1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn đàn thơ Bùi Giáng

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi ndmt, 05/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Có người hỏi Bùi Giáng: Thơ là gì?
    - Thơ ư? Không biết!

    ----------------------
    BAO GIỜ?
    Bằng bút chì đen
    Tôi chép bài thơ
    Trên tường vôi trắng
    Bằng bút chì trắng
    Tôi chép bài thơ
    Trên lá lục hồng
    Bằng cục than hồng
    Tôi đốt bài thơ
    Từng phút từng giờ
    Tôi cười tôi khóc bâng quơ
    Người nghe cười khóc có ngờ chi không?
    -----------------
    Phải nói rằng anh làm khổ tôi rất nhiều nhưng không hiểu sao, cứ có anh là tôi lại thấy vui ra, một niềm vui không thể phân tích được, một cái vui kín nhiệm, bàng bạc lạ kỳ; vì thế mà tôi chịu khó với anh. Có tôi đi với anh, anh càng dễ điên hơn, vui hơn và thấy yên ổn hơn. Anh bảo tôi là thầy giáo, hiền lành nên nếu có ai "trận thượng" với anh, tôi can thiệp, người ta sẽ bỏ qua.
    Nhiều khi có một cô gái nào đó, mến anh, đi theo anh "thiền hành" dọc đường, anh thấy vui và yên tâm lắm. Cô bồ tôi là Hoàng Hải Thanh Vân, sinh viên Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn thường theo anh và uống cà phê với anh. Quàng vai anh giống như một nhân tình, anh thấy vui và thú vị lắm. Năm 1976, lúc cô phải tiếp tục năm học sau cùng, anh thường đến Đại Học Vạn Hạnh, đứng dưới réo to lên: "Cô Thanh Vân ơi! Bồ Tát Thanh Vân ơi! Xuống đây, đưa tôi đi uống cà phê, học làm gì nữa, bọn dốt nó biết gì mà dạy cô. Cô phải dạy chúng nó chứ...".
    Một buổi tối, tôi đi vắng, ở nhà, anh đưa mấy bài thơ tiếng Anh cho cô dịch, anh khen cô thông minh, rồi bảo cô hãy đặt chân lên đầu anh. Cô không dám, anh liền nâng chân cô đặt trên đầu mình rồi lảm nhảm những gì đó....
    Sau nầy, vào những năm 1982, 1983, cô ĐNLH một giáo viên cấp ba, hình như là cháu bà Tôn Nữ Hỷ Khương cùng một cô nữa (tôi quên tên) hình như là cháu của nhà văn Cung Giữ Nguyên (theo cô bảo) bỗng xách đồ đạt đến nhà tôi ở. Một tháng sau, cô nầy bỏ đi, cô H còn ở lại những mấy tháng nữa. Bùi Giáng đến, hai cô nầy hoảng quá, nhưng sau thấy Bùi Giáng "đường hoàng" nên lại cảm mến. Cô H lại chịu khó theo anh "thiền hành" qua các ngã đường, vào quán cà phê, quàng tay, ôm hôn Bùi Giáng khiến mọi người rất ngạc nhiên. Trong thời gian cô H ở nhà tôi, nhiều lần nhà họa và điêu khắc Phạm Văn Hạng cũng có đến và gặp Bùi Giáng. Có cả Giáo Sư Nguyễn Văn Trung đến, nghe cô H ngâm thơ nhưng ông Trung không gặp Bùi Giáng. Lại có cả nhà thơ Trần Đới và sau nầy thêm nhà thơ Lê Nhược Thuỷ và chính Lê Nhược Thuỷ đã đem cô H đi nơi khác. Có một cô gái trẻ mà anh không biết, không quen, theo anh suốt một tuần trong các cuộc điên của anh, anh thấy lạ hỏi tôi: "Có phải chúng nó cho cô ta theo dõi tao không?".
