1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn Đàn Thơ Tân Hình Thức

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi huyhung421, 30/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. janiloveyou

    janiloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Bài viết:
    1.125
    Đã được thích:
    0
    Em là độc giả, cũng là khách qua đường và là người ngoài cuộc, thấy mấy bác nhà thơ tranh luận dữ quá, cho em ý kiến chút xíu thôi nha. Em ủng hộ thơ THT và cả thơ cổ điển nữa! Nói chung cái nào cũng có cái hay của nó, có những khi trong một hoàn cảnh nào đó, thể hiện bằng thơ THT thì lại hay hơn cổ điển, nhưng cũng có khi cổ điển lại hay hơn THT,
    Nhưng mà, cho em thắc mắc, sao những bài bác chủ post lên cứ ngắt dòng với sắp sếp theo kiểu cổ điển, tức là cứ xếp cho mỗi khổ 4 câu, mỗi câu có 5 hoặc 7 chữ í. Bài nào cũng thế. Làm đọc không nổi, cứ trúc trắc thế nào í. Sao không ngắt một cách tự nhiên, sẽ dễ đọc và cảm nhận hơn?
    Em thấy bài này của nhà thơ nữ Trần Lê Sơn Ý cũng là THT nè, mà dễ cảm nhận hơn:
    Cơn ngạt thở tình cờ
    Mở mắt nhìn hôm qua bừng dậy
    Anh vừa đi ngang nơi đây
    Tôi gặp lại cảm giác hôm nào nghẹn thở
    Buổi chiều tan trong tay
    Hôm qua bừng dậy, ừ hôm qua bừng dậy
    rạng rỡ tôi, bầm dập chiều
    Người lan nhanh như cỏ dại
    Tôi bơ phờ, rời rã
    Hai bàn tay nhăn nhúm tơi bời
    Chỗ đất ấy phơi lưng tróc từng mảng rễ
    Nắng mờ hai vai
    Tôi mù quáng xoa đôi bàn chân bỏng rộp
    Tưởng xoá hết vết tích
    Ôi những hoài vọng cũ
    Chảy không ngờ trong tôi
    Ôi anh
    Cơn ngạt thở bất ngờ trong một ngày nắng gắt
    Tình cờ trú chân
    Rồi quyết định nơi này
  2. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Rất hoan nghênh bạn janiloveyou có lời ủng hộ thơ THT! Thắc mắc của bạn không có gì là khó hiểu cả! Thực ra dòng thơ THT dịch nguyên gốc nghĩa đen từ tiếng Anh là New Formalism Poetry. Form thuộc về thể thơ. New Form hiểu theo nghĩa sâu hơn là dùng những thể thơ truyền thống và thêm hay bớt một vài yếu tố để làm nên thể thơ mới. Thực ra thơ THT còn có tên đúng bản chất của nó là thơ Mở rộng. Thơ THT khởi nguồn và phát triển ở Mỹ từ những năm 1980 đến nay. Người đầu tiên quảng bá thơ THT vào Việt Nam vào năm 2000 là nhà thơ Khế Iêm chủ bút Tạp chí Thơ ở California. Các nhà thơ THT Việt đã Việt hoá thơ THT Mỹ đi nhiều do giữa tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác biệt nhau. THT Việt đã dựa trên cái nền móng, nền tảng từ thơ truyền thống, thơ cổ điển để phát triển lên. Nền tảng cơ bản của thơ truyền thống, thơ cổ điển là khổ 4 câu, khổ 2 câu, mỗi câu từ 3 đến 8 chữ, hoặc thể thơ lục bát 6-8, và nhạc tính của thơ truyền thống, cổ điển. Còn vần điệu thì thơ THT không tiếp thu. Sự khác biệt lớn nhất giữa thơ THT với thơ truyền thống, cổ điển là yếu tố vắt dòng và không vần của thơ THT- đó là điều kiện cần tối thiểu của thơ THT. Vắt dòng là để tạo nên sự liền lạc trong bài thơ, và nhiều khi trong thơ THT có nhiều câu thơ rất dài do đó bắt buộc phải vắt dòng. Hơn nữa thơ THT có tính truyện (tức câu chuyện được kể một cách có kỹ thuật bằng thơ) nên yếu tố vắt dòng là luôn cần đến. thực ra trong thơ Mới và thơ tự do đôi lúc cũng có sự vắt dòng, nhưng đó chỉ là cá biệt chứ không thành hệ thống, phổ biến như thơ THT. Những yếu tố khác đòi hỏi phải có trong thơ THT, để THT thực sự là thơ đó là sự lập lại và nhịp điệu, rồi ngôn ngữ đời thường - tức là đưa cuộc sống thực tế vào thơ, khác với nhiều trường phái thơ vần, thơ tự do đi sâu vào thế giới ảo, không thật, kỳ bí, khó hiểu. Một bài thơ THT hay không chỉ hay ở nội dung, ý tưởng mới lạ mà còn hay ở sự hội tụ của tất cả yêu cầu kỹ thuật của thơ THT mà tôi trình bày ở trên. Bây giờ thì mục đích cao nhất của bất cứ nhà thơ THT nào là làm được một bài thơ có ngôn ngữ đời thường hội đủ mọi yếu tố kỹ thuật mà lại có nhạc tính đó là đỉnh cao nhất của thơ THT.
