1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn Đàn Thơ Tân Hình Thức

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi huyhung421, 30/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Rất hoan nghênh bạn gaifthems hưởng ứng thơ THT. Những ý kiến của bạn rất chuẩn xác và công tâm. Tôi thấy bạn gaifthems nhất là phong cách thơ của bạn có chất giang hồ lãng tử rất phù hợp với thơ THT. Một khi đã có niềm say mê cái mới thì chỉ cần biết được phương pháp sáng tác thơ THT và với tố chất thơ mỗi người thì chịu khó nghiền ngẫm, thực hành thì sẽ có kết quả, có thành tựu ngay. Không giống như nhiều người ghét thơ THT, Huy Hùng mới chỉ đọc một lần đầu là đã say mê, hưởng ứng ngay. Còn bạn bảo về cái file đọc thơ THT một cách có nghệ thuật, thì đây không phải là sở trường của mình. Mình làm sao mà ôm đồm hết được, nói chung là mỗi lĩnh vực sẽ được chuyên môn hoá một cách chuyên biệt. Mình có nghe các nghệ sĩ đọc thơ THT rồi, phải nói là hay tuyệt! Đẳng cấp cao! Bạn gaifthems hãy vào trang chủ của THT: http://www.thotanhinhthuc.org/ ở đó có tất cả những gì liên quan đến THT trong đó có Âm thanh đọc, bạn vào đó mà học và tham khảo. Rất cảm ơn bạn! Huy Hùng mong chờ những sáng tác mới về THT, những bài thơ THT hay của bạn, nếu có hiệu quả thực sự, mình sẽ trợ giúp cho bạn vào hàng ngũ các nhà thơ THT của Việt Nam ( vì mình đã có tên trong hàng ngũ các nhà thơ THT Việt rồi mà!) Thanks!
  2. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Buồn cười cho bạn Hnhu! Bạn viết thật hồ đồ! Hi hi! Bạn bảo thơ THT làm hỏng mất vẻ đẹp của tiếng Việt? Thật khôi hài! Làm hỏng mất vẻ đẹp của tiếng Việt ư? Bạn quá ngây thơ! Chỉ những kẻ làm thơ dở, dễ dãi thì kẻ đó mới làm hỏng vẻ đẹp của tiếng Việt mới đúng! Cũng phải thôi, với tu vị còn nhỏ, khiêm tốn như bạn Hnhu, thì mới phản cảm với cái mới lạ hay như vậy! Điều đó chỉ ra rằng sự cảm thụ thơ của bạn Hnhu đã hạn chế, phân liệt, trơ lì. Trong lĩnh vực nghệ thuật, tôi không bao giờ đếm xỉa đến những kẻ bảo thủ, thủ cựu, hẹp hòi, nhỏ hẹp. Tôi là người thích nói thẳng nói xác đáng và quan điểm của tôi về cái mới lạ hay trong nghệ thuật là không thay đổi. Dù thích thơ THT, nhưng tôi vẫn thích thơ truyền thống, thơ cổ điển như các bạn thôi, bởi miễn là tác phẩm hay, còn nguyên giá trị thì nó luôn lôi cuốn người đọc. THT là một trào lưu thơ mới, những gì nó đi qua và nó lôi cuốn theo thành một làn gió mới, những gì nằm ngoài nó thì có gì mà nó phải bận tâm!
    [/quote]
    Nè, Hnhu này nói cho bạn biết ha. Chỉ trích Hnhu này nhiều rồi đấy. Hhahaaha..............Hnhu thua bạn rồi! Tôi vốn hồ đồ nổi tiếng, gàn dỡ cũng nổi tiếng luôn!
    Tôi nói thơ tanhinhthuc làm hỏng vẻ đẹp của tiếng việt đấy! Hhahaaa........Bạn đang khoác cho mình cái áo quá rộng đó. Đổi mới ha, quí thay! Chỉ tội, những vần thơ ấy đọc vào chỉ muốn trào...cơm ra.
    Mọi sự đâu vẫn có đó. Người đời và thời gian là vị giám khảo công minh nhất.