    Còn nhớ trước 1975, Bùi Giáng quen với Huệ Nhật giúp việc cho Hội "Đất Lành" (Terre des hommes) của Đức. Một bà Tiến Sĩ người Đức thuộc cơ sở nầy đến ở ngay nơi nhà Huệ Nhật nơi dưới phía cầu Tân Thuận. Bùi Giáng rủ tôi cùng đến nhà Huệ Nhật gặp bà đó. Nghĩ rằng bà ấy chắc biết nhiều về Triết, về tư tưởng, Bùi Giáng nói huyên thuyên về thơ văn, về Nietzche, về Heidegger, về Holderlin...nhưng bà ta nào có biết gì về tư tưởng, lại thêm giọng Đức, giọng Anh của Bùi Giáng chẳng ra hồn gì mà bà lại không biết tiếng Pháp nên mặc cho Bùi Giáng nói, bà chỉ nghe thôi, nhưng bà rất kính trọng Bùi Giáng, mỗi lần anh và tôi đến, không có Huệ Nhật thì chính bà nấu trà và đem bánh ra đãi.
    Sau năm 1975, vào những năm 1982, 1983 gì đó, Huệ Nhật ở chung với cô Nguyễn Thị Muộn. Hai người lập một quán cơm Xã Hội ở một đường vùng Chợ Lớn. Bùi Giáng thường đến. Tôi có đến giúp việc. Chính quán cơm xã hội nầy, một buổi chiều mưa, anh Giáng ngồi, mượn tôi chửi đổng thiên hạ cho đến tối mịt. Vừa hết mưa, tôi giục anh về; đến nhà thờ Ngã Sáu, lại mưa, cả hai chui vào căn lều bằng tấm bạt của một ông già (hình như trốn vùng kinh tế mới về). Anh lại la to và nói tục không thể tưởng tượng được, khiến ông già đuổi đi. Cả hai lại đi trong mưa, về đến Chung Cư, tôi thay đồ, bật đèn ngồi viết còn anh thì cứ để nguyên quần áo cái bang ướt át, lăn kềnh ra nhà ngủ. Một ít lâu sau, do Huệ Nhật nói sau không biết, thêm đứa học trò cũ của tôi là Phạm Đình Thành, nhà ở Chung Cư Ấn Quang rủ rê thế nào, giới thiệu anh tiếp xúc với đôi Mục Sư Tin Lành từ quận 8 sang nhà Huệ Nhật, anh Giáng lại ngã theo Tin Lành. Huệ Nhật và Phạm Đình Thành sắm sửa áo quần, giày dép, cà vạt và đưa anh đi nhà thờ. Các vị Mục Sư cũng vui lắm, được Bùi Giáng theo đạo thật vô cùng quí.
    Nhưng chỉ chừng hơn nữa tháng sau, anh đến nhà tôi với quần áo cái bang như cũ. Tôi hỏi: "Sao, Chúa bỏ anh hay anh bỏ Chúa?". Anh trả lời: "Ông Chúa, ông Phật có bỏ ai đâu; tao bỏ các ổng. Mà lạ quá! Tao khoái các ổng, mà theo thì...khó chịu quá. Các ổng điên khác tao. Cũng giống như Tô Đông Pha không chịu làm thiền sư để chỉ làm thơ thôi".
    Anh tiếp xúc nhiều với các tu sĩ Phật Giáo, nhờ anh mà tôi biết được các Ngài Huyền Quang (tại chùa Kim Cương đường Trương Tấn Bữu), Thích Minh Châu ở Đại Học Vạn Hạnh, Thích Đức Nhuận (tại đường Phan Thanh Giản), sư Viên Minh (chùa Thereveda đường Phan Đình Phùng), các thầy ở chùa Long Vân Gò Vấp. Anh cũng gặp và nói chuyện với đôi Linh Mục, Mục Sư. Anh luôn luôn thiện cảm, ca tụng và đề cao nữa nhưng không thể theo một Giáo Hội nào.
    Đi với tôi, anh chỉ đọc thơ, nói oang oang những gì đâu đâu, chẳng bao giờ giảng tôi nghe về Phật, Chúa, Khổng, Trang cũng chẳng giảng gì về Nguyễn Du, Heidegger,...tôi bảo anh phải nói sao chứ cứ lối điên điên, khùng khùng ấy, làm sao tôi hiểu. Anh bảo là: "Chú mày chỉ nghe, không cần hiểu". Anh nói là tôi có cái Tâm tốt, có chút thông minh, và thường nhìn tôi lúc tôi thiu thỉu ngủ như muốn tìm xem nơi tôi có nét gì đó mà chưa hiện ra. Sau nầy, từ 1979, tôi lại có hứng làm thơ, viết lách, những gì anh nói lối phiêu bồng phiêu hốt đó bỗng nhiên mơ hồ đến với tôi và tôi hình dung ra là anh đã gián tiếp "giáo dục" tôi theo lối "giáo ngoại biệt truyền".....