    Bài Cơn ngạt thở tình cờ của nhà thơ Trần Lê Sơn Ý không phải là thơ THT mà chỉ là thơ tự do. Huy Hùng rất vui vì có thêm một người như bạn janiloveyou quan tâm đến thơ THT. Những yếu tố của thơ THT mình đã trình bày ở những trang trước trong topic này cả rồi. Bạn janiloveyou đọc nhiều thơ THT rồi mới quen và thích. Để tham khảo, bạn vào trang chủ của thơ THT: http://www.thotanhinhthuc.org/ Bạn có bài thơ THT nào, hoặc có bài viết nào về thơ THT, xin mời bạn post lên Diễn đàn thơ THT để giao lưu nhé!
    Thanks!
  3. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    TÂN HÌNH THỨC: MỘT THỂ THƠ ĐÃ THÀNH HÌNH
    TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
    Quỳnh Thi ​
    Lý do xuất hiện
    Thơ Tân Hình Thức xuất hiện trên tạp chí Thơ lần đầu tiên khoảng dăm năm trở lại đây. Nó đồng hành với những thể thơ khác đã định hình và có một nền tảng vững chắc từ xa xưa như Lục Bát, Tiền Chiến và thơ Tự Do trên cùng một diễn đàn thơ sang trọng.
    Tôi nói sang trọng vì thơ từ trước trong Văn Chương Việt Nam chưa có một tạp chí chuyên về thơ, suy luận về thơ, đăng tải phổ biến thơ của các tác giả có uy tín của Việt Nam và các nhà thơ danh tiếng trên Thế Giới. Thế mà nó đã được những Nhà Thơ ở hải ngoại trân trọng dựng cho một ngôi Giáo Đường tráng lệ. Chuyên biệt trong lãnh vực thi ca. Họ thi thố sáng tạo và hành lễ đủ mọi khuynh hướng, các trường phái cổ điển và tân cổ điển đến canh tân làm mới thi ca, nhưng canh tân là một tôn chỉ và chủ trương của những Nhà Thơ điều hành tờ tạp chí lẫn những Nhà Thơ thường xuyên cộng tác.
    Nhiều người cho rằng, thơ Việt đã có một tuổi thọ dài lê thê (và quá mức cần thiết), sống trong ngôn ngữ diễm lệ chải chuốt, mượt mà giả tạo. Những câu thơ bóng bẩy, đầy ước lệ, sáo ngữ thực chất rất xa lạ với đời sống con người do tưởng tượng thái quá trong sự ủy mị và mơ mộng của các nhà thơ. Nó lập đi lập lại với những vần bằng vần trắc nghe đã ứ lên vì đã quá nhiều năm tháng, đã quá đầy đến nhàm chán đôi lúc như là phải chịu cực hình! Mà những người làm và yêu thơ đều phải công nhận và muốn tìm cho thơ một lối thoát, một ngõ đi ra.
    Vậy thoát bằng cách nào? Đó là một câu hỏi khó khăn để trả lời khi chúng ta đang đi tìm một thể thơ khác cho phù hợp vì con thuyền thơ đã trôi êm đềm hàng bao trăm năm trên một dòng nước, chỉ với một cung cách vần điệu đã quá lỗi thời. Nếp cũ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người VN chúng ta. Những câu ca dao ngọt ngào nằm nôi mẹ ru. Cái khuôn thẩm mỹ như một dấu ấn mỗi ngày mỗi sâu thêm theo nhịp điệu ngọt ngào để tạo nên một tâm hồn đa sầu đa cảm ít hoạt động và không muốn thay đổi, để suy nghĩ ra những thể thơ khác cho phù hợp với thời đại.