    Phát hiện thêm một hình thức mới ở đây: miệng rộng tày gang!
    Hhahaahahaaaaaaaaaaa...............
  3. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Thơ Tân Hình Thức
    Trưa bình yên, bình yên trưa
    nắng. Không buồn ngủ [Có lẽ
    bị người dưng] là thiên hạ
    "khoai nướng" hết cả phần mình
    rồi!. Chơi với Tranh, nào thì
    chơi mà trời nóng quá, nắng
    hầm hập, không chơi với em
    lâu được. Bọn mèo ngủ say.
    Chim cút con nằm duỗi dài
    thật dài. Hôm nay, lớn tướng,
    mập ú nu. Nhớ hổm, người
    ta quăng dzô cổng, ốm nheo,
    xương xẩu, dơ hầy, xấu hoắc...
    Giờ, cút con xinh nhất, nghịch
    nhất, đáng yêu nhất, bé nhất.
    Màu lông xám xịt rằn ri...
    nhìn...ghê ko chịu được. ha
    ha ha, giữa trán có một
    vệt màu vàng hực, nét chấm
    phá này, làm con bé xinh
    hẳn lên. Hà, ngủ đến là
    say, đến là ngon. Chút éc
    vậy đó, sát thủ bọn gián,
    bọn thằn lằn con...một cây.
    Tối nào, bà chị này cũng
    phải cứu giúp, giải thoát cho
    bọn thằn lằn con đến mệt.
    Ăn thì tham. Chuyên giành ăn
    với ba anh, chị lớn. Còn
    gầm gừ vang bếp nữa chứ.
    Hì, ...giống...! Không ngắm mấy đứa
    nữa, chị đi Tân Bình chơi
    đây. Dạo đường phố giữa trời
    trưa mới được. Mấy ngày liền
    trời không mây, giờ phải phơi
    chút cho thắm da, đỏ má
    để mấy em ở nhà tự
    ngủ với nhau giấc yên lành.
    Hương Nhu
    Hhahahaa.............Hay!
  4. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Để bổ sung về nhạc tính trong thơ THT cho các bạn tham khảo, Huy Hùng giới thiệu với các bạn một số bài viết của các tác giả trẻ bàn về nhạc tính trong thơ THT và sự xâm lấn của văn xuôi trong thơ.
    Thiền Đăng
    Nếu coi bài thơ là một sản phẩm hoàn chỉnh, hình thành từ các yếu tố bao gồm chất liệu, tiết tấu? thì nhà thơ trong khi sáng tác, luôn có ý thức (hoặc ngay trong vô thức) kiểm soát nhịp điệu và những diễn tiến của nó để có thể quyết định lúc nào nên tăng / giảm nhịp độ, lúc nào nên kết thúc để chính bản thân anh ta thấy như vậy là hợp lý, là hay. Một bài thơ vì vậy, thông thường mang dáng dấp một cuộc ngẫu diễn, hứa hẹn nhiều biến hoá và không thể tiên liệu, nhưng rốt cùng vẫn nằm trong tầm tiết chế của nhà thơ, người cầm chịch, hay kẻ kiểm soát bằng thi luật. Ở đây lại có một điểm cần bàn thêm, vậy nhà thơ có phải là một tay thợ hay không, và bài thơ có phải là một sản phẩm của qúa trình gia công. Không riêng gì thơ, mà trong những nghệ thuật khác cũng vậy, không có gì từ trên trời rơi xuống. Để có bài thơ hay nhà thơ không thể có cách nào khác hơn, ngoài việc phải nâng cao tay nghề. Tôi thấy thú vị với câu cách ngôn Cảm hứng đến rồi đi, còn lại là bất tài. Điều này đúng với những người há miệng chờ sung. Cảm hứng không thể tự đến mà là một quá trình kiếm tìm, tích luỹ.
    Những nhà thơ chủ trương Tân hình thức (Việt) đề xuất những thuộc tính của thể thơ này, thành một cách luật mới, tạm gọi là luật chơi để kết nối những người cùng tham gia (gồm cả nhà thơ và độc giả). Luật chơi đó, đơn giản gói gọn ở bốn đặc điểm: tính kể (dễ hiểu và liền mạch), vắt dòng (để kiểm soát hơi thở, định dạng cho thơ, phân biệt với văn) kỹ thuật lập lại (để tạo ra nhịp điệu, nhạc tính) và ngôn ngữ đời thường (buông bỏ mọi tu từ, mà ngôn ngữ này, chắc thời? Đường các nhà thơ cũng ít xài?). Vậy trước hết THT đặt ra việc phân biệt thơ với văn xuôi. Đây là một vấn đề khá nhập nhằng. Nhìn bề mặt, chỉ có 1 điểm duy nhất trong bốn điểm nêu trên là có thể phân biệt thơ tân hình thức với văn xuôi: đó là vắt dòng (dựa theo những thể cũ, đếm đủ âm tiết thì rớt dòng). 3 đặc điểm còn lại, văn xuôi cũng có, chúng ta thử đọc một đoạn văn trong Chùa Đàn (Nguyễn Tuân):
    ? Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tuỷ. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh hưu hưu ngọc vàng xo le, Nó là cái oan uổng nghìn đời của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời.
    Đó là một đoạn kể / đặc tả về tiếng đàn của Bá Nhỡ, đọc lên nghe như thơ, với thủ pháp lặp lại một nhóm chữ với những chuyển biến và giằng co, đã tạo ra một hiệu ứng nhịp điệu quyến rũ... Có thể thấy đó là một trường hợp hiếm gặp sự ?oxâm lấn? của thơ vào văn xuôi. Thế ngược lại thì sao?
    Ảnh hưởng của văn xuôi lên thơ không phải chỉ có chiều hướng tiêu cực cho thơ, mà mặt nào đó, góp phần đưa lại cho thơ những sinh khí mới, thơ trở nên linh hoạt hơn, và qua đó, biên độ thơ mở rộng hơn. Sự giao thoa đó có lẽ đã đưa đến sự ra đời của thơ văn xuôi. Dần dà, xuất phát từ ý thức phá bỏ lề luật, vần điệu đã trở nên khó có thể chấp nhận đối với những tinh thần nổi loạn, nhà thơ đã đi đến chỗ cho phép mình làm mọi thứ, đến mức không còn phân rõ đâu là thơ đâu là văn xuôi nữa. Một đoạn quảng cáo nhại lại, một bài thơ ?othêm râu? trong khái niệm liên văn bản cũng hoàn toàn có quyền tự định nghĩa là thơ. Và như vậy thơ có đủ muôn nẻo đường của nó, đi đến những nơi mà nó muốn, không ai hạn định điều đó cả, trừ thái độ và lựa chọn của nhà thơ.
    Thơ Tân hình thức, không chủ trương làm mới, mà cung cấp một phương thức thao tác mới, có quy ước, để qua cái quy ước chung đó, nhà thơ sáng tác theo mọi khả năng của mình, nhằm khôi phục nghệ thuật và cách thưởng thức thơ, với đường hướng, tạo-ra-một-lớp-độc-giả với gu đọc thơ mới, trong sự tiếp cận và thưởng thức những ý tưởng mới trong đời sống, qua nghệ thuật mà nhà thơ dụng công tạo ra, phù hợp với nhịp sống thời đại. Và điều này, đã dần được kiểm chứng. Việc dòng thơ ấy có phát triển tiếp hay không, không phụ thuộc vào tính chất của thể thơ (như có nhà thơ đã nói - thể thơ thì trung tính) mà phụ thuộc vào những người theo đuổi và thực hành nó. Và thực sự thơ THT đã có không ít (và cũng không nhiều) bài hay, bên cạnh la liệt những bài dở. Và như vậy, thơ THT vẫn còn nhiều khoảng trống cho sự đi lên của mình
    Bài thơ tâm đắc nhất vẫn chưa ra đời. Điều đó thúc đẩy nhà thơ tiếp tục con đường sáng tạo. Không có thứ nghệ thuật nào dễ dãi. Và trên hết sự thiếu kiên nhẫn và thiếu đầu tư tâm trí, là nguyên nhân đầu tiên của sự chóng lụi tàn. Thơ không chỉ là cuộc chơi. Có nhiều thú chơi thu hút hơn thơ. Trước hết thơ là một thái độ sống, bên cạnh tính cách vô vật chất và vô dụng của nó. Nhưng không thời nào, không ở đâu lại có thể thiếu những nhà thơ, trong nền văn chương và phong hoá của nó, qua từng giai đoạn phát triển của nó.
    Góp ý khác: Tôi thấy rằng, việc đọc và ghi lại những nhận xét (dài hay ngắn đều hay) về các sáng tác được công bố trên web này, sẽ gây sôi nổi và hứng thú hơn cho sinh hoạt sáng tác và thưởng thức. Tính tương tác là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động của nhà thơ cũng như độc giả

    Tunisia
    Muốn làm giàu chất nhạc trong thơ, các bạn trẻ có thể làm một điều đơn giản như sau: nghe nhạc, bất cứ loại nhạc nào mà bạn thích, từ Country Music, Pop Music, Jazz, Rap Music, Hip Hop? Những loại nhạc trên có trên radio, băng tần FM, ở trong nước chắc cũng có thể nghe. Nếu có điều kiện, thưởng thức phong cách trình diễn của những ca sĩ như Fergie, Beyoncé, Rihanna, Timberlake? để kết hợp thêm với cả nhịp điệu hình ảnh. Bạn cũng có thể nghe đọc những bài thơ hay từ những ngôn ngữ khác, âm thanh vang lên trong bạn, đó là nhạc tính của thơ.
    Al Rocheleau đề nghị, cứ nghe bản Nocturnes (Dạ Khúc) của Chopin 100 lần, trong thời gian hơn một tháng, nhạc tính trong thơ của nhà thơ sẽ cải thiện. Dòng thơ (line) trở nên linh động, thể luật trở nên uyển chuyển, chữ chọn sẽ hay hơn? Bản độc tấu piano có thể so sánh với cấu trúc thơ, mỗi nốt là một chữ, một hợp âm hay chuỗi hợp âm tương đương với một dòng hay câu thơ?
    Tôi cho rằng nhịp điệu hay nhạc tính thơ tùy thuộc nội dung bài thơ. Nhịp điệu nội tâm trong thơ Nguyễn Tất Độ, tinh tế trong một số bài thơ của Giảng Anh Iên, Rap trong thơ Nguyễn Đăng Thường? cũng như nhịp điệu tình tự trong thơ Dã Thảo, nhịp điệu kể trong thơ Inrasara, Nguyễn Hoài Phương, Phan Tấn Hải? chẳng hạn. Tóm lại là thơ tân hình thức đã có được nhiều bài thơ hay. Và nếu càng có nhiều người tham gia thì thể loại thơ này càng đa dạng và có nhiều sắc thái
    Còn về sự phân biệt giữa thơ và văn xuôi, ngắn gọn như sau: cả thơ và văn xuôi đều chuyên chở ý tưởng, nhưng thơ còn thêm mục đích nữa là đưa chúng ta hướng tới cái đẹp và nghệ thuật của ngôn từ. Nhưng thật ra lằn ranh giữa thơ và văn xuôi rất mờ nhạt. Trên diễn đàn này tôi thấy có nhiều bài viết về điều này rồi.
    Đầu thế kỷ 20, thơ tự do là một phong trào đầy thiện ý, mang tính triết học, với những nhà thơ như Ezra Pound, William Carlos Williams? Thơ tự do ở thời kỳ này vẫn còn duy trì khá nhiều những yếu tố truyền thống, rất gần với thể luật iambic, nhất là nghệ thuật âm thanh mặc dù không còn vần hay luật tắc. Đến giữa thế kỷ 20, những nguyên tắc của thơ tự do bị lơ là, biến thơ thành văn xuôi. Thơ chẳng còn nhịp điệu, những yếu tố thơ cũng bị hy sinh chỉ trừ dòng gãy (line break). Viết một đoạn văn xuôi rồi ngắt đoạn thành thơ. Chẳng khác gì thơ tân hình thức, viết một đoạn văn xuôi rồi đếm chữ xuống dòng. Cái phong cách tầm thường (prosaic style) ấy trở nên phổ biến, vì ai cũng có thể làm thơ được. Judson Jerome nhận xét rằng những nhà thơ đầu thế kỷ, trong tai họ vẫn còn âm vang những nhịp điệu của thơ truyền thống, trong khi những nhà thơ ở giữa thế kỷ thì đã không còn được nghe nữa. Các nhà thơ này cứ nghĩ rằng, ?otự do? (free) có nghĩa là ?okhông? (without), không vần, không nhịp điệu, không điệp vận? và rồi thơ biến thành một đoạn văn xuôi ngắt dòng.
    Tóm tắt là như vậy, còn nếu bàn luận đến chi tiết hơn, chắc phải cần tới một bài tiểu luận. Mong đọc thêm ý kiến của những bạn thơ khác.



