng, tạo ra những vần thơ đại loại thế này:
    - ... Một hai hai một di hài
    Dài hy hữu mộng an bài chẩm ma
    Chả xin? Chả hỏi? Vịt gà?
    Và thân thể máu me và thịt xương...
    - Ma đên ỳ nẽ ô mà
    Xơ tin ô đố đâu là đến đây
    Xền nô đô thí xi đầy
    Xè rê tê nến ngọn lầy lội cơn
    A tin a tỷ oan hồn
    Vong lưu lỳ lẫy cung đờn cợt trêu
    Người ôi ô ướt dấu bèo
    Ồ thôi thế vậy thu vèo sang thu
    Lừng bay thân thế pha mù
    Sương mây tuyết dậy thân bù cho thân
    (Đạm Tiên)
    Gắn liền với sự hoài nghi ngôn ngữ là sự hoài nghi lý trí. Trong lúc hầu hết các nhà thơ khác, mặc dù hoài nghi lý trí, luôn luôn khắc khoải tìm kiếm sự thật, với niềm tin, dù mơ hồ và mong manh, là sự thật ấy có, đâu đó, sẽ gặp được, một ngày, Bùi Giáng, ngược lại, tuy dịch và viết khá nhiều tác phẩm về triết học hiện đại Tây phương, lại hoàn toàn phủ nhận đầu óc duy lý của Tây phương, hoàn toàn mất niềm tin với mọi cái gọi là chân lý. Cuộc đời, với Bùi Giáng, là chuỗi dài những nghi vấn và phẫn nộ:
    Đi vào giữa cuộc thị phi
    Nửa tam bành tới nửa nghi vấn về
    (Y ư mộng, du ư mê)
    Làm thơ, với Bùi Giáng, là một hành động phản kháng, phản loạn. Như Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
    Sao bằng riêng một biên thuỳ
    Cõi điên vũ trụ tuỳ nghi tung hoành
    Xiết bao vô ngại ngọn ngành
    Chọc trời khuấy nước tan tành thịt xương
    Ấy như thể, ấy như dường
    Đi vô tận ý đi đường chơn không
    Đi mây gió đi phiêu bồng
    Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi
    Đi về thể lệ lâm ly
    Đi đi suốt cõi lời nghi vấn lời.
    (Sao bằng)
    Nghi vấn. Lúc nào cũng nghi vấn. Nghi vấn cả lời nói của mình. Bài thơ ''Tặng Mã Giám Sinh'' là một bài thơ hay:
    Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
    Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa
    Gọi tên, rằng một hai ba
    Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm.
    Tôi đoán là Bùi Giáng rất tâm đắc bài thơ này: nó được in lần đầu trong Mùa thu trong thi ca với tựa là ''Mã Giám Sinh'', sau, in lại trong Thơ Bùi Giáng xuất bản tại Canada năm 1990 với sự thay đổi nhỏ: thêm chữ ''tặng'' ở tựa đề. Có hay không có chữ ''tặng'', thật ra, cũng chả có gì quan trọng. Cũng như mọi cái tựa trong thơ Bùi Giáng: chả có gì là quan trọng. Lười, ông thường nhặt bất cứ từ hay nhóm từ nào trong bài dùng để làm nhan đề. Bài thơ trên được đặt tựa là ''Mã Giám Sinh'' hay ''Tặng Mã Giám Sinh'' có lẽ để ghi lại xuất xứ một nguồn cảm hứng: nó xuất phát từ mấy câu thơ trong Truyện Kiều có liên quan đến Mã Giám Sinh:
    Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
    Hỏi quê, rằng: huyện Lâm Thanh, cũng gần.
    Trong bài ''Chiều nguyên xuân'' in trong tập Mưa nguồn, xuất bản từ năm 1963, Bùi Giáng đã bị ám ảnh bởi vấn đề quê hương:
    Hỏi rằng: người ở quê đâu
    Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà.
    Từ ''ở rất lâu quê nhà'' đến ''mộng ban đầu đã xa'', tư tưởng của Bùi Giáng đã vượt biên, lấn sang một tầm khác. Với một sức oằn khác.
    Dẫu sao, ở đây, điều quan trọng nhất là câu cuối cùng: ''đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm''. Mọi sự phân biệt đều bị xoá nhoà. Tôi cho đây là đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách thơ Bùi Giáng: thơ Bùi Giáng chính là sự xoá nhoà của mọi đường biên quen thuộc vốn được mọi người chấp nhận như là một quy ước, một luật lệ trong văn học từ xưa đến nay.
    Thứ nhất là xoá nhoà những đường biên về giọng điệu. Những ai từng viết lách ít nhiều cũng đều hiểu cái khó nhất đối với người cầm bút là pha trộn giọng điệu, nghĩa là, chẳng hạn, vừa nghiêm túc lại vừa cười cợt, vừa uyên bác lại vừa bình dân, vừa suy tư lại vừa thích thảng. Bùi Giáng vượt qua tất cả những khó khăn ấy một cách nhẹ nhàng. Ví dụ dưới đây, tôi chọn một cách tình cờ:
    Hai cô bán phở dịu dàng
    Đừng nên nói bậy hai nàng buồn ta
    - Trẫm từ lịch kiếp phôi pha
    Tái sinh bất chợt mà ra phụ lòng
    Tình thương ẩn mật từ trong
    Nội tâm vô tận mà long đong vì
    Phong tao phấn đại tương nghi
    Tuỳ thời thể dựng mà tuy nhiên là.
    (Tặng quán phở Huyền Trân)
    Ai cũng thấy rõ hai câu đầu và sáu câu sau có giọng điệu khác hẳn nhau. Vậy mà, riêng tôi, thú thật, tôi không hiểu tại sao Bùi Giáng có thể chuyển từ hai câu đầu xuống sáu câu dưới một cách dễ dàng tự nhiên như vậy. Mà đây cũng lại là một đặc điểm rất phổ biến trong thơ Bùi Giáng. Nói một cách tóm tắt, thơ ông có hai loại từ vựng: một loại tạm gọi là bác học và một loại tạm gọi là bình dân. Bác học thì như thục nữ, thuyền quyên, cảo thơm, thượng thừa, miên trường, đoạn trường, băng tuyết, thập thành v.v... nghĩa là những từ Hán Việt lâu lắm không còn được sử dụng nữa. Còn bình dân thì như đại ca, Huê Kỵ, Liên Xồn, lai rai, nhậu nhẹt, máu me, số dzách, giấn bước, giấn liều v.v... nghĩa là những khẩu ngữ, còn lấm lem bụi bặm ngoài đường ngoài phố. Cả hai loại đều dễ khiến giới làm thơ chùn tay. Dùng loại trên thì dễ có nguy cơ trở thành sáo, cổ. Dùng loại dưới thì dễ có nguy cơ trở thành nhả nhớt, rẻ tiền. Bùi Giáng hoàn toàn thoát khỏi hai nguy cơ ấy. Hơn nữa, ông còn hoà trộn cả hai loại ngôn ngữ ấy lại với nhau một cách tài tình. Đọc, người ta không hề có chút cảm giác lấn cấn nào. Như một phép mầu.
    Gắn liền với sự xoá nhoà trên là một sự xoá nhoà khác: xoá nhoà ranh giới giữa truyền thống và hiện đại. Không phải Bùi Giáng kết hợp truyền thống và hiện đại, như cái điều chúng ta có thể nói về một số nhà thơ khác. Nói đến sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tức là thừa nhận chúng ta có thể ít nhiều khu biệt đâu là truyền thống và đâu là hiện đại. Ở Bùi Giáng, mọi nỗ lực khu biệt ấy đều trở thành vô vọng. Ở Bùi Giáng, tính chất truyền thống và tính chất hiện đại tan hoà vào với nhau. Là một. Thể thơ ông dùng: cũ; hình tượng ông dựng: cũ; ngôn ngữ ông viết: cũ; thế nhưng, rất lạ, toàn bộ bài thơ của ông thì lại mới, mới như chưa từng có ai viết được như thế. Mới đến độ tôi có cảm tưởng phần lớn những từ, những chữ nào đã được Bùi Giáng sử dụng một lần đều trở thành của riêng của Bùi Giáng, một thứ tài sản của Bùi Giáng, trên đó có dấu ấn của Bùi Giáng; sau đó, ai dùng lại những từ ấy, chúng ta cứ ngờ ngợ ngỡ như họ ăn cắp của Bùi Giáng. Đọc thơ của bất cứ người nào, hễ gặp chữ ''giũ áo'', ''rớt hột'', ''đười ươi'', ''chuồn chuồn'', ''châu chấu''... chúng ta hay tri hô lên: Bùi Giáng! Ngay cả một số từ quen thuộc hơn, như ''thập thành'', ''máu me'', ''lai rai''... chúng ta cũng lại tri hô lên: Bùi Giáng! Trong lịch sử thi ca Việt Nam hiếm có trường hợp nào lạ lùng đến như vậy. Phần lớn, tính chất độc đáo chỉ ở cấp độ bài hoặc cấp độ câu. Ở Bùi Giáng, tính chất độc đáo thể hiện ngay ở đơn vị từ. Với sự xuất hiện của Bùi Giáng, số phận của các nhà thơ đâm ra lao đao hẳn. Khi chọn chữ không khỏi có cảm giác e dè vì sợ dẫm vào dấu chân của Bùi Giáng.
    còn tiếp