    (Còn tiếp...)

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  2. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Chuông run thúc dục tinh cầu
    Em ơi thức dậy nghe sầu vào thơ

    Vũ Hoàng Chương
    -------------
    MỘT BUỔI TRƯA
    Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
    Mây trên trời xuống phủ ở trên vai
    Màu phương cảo pha mờ trên nét ngọc
    Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai
    Em có định sẽ cùng ai kể lể
    Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
    Vừng hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
    Một mùi hương nồng tụ ở nơi nào
    Câu chuyện ấy một lần em đã rõ
    Để bây giờ không thể lại phanh phơi
    Đường đi xuống khung trời sương lổ đổ
    Hờn dung nhan em có sợ bên người?
    Con mắt ấy vì sao em khép lại
    Làn mi kia em thử ghé lên nhìn
    Vòng tay đẹp như cành xuân thơ dại
    Ngón la đà sao chẳng chịu đưa tin
    Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
    Lùa chân mây về ở dưới chân trời
    Bước vội vã một lần nghe gót ngọc
    Giẫm trang đời lá rụng uá thu phai....
    --------------
    Nửa tháng sau, trước khi quyết định vượt biên (năm 1988), tôi ngõ ý rủ anh. Anh trầm ngâm không nói gì. Ít hôm sau, anh bảo: "Tao không đi được. ở bên nầy còn có các bà già, bọn trẻ con với bạn bè như chú mầy cho tao ăn, chứ qua bên đó, người ta nhốt tao vào nhà thương điên đến rục xương, tao sống sao được". Ít hôm sau nữa, anh bảo: "Hay là mầy đừng đi, ở lại vào cuộc điên với tao. Mầy đi, tao buồn đến chết thôi". Ít ngày sau, anh lại nói: "Mà mầy đi cũng được lắm. Mầy ở lại chẳng làm được gì. Mầy có cái Tâm tốt, bây giờ đã vào đại hải, qua bên đó biết đâu sẽ làm được cái gì". Trước ngày tôi đi, tôi gởi tặng anh một bài thơ, anh xem xong chỉ trầm ngâm gật đầu, không nói lời gì nhưng xem ra anh buồn lắm.
    Bùi Giáng là người đức độ lớn. Anh thương tất cả mọi người. Anh nhìn ai cũng như thấy cái tâm hồn thánh nhân và anh muốn khơi động tấm lòng nhân thánh đó qua lối điên khùng của anh. Anh lại rất tin người. Một lần, một người bạn bên Pháp về, bảo anh: "Brigite Bardot đi tắm biển, nằm trên ghế xích đu đọc sách anh, thích thú lắm". Anh hỏi lại: "Cô có biết tiếng Việt đâu mà đọc sách tôỉ". Người bạn đáp: "Cô ta đọc quyển Dialogue trong đó có bài anh viết cho René Char ấy". Thế là anh tin và kể với tôi. Để anh vui tôi bảo: "Có thể lắm".
    Một lần, anh kể với tôi và sau nầy, hình như anh viết lại trong "Ngày Tháng Ngao Du" chuyện sau đây:
    "Một hôm, Brigite Bardot chạy tới ôm chầm Bùi Giáng rồi bảo:
    - Anh yêu ơi! Hôm nay, em mới rõ là anh yêu em, nhiều, thật nhiều, hơn cả chị Monroe.
    - Sao cô biết?
    - Thì đây nầỵ Thư anh viết cho em dở ẹt, còn anh viết cho chị Monroe thì văn hoa, bay **** không thể tả.
    - Thư tôi viết cho cô dở ẹt, sao cô bảo tôi yêu cô hơn Monroe?
    - Anh còn giả vờ nữa. Thư viết dở ẹt thì tình mới thật, mới chân; còn thư viết bay **** thì chỉ là tán tỉnh chứ tình đâu có thật".
    Một chuyện nữa giữa anh và tôi. Một hôm, vừa chạng vạng, trời mưa lâm râm, anh đến tìm tôi nơi nhà anh Lê Đình Duyên nơi tôi trọ (Lê Đình Duyên lúc này dạy học ở trường Tân Thạnh, sau nầy làm Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin, Bộ Trưởng là Phạm Thái thời Nguyễn Khánh, sau đó làm Dân Biểu), đọc mấy câu thơ của Nguyên Sa:
    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
    Tóc em anh sẽ bảo là mây
    Ngày mai hai đứa mình xa cách
    Anh vẫn được nhìn mây trắng baỵ
    (không rõ tôi nhớ có đúng nguyên văn không)
    Rồi anh hỏi tôi: "Mầy thấy hay không?". Tôi đáp: "Kể ra thơ tình tuổi sinh viên, học sinh, như thế cũng có thể xem là hay". Anh hỏi tiếp: "Thế, theo mầy, Truyện Kiều có hay không?". Tôi bảo: "Hay là cái chắc rồi". Anh bỗng nỗi sùng, mắng tôi: "Khả năng như mầy mà dám bảo Truyện Kiều hay? Mầy phải nói "Truyện Kiều dở như ...C... Truyện Kiều đáng đem chùi đít; như thế ông Nguyễn Du sẽ cười ha hả, cho rằng trên thế gian có kẻ hậu sinh hiểu ông. Mầy mà khen Truyện Kiều là mày làm nhục ông Nguyễn Du, dưới suối vàng ông không nhắm mắt được đâu". Nói xong anh bỏ đi ngaỵ Bực mình nhưng tôi nín thinh. Trước nay, đi dạy, tôi giảng Truyện Kiều cũng chỉ theo các sách giáo khoa đã có, chứ chưa để ý đào sâụ. Câu mắng của anh ám ảnh tôi mãi cho đến năm 1983, tôi bắt đầu viết cuốn "Đoạn Trường Tân Thanh: Tiếng Vui Trong Lời Buồn" mới phát hiện được những độc đáo thâm sâu của Nguyễn Du và nhận ra rằng "Đoạn Trường Tân Thanh" là một tác phẩm tư tưởng không riêng của dân tộc ta mà chung cho cả nhân loạị
    Trên đây là những điều có thật về Bùi Giáng mà tôi được chứng kiến. Tôi kể lại trung thực, không hoa hoè, thêm bớt. Còn một số chuyện nữa nhưng đã quá dài. Có thể phần nào, tôi tự xem là kẻ "chịu chơi" với cơn điên của Bùi Giáng nhiều nhất, chịu khổ với cơn điên của anh cũng nhiều nhất (tôi lảnh anh ra khỏi nhà thương Chợ Quán hai lần và một lần tại Phường 1 Cảnh Sát Quận 10 ngày 29 tháng 4 năm 1975), chịu nghe anh mắng chửi nhiều nhất và cũng nhận được nơi anh nguồn vui tin lạ kỳ mỗi khi được ở bên anh. Tôi muốn viết một tác phẩm về "Tư Tưởng Bùi Giáng"nhưng chưa có thời giờ và hiện chẳng có một tác phẩm nào của anh. Bài thơ đặc sắc nhất, tiêu biểu và làm cơ sở cho khuynh hướng tư tưởng của anh, theo tôi là bài "Chào Nguyên Xuân", bài thơ đầu trong tập "Mưa Nguồn".
    Nguyễn Thuỳ
    ---------
    *Nguồn: Đặc Trưng