    Last modified on 01/03/2008 ?" 6:00 PM © 2004 ?" 2008 www.thotanhinhthuc.org.
    MUCLUC



  5. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0

    Thế nào là một bài thơ hay?
    Linh Vũ
    Hôm nay tôi xin mạo muội góp ý trong câu hỏi này, đây chỉ là quan niệm cá nhân tôi hay một vài ý kiến tôi đọc được trên vài tờ báo xin được góp ý cùng quí vị để chúng ta cùng chia sẻ lẫn nhau. Như bài tiểu luận tôi đã viết về Định nghĩa thơ trong mấy tuần qua trên THT thì rất khó để nói thật đúng thế nào là một bài thơ hay, điều này phải cần vài chục trang giấy mới viết đầy đủ được.
    Theo tôi nghĩ một bài thơ hay cần có một số yếu tố căn bản như: Nội dung & Hình thức.
    Nội dung: gồm ý tứ, sự cảm nhận vẻ đẹp, sự suy nghĩ, quan điểm, triết lý cuộc đời v.v...
    Hình thức: Sử dụng ngôn từ, kết cấu vần điệu, nhạc điệu, bố cục. v.v. Tất cả phải thể hiện được ý tưởng, cảm xúc của tác giả.
    Trong hai yếu tố căn bản trên một bài thơ hay phải có giá trị hướng con người đến Chân -Thiện ?"Mỹ, phải có sáng tạo đặc biệt của riêng mình có tính chất khám phá. Phải tạo cho thơ một ánh chớp, một sự rung động cho người đọc.
    Tóm lại một bài thơ hay cần nhiều yếu tố liên kết với nhau như: Trình độ tác giả, trình độ người đọc thơ, hoàn cảnh xã hội, thời gian và xuất xứ bài thơ, về nhân sinh quan, thế giới quan, về tính thật của đời sống hay hư cấu, phải có nghệ thuật cao.v.v...
    Có nhiều thể loại thơ như thơ tức cảnh sinh tình, thơ chính trị, thơ trào phúng, chân biếm, thơ triết lý.v.v... cho nên điều này không thể nào trả lời trong một trang giấy được, tôi chỉ xin được góp vài ý mọn thôi mong quí vị thông cảm. Sau đây là bài thơ hay tôi thích:
    Thơ Con Cóc
    Con cóc trong hang
    Con cóc nhảy ra
    Con Cóc nhảy ra
    Con Cóc ngồi đó
    Con Cóc ngồi đó
    Con Cóc nhảy đi

    Thiền Đăng
    Đánh động được vào trực cảm người đọc, như một ánh chớp, mở ra một thực tại, khiến cho sửng sốt, hoặc bồi hồi, tâm thức mở rộng. Làm cho người đọc trở lại, rồi trở lại? đó là thơ hay.

    Nguyễn Thị Khánh Minh
    Có một lần một nhà thơ đàn anh đưa tôi tập bản thảo thơ của ông và bảo tôi đánh dấu những bài thơ ?ohay?. Sau khi đã chọn lần đầu, tôi chọn lại lần nữa và chỉ giữ lại bài thơ nào mà khi vừa đọc xong lập tức nó khiến tôi buột miệng: hay! Nên theo ý tôi, môt bài thơ khi vừa đọc xong nó lay động người đọc tức thì không qua sự phân tích của lý trí, thì đó là bài thơ hay. Một khi đã tùy thuộc vào cảm xúc cá nhân như vậy thì hình như nó lại mang tính chủ quan, phải vậy không? Kèm theo đó là trình độ, sở thích?
    Từ những bài thơ (Việt ) đã được xem là hay, tôi thấy rằng khi nhận được càng nhiều cái cảm nhận ?ohay? kia thì bài thơ càng có tính phổ quát cao, vì tác giả đã nói được những vấn đề, tâm tư của thời đại họ đang sống. Bài thơ như thế mới đánh thức được cảm xúc người đọc. Theo những trải nghiệm của chính mình và bạn hữu, để có được bài thơ đọng lại trong lòng đa số người đọc và ?~thọ mạng?, thì ngoài thi tài, người làm thơ còn cần phải nhìn, nghe, và sống với dòng chảy của thời mình đang sống - không chỉ đề cập đến những vấn đề, sự kiện mà còn dùng ngôn ngữ của thời đại.
    Xử dụng ngôn ngữ của thời đại mình - đây là điều mà chính tôi cũng như một số những nhà làm thơ hôm nay đang thể nghiệm, vấn đề còn lại là thời gian và tài năng.