    Ta trả lại anh một nửa dòng sông, một nửa đời ta trong mát... Đi qua cơn khát, anh còn giữ không ?...
  3. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Cuộc hoà giải vô tận: Trường hợp Bùi Giáng
    Nguyễn Hưng Quốc
    Khi viết về thơ ở miền Nam trước 1975 cũng như thơ trong nước sau 1975, tôi ít nhắc đến Bùi Giáng. [1] Không phải vì tôi đánh giá ông thấp. Ngược lại. Tôi đồng ý với Mai Thảo: Bùi Giáng là một tài thơ trác tuyệt. "Có ông, thi ca mới đích thực có biển có trời". [2] Càng đọc Bùi Giáng, tôi càng thấy ông lạ lùng. Con người ông lạ lùng: nói như Thanh Tâm Tuyền, qua lời kể của Mai Thảo, Bùi Giáng là người "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ". [3] Thơ ông càng lạ lùng, lạ lùng đến nỗi ai cũng ngại ngùng khi viết về ông. Kể chuyện về ông: có; nhưng phê bình thơ ông: chưa.
    Có lần, Thanh Tâm Tuyền gọi Bùi Giáng là "một thiên tài tự huỷ ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại'' và là ''một hồn thơ bị vây khốn". [4] Bị vây khốn bởi cái gì? Theo tôi, Bùi Giáng bị vây khốn, trước hết, bởi những hoài nghi, những dằn vặt. Thì một số khá đông các nhà thơ khác ở miền Nam thời kỳ 1954-75 cũng hoài nghi, cũng dằn vặt. Song, có điều, không ai sống đến tận cùng sự hoài nghi, sự dằn vặt như là Bùi Giáng. Thơ Bùi Giáng là những phún thạch phun lên từ hoả diệm sơn của hồn ông. Nhưng khác các nhà thơ khác, Bùi Giáng lại nguỵ trang thảm kịch của mình bằng một giọng cợt nhã, bông đùa. Trong một bài viết về Hàn Mặc Tử, sau khi ghi nhận thơ Hàn Mặc Tử là ''một tiếng thét và một lời than. Tiếng thét đầy máu, tiếng than tràn ngập hư vô. Lúc hãi hùng khiếp đảm, lúc quạnh quẽ lạc phách xiêu hồn'', Bùi Giáng nhắc đến thơ của chính ông, như một sự so sánh:
    Thơ tôi làm... là một cách dìu ba đào về chân trời khác. Đi vào giữa trung tâm bão giông một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảm hoạ trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về Sương Hy Lạp, ghé Calvaire viếng thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay trở về đồng ruộng làm mục tử chăn trâu. Làm mục tử chăn trâu không xong bỏ trâu bò chạy lạc, phá phách mùa màng khoai sắn, thì tôi chạy về bẩm báo với ni cô cho phép con chuồn chuồn của tôi cư lưu một phút giây trong linh hồn bao dung phương trượng. Ni cô xua đuổi tôi thì tôi ra bờ sông nằm ngủ khóc một mình thơ dại giữa chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng thì từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao. [5]
    Có dìu ba đào về chân trời nào khác thì ba đào vẫn cứ là ba đào, động biển vẫn cứ là động biển. Bay đi đâu cánh chuồn chuồn của Bùi Giáng cũng gặp giông bão. Giông bão dậy lên, trước hết, từ đôi cánh của nó: ngôn ngữ. Đã đành, làm thơ, ai cũng chú trọng đến ngôn ngữ. Song tôi có cảm tưởng ít có ai bị ám ảnh bởi vấn đề ngôn ngữ một cách nặng nề, triền miên như Bùi Giáng. Chữ ''ngôn ngữ'' thường xuyên xuất hiện trong thơ ông, đặc biệt trong hai tập thơ mới xuất bản ở hải ngoại sau 1975, [6] ở đó, câu ''Đường qua ngôn ngữ tuyệt trù'', ''Đường qua ngôn ngữ điệp trùng'' và ''Đường qua ngôn ngữ cuối cùng'' được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều bài thơ khác nhau. Hãy để ý đến nhóm từ ''đường qua ngôn ngữ'': với Bùi Giáng, dường như công việc làm thơ chủ yếu là một cuộc hành trình vượt qua ngọn đèo cheo leo của ngôn ngữ trước khi là bất cứ một cái gì khác. Ngọn đèo ấy không những cheo leo mà còn mù mịt, thăm thẳm. Phần lớn các câu thơ kế tiếp mấy câu vừa dẫn đều là bóng đêm (''Mừng xuân viễn vọng đêm bù cho đêm''; ''Mừng xuân viễn vọng đêm lừng lẫy đêm''; ''Mừng xuân viễn tuyệt đêm từng từng đêm''). Xuân, ừ, thì xuân. Nhưng đêm vẫn mịt mùng đêm. Đêm vô tận. Ngôn ngữ không làm cho bóng đêm ấy tan biến. Trái lại.
    Chấm ngòi bút sắt se vào mực
    Viết ra câu thúc giục sương mù
    (Mùa xuân chiêm bao)
    Trong lúc hầu hết các nhà thơ khác, mặc dù nhận chân được vị thế hẩm hiu của nhà thơ trong xã hội, vẫn tin tưởng vào ngôn ngữ và vẫn tự hào về công việc sáng tạo của mình, nói như Thanh Tâm Tuyền, ''cuộc hành trình hoàn toàn cô độc'' trên một ''con đường chưa ai tới'', [7] Bùi Giáng, ngược lại, tuy vẫn làm thơ, hơn nữa, còn làm thơ cực kỳ nhiều, nhiều hơn bất cứ một người nào khác, lại có vẻ rất coi thường cái việc làm thơ ấy và chắc chắn là không mấy tin tưởng vào khả năng thể hiện của ngôn ngữ:
    Người điên ngôn ngữ điệp trùng
    Dở chừng như mộng dở chừng như mê
    Thưa em ngôn ngữ quặt què
    Làm sao nói hết nghiệp nghề người điên
    (Người điên)
    Trong quyển Mùa thu trong thi ca, Bùi Giáng viết:
    một hôm mai thảo bảo rằng
    làm thơ bê bối sao bằng đi rong
    phố phường mọc cỏ quanh năm
    (Sa mạc phát tiết)
    Có người đọc câu thơ thấy đâm ra bực mình hỏi: ''Phố phường đâu có cỏ nào mọc! Thằng thi sĩ ăn nói tầm phào, sai sự thật!'' Ấy thế là người ta cưỡng bức thi ca một cách không chính đáng. Và trầm trọng hơn nữa, người ta tưởng chừng như tin rằng ngôn ngữ có thể nói ra được sự thật. Tưởng chừng như người ta chẳng bao giờ suy gẫm về Kim Cương Kinh. Thế gian ngôn ngữ phi chân kinh. [8]
    Ngôn ngữ không những quặt què, không những không nói ra được sự thật mà, hơn nữa, trong thời hiện đại, đặc biệt, khi cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tư bản - Cộng sản đang gay gắt, khi cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam đang ác liệt, khi vấn đề thắng bại không những được quyết định ngoài chiến trường mà còn trên các bàn hội nghị quốc tế, ngôn ngữ còn có tác dụng ngược lại: nó che giấu sự thật và, thay vì đem lại sự cảm thông giữa loài người, nó lại làm cho con người ngộ nhận lẫn nhau, thù ghét lẫn nhau, say sưa chém giết lẫn nhau. Đó là lý do tại sao Bùi Giáng lại
    Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ
    Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay
    Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng
    Gọi người sương phụ gái thơ ngây
    (Lẫn lộn lung tung)
    Bùi Giáng xáo trộn chữ nghĩa để nói lên một sự thật: ngôn ngữ đang bị xáo trộn, đang bị tha hoá. Bùi Giáng gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ, Mỹ Thọ, người ta cho là hài hước hoặc điên khùng, nhưng chẳng phải là trong cuộc sống người ta đã không từng gọi một kẻ bán nước là yêu nước, một kẻ giết người như ngoé là nhân đạo, một kẻ bắn súng vào anh em vào đồng bào vào đồng loại vì một thiên đường không tưởng nào đó là cách mạng đó ư? Chẳng phải là người ta đã không từng gọi nhà tù là trại học tập, độc tài là tập trung dân chủ, sự ngu đần là đỉnh cao trí tuệ, khố xanh khố đỏ là quốc gia, thái độ khom lưng trước ngoại bang là biểu hiện của tinh thần dân tộc đó ư? Thử thế chữ Mỹ Tho bằng bất cứ chữ nào trong từ điển chính trị Việt Nam hiện đại người ta sẽ thấy ngay cái điều mà Ionesco từng nói: ''một nền văn minh của ngôn ngữ là một nền văn minh quẩn trí, hỗn độn''. [9] Ngôn ngữ mất linh hồn. Ngôn ngữ xác xơ, rách mướp, tơi tả. Nhiều người thuộc loại nhạy cảm nhất trong thời đại chúng ta đã thất vọng não nề. Sự thất vọng ấy, ở Tây phương, dẫn đến sự im lặng của một số người cầm bút, sự ra đời của loại kịch không lời; ở Bùi Giáng, tạo ra những vần thơ đại loại thế này:
    - ... Một hai hai một di hài
    Dài hy hữu mộng an bài chẩm ma
    Chả xin? Chả hỏi? Vịt gà?
    Và thân thể máu me và thịt xương...
    - Ma đên ỳ nẽ ô mà
    Xơ tin ô đố đâu là đến đây
    Xền nô đô thí xi đầy
    Xè rê tê nến ngọn lầy lội cơn
    A tin a tỷ oan hồn
    Vong lưu lỳ lẫy cung đờn cợt trêu
    Người ôi ô ướt dấu bèo
    Ồ thôi thế vậy thu vèo sang thu
    Lừng bay thân thế pha mù
    Sương mây tuyết dậy thân bù cho thân
    (Đạm Tiên)
    Gắn liền với sự hoài nghi ngôn ngữ là sự hoài nghi lý trí. Trong lúc hầu hết các nhà thơ khác, mặc dù hoài nghi lý trí, luôn luôn khắc khoải tìm kiếm sự thật, với niềm tin, dù mơ hồ và mong manh, là sự thật ấy có, đâu đó, sẽ gặp được, một ngày, Bùi Giáng, ngược lại, tuy dịch và viết khá nhiều tác phẩm về triết học hiện đại Tây phương, lại hoàn toàn phủ nhận đầu óc duy lý của Tây phương, hoàn toàn mất niềm tin với mọi cái gọi là chân lý. Cuộc đời, với Bùi Giáng, là chuỗi dài những nghi vấn và phẫn nộ:
    Đi vào giữa cuộc thị phi
    Nửa tam bành tới nửa nghi vấn về
    (Y ư mộng, du ư mê)
    Làm thơ, với Bùi Giáng, là một hành động phản kháng, phản loạn. Như Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
    Sao bằng riêng một biên thuỳ
    Cõi điên vũ trụ tuỳ nghi tung hoành
    Xiết bao vô ngại ngọn ngành
    Chọc trời khuấy nước tan tành thịt xương
    Ấy như thể, ấy như dường
    Đi vô tận ý đi đường chơn không
    Đi mây gió đi phiêu bồng
    Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi
    Đi về thể lệ lâm ly
    Đi đi suốt cõi lời nghi vấn lời.
    (Sao bằng)
    Nghi vấn. Lúc nào cũng nghi vấn. Nghi vấn cả lời nói của mình. Bài thơ ''Tặng Mã Giám Sinh'' là một bài thơ hay:
    Hỏi tên, rằng biển xanh dâu
    Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa
    Gọi tên, rằng một hai ba
    Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm.
    Tôi đoán là Bùi Giáng rất tâm đắc bài thơ này: nó được in lần đầu trong Mùa thu trong thi ca với tựa là ''Mã Giám Sinh'', sau, in lại trong Thơ Bùi Giáng xuất bản tại Canada năm 1990 với sự thay đổi nhỏ: thêm chữ ''tặng'' ở tựa đề. Có hay không có chữ ''tặng'', thật ra, cũng chả có gì quan trọng. Cũng như mọi cái tựa trong thơ Bùi Giáng: chả có gì là quan trọng. Lười, ông thường nhặt bất cứ từ hay nhóm từ nào trong bài dùng để làm nhan đề. Bài thơ trên được đặt tựa là ''Mã Giám Sinh'' hay ''Tặng Mã Giám Sinh'' có lẽ để ghi lại xuất xứ một nguồn cảm hứng: nó xuất phát từ mấy câu thơ trong Truyện Kiều có liên quan đến Mã Giám Sinh:
    Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
    Hỏi quê, rằng: huyện Lâm Thanh, cũng gần.
    Trong bài ''Chiều nguyên xuân'' in trong tập Mưa nguồn, xuất bản từ năm 1963, Bùi Giáng đã bị ám ảnh bởi vấn đề quê hương:
    Hỏi rằng: người ở quê đâu
    Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà.
    Từ ''ở rất lâu quê nhà'' đến ''mộng ban đầu đã xa'', tư tưởng của Bùi Giáng đã vượt biên, lấn sang một tầm khác. Với một sức oằn khác.
    Dẫu sao, ở đây, điều quan trọng nhất là câu cuối cùng: ''đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm''. Mọi sự phân biệt đều bị xoá nhoà. Tôi cho đây là đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách thơ Bùi Giáng: thơ Bùi Giáng chính là sự xoá nhoà của mọi đường biên quen thuộc vốn được mọi người chấp nhận như là một quy ước, một luật lệ trong văn học từ xưa đến nay.
    Thứ nhất là xoá nhoà những đường biên về giọng điệu. Những ai từng viết lách ít nhiều cũng đều hiểu cái khó nhất đối với người cầm bút là pha trộn giọng điệu, nghĩa là, chẳng hạn, vừa nghiêm túc lại vừa cười cợt, vừa uyên bác lại vừa bình dân, vừa suy tư lại vừa thích thảng. Bùi Giáng vượt qua tất cả những khó khăn ấy một cách nhẹ nhàng. Ví dụ dưới đây, tôi chọn một cách tình cờ:
    Hai cô bán phở dịu dàng
    Đừng nên nói bậy hai nàng buồn ta
    - Trẫm từ lịch kiếp phôi pha
    Tái sinh bất chợt mà ra phụ lòng
    Tình thương ẩn mật từ trong
    Nội tâm vô tận mà long đong vì
    Phong tao phấn đại tương nghi
    Tuỳ thời thể dựng mà tuy nhiên là.
    (Tặng quán phở Huyền Trân)
    Ai cũng thấy rõ hai câu đầu và sáu câu sau có giọng điệu khác hẳn nhau. Vậy mà, riêng tôi, thú thật, tôi không hiểu tại sao Bùi Giáng có thể chuyển từ hai câu đầu xuống sáu câu dưới một cách dễ dàng tự nhiên như vậy. Mà đây cũng lại là một đặc điểm rất phổ biến trong thơ Bùi Giáng. Nói một cách tóm tắt, thơ ông có hai loại từ vựng: một loại tạm gọi là bác học và một loại tạm gọi là bình dân. Bác học thì như thục nữ, thuyền quyên, cảo thơm, thượng thừa, miên trường, đoạn trường, băng tuyết, thập thành v.v... nghĩa là những từ Hán Việt lâu lắm không còn được sử dụng nữa. Còn bình dân thì như đại ca, Huê Kỵ, Liên Xồn, lai rai, nhậu nhẹt, máu me, số dzách, giấn bước, giấn liều v.v... nghĩa là những khẩu ngữ, còn lấm lem bụi bặm ngoài đường ngoài phố. Cả hai loại đều dễ khiến giới làm thơ chùn tay. Dùng loại trên thì dễ có nguy cơ trở thành sáo, cổ. Dùng loại dưới thì dễ có nguy cơ trở thành nhả nhớt, rẻ tiền. Bùi Giáng hoàn toàn thoát khỏi hai nguy cơ ấy. Hơn nữa, ông còn hoà trộn cả hai loại ngôn ngữ ấy lại với nhau một cách tài tình. Đọc, người ta không hề có chút cảm giác lấn cấn nào. Như một phép mầu.
    Gắn liền với sự xoá nhoà trên là một sự xoá nhoà khác: xoá nhoà ranh giới giữa truyền thống và hiện đại. Không phải Bùi Giáng kết hợp truyền thống và hiện đại, như cái điều chúng ta có thể nói về một số nhà thơ khác. Nói đến sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tức là thừa nhận chúng ta có thể ít nhiều khu biệt đâu là truyền thống và đâu là hiện đại. Ở Bùi Giáng, mọi nỗ lực khu biệt ấy đều trở thành vô vọng. Ở Bùi Giáng, tính chất truyền thống và tính chất hiện đại tan hoà vào với nhau. Là một. Thể thơ ông dùng: cũ; hình tượng ông dựng: cũ; ngôn ngữ ông viết: cũ; thế nhưng, rất lạ, toàn bộ bài thơ của ông thì lại mới, mới như chưa từng có ai viết được như thế. Mới đến độ tôi có cảm tưởng phần lớn những từ, những chữ nào đã được Bùi Giáng sử dụng một lần đều trở thành của riêng của Bùi Giáng, một thứ tài sản của Bùi Giáng, trên đó có dấu ấn của Bùi Giáng; sau đó, ai dùng lại những từ ấy, chúng ta cứ ngờ ngợ ngỡ như họ ăn cắp của Bùi Giáng. Đọc thơ của bất cứ người nào, hễ gặp chữ ''giũ áo'', ''rớt hột'', ''đười ươi'', ''chuồn chuồn'', ''châu chấu''... chúng ta hay tri hô lên: Bùi Giáng! Ngay cả một số từ quen thuộc hơn, như ''thập thành'', ''máu me'', ''lai rai''... chúng ta cũng lại tri hô lên: Bùi Giáng! Trong lịch sử thi ca Việt Nam hiếm có trường hợp nào lạ lùng đến như vậy. Phần lớn, tính chất độc đáo chỉ ở cấp độ bài hoặc cấp độ câu. Ở Bùi Giáng, tính chất độc đáo thể hiện ngay ở đơn vị từ. Với sự xuất hiện của Bùi Giáng, số phận của các nhà thơ đâm ra lao đao hẳn. Khi chọn chữ không khỏi có cảm giác e dè vì sợ dẫm vào dấu chân của Bùi Giáng.
    còn tiếp