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  3. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Chuông run thúc dục tinh cầu
    Em ơi thức dậy nghe sầu vào thơ

    Vũ Hoàng Chương
    -------------
    MỘT BUỔI TRƯA
    Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
    Mây trên trời xuống phủ ở trên vai
    Màu phương cảo pha mờ trên nét ngọc
    Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai
    Em có định sẽ cùng ai kể lể
    Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
    Vừng hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
    Một mùi hương nồng tụ ở nơi nào
    Câu chuyện ấy một lần em đã rõ
    Để bây giờ không thể lại phanh phơi
    Đường đi xuống khung trời sương lổ đổ
    Hờn dung nhan em có sợ bên người?
    Con mắt ấy vì sao em khép lại
    Làn mi kia em thử ghé lên nhìn
    Vòng tay đẹp như cành xuân thơ dại
    Ngón la đà sao chẳng chịu đưa tin
    Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
    Lùa chân mây về ở dưới chân trời
    Bước vội vã một lần nghe gót ngọc
    Giẫm trang đời lá rụng uá thu phai....
    --------------
    Nửa tháng sau, trước khi quyết định vượt biên (năm 1988), tôi ngõ ý rủ anh. Anh trầm ngâm không nói gì. Ít hôm sau, anh bảo: "Tao không đi được. ở bên nầy còn có các bà già, bọn trẻ con với bạn bè như chú mầy cho tao ăn, chứ qua bên đó, người ta nhốt tao vào nhà thương điên đến rục xương, tao sống sao được". Ít hôm sau nữa, anh bảo: "Hay là mầy đừng đi, ở lại vào cuộc điên với tao. Mầy đi, tao buồn đến chết thôi". Ít ngày sau, anh lại nói: "Mà mầy đi cũng được lắm. Mầy ở lại chẳng làm được gì. Mầy có cái Tâm tốt, bây giờ đã vào đại hải, qua bên đó biết đâu sẽ làm được cái gì". Trước ngày tôi đi, tôi gởi tặng anh một bài thơ, anh xem xong chỉ trầm ngâm gật đầu, không nói lời gì nhưng xem ra anh buồn lắm.
    Bùi Giáng là người đức độ lớn. Anh thương tất cả mọi người. Anh nhìn ai cũng như thấy cái tâm hồn thánh nhân và anh muốn khơi động tấm lòng nhân thánh đó qua lối điên khùng của anh. Anh lại rất tin người. Một lần, một người bạn bên Pháp về, bảo anh: "Brigite Bardot đi tắm biển, nằm trên ghế xích đu đọc sách anh, thích thú lắm". Anh hỏi lại: "Cô có biết tiếng Việt đâu mà đọc sách tôỉ". Người bạn đáp: "Cô ta đọc quyển Dialogue trong đó có bài anh viết cho René Char ấy". Thế là anh tin và kể với tôi. Để anh vui tôi bảo: "Có thể lắm".
    Một lần, anh kể với tôi và sau nầy, hình như anh viết lại trong "Ngày Tháng Ngao Du" chuyện sau đây:
    "Một hôm, Brigite Bardot chạy tới ôm chầm Bùi Giáng rồi bảo:
    - Anh yêu ơi! Hôm nay, em mới rõ là anh yêu em, nhiều, thật nhiều, hơn cả chị Monroe.
    - Sao cô biết?
    - Thì đây nầỵ Thư anh viết cho em dở ẹt, còn anh viết cho chị Monroe thì văn hoa, bay **** không thể tả.
    - Thư tôi viết cho cô dở ẹt, sao cô bảo tôi yêu cô hơn Monroe?
    - Anh còn giả vờ nữa. Thư viết dở ẹt thì tình mới thật, mới chân; còn thư viết bay **** thì chỉ là tán tỉnh chứ tình đâu có thật".
    Một chuyện nữa giữa anh và tôi. Một hôm, vừa chạng vạng, trời mưa lâm râm, anh đến tìm tôi nơi nhà anh Lê Đình Duyên nơi tôi trọ (Lê Đình Duyên lúc này dạy học ở trường Tân Thạnh, sau nầy làm Đổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin, Bộ Trưởng là Phạm Thái thời Nguyễn Khánh, sau đó làm Dân Biểu), đọc mấy câu thơ của Nguyên Sa:
    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
    Tóc em anh sẽ bảo là mây
    Ngày mai hai đứa mình xa cách
    Anh vẫn được nhìn mây trắng baỵ
    (không rõ tôi nhớ có đúng nguyên văn không)
    Rồi anh hỏi tôi: "Mầy thấy hay không?". Tôi đáp: "Kể ra thơ tình tuổi sinh viên, học sinh, như thế cũng có thể xem là hay". Anh hỏi tiếp: "Thế, theo mầy, Truyện Kiều có hay không?". Tôi bảo: "Hay là cái chắc rồi". Anh bỗng nỗi sùng, mắng tôi: "Khả năng như mầy mà dám bảo Truyện Kiều hay? Mầy phải nói "Truyện Kiều dở như ...C... Truyện Kiều đáng đem chùi đít; như thế ông Nguyễn Du sẽ cười ha hả, cho rằng trên thế gian có kẻ hậu sinh hiểu ông. Mầy mà khen Truyện Kiều là mày làm nhục ông Nguyễn Du, dưới suối vàng ông không nhắm mắt được đâu". Nói xong anh bỏ đi ngaỵ Bực mình nhưng tôi nín thinh. Trước nay, đi dạy, tôi giảng Truyện Kiều cũng chỉ theo các sách giáo khoa đã có, chứ chưa để ý đào sâụ. Câu mắng của anh ám ảnh tôi mãi cho đến năm 1983, tôi bắt đầu viết cuốn "Đoạn Trường Tân Thanh: Tiếng Vui Trong Lời Buồn" mới phát hiện được những độc đáo thâm sâu của Nguyễn Du và nhận ra rằng "Đoạn Trường Tân Thanh" là một tác phẩm tư tưởng không riêng của dân tộc ta mà chung cho cả nhân loạị
    Trên đây là những điều có thật về Bùi Giáng mà tôi được chứng kiến. Tôi kể lại trung thực, không hoa hoè, thêm bớt. Còn một số chuyện nữa nhưng đã quá dài. Có thể phần nào, tôi tự xem là kẻ "chịu chơi" với cơn điên của Bùi Giáng nhiều nhất, chịu khổ với cơn điên của anh cũng nhiều nhất (tôi lảnh anh ra khỏi nhà thương Chợ Quán hai lần và một lần tại Phường 1 Cảnh Sát Quận 10 ngày 29 tháng 4 năm 1975), chịu nghe anh mắng chửi nhiều nhất và cũng nhận được nơi anh nguồn vui tin lạ kỳ mỗi khi được ở bên anh. Tôi muốn viết một tác phẩm về "Tư Tưởng Bùi Giáng"nhưng chưa có thời giờ và hiện chẳng có một tác phẩm nào của anh. Bài thơ đặc sắc nhất, tiêu biểu và làm cơ sở cho khuynh hướng tư tưởng của anh, theo tôi là bài "Chào Nguyên Xuân", bài thơ đầu trong tập "Mưa Nguồn".
    Nguyễn Thuỳ
    ---------
    *Nguồn: Đặc Trưng