    Tunisia
    Đây là một câu hỏi khó nhá.
    Nói đến thơ hay phải nói đến những tác phẩm cổ điển như Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm hay Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Phan Huy Vịnh dịch? hay những bài thơ cận đại như Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, Tây Tiến của Quang Dũng?
    Một bài thơ hay, một bức tranh đẹp thì chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nói hay phân tích ra được. Như quả cam để nguyên thì đẹp, nhưng khi bổ ra (phân tích) thì cái đẹp biến mất. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp lại còn tùy thuộc vào trình độ thưởng ngoạn chứ không phải ai cũng thưởng thức được.
    Nếu nói thêm nữa, thì muốn thưởng thức cái hay tới nơi tới chốn, người đọc còn phải có quá trình thực hành. Một người làm thơ tư do thì không thể cảm nhận cái hay khi đọc một bài thơ vần bằng chính những người làm thơ vần. Một người làm thơ vần hay, chắc chắn phải có thẩm quyền phán xét về loại thơ này hơn là người không làm hay. Cũng vậy, một người chưa bao giờ làm thơ tân hình thức thì làm sao cảm được cái hay, cái khó của dòng thơ này, và nếu phán đoán chắc là sẽ rơi vào sự hàm hồ.
    Một bài thơ hay không phải ai cũng thưởng thức được. Thơ hay kén người đọc, và ít người đọc, trừ những chủ đề phổ thông như thơ tình. Thơ gọi là hay, ngay cả thơ tân hình thức, không phải dành cho đám đông, dù rằng thơ nào chẳng muốn có đám đông.
    Đọc một bài thơ tự do rồi cho rằng bài thơ đó hay thì hỏng bét bởi thơ tự do không nằm trong tiêu chuẩn để gọi là hay. Cũng như một bức tranh Lập thể hay Trừu tượng không thể gọi là đẹp vì người họa sĩ chỉ dùng màu sắc và đường nét để nói lên thái độ của họ trước cuộc đời và nghệ thuật.
    Trong suốt thời hiện đại, cả thơ (tự do) lẫn họa, cái hay, cái đẹp được chuyển từ tác phẩm sang sự phân tích của người đọc. Nhưng bài thơ hay bức tranh phải có khả năng tạo tiến trình phân tích nơi người thưởng ngoạn. Sáng tạo, đó là thuật ngữ được dùng để thay thế khái niệm hay, đẹp của truyền thống. Thơ tự do Việt thì lại khác, không có gì ngoài những suy diễn tùy tiện trên nghĩa chữ.
    Như vậy chỉ có loại thơ dựa vào thể luật mới nằm trong tiêu chuẩn hay. Thơ tân hình thức với thể thơ Không vần, vì cũng là thể luật như lục bát, 7 chữ, 8 chữ nên cũng được thưởng thức giống như thơ truyền thống hay cổ điển Việt.
    Góp ý khác
    1. Nhà thơ Nguyễn Tất Độ phát biểu: ?oCó một điều đáng buồn, nói xin lỗi chứ con người chúng ta chậm hiểu lắm, nhiều khi đến thế hệ sau mới hiểu.? Điều này tôi xin bổ túc thêm:
    Nếu thời kỳ hậu hiện đại, thập niên 1980 ở Mỹ, là cái đuôi của thời kỳ hiện đại, và cũng chấm dứt luôn thời kỳ này, thì đến đầu thập niên 1990, thơ và hội họa đã chuyển, hồi phục lại cái hay của thơ, cái đẹp của họa. Cứ đọc những bài tiểu luận dịch của Dana Gioia và Frederick Turner trên diễn đàn này thì rõ. Sự thành công tới đâu thì còn phải xét lại. Như vậy thì thơ và hội họa Việt đang ở vị trí nào trong dòng chuyển động lớn ấy hay là vẫn loay hoay sáng tác và phát biểu không khác gì cái đuôi hiện đại của 3, 4 thập niên về trước ở Mỹ, mà lại chẳng có một căn cơ nào? Vì vào những thập niên 1980, những nghệ sĩ và trí thức Mỹ đã đạt tới những thành tựu cao nhất của thời hiện đại về mọi phương diện. Thật là đáng buồn.
    2. Bài thơ ?oCon Cóc? mà nhà thơ Linh Vũ cho là hay, lại chỉ là một bài vè chứ không phải là thơ. Cũng giống như những bài vè khác, còn hay hơn, như ?oThằng Bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi ba bò chín trâu?? mà ai cũng biết... Ngay cả ca dao tục ngữ cũng chỉ là thơ của giới bình dân, chứ thơ thật sự thì có rất nhiều cấp bậc khác nhau, thí dụ như thơ Đặng Đình Hưng, Bùi Giáng... thì phải dành cho lớp người đọc có nghề. Như vậy những điều ông nói về cái hay của bài thơ, không hề ăn khớp với bài thơ đưa ra.
    Cách nhận định (chắc nịch và không lay chuyển) trên rất thông thường ở thời hiện đại phương Tây. Đó cũng là thời của chủ nghĩa đế quốc và thực dân, với hai trận thế chiến kinh hoàng, cùng với những chủ nghĩa cực đoan cả về văn học nghệ thuật lẫn chính trị. Vì khi bị tước đoạt mất phương tiện dùng để phán đoán thơ hay thơ dở (và đánh giá tài năng nhà thơ) là thể luật và các yếu tố thơ, người đọc không còn gì, đành phải theo sự áp đặt những tiêu chuẩn chủ quan người sáng tác tạo ra, với sự đồng lỏa của giới phê bình. Nhưng thường thì người ta thuyết phục người đọc bằng những lý luận hợp lý, chứ không đến nỗi bất cần lý lẽ.
    Có lẽ nhà thơ Linh Vũ cũng không hề có ý áp đặt như vậy lên người đọc, mà chỉ muốn đáp lại góp ý của nhà thơ Phạm Chung muốn ?ohâm nóng? thơ tân hình thức. Mong là vậy, và như thế thì phải cám ơn thiện ý của nhà thơ.


    Last modified on 11/02/2007 ?" 6:00 PM © 2004 ?" 2007 www.thotanhinhthuc.org.
    MUCLUC