    Hầu như tất cả đồng thuận và cho rằng, nếu người làm thơ đáp ứng được những tình cảm ấy thì mới được mọi người đón nhận và coi là thơ. Chính vì thế nay muốn thay đổi cái tập quán thưởng ngoạn đã ăn sâu, làm hao tổn nhiều giấy mực, công sức của nhiều thế hệ Nhà Thơ và những người muốn đổi mới thi ca.
    Vậy muốn thay đổi phải có cái để thay thế mà cái được dùng để thay thế phải tốt hơn, hay hơn cái được thay thế thì người ta mới thay mới đổi. Trên phương diện văn chương, thể văn hay thể thơ, nó còn phải phù hợp với cảm nhận về thẩm mỹ về thi pháp của của người Văn sĩ, người Thi sĩ sáng tác thì mới được chấp nhận.
    Thể thơ Tân Hình Thức (New Formalism Poetry) tuy mới xuất hiện được dăm năm, nhưng nó đã được nhiều người yêu thơ biết đến, nói đến cả trong nước không riêng gì ở hải ngoại. Tuy chưa phải là một phong trào đã được bành trướng rộng lớn, mọi người tìm đọc và ủng hộ, vì nó còn đang mới mẻ, trẻ trung. Sự khích lệ còn nằm ở trong một vị trí khiêm nhượng trong giới làm thơ, nhiều nhà thơ còn đang e dè tìm hiểu. Nhưng dù sao đây cũng là một khởi đầu, một tiền đề suông sẻ để chúng ta vững bước tiến lên. Nó đã là nền tảng cho niềm tin vào một thể thơ hiện đại. Điều quan trọng là nó đã thành hình trong văn học Việt Nam. Ở bất cứ một sự thay đổi nào, thường thì chúng ta hay gặp khó khăn về thói quen vì cái mới luôn xa lạ với cái mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy mỗi ngày từ bao lâu nay.
    Thi pháp làm một bài thơ THT bẩy chữ hay tám chữ , khi đọc lên nó khác lạ so với một bài thơ mới cũng bẩy chữ tám chữ như trước đây chúng ta thường làm. Thi pháp của nó không lệ thuộc vào âm hay vần bằng trắc để tạo nhạc tính cho thơ như thơ tiền chiến hay thơ đường luật. Nhạc tính cho thơ THT là cách lập lại ngôn ngữ . Nó uyển chuyển (lập lại) tùy theo kinh nghiệm của mỗi nhà thơ. Cách gieo vần cho từng câu và lối xuống hàng đột ngột khi câu chưa hết ý nghĩa để gợi sự chú ý, suy nghĩ nơi người đọc. Âm hưởng của mỗi câu thơ ngắt quãng ghồ ghề theo nhịp riêng, cách gieo vần bằng trắc không êm tai chủ ý có ý thức bởi người làm thơ, tạo cho ngôn ngữ bài thơ đi gần với sự thật đời sống con người. Đó là những khác lạ, độc đáo mà mỗi người muốn thưởng thức phải làm quen với luật tắc thì mới lãnh hội được. Như đã nói ở trên, ngôn ngữ dùng để làm thơ THT là ngôn ngữ dễ hiểu, đọc đến đâu người đọc bắt gặp ngay cái ý tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Chữ nghĩa không cầu kỳ, bí hiểm. Nó phải là ngôn ngữ mà chúng ta thường gặp hàng ngày và thường dùng hàng ngày.
    Có một điều nên lưu ý là ngôn ngữ được dùng, không vì thế mà trở nên tầm thường rẻ rúng. Cái bình thường khác xa với cái tầm thường. Điều đó nói lên cái bản lãnh, cái nội lực thâm hậu của mỗi nhà thơ. Làm thế nào để bài thơ không rơi vào hoàn cảnh của một đoạn văn xuôi hời hợt, nhạt nhẽo.
    Có không ít người lầm tưởng thơ THT chỉ là một đoản khúc hay là một đoạn văn xuôi được cắt ra, vì đọc lên nghe nó trúc trắc, có khác chăng là sự xuống hàng đột ngột mà câu văn chưa hết ý, chưa trọn câu chứ thơ gì mà kỳ cục vậy!
    Nói như thế, một là ta chưa nắm được luật tắc của thơ THT (thơ nào mà không có luật tắc). Hai là người đọc bắt gặp phải một bài THT dở mà người làm ra bài thơ như đã nói ở trên là chưa có bản lãnh, còn yếu tay nghề.
    Thơ Tân hình thức là gì?