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  4. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    May tuan rồi không vao Tho BG. Tối nay thật xuc động. Không ngờ nhiều ngwời nhớ và muốn nói, kể về BG nhw vậy, trong diễn đàn này.
    Có lẽ vì BG không bao giờ "ồn ào", nhwng "âm vang" thì bất tận.
    Đùng đùng gió đục mây vần
    Một xe trong cõi hồng trần như bay.

    Lúc đầu ngwời đề nghị diễn đàn này chỉ có ý định nhỏ nhoi thôi (có thật là nhỏ nhoi không?) là đề nghị một diễn đàn Thơ Bùi Giáng, chỉ toàn là thơ thôi, vì nhiều lý do. Thứ nhất, người viết những dòng này chỉ mới có mặt trên mặt đất có 25 năm, không có một liên hệ gì với quá khứ, không một ký ức nào với nhwngx Âm Vang chấn động trên, điều đó làm xuất hiện một lý do thứ hai quan trọng hơn: đó là muốn tránh đi nhwngx cuộc Ngộ Nhận đã khiến "sa mạc hoá" nhwngx tinh hoa, những chồi xanh vô sắc trên "mảnh đất này", nhất là trong cái thời buổi tàn hoại hiện nay. Nhwng chỉ cần nhớ lại một tí thì sẽ thấy rằng, dù sao "sa mạc cũng đã và đang lớn dần". Hơn nữa, Ngộ Nhận là điều không thể tránh, vì rằng ngwời ta không thể, bằng mọi cách, chồng khít những tri kiến thường nghiệm dù đã khai phá đến những chân trời biên tế của nó, lên cái mảnh đất suy tư "Bất khả tư nghị" của những siêu việt, dù cho sự không twơng hợp đó chỉ là một khoảng cách của một "sát na thù thắng".
    Nhưng khoảng cách đó là một ranh giới không bao giờ có thể bôi xoá được.
    Trọn cuộc đời mình, BG đã nỗ lực- nỗ lực của một "Lý Tưởng Đại Thừa", đưa bàn tay yếu đuối đẩy đi xa (vì biết rằng không thể xoá đi được) những Ngộ Nhận, mà nối lại những Chân Tình Cổ Kim.
    Cũng có thể nói về BG, như chính lời BG nói về S. Exupéry: "Một Thiên Thần đi về trần gian chịu "giấn thân" sống trọn bi hùng kịch Biển Dâu, chào mừng Sa Mạc Biển Dâu, chia tay Bụi Hồng không lời oán hận"
    Vì sự "Bao dung vô hạn lượng" đó, như thế, từ nay chúng ta có thể đã được dung thứ khi nói về BG.
    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 15/10/2003
  5. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    May tuan rồi không vao Tho BG. Tối nay thật xuc động. Không ngờ nhiều ngwời nhớ và muốn nói, kể về BG nhw vậy, trong diễn đàn này.
    Có lẽ vì BG không bao giờ "ồn ào", nhwng "âm vang" thì bất tận.
    Đùng đùng gió đục mây vần
    Một xe trong cõi hồng trần như bay.