  6. gaifthems

    gaifthems Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Thơ Con Cóc
    Con cóc trong hang
    Con cóc nhảy ra
    Con Cóc nhảy ra
    Con Cóc ngồi đó
    Con Cóc ngồi đó
    Con Cóc nhảy đi
    Bài thơ con cóc này là 1 tác phẩm nổi tiếng, gần như ai cũng có biết. Nó đã được trở thành tính từ sử dụng để chỉ những bài thơ con cóc. Và ai cũng biết tính từ đó, mặc nhiên và nổi tiếng đến nỗi rất nhiều giấy mực viết về nó.
    Nhưng nó là thơ con cóc, :), và bản gốc là 1 tác phẩm kinh điển về thơ con cóc. Không thể nhận định giống như bạn nào đó trích dẫn.
  7. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    TÔI LÀM THƠ TÂN HÌNH THỨC
    Lý Đợi
    Cũng phải 6 tháng rồi tôi không làm bài Tân hình thức [giấc] nào, không phải vì nó không còn sức rủ rê, mà vì tôi muốn thử thách [đố] chính mình [mẩy], xem một tay cà rỡn, ưa thay đổi như bổn thân [thuộc] có bỏ được anh chàng [đậu phụng] Tân Tân này không. Vì thế tôi tự đặt ra một số câu hỏi [han] để trắc nghiệm sự chung thuỷ [tinh trùng lặp] của chính mình. Mẫu câu hỏi, tức nhiên, một phần từ gợi ý của chủ gia trang [trại] Tanhinhthuc.com, nhà thơ Khế Iêm; và một phần kia, lợm lặt từ các chuyên mục trắc nghiệm về hôn nhân-gia đình [chỉ] trên các tạp chí [rận].
    _ Lý Đợi: Anh thấy làm thơ Tân hình thức dễ hay khó [khăn gian khổ sở]?
    + Tôi [tức Lý Đợi]: Như lục bát, để có đủ câu 6 câu 8 mà gọi là thơ, thì Tân hình thức cũng dễ làm như thế [nhé]. Tuy nhiên, cái khó là làm sao ********* cho đúng lúc và đúng cách [thức giấc], để có được một đứa con mà những người khác [như thi sĩ Nguyễn Quốc Chánh chẳng hạn] không khạc nhổ vào thì rất khó. Nguyễn Quốc Chánh không chịu nổi câu thơ lục bát thứ 3 trở đi, thì tương tự, tôi cũng không chịu nổi câu Tân hình thức thứ ba. Rớt dòng một cái, nhiều khi sướng đến ú tim [đen]? rớt vài chục cái [mà lặp lại-nhàm chán], thì muốn liệt cả chim [ý nói liệt dương].
    _ Vậy thì anh làm Tân hình thức làm gì?
    + Tôi thích Tân hình [dáng] thức, vì nó rất ngầu, tựa như bóng đá hay các môn thể thao trên tivi khác, nó Không có Tính bí mật. Về cách chơi, kỹ thuật chơi và luật chơi? đều công bố một cách dân chủ. Phần còn lại, chỉ là người chơi như thế nào thôi. Rất lâu rồi, có lẽ từ thời thịnh Đường [luật] ở Việt Nam [chả biết có thời này không nữa], mới có một thể thơ như thế ở Việt Nam. Còn đa phần, người ta đều xem thơ [rộng hơn là kiến thức] là một cái gì đó bí mật, chỉ có một vài người được quyền biết; hay hoa mỹ [ngụy] hơn, chỉ có một vài người là được Thượng đế [hay Nàng thơ] tiết lộ cho. Còn bây giờ, Tân hình thức chứng minh một điều ngược lại, tất cả mọi người đều có quyền tự do trước Tân hình thức, kỹ thuật thì công khai, ai cũng có thể học.
    Và hơn nữa, tôi rất thích thái độ Phản tiền phong [Anti-Avant garde] của Tân hình thức. Nó xuất hiện không phải là để làm ra một cái gì đó ghê gớm cho độc giả tương lai; mà là để cung cấp một cách thức Tiêu dùng cho người làm và đọc thơ hôm nay. Tân hình thức là đời sống, vì thế nó có thể vây mượn, nhai lại và giễu nhại đời sống.
    _ Anh có làm được bài nào ra hồn chưa?
    + Thật tệ, tôi chẳng bao giờ làm cái gì ra hồn [vía]. Thơ của tôi phải uống rất nhiều Hoa hoàn hương [tựa như Viagra] thì mới mong cương cứng được.
    _ Còn những tác giả khác?
    + Tự nhiên tôi không muốn đụng chạm tới vấn đề này. Không phải bởi tôi sợ người khác tự ái [ân] hay nhe răng [cửa] với mình, mà tôi không muốn Đại cuộc bị chia rẽ. Tựa như, Việt Nam không biết chơi thể thao [tỷ dụ như bóng đá], chẳng lẽ nói thể thao không nên tồn tại [thế] hay thể thao không có gì hay [ho ra máu], thể thao băng hoại [thư quán xá]. Tôi thích một số bài của Dana Gioia do thầy Cù An Hưng dịch; và vài bài [thậm chí vài nửa bài] của Khúc Duy. Tươi tắn và có cái, mà người ta gọi là Hồn [thơ thẩn]. Tôi nghĩ để không khí tân hình thức Việt được phấn khích hơn, rất cần thêm Hoa hoàn hương [sắc dục].
    _ Nghĩa là mỗi bài thơ cần phải thay đổi về nhịp điệu và nhạc tính?
    + Thì cũng tựa như mỗi người có một cách ******** [dục] vậy. Như trong đội bóng Tân hình thức, cũng sẽ có một số vị trí nằm vào Hậu vệ, Trung vệ, Tiền vệ và Tiền đạo. Còn Thủ môn, thì luôn chịu cảnh phóng tinh của đám cậu thủ đối diện [có khi cùng diện]. Vậy là, bài thơ nào cũng có và cần phải thay đổi. Huấn luyện viên Khế Iêm cũng nên chạy tới chạy lui và luôn thay đổi chiến thuật.
    _ Nói như thế, anh có phải là người chung thuỷ không?
    + Tôi cũng hay ngoại tình, nhưng căn bản, tôi vẫn thích ngủ với vợ mình hơn. Nhưng khổ nỗi, tôi có nhiều vợ quá. Đi giáp vòng cũng mất cả 6 tháng.
    _ Câu cuối, anh nghĩ gì về tương lai gần của Tân hình thức Việt?
    + Nếu có một tương lai như thế, thì chắc chắn nó sẽ đến trong nay mai. Còn về người vợ Tân hình thức, tôi nghĩ cô ta cũng biết cách chiều chồng và xinh đẹp lắm đó.
    LÝ ĐỢI
    La Hán Phòng, cận ngày Quân đội nhân dân Việt Nam-2004, dễ sợ hỉ!

    Last modified on 12/08/2008 00:59:30 | ©2004-2006 thotanhinhthuc.com.
    All rights reserved.
    Home
  8. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    TÔI LÀM THƠ TÂN HÌNH THỨC
    Quỳnh Thi​
    Trong tâm trạng rối bời của tôi, hay lúc trong đầu không có một ý niệm, một vọng động chung quanh. Tôi đi dạo hay ngồi trầm tư uống trà một mình. Những bài thơ Tân Hình Thức ra đời. Nó không xao động như những tàn lá chuối đong đưa, chạm vào nhau gây ra âm thanh xào xạc theo nhịp gió trong đêm.
    Tại sao nó không là những chiếc lá khác chạm vào nhau bởi những cơn gió đông, mà lại là những tàu lá chuối đong đưa cọ xát vào nhau. Phải chăng tiếng xào xạc thê lương giữa đêm trường đã làm tim tôi co thắt. Nó buồn bã trong đêm cuối năm vò võ một mình, nằm trăn trở suy tư về cuộc sống, về thế thái nhân tình. Đời sống thay đổi một cách tự nhiên theo chu kỳ nào đó, sự kiện siêu nhiên từ đâu đưa đến mà ta không hề biết trước. Tôi cũng là một người bình thường như bao người bình thường khác. Bỗng chốc sóng to gió lớn ập đến cuốn đi những hạnh phúc đầy ắp trên tay. Bất hạnh tạo ra nỗi buồn. Nỗi buồn lớn dần thành thơ
    có một cây trong vườn
    rụng lá. lá rơi chao
    chạm tiếng hư không. cây
    một mình xạc xào đêm
    vắng. cây chắc buồn như
    đời vậy thôi...