    Thơ THT là một thể thơ có tên gọi là Thơ THT (New Formalism Poestry). Đây là một loại thơ không phải chỉ coi nặng về mặt hình thức như một số người đã hiểu lầm. Bất cứ một loại thơ nào, một thể thơ nào, nội dung cũng phải gắn liền với hình thức. Nó giống như một con người, phải có thể xác và linh hồn thì mới được gọi là con người. Một bài thơ mà chỉ có phần hình thức không thôi thì sao gọi được là một bài thơ. Nhưng cái hình thức của một bài THT thì lại không giống một bài thơ thường thấy từ trước, tuy số chữ mỗi hàng trông giống nhau. Cách cấu trúc của thể thơ, ngôn ngữ dùng để kiến tạo nên bài thơ xem ra tất cả đều khác, ngay cả khi đọc lên, âm thanh và nhạc tính cũng không tạo ra một cách êm ả dễ nghe, dễ thuộc. Có một điều cần nhớ là thơ THT không thể ngâm được (không thể ngâm như thơ đường luật hoặc tiền chiến). Bởi bản chất của thi pháp không đánh lừa người nghe bằng ảo giác thưởng ngoạn, không đánh lừa thính giác bằng vần điệu du dương bằng thứ cảm xúc giả tạo.
    Câu thơ THT ý nghĩa nằm âm ỉ giữa hai hàm răng (suy nghĩ) người đọc. Người đọc bằng miệng hay bằng mắt. Khi đọc lên nó phù hợp với âm nhạc thời đại như nhạc Rap hay Blue. Nhạc tính của thơ tùy thuộc cảm hứng của người Thi sĩ, nên khi đọc ta lựa cách đọc nào, sao dễ truyền cảm được đến người nghe.
    Nội dung THT cũng chuyên chở theo một thi pháp của chính THT. Nghĩa là nó chuyên chở tất cả những gì mà người thi sĩ cần truyền đạt. Nó không có những câu thơ hiểm hóc, bắt bí người đọc phải bóp đầu, bóp trán mãi cũng không tìm ra ý nghĩa của câu thơ mà người viết đã gủi gấm. Nội dung thơ THT giải bầy tuốt tuồn tuột hiện thực. Nó chia sẻ với người đọc ngay tức thời cái nội tâm mà người thi sĩ vừa nghĩ vừa viết ra. Những chuyện thường ngày của đời sống.
    Trong thời gian xảy ra trận sóng thần Tsunami tháng 12 vừa qua. Câu lạc bộ Thơ THT kêu gọi anh em làm thơ cổ động cứu trợ nạn nhân sóng thần. Chỉ trong vòng chưa đầy tuần lễ, những bài thơ THT đầy ắp cảm xúc được gửi về. Tất cả đã tỏ bầy tình cảm xót đau hết sức là chân thật, nồng nàn và cảm động. Có lẽ chỉ có THT mới thể hiện được sự chân thành của những thi sĩ bén nhạy và bộc trực đến như thế. Đó là ưu thế của một thể thơ mà chúng ta đang say sưa thể hiện làm ra. Người làm thơ nghĩ sao viết vậy, nhưng không vì thế mà giảm đi cái phong cách nghệ thuật của những bài thơ. (Mời các bạn đọc lại ở trang Website). Do vậy mà tôi muốn mạn phép quí Thi sĩ gọi nó là thơ Tân Hiện Thực.
    Sự chuyển hoá
    Sự chuyển hóa của THT trong thời gian gần đây, thật là đáng kể. Nó đánh động người làm thơ ở ngoài nước và tác động người làm thơ cả trong nước viết tính truyện làm xúc động lòng người (thơ về trận động đất sóng thần, vẫn chưa ngừng xuât hiện đây đó). Nó làm theo nhu cầu đòi hỏi của tâm hồn lẫn cảm xúc biến đổi quá khứ. Cái nhu liệu ngôn ngữ thơ một thời được dồn vào một ngăn tủ để làm tài liệu và dần lãng quên. Đó là tôi đang nói đến một số các nhà thơ tích cực muốn thay đổi cái tâm nguyện của mình trong nhu cầu làm mới thơ hiện đại Việt Nam.
    Mức chuyển động tuy chưa đồng bộ, nhưng đã lóe lên nhiều ánh lửa lạc quan. Nhận thức đã đi đúng phương hướng chọn lựa trong cung cách canh tân phù hợp với tâm hồn người Việt Nam, đánh thức sự say ngủ đã lâu dài giới làm thơ lẫn người yêu thơ vùng dậy để đuổi kịp trào lưu thơ Thế Giới.