    Lúc đầu ngwời đề nghị diễn đàn này chỉ có ý định nhỏ nhoi thôi (có thật là nhỏ nhoi không?) là đề nghị một diễn đàn Thơ Bùi Giáng, chỉ toàn là thơ thôi, vì nhiều lý do. Thứ nhất, người viết những dòng này chỉ mới có mặt trên mặt đất có 25 năm, không có một liên hệ gì với quá khứ, không một ký ức nào với nhwngx Âm Vang chấn động trên, điều đó làm xuất hiện một lý do thứ hai quan trọng hơn: đó là muốn tránh đi nhwngx cuộc Ngộ Nhận đã khiến "sa mạc hoá" nhwngx tinh hoa, những chồi xanh vô sắc trên "mảnh đất này", nhất là trong cái thời buổi tàn hoại hiện nay. Nhwng chỉ cần nhớ lại một tí thì sẽ thấy rằng, dù sao "sa mạc cũng đã và đang lớn dần". Hơn nữa, Ngộ Nhận là điều không thể tránh, vì rằng ngwời ta không thể, bằng mọi cách, chồng khít những tri kiến thường nghiệm dù đã khai phá đến những chân trời biên tế của nó, lên cái mảnh đất suy tư "Bất khả tư nghị" của những siêu việt, dù cho sự không twơng hợp đó chỉ là một khoảng cách của một "sát na thù thắng".
    Nhưng khoảng cách đó là một ranh giới không bao giờ có thể bôi xoá được.
    Trọn cuộc đời mình, BG đã nỗ lực- nỗ lực của một "Lý Tưởng Đại Thừa", đưa bàn tay yếu đuối đẩy đi xa (vì biết rằng không thể xoá đi được) những Ngộ Nhận, mà nối lại những Chân Tình Cổ Kim.
    Cũng có thể nói về BG, như chính lời BG nói về S. Exupéry: "Một Thiên Thần đi về trần gian chịu "giấn thân" sống trọn bi hùng kịch Biển Dâu, chào mừng Sa Mạc Biển Dâu, chia tay Bụi Hồng không lời oán hận"
    Vì sự "Bao dung vô hạn lượng" đó, như thế, từ nay chúng ta có thể đã được dung thứ khi nói về BG.
    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 15/10/2003
  6. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Ði Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ
    Bùi Giáng
    Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông :
    Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
    Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

    Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết :
    Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
    Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
    Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
    Trí Hải đa tàm trúc loạn ty

    Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
    Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm?Õ Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ :
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
    Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
    Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

    Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
    Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
    Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
    Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

    Tôi hoảng vía đề nghị : Ðại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
    Ông đáp : - Ðể về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng
    Cung trời
    Hội cũ

    Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì ? - Cung trời hội cũ.
    Một hội đạp thanh ? Một hội nao nức ? - "Giờ nao nức của một thời trẻ dại ?".
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ...
    Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Ðầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát : một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh.... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
    Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều "phải nói" với mọi người "muốn nghe" với riêng mình "không thiết chi chuyện nói".
    Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).
    Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.
    Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du :
    "Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (... ...). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế ?".
    Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch !
    Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.
    Ðáp : Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng
    Khung trời hội cũ

    Ðôi mắt ướt ? Ðôi mắt của ai ? Vì sao ướt ? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh ?
    Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.
    Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng ?
    "Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang"
    Áo nào màu xanh ? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối ?
    Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng
    Khung trời hội cũ
    Áo màu xanh
    Không xanh mãi
    Trên đồi hoang
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
    Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
    ?
    Mình là thân Bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ ? Dám gác bỏ kệ kinh ? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn ?
    Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẩm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

    Ta tưởng như nghe ra "cao cách điệu" bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.
    Thy nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn ? Ngồi trên một đỉnh đá ? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải ?
    Ðỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Ðỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Ðó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuết nguyệt phiêu du :
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Một tiếng "buồn chăng" lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường :
    Sen tàn cúc lại nở hoa
    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
    Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
    Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

    Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi :
    Ðếm tóc bạc
    Tuổi đời
    Chưa
    Ðủ
    Bụi đường dài
    Gót
    Mỏi
    Ði
    Quanh

    Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ ? Một tuổi xuân chưa vừa ? Một tuổi vàng sớm chấm dứt ? Một tuổi "đá" sớm từ giã mọi yêu thương ?
    Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
    Suối nguồn xa
    Ngược nước
    Xuôi ngàn

    Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đềm lữ thư khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.
    Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Ðường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương./.
    ( Đi Vào Cõi Thơ của BG)
    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 15/10/2003
  7. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Ði Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ
    Bùi Giáng
    Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông :
    Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
    Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

    Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết :
    Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
    Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
    Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
    Trí Hải đa tàm trúc loạn ty

    Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
    Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm?Õ Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ :
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
    Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
    Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

    Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
    Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
    Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
    Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

    Tôi hoảng vía đề nghị : Ðại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
    Ông đáp : - Ðể về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng
    Cung trời
    Hội cũ

    Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì ? - Cung trời hội cũ.
    Một hội đạp thanh ? Một hội nao nức ? - "Giờ nao nức của một thời trẻ dại ?".
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ...
    Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Ðầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát : một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh.... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
    Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều "phải nói" với mọi người "muốn nghe" với riêng mình "không thiết chi chuyện nói".
    Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).
    Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.
    Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du :
    "Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (... ...). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế ?".
    Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch !
    Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.
    Ðáp : Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng
    Khung trời hội cũ

