1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn đàn thơ Bùi Giáng

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi ndmt, 05/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Người điên ngôn ngữ điệp trùng
    Làm sao nói hết nỗi lòng người điên?

    --------------------
    CHIỀU
    Em ngó buổi chiều buồn quá phải
    Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
    Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
    Sắc của trời hương của đất lưa thưa
    *
    Những nhịp bước bên đường còn dội mãi,
    Vang về đâu không vọng lại hồi âm
    Của réo rắt riêng một lần mãi mãi,
    Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm.
    *
    Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
    Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm,
    Em ngó mãi những chiều về trở lại
    Mang những gì về trong cõi trăm năm....
    -----------------------------
    Câu Chuyện Hôm Qua
    Bùi Giáng
    Đọc sách có lúc nên đọc chăm chú, có lúc nên đọc lơ đễnh. Đọc lơ đễnh, nghĩa là đọc một đường mà nghe ra một nẻo. Nhìn một nẻo mà thấy ra một ngã ba ...
    Nói một cách nôm na thì ấy là : có lúc nên chăm chăm chú chú bo bo hiểu theo nghĩa đen và có lúc nên mơ màng hiểu theo mông lung nghĩa bóng.
    Sao gọi là nghĩa bóng?
    Nghiã bóng là nghĩa có mang theo những sương bóng sa mù thường lổ đổ rớt hột vây phủ những ngã ba.
    Sao gọi là ngã ba ?
    Ngã ba là nơi mà con đường ngôn ngữ rẽ ra làm ba hướng. Ba hướng của một con đường? Vâng. Một mà ba. Ba mà một.
    "Một hôm đếm một ra ba
    Thật là lạ lắm ấy là cái chi ? "
    Tự nêu câu chất vấn như thế xong, là có thể nhảy vọt vào giữa cơn lốc ngôn ngữ tĩnh mịch của vài bộ kinh Phật. Của vài pho sách vũ hiệp. Cuả vài câu thơ William, Nguyễn Du.
    "Rồi từ ngẫu nhĩ gặp nhau ..."
    Theo nghĩa đen thì đó là lời kể chuyện Kim Trọng tán tỉnh Thúy Kiều. Còn theo nghĩa bóng?
    Nghiã bóng rất có thể là : Thúy Kiều tán tỉnh Trọng Kim?
    Trọng Kim có nghĩa là đồng Đô La mà cũng có nghĩa không hẳn là đồng Đô La...
    Cũng như thơ lá cỏ Whitman không nhất thiết tất nhiên là thơ lá cỏ. Lấy trong ý tứ mà suy ? Cái gì hiện ra ở phía sau câu thơ ? Câu thơ không nói rõ ra nhưng vẫn cho thấy một cái gì khác hiện ra ở phiá sau lời nói cuả câu thơ. Cái khác ấy là cái chi ?
    "Nhớ ngày hành cước phương xa
    Gặp sư Tam Hợp ấy là Đạo Cô "
    Đạo Cô có thể là ni cô mà cũng có thể không hẳn là ni cô. Bởi vì cuộc gặp gỡ Đạo Cô kia xảy ra giữa một cuộc du hành mênh mông phương xa hành cước trong một ngày nhớ lại ...
    Nhớ
    Ngày
    Hành Cước Phương Xa ...
    Phương xa đã đi về cận lập phương gần. Và ngày quá khứ đã như lại vào trong hiện tại.
    ...
    Liễu liệu đi chơi một trận giữa "Mưa Nguồn" kể ra cũng có phần thong dong mát mẻ, và quên đi những tiếng thốt man dại đoạn trường.
    Tạm gọi đó là đoạn trường tái tân thanh. Vậy từ nay Vịnh Kiều, tiếp hậu cái thông đạo ngã ba Nguyễn Du, một thông đạo khác mở ra theo lối:
    "Hỏi tên rằng biển xanh dâu
    Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
    Gọi tên rằng một hai ba
    Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm"
    Tuy nhiên, ấy chẳng qua cũng là nói cho có thể thống tươm tất đầu đuôi. Đơn sơ hơn, nên viết vài câu lai rai như cũ :
    "Bỏ hai chân xuống một vùng
    Nước truông là lá thu rừng xuống khe"
    Vậy thì đọc thơ phải nên thẩn thơ lơ đễnh chút ít. Đừng ráo riết vểnh tai lơ láọ Từ đó "lơ đễnh" có nghĩa là "lên đỡ". Lên đỡ, ấy là đỡ lên. Đỡ lên là đừng đập cho rớt xuống. Đập cho rớt xuống thì cái trái cây nó giập mất đi. Thì tan hoang tinh thể.
    ...