    Có một số người cho rằng, những người làm thơ THT là chạy theo văn hóa ngoại lai, là theo đuôi bắt chước người khác, là đưổi theo một phong trào thời thượng mà đã là phong trào thì sớm bùng lên và mau tàn lụi. Tôi nghĩ những ý kiến trên là cực đoan và thô thiển sai lầm. Thời gian sẽ trả lời cho những ý kiến ấy.
    Học hỏi
    Trong Thế Giới hiện đại, nhu cầu học hỏi để tiến bộ là một đòi hỏi cấp bách. Không riêng gì trong lãnh vực thi ca văn học hay các loại văn hoá khác, mà tất cả các ngành như kinh tế chính trị và khoa học. Sự học hỏi để mở mắt ra, để nhìn thấy sự tiến bộ của Thế Giới là ánh sáng đáng khao khát cho những người mắt còn bị quáng gà hay thậm chí bị đui mu .
    Thơ THT là một loại thơ cần học hỏi và đáng để học hỏi. Chỉ tiếc rằng cái lý thuyết của nó được dịch ra, được viết ra. Các nhà lý luận văn học, các nhà thơ của chúng ta thực hiện chưa được đầy đủ, chưa được dồi dào phong phú và chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của những người yêu thơ muốn tìm hiểu. Nó cần được thảo luận trên các diễn đàn văn học. Nó còn cần có nhiều bài lý luận và dịch thuật có giá trị nhiều hơn nữa thì phong trào mới phát triển rộng lớn hơn được. Tôi biết sự nghi ngờ nơi những người chưa làm THT mà họ mới chỉ đọc sơ qua một số bài, có thể có một số bài chưa hay, chưa lĩnh hội được đầy đủ cái sâu sắc và độc đáo của một thể thơ hiện vẫn còn rất mới ngay tại Hoa Kỳ này. Các nhà thơ và các nhà lý luận thơ THT ở Mỹ như: Dana Gioia, Paul Lake, Frederick Feirstein, Frederick Turner .v.v... Đang ráo riết và hăng say viết những tiểu luận rất xúc tích về THT cũng phải xét đến những khó khăn để thuyết phục mọi người đọc và công nhận vì loại thơ còn mới mẻ này.
    Tôi nghĩ cách hay nhất là các nhà thơ Việt Nam nên bắt tay vào làm THT thì sự thuyết phục và yêu thích nó mới nẩy mầm và hứng khởi. Chỉ khi nào chúng ta bắt tay vào làm, thì sự kiện mới phát sinh, ý tưởng mới dồi dào và thơ mới tuôn ra, vì THT có một nét đặc trưng riêng để diễn tả những điều mà nhà thơ cần chia sẻ. Đôi khi cái cụ thể hóa của đời sống thường xảy ra không thích hợp để viết bằng những loại thơ khác thì THT nói lên được những điều mà ta muốn nói như một người kể chuyện vì mục đích của THT đưa đến người đọc là tính truyện.
    Nhưng nói như thế không phải là nó xóa bỏ đi hình tượng ẩn dụ mà nhà thơ muốn ký gửi hay diễn tả trong bài thơ. Hình tượng ẩn dụ là một cái bóng siêu hình cần thiết ở mỗi thể thơ nào cũng xuất hiện cần phải có. Nó tùy thuộc ở trình độ và nội lực thâm thúy của mỗi nhà thơ. Cái bén nhạy trong suy tư được núp sau ngôn ngữ để người đọc đi tìm, đi bắt cái ý tưởng đang lẩn trốn.
    Trong một bài viết về thơ THT, tôi có nói là mọi thể thơ đều bình đẳng. Có nghĩa là THT không hề muốn xóa bỏ hay loại trừ một thể thơ nào khác đã có hoặc đang hiện hành. Nó tùy theo tình cảm và nhu cầu mỗi nơi, mỗi lúc mà người làm thơ có ngẫu hứng muốn làm hay thích làm loại thơ nào cho phù hợp với tâm trạng thi nhân. Nhiều khi tâm trạng muốn nói lên những gì xa xôi ẩn khuất không tiện giãi bầy theo lối THT, thì lúc đó người thi sĩ sẽ áp dụng thơ tự do hay thơ lục bát v.v&. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, khi đã mê làm THT rồi thì người ta quên hết Lục bát tự do hay tiền chiến. Bởi khi đã nhiễm THT vào đầu rồi, đã làm nhuần nhuyễn rồi, thì cái ẩn ý hay siêu hình nào mà mình muốn truyền đạt cũng không phải là khó là bất khả tư nghị. Cái khó khi làm THT là mỗi bài thơ phải được sáng tạo một cách thực sự, để nó không giống những bài thơ khác về cách gieo vần tạo nhạc điệu. Phong cách phải khác. Thi pháp phải điêu luyện. Ý tưởng phải hàm xúc thì bài thơ mới hay, mới thuyết phục người đọc.