    Ta trả lại anh một nửa dòng sông, một nửa đời ta trong mát... Đi qua cơn khát, anh còn giữ không ?...
  4. Argus

    Argus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng - ''Người thơ'' cuối cùng của thế kỷ 20
    Có lẽ những người yêu thơ Việt Nam vẫn còn nhớ ngày này cách đây 5 năm (7/10/1998), thi sĩ Bùi Giáng của chúng ta đã trút hơi thở cuối cùng ở Sài Gòn. Bùi Giáng, không chỉ là nhà thơ, mà đi xa hơn, ông chính là hiện thân của một "đạo thơ", một "thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn"...
    Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ đã "can thiệp", xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là "lõi thơ". Không những Bùi Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu là các cuốn Ngộ nhận, Hòa âm của điền dã, Hoàng tử bé)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng như làm thơ (Tư tưởng hiện đại)... Ông lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ".
    Điều tôi quan tâm ở thơ Bùi Giáng cũng là thái độ về lẽ biến hóa, vô thường đó. Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng. Từ cái thuở tinh khôi và căn nguyên như trong Mưa nguồn:
    "Em về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
    Ta đi còn gởi đôi dòng
    Lá rơi có dội ở trong sương mù."

    cho đến khi xóa sổ, tung hê hết:
    "Sài Gòn chợ Lớn rong chơi
    Đi lên đi xuống đã đời du côn."

    Triết lý trong cuộc chơi và kiếm tìm ngôn từ của Bùi tiên sinh cuối cùng chỉ còn lại mấy chữ "vui thôi mà!" cứ ngỡ rằng ai hiểu thế nào cũng được. Nhưng theo ý tôi, "vui thôi mà" đó chính là khát vọng và bi kịch của một thi sĩ đã "tuẫn nạn trên lộ trình của chữ". Dường như mỗi thi sĩ đích thực không thể lý giải hết khát vọng và sự có mặt của mình. Bùi Giáng viết:
    "Xin chào nhau giữa con đường
    Mùa xuân phía trước miên trường phía sau".

    Nhiều bài viết của các học giả cho rằng, ở văn học miền Nam một giai đoạn, nếu Phạm Công Thiện là đỉnh cao của trí tuệ thì Bùi Giáng chính là tinh hoa của trời đất.
    Vì thế Bùi Giáng là kẻ hát rong giữa chợ đời hay kẻ vì yêu đời quá mà hóa điên, trở thành một gã cuồng khấu vô vọng? Không ai hiểu hết những con đường nào mà thi sĩ đã đi. Đường trần, đường thơ, đường định mệnh. Khi tôi biết Bùi Giáng và đến chơi với ông thì ông không còn đi rong nữa. Có lẽ ông đã thuộc lòng mỗi con đường, mỗi ngõ phố Sài Gòn. Ông dường như chỉ còn ngồi một chỗ trong căn nhà của một người cháu tên là Hoài trên đường Lưu Quang Định, quận Gò Vấp. Trên trán ông, lớp băng trắng vẫn còn thấm máu bởi những vết thương đời do những kẻ ít hiểu thi sĩ gây ra. Chỉ riêng hai con mắt vẫn sáng bừng như muốn nhìn thấu, muốn ôm trọn hết mọi cõi. Đến lúc ấy tôi mới hiểu hai câu thơ:
    "Bây giờ riêng đối diện tôi
    Còn hai con mắt khóc người một con".

    Tất nhiên, ý thơ này là của Bùi Giáng chứ không phải của Trịnh Công Sơn. Cũng cần phải nói thêm, Trịnh Công Sơn đã từng sử dụng rất nhiều ý tưởng của Bùi Giáng cho nhạc của mình nhưng ít khi ông chính danh về điều đó. Ví như ý câu thơ "Từ khi trăng là nguyệt" vậy. Nhưng Bùi Giáng, theo chỗ tôi biết, chưa một lần có phản ứng về điều này. Đến khi Bùi Giáng mất, Trịnh Công Sơn là người đã khóc trên báo Thanh Niên số tưởng niệm Bùi Giáng. Trịnh Công Sơn viết đại ý, ngày còn sống Bùi tiên sinh đã có thơ tặng ông. Thơ viết rằng:
    "Công Sơn trịnh trọng phiêu bồng
    Thưa rằng thơ nhạc có ngần ấy thôi!".

    Tôi có nhiều lần được tiếp xúc và gặp gỡ với Bùi Giáng nhưng không có một buổi trò chuyện nào ông chịu hết mình với tôi. Bùi Giáng rất hay nổi điên khi có một người nào truy bức ông đến cùng. Cho dù đó là thi ca hay học thuật. Tôi cho rằng ông tránh các cuộc va chạm nảy lửa và tàn khốc ấy với hai lý do: Một, cuộc đời ông quá đủ đầy như một minh chứng; và hai, ông không muốn tái lặp lại bất cứ một đặt đề, một định đề nào cho Nghệ thuật. Đi vào nó thì giống như đi vào "Sa mạc phát tiến". Ước mơ của ông là tung hê hết chữ nghĩa để nhảy múa và hát ca. Mang tinh thần Lão tử, hòng diễn giữa chợ đời hiện đại. Vì thế ở một góc chợ Bà Chiểu, hay giữa cầu Trương Minh Giảng, người ta đã từng thấy thi sĩ múa may quay cuồng hay "nhập đồng" phóng ào từ trên xích lô xuống diễn kịch, múa gậy vây giữa đám đông hồ hởi và cuồng nhiệt. Những hình ảnh thơ như thế sẽ không bao giờ còn nữa. Ông chính là "người thơ" cuối cùng của một thế kỷ và đã ra đi giữa một thời đại đang ngày càng xa vắng những tâm hồn và những tâm tình thơ.
    Nguyễn Hữu Hồng Minh
    Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/10/3B9CBF50/
  5. Argus

    Argus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Bùi Giáng - ''Người thơ'' cuối cùng của thế kỷ 20
    Có lẽ những người yêu thơ Việt Nam vẫn còn nhớ ngày này cách đây 5 năm (7/10/1998), thi sĩ Bùi Giáng của chúng ta đã trút hơi thở cuối cùng ở Sài Gòn. Bùi Giáng, không chỉ là nhà thơ, mà đi xa hơn, ông chính là hiện thân của một "đạo thơ", một "thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn"...
    Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ đã "can thiệp", xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là "lõi thơ". Không những Bùi Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu là các cuốn Ngộ nhận, Hòa âm của điền dã, Hoàng tử bé)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng như làm thơ (Tư tưởng hiện đại)... Ông lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ".
    Điều tôi quan tâm ở thơ Bùi Giáng cũng là thái độ về lẽ biến hóa, vô thường đó. Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng. Từ cái thuở tinh khôi và căn nguyên như trong Mưa nguồn:
    "Em về mấy thế kỷ sau
    Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
    Ta đi còn gởi đôi dòng
    Lá rơi có dội ở trong sương mù."

    cho đến khi xóa sổ, tung hê hết:
    "Sài Gòn chợ Lớn rong chơi
    Đi lên đi xuống đã đời du côn."

    Triết lý trong cuộc chơi và kiếm tìm ngôn từ của Bùi tiên sinh cuối cùng chỉ còn lại mấy chữ "vui thôi mà!" cứ ngỡ rằng ai hiểu thế nào cũng được. Nhưng theo ý tôi, "vui thôi mà" đó chính là khát vọng và bi kịch của một thi sĩ đã "tuẫn nạn trên lộ trình của chữ". Dường như mỗi thi sĩ đích thực không thể lý giải hết khát vọng và sự có mặt của mình. Bùi Giáng viết:
    "Xin chào nhau giữa con đường
    Mùa xuân phía trước miên trường phía sau".

    Nhiều bài viết của các học giả cho rằng, ở văn học miền Nam một giai đoạn, nếu Phạm Công Thiện là đỉnh cao của trí tuệ thì Bùi Giáng chính là tinh hoa của trời đất.
    Vì thế Bùi Giáng là kẻ hát rong giữa chợ đời hay kẻ vì yêu đời quá mà hóa điên, trở thành một gã cuồng khấu vô vọng? Không ai hiểu hết những con đường nào mà thi sĩ đã đi. Đường trần, đường thơ, đường định mệnh. Khi tôi biết Bùi Giáng và đến chơi với ông thì ông không còn đi rong nữa. Có lẽ ông đã thuộc lòng mỗi con đường, mỗi ngõ phố Sài Gòn. Ông dường như chỉ còn ngồi một chỗ trong căn nhà của một người cháu tên là Hoài trên đường Lưu Quang Định, quận Gò Vấp. Trên trán ông, lớp băng trắng vẫn còn thấm máu bởi những vết thương đời do những kẻ ít hiểu thi sĩ gây ra. Chỉ riêng hai con mắt vẫn sáng bừng như muốn nhìn thấu, muốn ôm trọn hết mọi cõi. Đến lúc ấy tôi mới hiểu hai câu thơ:
    "Bây giờ riêng đối diện tôi
    Còn hai con mắt khóc người một con".