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  2. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
    Thông ngàn lũng tạ Núi ngồi chiêm bao

    ----------------------------
    ĐÊM CHIÊM BAO
    Màu xanh trút giũ tay vàng
    Biển đêm náo động nằm ngang nghe trời
    Mộng cuồng nhớ một người thôi
    Dọc dừa kiêu hãnh làn môi nhu mỳ
    Hình dung chớp nhoáng chân đi
    Cầu rung động nhịp sương thì thầm gieo...
    ----------------------------
    Văn ? Thính ? Một giờ riêng biệt hồi tâm? Phương trượng chùa Thiếu lâm Vạn Hạnh một lần kia đã đáp vào câu hỏi của Nữ thí chủ Tam Cô Nương như thế nào ?
    Ngài lim dim con mắt mà rằng:
    "Pháp pháp tuy vô tận
    Vắn tắc ứng viết tam
    Nễ ứng như thị vấn
    Bất ứng như thị thinh"
    (Trung Niên Thi sĩ ghi chép)
    Từ đó trung niên thi sĩ chẳng phải là thằng thi sĩ bốn mươi lăm tuổi nên gọi nó là trung niên ! Nó có thể già nua hơn nhiều, nghĩa là già nua hơn cả những bậc lão thành chín mươi lăm tuổi mà nó thường tặng thơ cho họ... Trung Niên Thi Sĩ là thằng thi sĩ đứng chênh vênh giữa hai bờ cõi để nghe ra những âm thanh chon von tịch hạp:
    "Gần miền có một mụ nào
    Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
    Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh
    Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần"
    Một mụ nào vô danh ? Người viễn khách được đưa vào cuộc vấn danh ? Câu chất vấn được nêu ra song trùng nhị bội ? Người viễn khách dị thường nọ lưu trú ở huyện gần ? Sa Mạc cận lập bên Tồn Lưu ?
    Thế có nghĩa là gì ?
    Lời đáp hiện ra theo lối vịnh vào:
    "Gần miền có một mụ nào
    Ấy là hàng xóm chiêm bao láng giềng
    Vấn danh nhiễu loạn thuyền quyên
    Hình dung giữa trận ưu phiền ngó nhau"
    Nguyễn Du muốn nói lên điều đó. Trong trận ưu phiền ngó nhau giữa buổi hoàng hôn ly biệt, những cảnh tượng của cõi đời đã biến da.ng.
    ...
    Cái lời của Thơ và của tư tưởng cũng như cuộc đối thoại giữa đôi bên, đã biến đổi rồi, qua một buổi hoàng hôn như thế. Và duyên do có thể là ?
    "L''être de l''étant se recueille en l''Adieu de son Destin..."
    Thể tính của hiện thể, tồn lưu của hiện tồn đang tụ hội tinh thể minh trong cuộc vĩnh ly định mệnh minh. Và xin mượn câu thơ của ông Đặng Tấn Tới làm lời chào ly biệt lúc rừng thu phong đã nhuộm màu quan san:
    "Tóc thề thả lá phong thi
    Đường thu quá muộn ta đi quá cùng"
    (Tâm Thu Kinh)
    Bùi Giáng

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  3. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
    Thông ngàn lũng tạ Núi ngồi chiêm bao