    Cây buồn bã hay người buồn bã. Nhưng làm thơ Tân Hình Thức không cần phải buồn. Nó không cần phải có dữ kiện gì khắc khoải đánh động người làm thơ. Đánh động trong sâu thẳm tâm hồn. Nó mênh mang như một bầu trời đầy sao, mà ta mở cửa ra là bắt gặp ánh sáng nhấp nháy từ xa, xa tận nơi không có bến bờ. Thế mà những cái nhấp nháy ấy, ta biến nó thành chữ, đưa xuống mặt giấy và nó sẽ trở thành thơ.
    Nó cũng không cần ẩn dụ. Man di như một điều tâm đắc. Nó là một miếng ăn ngon, một món ăn chơi, sau một cuộc tình, trong một cuộc đời.
    Ta viết Tân Hình Thức như một thằng bé con thả diều. Chiếc diều giấy cầm trong tay với một cuộn giây, chỉ cần có gió là ta thả ra. Chiếc diều bay lên, bay lên cao vút, xong rồi ta nằm xuống đất nhìn lên, thấy nó chao lượn, đảo qua đảo lại làm thao thức lòng ta. Nó đã thành hình là một bài thơ Tân Hình Thức (rất bình thường như một cậu bé con). Bởi nó mang lại khoái cảm ngất ngây thơ dại cho một cậu bé -- Cậu bé nhà thơ.
    Ta sống với thực tại, từng phút giây hiện thực, từng con con chữ hiện thực. Oà vỡ sự thánh thiện nơi một thiếu nữ đi tu xinh đẹp, làm run rẩy một người theo đạo tân tòng khờ khạo! Niềm xót thương một đóa lan rừng man dại. Rất vu vơ, dâng lên nỗi niềm đầy ắp, để nó đánh động lòng người. Vì nó đã trở thành thơ.
    *
    Tân Hình Thức không phải là cái rọ đâu bạn ạ. Bạn bảo ?o Bỏ cái rọ này để làm cái rọ khác chui vào, nhốt mình nhốt thơ thì còn gì là tự do, còn gì là bầu trời trong xanh để con chim trong ***g kêu khóc.? Tân Hình Thức là một thể thơ thô nhám như một khúc cây trang trí không được bào gọt ở một quán càfé văn nghệ, là một gam mầu thật nóng hay thật lạnh của một nhà họa sĩ dở hơi, một người khinh bạc đi ăn tiệc ở nhà một ông lớn, mà không cần com lê cà vạt. Nó giản dị đôi khi như một đứa bé ở truồng tắm mưa. Không rõ tâm trạng của bạn như thế nào, để bạn nói là bị mất tự do. Với tôi, nó không có gì ràng buộc như bằng trắc. Không chừng nó còn giải tỏa sự bế tắc nhàm chán, mượt mà, ước lệ, bắt chước, không thật vì tạo nhạc tính bằng vần điệu du dương.
    Tôi cũng đã từng làm nhiều kiểu thơ khác nhau, cũng rất thích thơ tự do, nhưng hiện thời làm Tân Hình Thức phê ngất ngây như rờ mu rùa có nhiều lông dài rậm rịt.
    Tôi cũng là kẻ ưa phụ tình với cái cũ, nêu như có một thi bá nào phát minh, tìm ra thể thơ khác mới lạ, hay hay thì tôi cũng muốn thử, chơi cho biết mà bạn.
    Suy cho cùng giữa tự do và luật lệ là hai anh em song sinh. Chẳng có gì ở trên đời này là tự do tuyệt đối cả. Nếu cứ lấy luật lệ ra mà ngăn cấm tự do thì cũng không ai chịu được, mà tự do qúa chớn không có gì ngăn cản cũng nguy hiểm không kém. Ví như ta chạy xe trên freeway. Tự do nhưng phải kiểm soát tốc độ. Sang lane phải cẩn thận, chứ lúc đó đầu óc còn mê mải làm... thơ hay nghĩ ngợi việc khác là to chuyện. Một là xe khác húc ta hoặc ta đụng xe khác. Chết như bỡn.
    Thơ Tân Hình Thức cũng như các thể thơ khác cùng tồn tại bình đẳng. Có khác chăng là ta thay đổi cách chơi. Cách chơi nào hay lạ, được nhiều người hưởng ứng thì nó sẽ tồn tại và phát triển, cách chơi nào cũ mèm nhàm chán thì cần thay đổi. Thay đổi một công việc thường ngày đã khó, nhất là những khuôn mẫu đã có sẵn trong lãnh vực văn học thi ca từ lâu, đã là một việc nan giải. Người ta chỉ có thể đề xuất ra một trường phái mới. Một thể thơ mới song hành với những trường phái khác đang có đang hiện hành, rồi tuỳ cảm nhận của người làm thơ, hay quần chúng thưởng ngoạn thơ mà nó được phổ biến rộng rãi dài lâu hay không. Thực ra cái mới nào rồi cũng sẽ cũ. Thí dụ, phong trào thơ mới đầu thập niên ba mươi, hay tự lực văn đoàn, nhóm sáng tạo trong Nam năm 56. Phải công nhận, chỉ có phong trào thơ mới Tiền chiến là được dài lâu nhất. Từ năm 32 cho đến giờ vẫn thịnh hành.
    Phong trào Tân Hình Thức hiện giờ cũng là một phong trào thơ mới được phát động, giống như những phong trào thơ kể trên hồi mới được du nhập. Chỉ khác với những phong trào trước là do một nhóm anh em trong Tạp chí Thơ có nhiệt huyết, muốn đưa một luồng khí mới một thể thơ mới làm phong phú thi ca Việt Nam bị trì trệ và bế tắc đang hướng tới phía trước để tìm lối đi ra.
    Thơ nghĩ cho cùng cũng giống như tôn giáo. Phải có nhiều trường phái khác nhau.
    Không thể gạt bỏ tôn giáo này để thay bằng tôn giáo nọ. Nghĩa là không thể coi đạo mình là chính đạo, còn đạo kia là tà đạo. Tất cả các tôn giáo phải bình đẳng đồng hành tùy sự tin tưởng và tín nhiệm của mỗi người. Song qui luật về tiến hóa, về phong cách thì cần phải thay đổi cho phù hợp với thời đại. Có điều thơ khác với tôn giáo ở phương diện thẩm mỹ và học thuật vì thơ là ngẫu hứng của đời sống. Nó làm tỉnh thức khoa học, để khoa học luôn phát minh và đó là nguyên nhân làm thay đổi Thế giới, làm thăng hoa đời sống con người. Nó còn là kết tinh của linh hồn văn học nhân loại. Do vậy tìm kiếm cái mới luôn là một bức xúc khát khao của các nhà thơ họ luôn luôn có những suy nghĩ đi trước thời đại, những cách sống riêng biệt, sở thích riêng biệt, không giống như những người bình thường, tập quán bình thường. Ngay ở trong gia đình nhiều khi cũng khó hòa đồng, thành ra sự quan hệ bị hiểu lầm là lập dị là khinh bạc cuộc đời.
    Trong tương lai Tân Hình Thức hy vọng sẽ phát triển sâu rộng được khắp nơi, nhưng ta biết rằng thi sĩ là người đi tìm cái đẹp và cái hoàn chỉnh (có thể những ước mơ chỉ là ước mơ, là vô vọng. Bởi cái đẹp nằm trong lãnh vực vô hạn, mà người đi tìm cái đẹp chỉ là một hữu hạn, không cần thiết phải thỏa mãn được ước vọng và tham vọng ấy. Biết đâu khi ta tìm được nó rồi, được mãn nguyện rồi, thì đời sống này còn gì là khát vọng mà cuộc sống mất đi khát vọng thì ý nghĩa của nó có khác gì sự chết) cho đến hết đời mình. Hết thế hệ này đến thế hệ khác. Song đó là một lạc thú. Lạc thú của sự sáng tạo dẫn đến phẫn nộ và gây sự với cuộc đời. Cảm tưởng của người nghệ sĩ là đi đến đâu là hắn gieo rắc điều khác biệt, là mục tiêu cho sự nghi kỵ, chống đối, vì bản đồng ca của nghệ thuật không phải lúc nào cũng êm tai theo qui ước truyền thống những manh nha đi tìm mảng trời xanh riêng luôn luôn là những thúc giục không thể dễ được nhiều người hòa nhập đồng tình. Vì cội rễ phát sinh quen tai, quen mắt, một bình yên không cần nặn óc suy nghĩ, tất cả mọi điều đã có sẵn, sự dễ giãi làm chết nghệ thuật. Lời cầu nguyện của người làm thơ luôn dấn bước theo thứ nghệ thuật khó khăn với chính mình, chống lại vẻ hời hợt được một số quần chúng tung hô, kênh kiệu theo kiểu thảm hại rẻ tiền, nhàm chán.
    Thời gian dài hay ngắn của một trường phái hay học thuyết, kết quả là do quá trình sáng tạo của một tập thể nghệ sỹ sáng tác và của số đông người đọc có tâm huyết. Thời gian thì luôn đi tới, do vậy con người muốn tiến bộ để tồn tại, cứ phải lúp xúp chạy theo nó để đề xuất vấn đề, rồi lại tự mình giải quyết để thỏa mãn những vấn nạn do mình đặt ra. Tiến trình đời sống lập lại như những đợt sóng biển. Hết lớp này đến lớp khác và như thế cũng là một hạnh phúc của chúng ta. Một niềm vui cũng là nỗi bất an.
    Thơ là gì?
    Theo tôi thơ là một cõi mênh mông, vô tận. Bất cứ một bài thơ nào cũng phải phà hơi vào, một phần lý tri và hai phần con tim. Nghĩa là phần cảm xúc nhiều hơn lý trí. Khi làm thơ, tôi quên tất cả chung quanh, chỉ thấy hồn phiêu phiêu đồng bóng và thơ tuôn ra một cách dồn dập, nhiều khi viết không kịp. Tôi cũng cho rằng vô thức trộn lẫn cảm xúc, cấu tạo nên tính chất, mà khi viết ra ta gọi là thơ chăng?
    QUỲNH THI
    08/21/2004