    Tất nhiên, ý thơ này là của Bùi Giáng chứ không phải của Trịnh Công Sơn. Cũng cần phải nói thêm, Trịnh Công Sơn đã từng sử dụng rất nhiều ý tưởng của Bùi Giáng cho nhạc của mình nhưng ít khi ông chính danh về điều đó. Ví như ý câu thơ "Từ khi trăng là nguyệt" vậy. Nhưng Bùi Giáng, theo chỗ tôi biết, chưa một lần có phản ứng về điều này. Đến khi Bùi Giáng mất, Trịnh Công Sơn là người đã khóc trên báo Thanh Niên số tưởng niệm Bùi Giáng. Trịnh Công Sơn viết đại ý, ngày còn sống Bùi tiên sinh đã có thơ tặng ông. Thơ viết rằng:
    "Công Sơn trịnh trọng phiêu bồng
    Thưa rằng thơ nhạc có ngần ấy thôi!".

    Tôi có nhiều lần được tiếp xúc và gặp gỡ với Bùi Giáng nhưng không có một buổi trò chuyện nào ông chịu hết mình với tôi. Bùi Giáng rất hay nổi điên khi có một người nào truy bức ông đến cùng. Cho dù đó là thi ca hay học thuật. Tôi cho rằng ông tránh các cuộc va chạm nảy lửa và tàn khốc ấy với hai lý do: Một, cuộc đời ông quá đủ đầy như một minh chứng; và hai, ông không muốn tái lặp lại bất cứ một đặt đề, một định đề nào cho Nghệ thuật. Đi vào nó thì giống như đi vào "Sa mạc phát tiến". Ước mơ của ông là tung hê hết chữ nghĩa để nhảy múa và hát ca. Mang tinh thần Lão tử, hòng diễn giữa chợ đời hiện đại. Vì thế ở một góc chợ Bà Chiểu, hay giữa cầu Trương Minh Giảng, người ta đã từng thấy thi sĩ múa may quay cuồng hay "nhập đồng" phóng ào từ trên xích lô xuống diễn kịch, múa gậy vây giữa đám đông hồ hởi và cuồng nhiệt. Những hình ảnh thơ như thế sẽ không bao giờ còn nữa. Ông chính là "người thơ" cuối cùng của một thế kỷ và đã ra đi giữa một thời đại đang ngày càng xa vắng những tâm hồn và những tâm tình thơ.
    Nguyễn Hữu Hồng Minh
    Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/10/3B9CBF50/
  6. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Thi ca là tuổi thơ của loài người còn sót lại
    Trần Mạnh Hảo
    ----------------------
    BÀI LY TAO THỨ NHẤT
    Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
    Và yêu thương như lá ở bên hoa
    Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả
    Bủa vi vu như thoáng mộng la đà
    Em đã lại với đời về nắng ấm
    Thắm không gian thương nhớ bóng hình em
    Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm
    Ngày đi không để lại lạnh trăng rằm
    Anh mơ ước với ngàn xuân mở rộng
    Quên não nùng sa mạc của yêu thương
    Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động
    Em là em anh đợi khắp bao đường
    Em có nụ cười buồn buồn môi mọng
    Em có làn mi khép lá cây rung
    Em đôi mắt như sầu xanh soi bóng
    Hồ gương ơi! sao sóng lục vô chừng!
    Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ
    Trên nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang
    Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể
    Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn
    Trời đất nhớ lần đầu ... năm trước ...
    Đó một lần đôi mắt đã nhìn lên
    Và trời hiểu ngày sau đôi mắt ngước
    Một lần kia sẽ còn dịp đáp đền
    Em ở lại với đời ta em nhé
    Em đừng đi. Cho ta nắm tay em
    Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
    Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm
    Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
    Để nhìn em qua khe hở du dương
    Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt
    Ồ thưa em ta thấy mộng không thường...
    --------------------
    Ai đã gần Bùi Giáng ít lâu cũng đều có thể ghi lại đôi sự việc khác thường dần dần được xem như là giai thoại trong cuộc sống của ông. Bùi Giáng và tôi thân nhau trước tiên do cùng đồng hương xứ Quảng, tiếp theo do thời gian thuê nhà ở sát bên nhau vào những năn 1959-1961 tại một hẻm đường Trương Tấn Bửu. Sau nầy, Bùi Giáng thường đến nhà tôi ở Chung Cư Minh Mạng đường Sư Vạn Hạnh, có lúc ở luôn cả hai ba tháng. Có nhiều sự việc kỳ lạ nơi anh nhưng tôi không nhớ hết, chỉ xin kể đôi việc do chính tôi chứng kiến.
    Những người nữ Việt Nam mà anh hay nhắc đến là: Ni cô Trí Hải, Nam Phương Hoàng Hậu và Kim Cương (thỉnh thoảng có Hà Thanh và Thu Trang). Với Nam Phương Hoàng Hậu, anh không có lời nào bông đùa, vô lễ, có lẽ anh quí trọng nét phúc đức hiền hậu, nét thiên hương quốc sắc mà cũng có thể do anh nhớ lời Jésus qua câu nói bí hiểm: "Trong cuộc xét đoán Nữ Vương Nam Phương sẽ đứng lên với dòng dõi nầy mà định tội nó..." . Thử nghe một đoạn anh nói về Hoàng Hậu Nam Phương: "...Nhưng tại sao từ Cổ chí Kim, chỉ riêng nhịp bước khoan thai của Nam Phương Hoàng Hậu là nhu mỳ, kiều diễm mà thôi? Thậm chí đôi phen Nam Phương Hoàng Hậu vội vàng cuống cuồng hấp tấp, thiên hạ nhìn vào vẫn cứ thấy là rất mực kiều diễm du dương? Thế thì? Nếu như quốc sắc thiên hương có riêng thể lệ ẩn mật của thiên tài thiên hương quốc sắc thì Thiên Tài Thi Nhiên kinh thiên động địa há chăng chẳng thể nào có riêng thể lệ thiên tài của nó dựng lập lên từ bờm xờm ngổn ngang gò đống dâu biển hay sao?".
    Với Ni cô Trí Hải, thường anh gọi là mẫu thân và cũng không lời nào xúc phạm vì là một nữ tu và anh xem như là hình ảnh một nhân vật võ hiệp trong tiểu thuyết "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung.
    Riêng với Kim Cương, anh thường gọi là mẫu thân, kỳ nữ, tiên nương, nương tử và hay đùa cợt. Một lần tôi theo anh đi ngang qua nhà Kim Cương nơi đường Trương Minh Ký, anh đi qua, đi lại và la lớn: "Cô Kim Cương có mấy cái...cô Kim Cương có ba cái...; một cái tròn, một cái vuông, một cái tam giác...". Kim Cương trong nhà bỗng mở cửa gọi lớn: "Anh Giáng, anh lại đây...". Anh đang do dự, Kim Cương lại gọi: "Anh đến đây, Kim nói điều nầy cho nghe...". Anh vừa bước đến, Kim Cương lôi cả anh và tôi vào nhà rồi năn nỉ: "Anh Giáng, Kim van anh, anh đừng nói thế nữa. Anh cứ oang oang như thế, bọn trẻ thấy Kim nơi đâu cũng réo như vậy, Kim chịu sao nỗi...". Anh xin lỗi, hứa không nói nữa, rồi uống xong hai chén trà, lại ra đi, Kim Cương giữ lại ăn tối, nhất định không chịu.
    Thấy anh nhiều tình cảm và thương mến Kim Cương, một hôm tôi đề nghị: "Cô Kim, hay là cô lấy anh Giáng làm chồng đi. Biết đâu cô có thể giúp anh bớt khùng và sẽ viết lách đường hoàng, chĩnh chạc, dễ hiểu hơn". Kim Cương bảo: "Không chịu nỗi ảnh đâu, anh Thuỳ ơi! Ảnh sống kỳ cục lắm. Với lại, ảnh đâu có yêu Kim đâu. Ảnh chỉ thương thôi. Anh xem, ảnh chỉ ngồi nói chuyện nhiều lắm là 5, 10 phút rồi lại chạy ra đường múa may một hồi rồi mới trở lại tiếp tục như thế. Anh ta không bao giờ ngồi với Kim hay với cô gái nào được lâu đâu. Kim cũng muốn giúp anh Giáng nhiều nhưng anh ấy vẫn chứng nào tật nấy". Tôi không rõ, anh để ý Kim Cương có do tên cô trùng hợp với nhan đề Kinh Kim Cang của Phật Giáo hay không...Điều Kim Cương nói có thể đúng, Giáng chỉ thương người chứ không yêu ai cả theo nghĩa mối tình nam nữ. ...
    (Còn tiếp...)