    ----------------------------
    ĐÊM CHIÊM BAO
    Màu xanh trút giũ tay vàng
    Biển đêm náo động nằm ngang nghe trời
    Mộng cuồng nhớ một người thôi
    Dọc dừa kiêu hãnh làn môi nhu mỳ
    Hình dung chớp nhoáng chân đi
    Cầu rung động nhịp sương thì thầm gieo...
    ----------------------------
    Văn ? Thính ? Một giờ riêng biệt hồi tâm? Phương trượng chùa Thiếu lâm Vạn Hạnh một lần kia đã đáp vào câu hỏi của Nữ thí chủ Tam Cô Nương như thế nào ?
    Ngài lim dim con mắt mà rằng:
    "Pháp pháp tuy vô tận
    Vắn tắc ứng viết tam
    Nễ ứng như thị vấn
    Bất ứng như thị thinh"
    (Trung Niên Thi sĩ ghi chép)
    Từ đó trung niên thi sĩ chẳng phải là thằng thi sĩ bốn mươi lăm tuổi nên gọi nó là trung niên ! Nó có thể già nua hơn nhiều, nghĩa là già nua hơn cả những bậc lão thành chín mươi lăm tuổi mà nó thường tặng thơ cho họ... Trung Niên Thi Sĩ là thằng thi sĩ đứng chênh vênh giữa hai bờ cõi để nghe ra những âm thanh chon von tịch hạp:
    "Gần miền có một mụ nào
    Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
    Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh
    Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần"
    Một mụ nào vô danh ? Người viễn khách được đưa vào cuộc vấn danh ? Câu chất vấn được nêu ra song trùng nhị bội ? Người viễn khách dị thường nọ lưu trú ở huyện gần ? Sa Mạc cận lập bên Tồn Lưu ?
    Thế có nghĩa là gì ?
    Lời đáp hiện ra theo lối vịnh vào:
    "Gần miền có một mụ nào
    Ấy là hàng xóm chiêm bao láng giềng
    Vấn danh nhiễu loạn thuyền quyên
    Hình dung giữa trận ưu phiền ngó nhau"
    Nguyễn Du muốn nói lên điều đó. Trong trận ưu phiền ngó nhau giữa buổi hoàng hôn ly biệt, những cảnh tượng của cõi đời đã biến da.ng.
    ...
    Cái lời của Thơ và của tư tưởng cũng như cuộc đối thoại giữa đôi bên, đã biến đổi rồi, qua một buổi hoàng hôn như thế. Và duyên do có thể là ?
    "L''être de l''étant se recueille en l''Adieu de son Destin..."
    Thể tính của hiện thể, tồn lưu của hiện tồn đang tụ hội tinh thể minh trong cuộc vĩnh ly định mệnh minh. Và xin mượn câu thơ của ông Đặng Tấn Tới làm lời chào ly biệt lúc rừng thu phong đã nhuộm màu quan san:
    "Tóc thề thả lá phong thi
    Đường thu quá muộn ta đi quá cùng"
    (Tâm Thu Kinh)
    Bùi Giáng

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  4. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Mùa Phượng Cũ

    Bùi Giáng

    --------------------------------------------------------------------------------
    Thiệt thòi đời mộng phiêu linh
    Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm
    Giấc quày quả lạnh anh trâm
    Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu
    Hoài mong hiu hắt nhịp cầu
    Mà hương quan vắng xa màu mây trôi .
    Sim ngàn sổ lá buông rơi
    Cành Nam ước nguyện sai lời tử sinh
    Gió sương từ tạ biên đình
    Bóng sa hồ khép chặt tình mông lung
    Rêu tần ngần tuyết in phong
    Sóng phơi trường mộng từ trong giậy nguồn
    Rập rờn đầu liễu xanh buông
    Mùa trăng nước đẩy xô buồn đi xa
    Trang hồng kim rải ra hoa
    Trổ bông mùa phượng cũ đà hồ phai
    Tơi bời ngọc trắng măng mai
    Khuynh thành sắc nọ đưa vai nghiêng về ..

    Màu Trời Ðó

    Bùi Giáng

    --------------------------------------------------------------------------------
    Màu trời đó bữa nay về trở lại
    Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia ?
    Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại
    Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa .
    đường có cỏ có bờ lau rộng có
    Lá cây bay và em có đi qua
    Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ
    Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma
    Nguồn thao thức ta về từ một buổi
    Trời bay mây bốn hướng gió xa mong
    Từng cánh én mang trùng dương về nội
    đâu rồi em ? sóng đục đã theo giòng
    Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại
    Và gọi về trăng mùa cũ lang thang
    Màu trời đó để ngàn sương hớt hải
    Xuống li ti là dựng vội con đường.