    Ngôn ngữ
    Ngôn ngữ bình thường của đời sống trong thơ THT, không phải là không được chọn lọc. Không phải là ù lỳ với những chữ nghĩa đã cũ kỹ. Chữ cũng phải tìm chữ mới, những chữ đắt giá, làm sao cho bài thơ khác lạ, để khi ta đọc lên nghe có một tiếng chuông của riêng mình. Cái phong cách của riêng mình không lẫn vào với đám đông. Bài thơ nào cũng vậy, nếu thiếu sự sáng tạo (bằng cách bắt chước người khác). Thiếu sự khó khăn với chính mình, bằng cách xuề xòa dễ dãi, thì nó sẽ trở nên xoàng và nhạt nhẽo. Không riêng gì thơ THT, cái bắt nguồn của tư duy trong sự liên tục là phải nghĩ ra, phải làm ra. Phải tưởng tượng kích động đi tìm, đi săn lùng ý tưởng, săn lùng con chữ.
    Thơ THT ra đời cũng không có gì là lạ. Bởi mỗi thế hệ nhà thơ luân chuyển tiếp nối họ đều có trách nhiệm cách tân, làm mới văn thể và ngôn ngữ cho thơ. Nói cho vui, thơ cũng chỉ là một trò chơi, trò chơi trí tuệ. Nó đuổi bắt bởi nhà thơ, sáng tạo luôn không cho nhà thơ dừng lại. Biến họ trở thành người nặn tượng tạo hình cho ngôn ngữ thơ. Hiểu một cách trang trọng: Đó là những nhà lập ngôn không thể thiếu của văn học. Ở Hoa Kỳ những nhà phê bình: Mc Phillips, David Lehman, Dana Gioia... Cổ võ cho New Formalism Poestry bằng cách giới thiệu các thi tập Nhịp Mạnh (strong Measures) hay Cả Trăm Đom Đóm (Hungdred of Fireflies) trong giữa thập niên 80. Lôi cuốn phong trào thơ mở rộng này.
    Ở hải ngoại phong trào vận động làm thơ THT sau hơn ba thập niên xuất phát từ Hoa Kỳ, còn phải học hỏi nhiều. Dầu sao sự cố gắng của chúng ta trong giai đoạn này là tiền đề, để những thế hệ đi sau, nhất là những người ở trong nước có dịp tiếp xúc nghiên cứu, tìm hiểu và làm phát triển, làm lớn mạnh THT trong tương lai, vì THT là một thể thơ phản ảnh sự chân thật của đời sống hiện thực và nó cũng là một loại thơ phù hợp với tâm thức thi ca dân tộc.
    QUỲNH THI
    02/13/05

    Last modified on 12/19/2008 04:59:08 | ©2004-2006 thotanhinhthuc.com.
    All rights reserved.
    Home

  4. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    THặ
    Nguyỏằ.n Đfng Thặỏằng​
    Đông PhặặĂng Hỏằ"ng, Mỏãt Trỏằi Đen!
    Mỏn tỏãng nhỏằng ngặỏằi yêu Tỏằ. Quỏằ'c Quê HặặĂng 'Ê 'ang sỏẵ kẵ tên vào bỏÊn TUYSN CÁO CỏằƯA NGặỏằoI VIST NAM YSU NặỏằsC.
    Riêng tỏãng cĂc sinh viên và nhỏằng 'ỏằ"ng hặặĂng 'Ê tham gia cuỏằTc biỏằfu tơnh ngày 9 thĂng 12 nfm 2007 tỏĂi Hà NỏằTi và TP. Hỏằ"á Chư Minh 'òi Bỏc Kinh trỏÊ lỏĂi ngay lỏưp tỏằâc Hoàng Sa và Trặỏằng Sa cho Viỏằ?t Nam.
    1.
    Trư thỏằâc Mỏằạ 'Ê xuỏằ'ng 'ặỏằng chỏằ'ng chiỏn tranh Viỏằ?t Nam.
    Trư thỏằâc PhĂp 'Ê biỏằfu tơnh chỏằ'ng chỏ 'ỏằT thuỏằTc 'ỏằng thặỏằÊng tay hỏĂ cỏng
    VỏĂn lẵ trặỏằng niên thói xÂm lfng.