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  7. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Thi ca là tuổi thơ của loài người còn sót lại
    Trần Mạnh Hảo
    ----------------------
    BÀI LY TAO THỨ NHẤT
    Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
    Và yêu thương như lá ở bên hoa
    Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả
    Bủa vi vu như thoáng mộng la đà
    Em đã lại với đời về nắng ấm
    Thắm không gian thương nhớ bóng hình em
    Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm
    Ngày đi không để lại lạnh trăng rằm
    Anh mơ ước với ngàn xuân mở rộng
    Quên não nùng sa mạc của yêu thương
    Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động
    Em là em anh đợi khắp bao đường
    Em có nụ cười buồn buồn môi mọng
    Em có làn mi khép lá cây rung
    Em đôi mắt như sầu xanh soi bóng
    Hồ gương ơi! sao sóng lục vô chừng!
    Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ
    Trên nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang
    Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể
    Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn
    Trời đất nhớ lần đầu ... năm trước ...
    Đó một lần đôi mắt đã nhìn lên
    Và trời hiểu ngày sau đôi mắt ngước
    Một lần kia sẽ còn dịp đáp đền
    Em ở lại với đời ta em nhé
    Em đừng đi. Cho ta nắm tay em
    Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
    Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm
    Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
    Để nhìn em qua khe hở du dương
    Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt
    Ồ thưa em ta thấy mộng không thường...
    --------------------
    Ai đã gần Bùi Giáng ít lâu cũng đều có thể ghi lại đôi sự việc khác thường dần dần được xem như là giai thoại trong cuộc sống của ông. Bùi Giáng và tôi thân nhau trước tiên do cùng đồng hương xứ Quảng, tiếp theo do thời gian thuê nhà ở sát bên nhau vào những năn 1959-1961 tại một hẻm đường Trương Tấn Bửu. Sau nầy, Bùi Giáng thường đến nhà tôi ở Chung Cư Minh Mạng đường Sư Vạn Hạnh, có lúc ở luôn cả hai ba tháng. Có nhiều sự việc kỳ lạ nơi anh nhưng tôi không nhớ hết, chỉ xin kể đôi việc do chính tôi chứng kiến.
    Những người nữ Việt Nam mà anh hay nhắc đến là: Ni cô Trí Hải, Nam Phương Hoàng Hậu và Kim Cương (thỉnh thoảng có Hà Thanh và Thu Trang). Với Nam Phương Hoàng Hậu, anh không có lời nào bông đùa, vô lễ, có lẽ anh quí trọng nét phúc đức hiền hậu, nét thiên hương quốc sắc mà cũng có thể do anh nhớ lời Jésus qua câu nói bí hiểm: "Trong cuộc xét đoán Nữ Vương Nam Phương sẽ đứng lên với dòng dõi nầy mà định tội nó..." . Thử nghe một đoạn anh nói về Hoàng Hậu Nam Phương: "...Nhưng tại sao từ Cổ chí Kim, chỉ riêng nhịp bước khoan thai của Nam Phương Hoàng Hậu là nhu mỳ, kiều diễm mà thôi? Thậm chí đôi phen Nam Phương Hoàng Hậu vội vàng cuống cuồng hấp tấp, thiên hạ nhìn vào vẫn cứ thấy là rất mực kiều diễm du dương? Thế thì? Nếu như quốc sắc thiên hương có riêng thể lệ ẩn mật của thiên tài thiên hương quốc sắc thì Thiên Tài Thi Nhiên kinh thiên động địa há chăng chẳng thể nào có riêng thể lệ thiên tài của nó dựng lập lên từ bờm xờm ngổn ngang gò đống dâu biển hay sao?".
    Với Ni cô Trí Hải, thường anh gọi là mẫu thân và cũng không lời nào xúc phạm vì là một nữ tu và anh xem như là hình ảnh một nhân vật võ hiệp trong tiểu thuyết "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung.
    Riêng với Kim Cương, anh thường gọi là mẫu thân, kỳ nữ, tiên nương, nương tử và hay đùa cợt. Một lần tôi theo anh đi ngang qua nhà Kim Cương nơi đường Trương Minh Ký, anh đi qua, đi lại và la lớn: "Cô Kim Cương có mấy cái...cô Kim Cương có ba cái...; một cái tròn, một cái vuông, một cái tam giác...". Kim Cương trong nhà bỗng mở cửa gọi lớn: "Anh Giáng, anh lại đây...". Anh đang do dự, Kim Cương lại gọi: "Anh đến đây, Kim nói điều nầy cho nghe...". Anh vừa bước đến, Kim Cương lôi cả anh và tôi vào nhà rồi năn nỉ: "Anh Giáng, Kim van anh, anh đừng nói thế nữa. Anh cứ oang oang như thế, bọn trẻ thấy Kim nơi đâu cũng réo như vậy, Kim chịu sao nỗi...". Anh xin lỗi, hứa không nói nữa, rồi uống xong hai chén trà, lại ra đi, Kim Cương giữ lại ăn tối, nhất định không chịu.
    Thấy anh nhiều tình cảm và thương mến Kim Cương, một hôm tôi đề nghị: "Cô Kim, hay là cô lấy anh Giáng làm chồng đi. Biết đâu cô có thể giúp anh bớt khùng và sẽ viết lách đường hoàng, chĩnh chạc, dễ hiểu hơn". Kim Cương bảo: "Không chịu nỗi ảnh đâu, anh Thuỳ ơi! Ảnh sống kỳ cục lắm. Với lại, ảnh đâu có yêu Kim đâu. Ảnh chỉ thương thôi. Anh xem, ảnh chỉ ngồi nói chuyện nhiều lắm là 5, 10 phút rồi lại chạy ra đường múa may một hồi rồi mới trở lại tiếp tục như thế. Anh ta không bao giờ ngồi với Kim hay với cô gái nào được lâu đâu. Kim cũng muốn giúp anh Giáng nhiều nhưng anh ấy vẫn chứng nào tật nấy". Tôi không rõ, anh để ý Kim Cương có do tên cô trùng hợp với nhan đề Kinh Kim Cang của Phật Giáo hay không...Điều Kim Cương nói có thể đúng, Giáng chỉ thương người chứ không yêu ai cả theo nghĩa mối tình nam nữ. ...
    (Còn tiếp...)