    Không Ðủ Gọi

    Bùi Giáng

    --------------------------------------------------------------------------------
    Mây đứng lại chân trời phủ khói
    Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ
    Chiều trời đẹp tâm tình em không nói
    đất với trời chung một nghĩa bơ vơ .
    Chiều thổi đẹp gió về em không nói
    Anh không chờ không biết đợi từ bao
    Từ xuống mưa không biết tự phương nào
    Giòng sông chảy ai người xin níu lại .
    Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi
    Những giọt sương là lệ ở trong mây
    Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày
    Rằng bể rộng không bến bờ em ạ .
    Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa
    Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng
    Cười môi em duyên dáng như chị Hằng
    Và lấp lánh mắt là sương trong lệ .
    Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
    Mở muộn màng là một chút mơ hoa,
    Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà,
    Và mất hút ở cuối trời nín lặng.
    Rồi từ đó về sau mang trái đắng.
    Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay,
    Anh chờ em không biết tự bao ngày
    để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi .
    Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói
    Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông
    Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn
    để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi .
    Mùa xuân lại với chim về đã mỏi
    Với cá về mây nước cũng lang thang
    Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
    Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá .
    Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ
    Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi
    Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì.

    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 06/12/2003
  5. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Mùa Phượng Cũ

    Bùi Giáng

    --------------------------------------------------------------------------------
    Thiệt thòi đời mộng phiêu linh
    Cành sương ngọc thụ tồn sinh cát lầm
    Giấc quày quả lạnh anh trâm
    Bóng đu sung rớt bến trầm luân sâu
    Hoài mong hiu hắt nhịp cầu
    Mà hương quan vắng xa màu mây trôi .
    Sim ngàn sổ lá buông rơi
    Cành Nam ước nguyện sai lời tử sinh
    Gió sương từ tạ biên đình
    Bóng sa hồ khép chặt tình mông lung
    Rêu tần ngần tuyết in phong
    Sóng phơi trường mộng từ trong giậy nguồn
    Rập rờn đầu liễu xanh buông
    Mùa trăng nước đẩy xô buồn đi xa
    Trang hồng kim rải ra hoa
    Trổ bông mùa phượng cũ đà hồ phai
    Tơi bời ngọc trắng măng mai
    Khuynh thành sắc nọ đưa vai nghiêng về ..

    Màu Trời Ðó

    Bùi Giáng

    --------------------------------------------------------------------------------
    Màu trời đó bữa nay về trở lại
    Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia ?
    Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại
    Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa .
    đường có cỏ có bờ lau rộng có
    Lá cây bay và em có đi qua
    Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ
    Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma
    Nguồn thao thức ta về từ một buổi
    Trời bay mây bốn hướng gió xa mong
    Từng cánh én mang trùng dương về nội
    đâu rồi em ? sóng đục đã theo giòng
    Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại
    Và gọi về trăng mùa cũ lang thang
    Màu trời đó để ngàn sương hớt hải
    Xuống li ti là dựng vội con đường.

    Không Ðủ Gọi

    Bùi Giáng

    --------------------------------------------------------------------------------
    Mây đứng lại chân trời phủ khói
    Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ
    Chiều trời đẹp tâm tình em không nói
    đất với trời chung một nghĩa bơ vơ .
    Chiều thổi đẹp gió về em không nói
    Anh không chờ không biết đợi từ bao
    Từ xuống mưa không biết tự phương nào
    Giòng sông chảy ai người xin níu lại .
    Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi
    Những giọt sương là lệ ở trong mây
    Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày
    Rằng bể rộng không bến bờ em ạ .
    Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa
    Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng
    Cười môi em duyên dáng như chị Hằng
    Và lấp lánh mắt là sương trong lệ .
    Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
    Mở muộn màng là một chút mơ hoa,
    Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà,
    Và mất hút ở cuối trời nín lặng.
    Rồi từ đó về sau mang trái đắng.
    Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay,
    Anh chờ em không biết tự bao ngày
    để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi .
    Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói
    Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông
    Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn
    để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi .
    Mùa xuân lại với chim về đã mỏi
    Với cá về mây nước cũng lang thang
    Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
    Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá .
    Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ
    Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi
    Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì.

    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 06/12/2003
  6. dung_hoang

    dung_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    ý tưởng hay quá. Khi mô đủ minh mẫn trở lại tôi sẽ viết với các bạn. Thiệt cám ơn!
  7. dung_hoang

    dung_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    ý tưởng hay quá. Khi mô đủ minh mẫn trở lại tôi sẽ viết với các bạn. Thiệt cám ơn!
  8. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    "Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói
    Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông"
    B.G
    ndmt
  9. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    "Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói
    Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông"
    B.G
    ndmt
  10. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai cá sóng phiêu bồng
    Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi
    B.G