    6.
    BỏĂn hỏằi: Khua chiêng gióng trỏằ'ng
    ĐĂnh và miỏằ?ng ưch lỏằÊi gơ?
    CÂu hỏằi tuy sĂng suỏằ't nhặng vỏằc!
    Im lỏãng nhặ phim cÂm SỏĂc Lô.
    ChỏÊ thỏƠy 'ỏằ"ng chư nào tuyỏn bỏằ':
    ĐĂnh Mao cỏằâu nặỏằ>c!
    Hay là
    Đỏằ"ng chư ta chỏằ lúc 'i sỏằâ Trung Hoa
    DÂng sỏằ> xin mỏằY 'ỏĂi sỏằâ quĂn Trặỏằng Sa
    Và lÊnh sỏằ quĂn Hoàng Sa
    Đỏằf tiỏằ?n bỏằ trao 'ỏằ.i vfn hóa 'ỏằTn 'ỏĐn
    ỏăm mỏằ'c thỏằc dÂn
    PhỏằY ruỏằ"i Ba Đơnh
    Mơ chó Bỏc Kinh?
    Hoỏãc giỏÊ
    Có 'ỏÊng 'ỏằ?nh cao
    Trư tuỏằ? nào 'ó ỏằY Thfng Long Thành 'Ê
    Đỏằ ra 'ặỏằÊc mỏằTt khỏâu hiỏằ?u nfm sao:
    TRÁNH MAO CHỏNG XỏÔU MỏảT N?O!



    Last modified on 12/11/207 - 11:00 AM â 2004 -2007 www.thotanhinhthuc.org.
    HOME




  5. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    VN HIẾN MÁU CHO TRUNG CỘNG
    Nguyễn Đăng Thường
    Khi giữa tôi và nàng và một cuộc
    Không phải tình mà chọi thi trên i
    Tờ nết và những góp ý hi hi
    Và những thiển nghĩ hì hì và mối
    Hoài nghi về những đóng góp của tân
    Hình thức và thơ trẻ quốc nội khi
    Gió mùa thơm ngát về đâu ôi lũ
    Chim giang hồ từng đôi rung cánh cũ
    Khe khẽ ru một du khách mĩ vua
    Lúc ngắm cảnh hồ gươm tháp rùa đã
    Cho là bài tình xinh nhất mình được
    Nghe ríu rít ca u ù u ú
    Và mẽo đi rồi mẽo về và meo
    Qua rồi meo lại nhớ thương ai trên
    Mấy đồi yên thế việt bắc chiến khu
    Khiến tim mi rơi khi nghĩ tới người
    Thơ bị chế độ hững hờ lúc cuối
    Đời lại xuất hiện trên một băng hình
    Cho người mua vui như nàng lola
    Montès trong một gánh xiếc dạo đã
    Từng là nhân tình của ông hoàng xứ
    Bavaria cuốn phim màu max
    Ophuls tuyệt vời bị chê với vai
    Chính martine carol tôi nhớ trong
    Bài tình xưa đó trước khi nó thành
    Đàn chim việt có ca từ tới đây
    Hoa lá buồn ngập lòng hay là đã
    Do mình tưởng tượng khi hồi tưởng giữa
    Mùa đông paris xám ngắt ngập căn
    Hầm moulin des prés quận 13
    Sau khi đấm đá thằng alain mà
    Nay sao ta đã là con tuấn mã
    Già bờm trắng da nhăn và nàng một
    Nữ sĩ chưa hề thấy mặt mà chỉ
    Hình dung có thể là tóc ngắn mắt
    Xanh lả bóng dừa hoang dại và tôi
    Chợt nhận thấy những mảnh vụn của lãng
    Mạn còn vương vãi đó đây dưới sọ
    Như những mảnh gương những vũng nước nhỏ
    Trên mặt đường nhựa sau cơn mưa chiều
    Ha giới trẻ mê mãi tìm cái siêu
    Hình và thơ ở nơi xa thực tại
    Khi ta chỉ mong còn tuổi xanh mạ
    Và cuộc sống vô hình dưới gành đá
    13.11.02


    Last modified on 07/26/2008 ?" 6:00 PM © 2004 ?" 2008 www.thotanhinhthuc.org.
    MUCLUC



    Được huyhung421 sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 27/12/2008
  6. proche01

    proche01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    thơ Tân Hình Thức là thế nào nhỉ?
    là cái mà Hùng đã post. Xót xa....