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  8. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Thơ là đạn bắn từ con tim đang vỡ
    Hà Huyền Chi
    --------------
    HƯ VÔ VÀ VĨNH VIỄN
    Cũng vô lí như lần kia dưới lá
    Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
    Đời đã mất từ bao giờ giữa dạ
    Khi lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh.
    Buổi trưa đi vào giữa lòng lá nhỏ
    Tiếng kêu kia còn một chút mong manh
    Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ
    Lạc trời cao kết tụ bóng không thành
    Lá cũng mất như một lần đã lỡ
    Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
    Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
    Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình?
    Đường vất vả vó ngựa chồn lảo đảo
    Cồn sương đi vào sương lạnh miên man
    Bờ bến cũ ngậm ngùi sông nước dạo
    Đêm tàn canh khắc ngợi nguyệt gương ngàn.
    Một lần đứng yên mấy lần ngồi xuống
    Ngón trên tay va tóc xoã trên đầu
    Tình đếm lại muôn vàn thôi đã uổng
    Để bây giờ em có biết nơi đâu?
    Bờ trùng ngộ một phen này phen nữa
    Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng
    Hồn hoa cỏ Phượng Thành Hi Lạp úa
    Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không...
    ------------------
    Ngày anh và vợ chồng tôi thuê nhà ở sát cạnh nhau, anh còn chững chạc lắm, đi dạy ở các trường Tân Thịnh, Tân Thanh (do Phan Thuyết và Phan Út, người Quảng Nam, có bà con xa gần với anh, làm hiệu trưởng), anh nuôi cô em đi học. Lúc nầy, anh viết khảo luận văn học, vẽ tranh và làm thơ. Tranh anh vẽ, chẳng ai hiểu gì, chẳng thuộc một trường phái nào cả, nội dung theo anh là minh hoạ lại các huyền thoại, thần thoại Hy- Lạp.
    Thơ anh lúc nầy chưa "kỳ cục" như sau nầỵ Anh thường kéo tôi vào những lùm cây đường Nguyễn Huỳnh Đức, ngồi hết gốc cây nầy đến gốc cây khác và anh làm thơ dù nhiều lúc trời tối mịt, anh vẫn cứ viết trên một cuốn tập nhỏ. Một lần kiến cắn anh, anh phủi tùm lum cả người rồi la lên: "Kiến cắn thơ tao".
    Một buổi chiều, Nguyễn Đức Quỳnh đến chơi, vợ tôi mời anh qua ăn cơm. Tôi phải đi dạy tối, lúc về vợ tôi thuật lại là anh và Nguyễn Đức Quỳnh cãi nhau đến thế nào đó, anh quơ tay hất hết cả thức ăn, chén đĩa xuống đất. Hầu như, từ lâu, anh không mấy thiện cảm với các nhà học giả, các giáo sư Đại Học, các nhà phê bình. Trong "Con Đường Ngã Ba" (An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1972), Bùi Giáng cho đấy là "những đạo thính đồ thuyết" (nghe ngoài đường và nói ngoài đường), là hoạt tinh thể của con người mạt hậu. Nó thông minh một cách thô thiển, nó vễnh tai ở ngoài đường và bi bô ăn nói ngoài đường để tàn phá mọi ngã ba đường của bước chân đi từ nội tâm, nội mật. Nguyễn Bách Khoa là lãnh tụ bọn chúng...phó lãnh tụ là Đặng Thai Mai. Tổng Thư Ký là Vũ Ngọc Phan". Cũng thế, Bùi Giáng công kích Jean Wahl, giáo sư Đại Học Sorbonne, Jean Paul Sartre khi nhà văn, nhà triết nầy viết "Giảng Luận" về "Kẻ Xa Lạ" (explication de 1Etranger) của Albert Camus, công kích Giáo Sư Trần Thái Đỉnh, học giả Phùng Hữu Lan, Thiền Sư Daisets Teltars Suzuki,...
    Ngày tôi về chung cư Minh Mạng, anh thường đến tôi, có lúc ở liền hai ba tháng, ban ngày "thiền hành" với bộ quần áo "cái bang", đêm về lăn kềnh ra sàn xi măng ngủ hoặc đọc thơ, nói oang oang những gì khiến người các nhà kế bên không ngủ được.
    Một lần anh xách một con mèo chết, cẩn thận treo nơi sợi giây thép phía sau nhà, tôi dùng để phơi quần áọ Hai ba ngày sau, mùi hôi thối không chịu nổi, tôi năn nỉ mấy anh cũng không chịu xách quăng đị Cuối cùng hàng xóm la ó quá, tôi nhân lúc anh đi vắng, xách ném vào đống rác; lúc anh về biết rõ sự việc, chỉ lắc đầu nhưng rồi lại bảo: "Chú mày làm được lắm!". ...
    Sau năm 1975, anh không làm thơ cũng không viết lách gì; thỉnh thoảng ngồi nơi chân cầu thang ở chung cư tôi ở, anh có làm ít câu nhưng rồi không tiếp tục và thường trùng với những câu trong các tác phẩm trước. Anh đi vào cuộc điên nhiều hơn. Những lần "được điên", anh vui lắm như được sống trong một thế giới nào khác thường, thật hạnh phúc. Những lần không đi được vào "cuộc điên" anh dã dượi, tê liệt, nằm suốt cả mấy ngày hay hằng tuần liên tiếp như một lần ở chùa Long Vân Gò Vấp; mấy thầy trong chùa và tôi đến lay anh dậy ăn cơm, anh đều nằm lỳ bất động. Lúc đó, đọc thơ hay nói chuyện tư tưởng nào Phật, Chúa, Heidegger, Nietzche, Nguyễn Du,...anh đều khoát tay không nghe và không cho nói. Lúc vào cơn điên, anh chạy, nhảy múa may, chọc ghẹo đủ mọi hạng người từ trẻ con đến ông già, các bà bán hàng, các cô bán thuốc lá. Tôi khổ nhất là phải theo anh, nghe anh chửi bới lung tung, mượn tôi làm đòn kê để chửi thiên hạ, rồi nói tục hết sức tục, bắt tôi phải cúi lạy các cô bán thuốc lá lẻ, bảo đấy là thánh nữ, tiên nương, là Quan Thế Âm Bồ Tát. Anh cứ bảo tôi là bỏ dạy, bỏ hết mọi thứ theo anh, điên như anh mới thấy vui, mới cứu được đời....
    (Còn tiếp...)

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  9. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Thơ là đạn bắn từ con tim đang vỡ
    Hà Huyền Chi
    --------------
    HƯ VÔ VÀ VĨNH VIỄN
    Cũng vô lí như lần kia dưới lá
    Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
    Đời đã mất từ bao giờ giữa dạ
    Khi lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh.
    Buổi trưa đi vào giữa lòng lá nhỏ
    Tiếng kêu kia còn một chút mong manh
    Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ
    Lạc trời cao kết tụ bóng không thành
    Lá cũng mất như một lần đã lỡ
    Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
    Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
    Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình?
    Đường vất vả vó ngựa chồn lảo đảo
    Cồn sương đi vào sương lạnh miên man
    Bờ bến cũ ngậm ngùi sông nước dạo
    Đêm tàn canh khắc ngợi nguyệt gương ngàn.
    Một lần đứng yên mấy lần ngồi xuống
    Ngón trên tay va tóc xoã trên đầu
    Tình đếm lại muôn vàn thôi đã uổng
    Để bây giờ em có biết nơi đâu?
    Bờ trùng ngộ một phen này phen nữa
    Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng
    Hồn hoa cỏ Phượng Thành Hi Lạp úa
    Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không...
    ------------------
    Ngày anh và vợ chồng tôi thuê nhà ở sát cạnh nhau, anh còn chững chạc lắm, đi dạy ở các trường Tân Thịnh, Tân Thanh (do Phan Thuyết và Phan Út, người Quảng Nam, có bà con xa gần với anh, làm hiệu trưởng), anh nuôi cô em đi học. Lúc nầy, anh viết khảo luận văn học, vẽ tranh và làm thơ. Tranh anh vẽ, chẳng ai hiểu gì, chẳng thuộc một trường phái nào cả, nội dung theo anh là minh hoạ lại các huyền thoại, thần thoại Hy- Lạp.
    Thơ anh lúc nầy chưa "kỳ cục" như sau nầỵ Anh thường kéo tôi vào những lùm cây đường Nguyễn Huỳnh Đức, ngồi hết gốc cây nầy đến gốc cây khác và anh làm thơ dù nhiều lúc trời tối mịt, anh vẫn cứ viết trên một cuốn tập nhỏ. Một lần kiến cắn anh, anh phủi tùm lum cả người rồi la lên: "Kiến cắn thơ tao".
    Một buổi chiều, Nguyễn Đức Quỳnh đến chơi, vợ tôi mời anh qua ăn cơm. Tôi phải đi dạy tối, lúc về vợ tôi thuật lại là anh và Nguyễn Đức Quỳnh cãi nhau đến thế nào đó, anh quơ tay hất hết cả thức ăn, chén đĩa xuống đất. Hầu như, từ lâu, anh không mấy thiện cảm với các nhà học giả, các giáo sư Đại Học, các nhà phê bình. Trong "Con Đường Ngã Ba" (An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1972), Bùi Giáng cho đấy là "những đạo thính đồ thuyết" (nghe ngoài đường và nói ngoài đường), là hoạt tinh thể của con người mạt hậu. Nó thông minh một cách thô thiển, nó vễnh tai ở ngoài đường và bi bô ăn nói ngoài đường để tàn phá mọi ngã ba đường của bước chân đi từ nội tâm, nội mật. Nguyễn Bách Khoa là lãnh tụ bọn chúng...phó lãnh tụ là Đặng Thai Mai. Tổng Thư Ký là Vũ Ngọc Phan". Cũng thế, Bùi Giáng công kích Jean Wahl, giáo sư Đại Học Sorbonne, Jean Paul Sartre khi nhà văn, nhà triết nầy viết "Giảng Luận" về "Kẻ Xa Lạ" (explication de 1Etranger) của Albert Camus, công kích Giáo Sư Trần Thái Đỉnh, học giả Phùng Hữu Lan, Thiền Sư Daisets Teltars Suzuki,...
    Ngày tôi về chung cư Minh Mạng, anh thường đến tôi, có lúc ở liền hai ba tháng, ban ngày "thiền hành" với bộ quần áo "cái bang", đêm về lăn kềnh ra sàn xi măng ngủ hoặc đọc thơ, nói oang oang những gì khiến người các nhà kế bên không ngủ được.
    Một lần anh xách một con mèo chết, cẩn thận treo nơi sợi giây thép phía sau nhà, tôi dùng để phơi quần áọ Hai ba ngày sau, mùi hôi thối không chịu nổi, tôi năn nỉ mấy anh cũng không chịu xách quăng đị Cuối cùng hàng xóm la ó quá, tôi nhân lúc anh đi vắng, xách ném vào đống rác; lúc anh về biết rõ sự việc, chỉ lắc đầu nhưng rồi lại bảo: "Chú mày làm được lắm!". ...
    Sau năm 1975, anh không làm thơ cũng không viết lách gì; thỉnh thoảng ngồi nơi chân cầu thang ở chung cư tôi ở, anh có làm ít câu nhưng rồi không tiếp tục và thường trùng với những câu trong các tác phẩm trước. Anh đi vào cuộc điên nhiều hơn. Những lần "được điên", anh vui lắm như được sống trong một thế giới nào khác thường, thật hạnh phúc. Những lần không đi được vào "cuộc điên" anh dã dượi, tê liệt, nằm suốt cả mấy ngày hay hằng tuần liên tiếp như một lần ở chùa Long Vân Gò Vấp; mấy thầy trong chùa và tôi đến lay anh dậy ăn cơm, anh đều nằm lỳ bất động. Lúc đó, đọc thơ hay nói chuyện tư tưởng nào Phật, Chúa, Heidegger, Nietzche, Nguyễn Du,...anh đều khoát tay không nghe và không cho nói. Lúc vào cơn điên, anh chạy, nhảy múa may, chọc ghẹo đủ mọi hạng người từ trẻ con đến ông già, các bà bán hàng, các cô bán thuốc lá. Tôi khổ nhất là phải theo anh, nghe anh chửi bới lung tung, mượn tôi làm đòn kê để chửi thiên hạ, rồi nói tục hết sức tục, bắt tôi phải cúi lạy các cô bán thuốc lá lẻ, bảo đấy là thánh nữ, tiên nương, là Quan Thế Âm Bồ Tát. Anh cứ bảo tôi là bỏ dạy, bỏ hết mọi thứ theo anh, điên như anh mới thấy vui, mới cứu được đời....
    (Còn tiếp...)