    NGÀY NGẮM GIÓ

    Vũ Hoàng Thư
    Ta đi còn giữ đôi giòng
    Lá rơi có dội ở trong sương mù

    B.G.
    Như thế Nàng Kiều hay Nàng Thơ đã mang Trung Niên Thy Sỹ ra đi tít cõi sa mù, đi khuất. Tôi đã lặng người khi nghe tin ông mất. Không biết là ông té thật hay ông chỉ vung một tuyệt chiêu cuối cùng cho hai vùng não bộ trái và phải hòa nhập thành một cõi uyên nguyên mà cánh chuồn chuồn của ông đã không ngừng nghỉ kiếm tìm trong mấy chục năm qua ?
    Có thể lắm bởi vì cái sự vụ hai miền hai cõi đã không từng gây ra lắm cảnh đoạn trường cho chúng ta đó hay sao. Hẳn là ông đã tìm thấy được mùa xuân phía trước, cái cõi nguyên xuân của Mưa Nguồn, Xin chào nhau giữa con đường .
    Mùa xuân phía trước miên trường phía sau? Ngày ông mất, anh Thi Vũ tặng tôi tập thơ " Đêm Ngắm Trăng " của Bùi Giáng mới xuất bản ở Việt Nam gần đâỵ Thật là một món quà quý giá vì xa nước đột ngột năm 75, tôi không giữ được một tập thơ nào của ông ngoại trừ vài ấn bản mới xuất hiện sau này ở hải ngoạị
    Một trong những trang đầu của Đêm Ngắm Trăng có ba chữ Ngày Ngắm Gió được đặt trong dấu ngoặc, đứng đơn độc một mình. Có thể ít người chú ý tới nhưng tôi đã dừng lại thật lâu để đọc mãi ba chữ ấy và bất giác đối với tôi nó mang một ý nghĩa thật mênh mông phiêu hốt như cuộc đời của Bùi Giáng.
    Ông đã đứng ngắm những trận gió hỗn mang từ Cổ Hy đến Tây Phương Tuyệt Mù Hư Vô Chủ Nghĩa, trở lại chốn huyền môn tâm pháp Đông Phương, một đôi lần lận đận trước Con Đường Ngả Ba (1), những cơn tẩu hỏa nhập ma làm ông thất điên bát đảo trước Ngả Ba của Bát Nhã Ba La Mật.
    Hãy nghe ông định nghĩa thế nào là Ngả Ba : "Ấy là một loại Ngả Ba riêng biệt. Một loại ngả ba theo dõi mãi con đường trong mỗi bước chân đi , trong từng mỗi mỗi niệm, mỗi mỗi sát na thù thắng. Trên con đường tư tưởng, không ai một lần vượt qua Ngả Ba là coi như vĩnh viễn từ nay không còn Ngả Ba nào chon von eo óc khiến bàng hoàng. Phải luôn luôn thể hội một điều : Ngả Ba còn hằng tại ở mãi dưới bước chân đi hàng hai theo thể lệ chữ ''''''''''''''''Bát'''''''''''''''' cho máu me đánh mãi nhịp chữ ''''''''''''''''Không''''''''''''''''..." Nhưng không sao, trước những câu hỏi siêu hình hiểm hóc của Đường Vô Núi, Lối Ra Rừng ông tiếp tục hô lớn "không phải, không phải" hoặc "không biết, không biết, và không biết..." sống trọn vẹn vai trò Lão Ngoan Đồng của cõi tư tưởng bởi chưng
    Ngày mai cá sóng phiêu bồng
    Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi
    (Đêm Ngắm Trăng)