    Ðôi mắt ướt ? Ðôi mắt của ai ? Vì sao ướt ? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh ?
    Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.
    Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng ?
    "Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang"
    Áo nào màu xanh ? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối ?
    Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
    Ðôi mắt ướt tuổi vàng
    Khung trời hội cũ
    Áo màu xanh
    Không xanh mãi
    Trên đồi hoang
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
    Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
    ?
    Mình là thân Bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ ? Dám gác bỏ kệ kinh ? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn ?
    Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẩm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

    Ta tưởng như nghe ra "cao cách điệu" bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.
    Thy nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn ? Ngồi trên một đỉnh đá ? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải ?
    Ðỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Ðỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Ðó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuết nguyệt phiêu du :
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Một tiếng "buồn chăng" lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường :
    Sen tàn cúc lại nở hoa
    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
    Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
    Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

    Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi :
    Ðếm tóc bạc
    Tuổi đời
    Chưa
    Ðủ
    Bụi đường dài
    Gót
    Mỏi
    Ði
    Quanh

    Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ ? Một tuổi xuân chưa vừa ? Một tuổi vàng sớm chấm dứt ? Một tuổi "đá" sớm từ giã mọi yêu thương ?
    Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
    Suối nguồn xa
    Ngược nước
    Xuôi ngàn

    Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đềm lữ thư khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.
    Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Ðường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương./.
    ( Đi Vào Cõi Thơ của BG)
    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 11:11 ngày 15/10/2003
  8. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Logos
    Bùi Giáng
    Rêu trời phủ xuống hiên xanh
    Một bờ chim én vây thành sang thu
    Sương Hy Lạp phượng lên mù
    Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa
    đầu sông nước gọi cây mùa
    Gốc du sung đẩy sóng đùa phăng trôi
    Cành nguyên thủy mọc xa trời
    Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang
    Bừng trong môi dựng đoạn trường
    Tấm nương tử lạc loài nương náu người
    Một hoàng hôn đợi hai môi
    Một bình minh đón hai đời biệt ly
    Một đêm bếp núc lạ kỳ
    Nghe trong thớ củi mộng gì đi hoang
    Hai tay chấp nối điêu tàn
    Trong mình mẩy phó thác vàng son cho
    Lời con kỳ chú sang đò
    Mai sau về giữa cánh so phiêu bồng
    Chín phương trời tuyết ra bông
    Trong nguồn thủy thảo đất hồng khai nguyên
    đầu sơ mộng cuối phi tuyền
    Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa nay.
    Cỏ Hoa Hồn Du Mục
    Bùi Giáng
    Nghe trời đổ lộn nguyên khê
    Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh
    Gót chân khơi rộng bóng cành
    Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy siêu
    Thời gian chắn bước bên chiều
    Khóc sông bến lạ mưa chiều sớm xuân
    Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng
    Hồn du mục cũ xa gần hử em.
    Vì Bữa Ðó

    Bùi Giáng
    Cảm đề Tess of the D''''Urbervilles
    Vì bữa đó cửa buồng em khép kín
    Nên bốn bề tiếng động đã xâm lăng
    Và tràn ngập vào sâu trong cung điện
    đáy linh hồn em rạn vỡ bao phen
    Vì bữa đó nhìn nhau hai con mắt
    Giữa bốn bề bóng tối lạnh tro phai
    Nên em muốn bàn tay ta xiết chặt
    Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay
    Và vuốt ngực nghe chừng như lá phổi
    đã điêu tàn trong lệ đẫm liên miên
    Dòng ngơ ngác tự bao giờ đã lỗi
    Trong chờ mong tiếng vọng ở xa miền
    Còn lại đó chút gì em có biết
    Có hiểu rồi và đã có nghe ta
    Nói lơ láo một lời khi úp mặt
    Ngón vô ngần đau khổ lúc buông ra .

    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 22:15 ngày 24/10/2003
  9. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Logos
    Bùi Giáng
    Rêu trời phủ xuống hiên xanh
    Một bờ chim én vây thành sang thu
    Sương Hy Lạp phượng lên mù
    Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa
    đầu sông nước gọi cây mùa
    Gốc du sung đẩy sóng đùa phăng trôi
    Cành nguyên thủy mọc xa trời
    Chùm xuân xanh thổi lại đời lang thang
    Bừng trong môi dựng đoạn trường
    Tấm nương tử lạc loài nương náu người
    Một hoàng hôn đợi hai môi
    Một bình minh đón hai đời biệt ly
    Một đêm bếp núc lạ kỳ
    Nghe trong thớ củi mộng gì đi hoang
    Hai tay chấp nối điêu tàn
    Trong mình mẩy phó thác vàng son cho
    Lời con kỳ chú sang đò
    Mai sau về giữa cánh so phiêu bồng
    Chín phương trời tuyết ra bông
    Trong nguồn thủy thảo đất hồng khai nguyên
    đầu sơ mộng cuối phi tuyền
    Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa nay.
    Cỏ Hoa Hồn Du Mục
    Bùi Giáng
    Nghe trời đổ lộn nguyên khê
    Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh
    Gót chân khơi rộng bóng cành
    Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy siêu
    Thời gian chắn bước bên chiều
    Khóc sông bến lạ mưa chiều sớm xuân
    Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng
    Hồn du mục cũ xa gần hử em.
    Vì Bữa Ðó

    Bùi Giáng
    Cảm đề Tess of the D''''Urbervilles
    Vì bữa đó cửa buồng em khép kín
    Nên bốn bề tiếng động đã xâm lăng
    Và tràn ngập vào sâu trong cung điện
    đáy linh hồn em rạn vỡ bao phen
    Vì bữa đó nhìn nhau hai con mắt
    Giữa bốn bề bóng tối lạnh tro phai
    Nên em muốn bàn tay ta xiết chặt
    Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay
    Và vuốt ngực nghe chừng như lá phổi
    đã điêu tàn trong lệ đẫm liên miên
    Dòng ngơ ngác tự bao giờ đã lỗi
    Trong chờ mong tiếng vọng ở xa miền
    Còn lại đó chút gì em có biết
    Có hiểu rồi và đã có nghe ta
    Nói lơ láo một lời khi úp mặt
    Ngón vô ngần đau khổ lúc buông ra .