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  10. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Có người hỏi Bùi Giáng: Thơ là gì?
    - Thơ ư? Không biết!

    ----------------------
    BAO GIỜ?
    Bằng bút chì đen
    Tôi chép bài thơ
    Trên tường vôi trắng
    Bằng bút chì trắng
    Tôi chép bài thơ
    Trên lá lục hồng
    Bằng cục than hồng
    Tôi đốt bài thơ
    Từng phút từng giờ
    Tôi cười tôi khóc bâng quơ
    Người nghe cười khóc có ngờ chi không?
    -----------------
    Phải nói rằng anh làm khổ tôi rất nhiều nhưng không hiểu sao, cứ có anh là tôi lại thấy vui ra, một niềm vui không thể phân tích được, một cái vui kín nhiệm, bàng bạc lạ kỳ; vì thế mà tôi chịu khó với anh. Có tôi đi với anh, anh càng dễ điên hơn, vui hơn và thấy yên ổn hơn. Anh bảo tôi là thầy giáo, hiền lành nên nếu có ai "trận thượng" với anh, tôi can thiệp, người ta sẽ bỏ qua.
    Nhiều khi có một cô gái nào đó, mến anh, đi theo anh "thiền hành" dọc đường, anh thấy vui và yên tâm lắm. Cô bồ tôi là Hoàng Hải Thanh Vân, sinh viên Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn thường theo anh và uống cà phê với anh. Quàng vai anh giống như một nhân tình, anh thấy vui và thú vị lắm. Năm 1976, lúc cô phải tiếp tục năm học sau cùng, anh thường đến Đại Học Vạn Hạnh, đứng dưới réo to lên: "Cô Thanh Vân ơi! Bồ Tát Thanh Vân ơi! Xuống đây, đưa tôi đi uống cà phê, học làm gì nữa, bọn dốt nó biết gì mà dạy cô. Cô phải dạy chúng nó chứ...".
    Một buổi tối, tôi đi vắng, ở nhà, anh đưa mấy bài thơ tiếng Anh cho cô dịch, anh khen cô thông minh, rồi bảo cô hãy đặt chân lên đầu anh. Cô không dám, anh liền nâng chân cô đặt trên đầu mình rồi lảm nhảm những gì đó....
    Sau nầy, vào những năm 1982, 1983, cô ĐNLH một giáo viên cấp ba, hình như là cháu bà Tôn Nữ Hỷ Khương cùng một cô nữa (tôi quên tên) hình như là cháu của nhà văn Cung Giữ Nguyên (theo cô bảo) bỗng xách đồ đạt đến nhà tôi ở. Một tháng sau, cô nầy bỏ đi, cô H còn ở lại những mấy tháng nữa. Bùi Giáng đến, hai cô nầy hoảng quá, nhưng sau thấy Bùi Giáng "đường hoàng" nên lại cảm mến. Cô H lại chịu khó theo anh "thiền hành" qua các ngã đường, vào quán cà phê, quàng tay, ôm hôn Bùi Giáng khiến mọi người rất ngạc nhiên. Trong thời gian cô H ở nhà tôi, nhiều lần nhà họa và điêu khắc Phạm Văn Hạng cũng có đến và gặp Bùi Giáng. Có cả Giáo Sư Nguyễn Văn Trung đến, nghe cô H ngâm thơ nhưng ông Trung không gặp Bùi Giáng. Lại có cả nhà thơ Trần Đới và sau nầy thêm nhà thơ Lê Nhược Thuỷ và chính Lê Nhược Thuỷ đã đem cô H đi nơi khác. Có một cô gái trẻ mà anh không biết, không quen, theo anh suốt một tuần trong các cuộc điên của anh, anh thấy lạ hỏi tôi: "Có phải chúng nó cho cô ta theo dõi tao không?".
    Còn nhớ trước 1975, Bùi Giáng quen với Huệ Nhật giúp việc cho Hội "Đất Lành" (Terre des hommes) của Đức. Một bà Tiến Sĩ người Đức thuộc cơ sở nầy đến ở ngay nơi nhà Huệ Nhật nơi dưới phía cầu Tân Thuận. Bùi Giáng rủ tôi cùng đến nhà Huệ Nhật gặp bà đó. Nghĩ rằng bà ấy chắc biết nhiều về Triết, về tư tưởng, Bùi Giáng nói huyên thuyên về thơ văn, về Nietzche, về Heidegger, về Holderlin...nhưng bà ta nào có biết gì về tư tưởng, lại thêm giọng Đức, giọng Anh của Bùi Giáng chẳng ra hồn gì mà bà lại không biết tiếng Pháp nên mặc cho Bùi Giáng nói, bà chỉ nghe thôi, nhưng bà rất kính trọng Bùi Giáng, mỗi lần anh và tôi đến, không có Huệ Nhật thì chính bà nấu trà và đem bánh ra đãi.
    Sau năm 1975, vào những năm 1982, 1983 gì đó, Huệ Nhật ở chung với cô Nguyễn Thị Muộn. Hai người lập một quán cơm Xã Hội ở một đường vùng Chợ Lớn. Bùi Giáng thường đến. Tôi có đến giúp việc. Chính quán cơm xã hội nầy, một buổi chiều mưa, anh Giáng ngồi, mượn tôi chửi đổng thiên hạ cho đến tối mịt. Vừa hết mưa, tôi giục anh về; đến nhà thờ Ngã Sáu, lại mưa, cả hai chui vào căn lều bằng tấm bạt của một ông già (hình như trốn vùng kinh tế mới về). Anh lại la to và nói tục không thể tưởng tượng được, khiến ông già đuổi đi. Cả hai lại đi trong mưa, về đến Chung Cư, tôi thay đồ, bật đèn ngồi viết còn anh thì cứ để nguyên quần áo cái bang ướt át, lăn kềnh ra nhà ngủ. Một ít lâu sau, do Huệ Nhật nói sau không biết, thêm đứa học trò cũ của tôi là Phạm Đình Thành, nhà ở Chung Cư Ấn Quang rủ rê thế nào, giới thiệu anh tiếp xúc với đôi Mục Sư Tin Lành từ quận 8 sang nhà Huệ Nhật, anh Giáng lại ngã theo Tin Lành. Huệ Nhật và Phạm Đình Thành sắm sửa áo quần, giày dép, cà vạt và đưa anh đi nhà thờ. Các vị Mục Sư cũng vui lắm, được Bùi Giáng theo đạo thật vô cùng quí.
    Nhưng chỉ chừng hơn nữa tháng sau, anh đến nhà tôi với quần áo cái bang như cũ. Tôi hỏi: "Sao, Chúa bỏ anh hay anh bỏ Chúa?". Anh trả lời: "Ông Chúa, ông Phật có bỏ ai đâu; tao bỏ các ổng. Mà lạ quá! Tao khoái các ổng, mà theo thì...khó chịu quá. Các ổng điên khác tao. Cũng giống như Tô Đông Pha không chịu làm thiền sư để chỉ làm thơ thôi".
    Anh tiếp xúc nhiều với các tu sĩ Phật Giáo, nhờ anh mà tôi biết được các Ngài Huyền Quang (tại chùa Kim Cương đường Trương Tấn Bữu), Thích Minh Châu ở Đại Học Vạn Hạnh, Thích Đức Nhuận (tại đường Phan Thanh Giản), sư Viên Minh (chùa Thereveda đường Phan Đình Phùng), các thầy ở chùa Long Vân Gò Vấp. Anh cũng gặp và nói chuyện với đôi Linh Mục, Mục Sư. Anh luôn luôn thiện cảm, ca tụng và đề cao nữa nhưng không thể theo một Giáo Hội nào.
    Đi với tôi, anh chỉ đọc thơ, nói oang oang những gì đâu đâu, chẳng bao giờ giảng tôi nghe về Phật, Chúa, Khổng, Trang cũng chẳng giảng gì về Nguyễn Du, Heidegger,...tôi bảo anh phải nói sao chứ cứ lối điên điên, khùng khùng ấy, làm sao tôi hiểu. Anh bảo là: "Chú mày chỉ nghe, không cần hiểu". Anh nói là tôi có cái Tâm tốt, có chút thông minh, và thường nhìn tôi lúc tôi thiu thỉu ngủ như muốn tìm xem nơi tôi có nét gì đó mà chưa hiện ra. Sau nầy, từ 1979, tôi lại có hứng làm thơ, viết lách, những gì anh nói lối phiêu bồng phiêu hốt đó bỗng nhiên mơ hồ đến với tôi và tôi hình dung ra là anh đã gián tiếp "giáo dục" tôi theo lối "giáo ngoại biệt truyền".....

    (Còn tiếp...)

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......

Chia sẻ trang này