    Không biết, không biết hay chỉ là sự bất lực của chữ nghĩa - "Ở trong còn lắm điều hay/ Nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng chung" (Nguyễn Du). Và thản nhiên ngắm gió trước những ngả ba sinh tử kiệt cùng của tư tưởng trong suốt cuộc đời của ông, thái độ rất chịu chơi của kẻ có nội công thâm hậu khác hẳn với những lối làm dáng của các triết gia đùa giởn với chữ nghĩa đương thời.
    Nói đến những cơn điên tam đảo tứ , trong những bài viết về Bùi Giáng, một số không nhỏ thường đặt câu hỏi là ông có điên hay không và những giải thích dài dòng chung quanh chuyện điên. Có lẽ chúng ta không nên mất thì giờ cho những câu hỏi như vậy, câu hỏi không cần phải đặt ra bởi vì " Người ta vốn điên, điên một cách thiết yếu đến nỗi không điên cũng là điên theo một lối khác - Les hommes sont si necessairement fous, que ce serait être fou par un autre tour de folie, de n''''''''''''''''être pas foụ (Pascal)".
    Bùi Giáng đã dùng câu này để mở đầu cho lời tựa của bản dịch Mùi Hương Xuân Sắc (Sylvie Souvernirs Du Valois) của
    Gérard De Nerval. Như vậy câu hỏi nên đặt ra là liệu chúng ta có phải điên hay không điên một cách thiết yếu để thấy cái nghĩa lý của những câu thơ:
    Người điên ngôn ngữ điệp trùng
    Dở chừng như mộng dở chừng như mê
    Thưa em ngôn ngữ quặt què
    Làm sao nói được nghiệp nghề người điên
    (Thơ Bùi Giáng, Thế Kỷ 1994)
    Lời tỉnh táo, lời mê man
    Điệu tha thiết rống điệu bàng hoàng ca
    ......................................
    Tặng nhau từ ngữ lạc lầm
    Cũng xin hồng lệ hãy đầm đìa tuôn
    (Y -Mộng Du - Mê, sđd)