    Last modified on 12/08/2008 05:02:15 | ©2004-2006 thotanhinhthuc.com.
    All rights reserved.
    Home
  9. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    NGHĨ VỀ THƠ VÀ THƠ TÂN HÌNH THỨC
    Nguyễn Cảnh Nguyên​
    Ở ta, từ lâu nay, thơ lục bát, thơ Đường, thơ mới... đã chẳng còn là những lối mòn, những con đường hẻm cần khai phá nữa. Từ lâu, nó đã trở thành những đại lộ với những công trình vĩ đại, nguy nga, rực rỡ, sống mãi với con người, với thời gian, với những tên tuổi to lớn mà bất kỳ một thế lực nào, bất kỳ một ý đồ nào cũng không thể khuất phu.c. Những đại lộ ấy được xây dựng lên bởi những công trình, những kỳ công, những tên tuổi của những Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, những Vũ Hoàng Chương, những Thâm Tâm, những Thanh Tâm Tuyền, những Nguyên Sa, những Quang Dũng, những Tố Hữu, những Xuân Diệu, những Huy Cận, những Chế Lan Viên... vân vân.... và... vân vân..., nói chung là toàn những thứ vừa nhắc tới đã thấy ngay là boong ke bê tông cốt thép, là trơ gan cùng tuế nguyệt, không những bất khả xâm phạm mà đụng vào còn sứt đầu mẻ trán như chơi.
    Đụng vào thì chẳng dược cái gì, nên cũng chẳng ai dại. Nhưng ngược lại, nếu được đi dạo trên những đại lộ, được núp dưới bóng những công trình, những cây đa cây đề, những loại đại thụ như thế thì lại thấy như được thư dãn. Dễ chịu, mát mẻ, cứ gọi là mê đi. Cứ vừa đi, vừa thỉnh thoảng lại ngâm nga một đôi câu trầm bổng du dương của Nguyễn Du hay của Nguyễn Bính, một đôi câu tâm đắc với của Xuân Diệu hay của T.T.KH mà thấy khoái làm sao. Khoái đến mức, tự nhiên rồi mình cũng bật được ra một đôi câu giông giống như của các vị lúc nào không biết, để rồi mình nhảy cẫng lên: Ơ rê ka! Thế là mình cũng biết làm thơ rồi...
    Mình đã biết làm thơ rồi! Xong mình lại được một trong số các vị tiền bối ấy xoa xoa đầu, vỗ vỗ vai, động viên cho mấy cái thì mình cảm động, mình sung sướng phải biết. Thơ cậu cũng được đấy, các vị tiền bối hay đập đập vào lưng mình, kẻ cả nói một cách chân thành và đầy cảm tính như thế, và, nhưng, bao giờ cũng phải có một chữ nhưng, theo tớ thì nếu cậu gò được cái này lại được một tí, cậu bớt được cái này hay thêm được cái kia lên một tí thì đạt hơn. Đấy quả là những lời vàng ý ngọc, những chuẩn mực, mà muốn lên người thì mình chỉ có mỗi một cách là nghe lời. Thế rồi, khi mình tìm ra được một cái ý thì mình phải bỏ thời gian ra mà chau chuốt, mà gò, bớt, thêm nếm... đúng như những gì mà tiền bối đã chỉ bảo cho mình. Và không chỉ thế mà thôi, để chắc ăn hơn, mình còn đưa luôn sản phẩm của mình nhờ tiền bối xem lại, sửa lại cho, và giả sử tiền bối có thêm chữ này, bớt chữ kia, sửa đổi chỗ này chỗ nọ thì mình cũng chẳng nói gì (phạm thượng chết, nguy hiểm), miễn là tác phẩm ra đời suôn sẻ không ai có thể chê vào đâu đươ.c. (Chê, mình mang bảo lãnh là tiền bối ra, chẳng chết ngay tắp lự)
    Rất nhiều nhà thơ Việt Nam tự hào rằng bằng cách này cách khác họ đã may mắn trở thành học trò của Xuân Diệu, của Huy Cận, của Tố Hữu hay của Chế Lan Viên.... như vậy, để rồi đi đến đâu người ta cũng thấy nhan nhản những Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên phẩy, thậm chí rất nhiều phẩy nhưng vẫn cứ dễ nhận ra. Vậy nên, cũng giống như tình trạng tẻ nhạt, đơn điệu của các công trình kiến trúc, một khi ở Hà Nội, ở Sài Gòn có một ngôi nhà là lạ đèm đẹp nào đó mọc lên thì chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, ở các địa phương, thậm chí ở tận những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa những ngôi nhà từa tựa như thế, chỉ nhỏ hơn chút xíu về mặt kích thước, cũng tới tấp mọc lên, nền thơ ca của chúng ta cũng vậy, tuy rằng có rất nhiều người làm thơ, thậm chí là có cả một nước, nhưng xét cho cùng thì đấy chỉ là một thứ thơ nhái, không nhái giọng người này thì cũng nhái giọng người khác, giống hệt như những ngôi nhà nông thôn vùng sâu vùng xa lại nhái kiểu Hà Nội, kiểu Sài Gòn thành thử không có hồn.
    Các công trình kiến trúc, dù ở đất nước nào đi chăng nữa thì cũng vẫn phải bao gồm một số vật liệu xây dựng cơ bản như gạch đá xi măng sắt thép gỗ lạt tranh tre nứa lá..., nhưng tùy thuộc vào khối óc và bàn tay của kiến trúc sư mà nó có những sản phẩm rất khác nhau. Bên cạnh những công trình thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời thì lại có những thứ tuy hao tốn rất nhiều tiền của công sức nhưng khi hoàn thành rồi vẫn chì là những thứ vô dụng, chẳng ai thèm ngó ngàng tới.
    Thơ cũng vậy! Ai cũng biết chất liệu của thi ca vốn là cuộc sống rất phong phú, và từ sự phong phú này đáng lẽ là chúng ta phải có một nền thi ca phát triển vững chắc, nhanh chóng và với những thành tựu sáng chói, rực rỡ. Nhưng rất tiếc là thực tế lại không phải như vâ.y. Đọc sách báo trong nước ngoài nước hay đi đến đâu cũng thấy người ta kêu ca về sự đơn điệu, nhàm chán đến tẻ nhạt của thơ.
    Mà cũng đúng là bấy lâu nay thơ cũng tẻ nhạt, đơn điệu, buồn chán thâ.t. Vì sao lại có tình trạng ấy? Với thể loại thơ lục bát và thơ có vần thông dụng của thơ Việt Nam hiện nay, người ta dễ dàng nhận thấy rằng chính sự gò bó của số câu trong bài thơ, số chữ trong câu thơ và cái chính là sự gò bó của vần là những nguyên nhân chính đã gây ra tình trạng đó. Thử tưởng tượng xem, khi mà chỉ có vài ba kiểu nhà, quanh đi quẩn lại cũng mái bằng với ba gian hai chái hoặc cùng lắm cũng đến hai thò một thụt thì dù vật liệu có phong phú đến đâu người thợ cũng khó lòng mà vùng vẫy tung hoành đươ.c.
    Người ta không thể quanh ra quẩn vào trong một hai kiểu nhà, thi ca Việt Nam cũng không thể quanh đi quẩn lại mãi với trên sáu dưới tám hoặc một số khuôn mẫu dù là rất hay đi chăng nữa nhưng đã quá nhàm chán. Và thế là, như một lẽ tự nhiên, cũng như các kiến trúc sư, tân hình thức cũng bắt tay vào cuô.c.