    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 22:15 ngày 24/10/2003
  10. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Người điên ngôn ngữ điệp trùng
    Làm sao nói hết nỗi lòng người điên?

    --------------------
    CHIỀU
    Em ngó buổi chiều buồn quá phải
    Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
    Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
    Sắc của trời hương của đất lưa thưa
    *
    Những nhịp bước bên đường còn dội mãi,
    Vang về đâu không vọng lại hồi âm
    Của réo rắt riêng một lần mãi mãi,
    Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm.
    *
    Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
    Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm,
    Em ngó mãi những chiều về trở lại
    Mang những gì về trong cõi trăm năm....
    -----------------------------
    Câu Chuyện Hôm Qua
    Bùi Giáng
    Đọc sách có lúc nên đọc chăm chú, có lúc nên đọc lơ đễnh. Đọc lơ đễnh, nghĩa là đọc một đường mà nghe ra một nẻo. Nhìn một nẻo mà thấy ra một ngã ba ...
    Nói một cách nôm na thì ấy là : có lúc nên chăm chăm chú chú bo bo hiểu theo nghĩa đen và có lúc nên mơ màng hiểu theo mông lung nghĩa bóng.
    Sao gọi là nghĩa bóng?
    Nghiã bóng là nghĩa có mang theo những sương bóng sa mù thường lổ đổ rớt hột vây phủ những ngã ba.
    Sao gọi là ngã ba ?
    Ngã ba là nơi mà con đường ngôn ngữ rẽ ra làm ba hướng. Ba hướng của một con đường? Vâng. Một mà ba. Ba mà một.
    "Một hôm đếm một ra ba
    Thật là lạ lắm ấy là cái chi ? "
    Tự nêu câu chất vấn như thế xong, là có thể nhảy vọt vào giữa cơn lốc ngôn ngữ tĩnh mịch của vài bộ kinh Phật. Của vài pho sách vũ hiệp. Cuả vài câu thơ William, Nguyễn Du.
    "Rồi từ ngẫu nhĩ gặp nhau ..."
    Theo nghĩa đen thì đó là lời kể chuyện Kim Trọng tán tỉnh Thúy Kiều. Còn theo nghĩa bóng?
    Nghiã bóng rất có thể là : Thúy Kiều tán tỉnh Trọng Kim?
    Trọng Kim có nghĩa là đồng Đô La mà cũng có nghĩa không hẳn là đồng Đô La...
    Cũng như thơ lá cỏ Whitman không nhất thiết tất nhiên là thơ lá cỏ. Lấy trong ý tứ mà suy ? Cái gì hiện ra ở phía sau câu thơ ? Câu thơ không nói rõ ra nhưng vẫn cho thấy một cái gì khác hiện ra ở phiá sau lời nói cuả câu thơ. Cái khác ấy là cái chi ?
    "Nhớ ngày hành cước phương xa
    Gặp sư Tam Hợp ấy là Đạo Cô "
    Đạo Cô có thể là ni cô mà cũng có thể không hẳn là ni cô. Bởi vì cuộc gặp gỡ Đạo Cô kia xảy ra giữa một cuộc du hành mênh mông phương xa hành cước trong một ngày nhớ lại ...
    Nhớ
    Ngày
    Hành Cước Phương Xa ...
    Phương xa đã đi về cận lập phương gần. Và ngày quá khứ đã như lại vào trong hiện tại.
    ...
    Liễu liệu đi chơi một trận giữa "Mưa Nguồn" kể ra cũng có phần thong dong mát mẻ, và quên đi những tiếng thốt man dại đoạn trường.
    Tạm gọi đó là đoạn trường tái tân thanh. Vậy từ nay Vịnh Kiều, tiếp hậu cái thông đạo ngã ba Nguyễn Du, một thông đạo khác mở ra theo lối:
    "Hỏi tên rằng biển xanh dâu
    Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
    Gọi tên rằng một hai ba
    Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm"
    Tuy nhiên, ấy chẳng qua cũng là nói cho có thể thống tươm tất đầu đuôi. Đơn sơ hơn, nên viết vài câu lai rai như cũ :
    "Bỏ hai chân xuống một vùng
    Nước truông là lá thu rừng xuống khe"
    Vậy thì đọc thơ phải nên thẩn thơ lơ đễnh chút ít. Đừng ráo riết vểnh tai lơ láọ Từ đó "lơ đễnh" có nghĩa là "lên đỡ". Lên đỡ, ấy là đỡ lên. Đỡ lên là đừng đập cho rớt xuống. Đập cho rớt xuống thì cái trái cây nó giập mất đi. Thì tan hoang tinh thể.
    ...

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......

Chia sẻ trang này