    Hiển nhiên vấn đề không còn phải là điên nhưng chính cái hạn hữu của ngôn ngữ đã làm con người ngộ nhận nhau. Không gì đáng buồn hơn khi chợt thấy rằng chúng ta không hơn không kém chỉ là những người mù sờ voi, mọi lối nhìn chỉ là phiến diện của lăng kính đờị Người ta đã nhân danh những giá trị, những danh xưng để Việt Nam trở thành một bãi chiến trường trong mấy chục năm quạ Thế hệ của tôi là những thanh niên lớn lên ở thời sáu mươi, chúng tôi chóng già với khói thuốc ở những quán cà phê và những khắc khoải hiện sinh. Ý Thức Mới, Im Lặng Hố Thẳm của Phạm Công Thiện như những làn gió mới để chúng tôi quên đi cái chủ nghĩa hiện sinh buồn nôn của thời thượng lúc bấy giờ. Nhưng chiến tranh sát nách, chúng tôi đã không còn có nhiều thì giờ nữạ Đa số chúng tôi từ giả hố thẳm của tư tưởng và lao đầu vào cuộc chiến trước mặt, một hố thẳm thực sự, kết tủy của những bế tắt của triết học Tây phương trước những Ngả Ba. Tôi nhớ Phạm Công Thiện với lời gởi thật trang trọng đến Nguyễn Du trong đầu trang sách của Im Lặng Hố Thẳm như một "người cha tóc trắng của thi ca và tư tưởng Việt Nam, ngồi im lặng trên mây núi Hồng, già với gió thụ.." nhưng hình như ông không dành nhiều trang sách ở phía trong cho Nguyễn Du vì một lý do này hay một lý do khác cho đến gần ba mươi năm sau. Trái lại, Bùi Giáng trong mọi vần thơ đã làm sống lại người cha tóc trắng đó, đã mang sinh khí mới cho dòng lục bát nói riêng và thi ca Việt nói chung.
    "Thơ Nguyễn Du thị hiện một cách đoạn trường như thế, thì sự cố nào xảy ra cho thằng tài tử ? Ấy là sự cố Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn... Mọi bài thơ tôi viết ra, đều là vịnh thơ Nguyễn Du tại chỗ gay cấn âm thầm nhất. Dịch thơ từ đó biến ra làm Vịnh Kiều, trong từng cơn cưỡng bức. Cưỡng bức thơ Nguyễn Du cũng là tự mình cưỡng bức mình."
    (Thi Ca Tư Tưởng, An Tiêm, tr. 63)
    Tại sao ông lại cưỡng bức mình quá đổi như thế ?
    "Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch, diễn gì được. Người ta có thể diễn tả một trận mưa rào bằng lời thợ Thì có lẽ muốn diễn tả một bài thơ, người ta chỉ có thể phát động một trận mưa rào, hoặc một cơn gió thụ Mà muốn thực hiện sự đó, thì ngoài việc làm thơ ra, con người không còn phép gì khác. Thế có nghĩa là : muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác."
    (Thi Ca Tư Tưởng, An Tiêm, tr. 14)
    Và ông đã làm rất nhiều bài thơ khác, những thiên khảo luận như là một lối gõ cửa, đưa người đọc bước vào những ngưỡng cửa khác nhau của Thi Ca và Tư Tưởng, từ Tây sang Đông, Heidegger, Hoelderlin, Nietzsche, Khổng, Lão, Trang, Nguyễn Du... Những lối dẫn nhập có vẻ đùa giởn nhưng rất gạn lọc và nghiêm túc vì ông cho rằng "...kẻ nào tự xét mình từ trong tinh thể mà ra chả có chi là phiêu bồng tí chút thì chả nên cưỡng cầu tự ép uổng ghé vào thi ca thâm xứ làm chị.." (Đi Vào Cõi Thơ).
    Lời nhắn nhủ cần được gởi đến cho những nhà phê bình văn học theo lối từ chương sách vở. Đã có một vài nhà phê bình ở hải ngoại mất rất nhiều thì giờ phân tích ông với lối chả có chi là phiêu bồng tí chút đó. Quả thật họ không nên cưỡng cầu tự ép uổng vào thi ca thâm xứ của ông làm gì.
    Tôi yêu Bùi Giáng nhất ở chỗ ông cũng là một thi sĩ ngợi ca tình yêu lãng mạn. Ai trong chúng ta lại không một lần lận đận, một lần lỡ dở trong tình trường nhất là khi sự đổ vỡ ấy lại là lần đầu tiên trong đờỉ
    Có lẽ sự trắc trở của thuở ban đầu đó đã khiến ông yêu Thúy Kiều nhiều hơn vì đồng cảnh ngộ ?
    Những nàng kiều nữ gặp giông bão trong tình trường hoặc là những quyến rũ mê hoặc của thuỡ thanh xuân trở thành những nhân vật hoặc đề tài ưng ý đối với ông. Alissa của Khung Cửa Hẹp chết trong cô đơn, Môi cười ở cuối sân ga/ Phố nào cố quận xưa là tiễn nhau/ Lệ vàng xanh mắt mai sau/ Chùm bông tuyệt mỏng pha màu vĩnh lỵ Adrienne của Mùi Hương Xuân Sắc chết trong tu viện, Trang hồng kim hải ra hoa/ Trổ bông mùa phượng tên là Adrienne/ Anh về đuối mộng cuồng điên/ Mùa thu quốc sắc ưu phiền ngập trang. Cô Gái Lạ Thiên Thu Thánh Nữ Thấp Thoáng Adrienne đã có những liên hệ gì đến Mẫu Thân Phùng Khánh Trí Hải Ni Cổ (Không biết, không biết và không biết. Chắc ông sẽ trả lời như vậy nếu được hỏi). Từ Mưa Nguồn đến Chớp Biển, Bùi Giáng luôn luôn nhắc đến đâu đó một mối tình đầu dang dở nhưng cảm động hơn cả là trong tập thơ cuối cùng Đêm Ngắm Trăng, ở tuổi hơn bảy mươi hình bóng người tình đầu tiên, Nàng Tiên Một Lần, rõ ràng hơn và xuất hiện trong nhiều bài thơ. Một điểm cần ghi nhận là có nhiều câu từ những tập thơ trước như Mưa Nguồn chẳng hạn đã được lập lại trong những tập in sau nàỵ
    Mai sau còn dự Hội nào
    Ngó nhau từ kỷ niệm đầu bão giông
    (Đêm Ngắm Trăng, Mưa Nguồn)
    Tình thứ nhất ? mộng mưa nguồn
    Từ nay vĩnh viễn con đường chẻ đôi
    (Đêm Ngắm Trăng)
    Bỏ người yêu bỏ bóng ma
    Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
    Bây giờ riêng đối diện tôi
    Còn hai con mắt khóc người một con
    (Mưa Nguồn)
    Ngày mai vĩnh biệt cõi đời
    Trùng lai có lẽ cuối trời biệt ly
    (Đêm Ngắm Trăng)

    ....................................................
    "Có Một Ngày Như Thế... anh đi..." lời nhạc của Trịnh Công Sơn như một nhắc nhở cho chúng ta cái mỏng manh của kiếp ngườị Đến và đi, phiêu bồng như một áng mây nhưng đã từ lâu trong cõi Mưa Nguồn ta đã thấy một người Thi Sĩ Của Trần Gian đã yêu chốn này rất mực...
    Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
    Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
    Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
    Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

    (Mưa Nguồn)
    (Bài của Vũ Hoàng Thư)
    ndmt
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 30/12/2003

Chia sẻ trang này