    Một trong những đặc tính quan trọng của thi ca là chuyên chở cuộc sống. Hoặc không làm được điều này, hoặc (cố tình hay vô ý) chuyên chở một cuộc sống hời hợt, tẻ nhạt, thi ca trở lên vô hồn. Còn gì buồn hơn khi phải đọc một bài thơ đầy những câu chữ sáo rỗng, những anh anh em em, những thất tình, buồn chán, nỉ non, ỉ eo, hay những hừng hực lửa rơm, những điển tích xa lơ xa lắc chẳng ăn nhập gì với vấn đề hay những ý tưởng vay mượn của người khác.
    Tân hình thức Việt vào cuộc, với kỹ thuật vắt dòng cực kỳ đơn giản, tính nhạc, và đặc biệt là câu chuyện kể của nó dần dần đã mang hơi hướng của cuộc sống vào thơ.
    Thật vậy, với kỹ thuật vắt dòng rất linh động, người làm thơ giờ đây không còn quá bị lệ thuộc vào vần điê.u. Họ không còn phải nặn óc ra để gò chữ, đếm chữ, gò vần, tìm vần, sao cho câu này ăn được vận với câu kia, ý này đối với ý nọ cho chỉnh, sao cho bài thơ được cân đối..., nói chung là bỏ qua được rất nhiều những thao tác có tính thủ tục rườm rà, thời gian và công sức ấy được họ tập trung cho phần nội dung, tức là phần kể chuyện của bài thơ.
    Lâu nay có một số người cho rằng cứ mang một đoạn văn xuôi bất kỳ nào ra, ngắt dòng, chia khổ là được một bài thơ tân hình thức. Thực chất không phải như vâ.y. Trong tân hình thức, mặc dù các câu thơ liên hệ với nhau một cách bất tận, đang cuối câu này lại bắt đầu xuống câu dưới và nhiều khi chỉ một tứ, một ý thơ lại được thể hiện bằng cả một đoạn rất dài dòng, nhưng mấu chốt của vấn đề lại là nhạc, tính nhịp điệu, nếu đoạn văn ấy không mang được tính chất này thì có ngắt đoạn, có vắt dòng kiểu gì cũng không thể thành thơ đươ.c.
    Còn khi nếu đoạn văn ấy giầu giai điệu và nhạc tính thật thì, nếu muốn người ta hoàn toàn có thể chuyển nó thành thơ. Tại sao không? Chúng ta chẳng vẫn nói, đoạn văn này đoạn văn kia, nhà văn này nhà văn khác giầu chất thơ đấy là gì.
    Đó quả là một trong những thế mạnh của thơ tân hình thức. Nhưng có một điều quan trọng hơn cả là để có thể trở thành một bài thơ tân hình thức thì những gì được tác giả thể hiện nhất thiết phải có tính chuyê.n. Mà để làm được điều này một cách hiệu quả thì nhất thiết phải đưa cuộc sống vào thơ. Các sự kiện, các nhân vật trong thơ trở lên cụ thể, đó là một cuộc xung đột, một buổi sáng, một buổi chiều, một cuộc tình, một tờ báo, một chùm chìa khóa, một con mèo, một con chó, một cái ghế, một nhà thơ, một người lính, một cuộc chiến, một trận sóng thần... vân vân... và... vân vân...
    Nguyễn Du hấp dẫn, Nguyễn Bính hấp dẫn..., đó là những điều không ai có thể phủ nhận được, cũng như không ai có thể phủ nhận rằng Kiều hay Lỡ bước sang ngang và những gì tương tự như thế là những cuốn truyện thơ, những bài thơ hay. Với Xuân Diệu, Huy Cận, hay với những nhà thơ lớn khác trong nền thơ ca Việt Nam cũng vậy, không một ai có thể phủ nhận được tên tuổi, công lao cũng như sự nghiệp của quý vị. Và cả ca dao nữa, làm sao có thể phủ nhận những đóng góp, những giá trị của tục ngữ, ca dao, của dân ca, của đồng dao trong cuộc sống con người.
    Nhưng, mặc dù thế, đến thời điểm này người ta vẫn phải buộc nghĩ rằng là không thể quay lại với ca dao, dân ca, hay là với Nguyễn Du, Nguyễn Bính với truyền thống cũ đươ.c. Mỗi thời đại mỗi khác, nhiều khi người ta không muốn nhưng những căn nhà bê tông cốt thép vẫn dần dần thay thế những nếp nhà tranh, nông thôn dần dần bị đô thị hóa, đâu còn chỗ cho cây đa giếng nước sân đình, hàng rào sắt nhọn hoắt ngăn cách nhà này với nhà kia đã thay thế những dậu mồng tơi xanh non, hình ảnh con cò đậu trên ngọn tre hay con cò bay lả bay la cũng dần vắng bóng, trên mặt sông, hình ảnh cô lái với con đò cũng đã đi vào dĩ vãng, thay vào đó là những chiếc ca nô chạy rẽ nước, chợ búa cũng vậy, chợ búa đâu còn là những mái lá xiêu xiêu. Đấy là chưa kể đến những xa lộ, những đường cao tốc, những chuyến tầu tốc hành, những chiếc máy bay ngang dọc bầu trời là những thứ hoàn toàn mới... Cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, khi những phương tiện, những cách làm cũ để thể hiện nó tỏ ra bất lực hoàn toàn hoặc không còn hữu hiệu nữa, người ta buộc phải tìm tới những loại phương tiện, những cách thể hiện khác.
    Trong số rất nhiều loại phương tiện, rất nhiều cách ấy, muốn nói gì thì nói, thơ tân hình thức cũng mới chỉ là một, và cái cách của nó cũng chưa chắc đã phải là tốt nhất. Cái đáng nói ở đây là kể từ ngày khởi xướng đến nay*, thời gian chưa phải là nhiêu, song dòng thơ này không những chỉ tồn tại mà còn được phát triển một cách khá nhanh chóng, mạnh mẽ và được dư luận chấp nhận. Mới đầu chỉ là một số tác phẩm được in trên Tạp Chí Thơ, dần dần một số những tạp chí uy tín của hải ngoại như tạp chí Hợp Lưu, tạp chí Văn Học, tạp chí Gió Văn, tạp chí Khởi Hành cũng như một số diễn đàn lớn như Talawas.... dành cho những vị trí quan trọng.
    Với nhiều độc giả, lâu nay mấy chữ thơ tân hình thức cũng không còn là quá lạ lẫm. Dần dần rồi người ta cũng quen với một cách đọc, cách cảm mới. Trên sáu dưới tám, thất ngôn, ngũ ngôn, có vần, không vần hay tân hình thức thì cũng đều là thơ cả, chẳng cái nào phủ nhận cái nào. Mà tại sao cứ phải phủ nhận nhau. Xu hướng của thời đại hiện nay là chung sống hòa bình và dân chủ, một xu hướng, một trường phái nào đó muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải dựa trên cơ sở nguồn nội lư.ccủa chính nó. Thơ tân hình thức, dù có được ưu ái thì cũng vẫn không là một ngoại lệ.
    Tháng ba, 2005
    NGUYỄN CẢNH NGUYÊN
    Ghi chú: * - Thơ tân hình thức Việt được khởi xướng bởi nhà thơ Khế Iêm, chủ bút Tạp Chí Thơ, phát hành tại Califonia, USA từ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000.

    Last modified on 12/10/2008 07:06:43 | ©2004-2006 thotanhinhthuc.com.
    All rights reserved.
    Home
  10. gaifthems

    gaifthems Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Phải công nhận huyhung421 nhiệt tình. Mình thấy bạn rất vô tư trong công việc. Cảm phục.

Chia sẻ trang này