    Cộc cộc mở cửa thơ "Tân Hinh Thứ"c
    Từ "Hình Thức" không ổn. Ừ nó vốn không ổn
    mà. Tại người dịch nó thôi. Cái chữ "Hình Thức".
    Khoe khoang quá. Loè loẹt rồi. Hùng ơi.
    Được proche01 sửa chữa / chuyển vào 00:47 ngày 25/12/2008
  7. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    CHUYỆN TÌNH
    Nguyễn Đăng Thường
    nàng tên tina nàng rất xếch xy
    và hắn đã bị cú sét khi ngắm
    ảnh nàng khoả thân trên mạng lúc 3
    giờ sáng ôi môi nàng đỏ tóc nàng
    đen miệng tròn tựa chữ O vú to
    như hai quả dưa cửa mình là đóa
    lan rừng xinh eo thon da mịn chân
    nhỏ giò dài nên hắn chót đưa nàng
    ngay bằng thẻ tín dụng và không xe
    hoa pháo hồng nàng đã tới nhà hắn
    đúng 10 hôm sau trong 1 cái hộp
    be bé hắn hồi hộp xé lôi nàng
    ra kề môi vào cái lỗ xì mà
    thổi cho nàng phình lên chuyền sinh khí
    vào người nàng đầy hơi thở ấm của
    chính hắn và từ cái giờ phút ấy
    họ đã trở thành đôi uyên ương lý
    tưởng hạnh phúc tuyệt vời và tuy không
    thể sinh nở nhưng bù lại nàng sẽ
    trẻ đẹp mãi cho tới ngày tôi phải
    xa lìa cái địa đàng này và hy
    vọng người ta sẽ liệm chúng tôi chung
    cỗ áo quan chôn chung ngôi tiểu mộ
    bên hồ nước xanh dưới cành dương liễu



    Last modified on 03/26/2007 ?" 4:00 PM © 2004 ?" 2007 www.thotanhinhthuc.org.
    HOME


    Được huyhung421 sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 27/12/2008
  8. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    BÀI THƠ CA NGỢI
    BẢN LĨNH CỦA LOÀI NHAI LẠI
    Nguyễn Hoài Phương
    Chiều về thì trâu bò cũng về,
    từ đồng gần, đồng xa, từ núi
    cao, núi thấp hay từ dưới thung,
    dưới lũng, từ bờ sông, từ triền
    đê, từ các gò đống, từ bìa
    rừng hay từ tít rừng sâu, từ
    bờ ao, bờ chuôm, bờ đầm, bờ
    đìa, bờ kênh, bờ rạch, bờ hố
    bom, hố vôi, bờ thùng, bờ đấu
    hay từ ven những con đường lớn
    đường nhỏ..., và nói chung là từ
    khắp nơi, trâu với bò, bò với
    trâu đủng đỉnh con sau theo con
    trước, nối đuôi nhau về làng, chẳng
    việc gì mà phải nhanh chóng, chẳng
    việc gì mà phải gấp gáp, chẳng
    việc gì mà phải hấp ta hấp
    tấp, trâu bò bao giờ cũng thủng
    thẳng, thậm chí còn thủng thà thủng
    thẳng hay túc tắc, thậm chí là
    túc ta túc tắc... ngựa đi nhanh
    ngựa cũng về nhà, voi là đà
    voi cũng tới nơi, chẳng phải ngựa
    nên trâu bò cũng chẳng phải nhanh,
    tất nhiên rồi, nhưng chẳng phải voi
    sao trâu bò còn là đà hơn
    cả voi thì cũng là điều chẳng
    có gì cần phải thắc mắc, cũng
    như việc cứ đêm đến hoặc cứ
    lúc nào rỗi rãi thì trâu bò
    lại ợ thức ăn trong dạ dày
    ra nhai lại rồi trở thành những
    nhân vật tiên phong của trường phái
    nhai lại, trở thành giáo chủ của
    giáo phái nhai lại cũng chẳng có
    gì cần phải thắc mắc, cũng chẳng
    có gì đáng ngạc nhiên.
    NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG
    07262004

    Last modified on 12/27/2008 07:13:13 | ©2004-2006 thotanhinhthuc.com.
    All rights reserved.
    Home
  9. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    NẾU TA CÓ CHÚT ÍT VỐN TỰ
    CÓ THÌ TA CŨNG NÊN PHÁT HUY
    Nguyễn Hoài Phương
    trong vô số cách gây vốn để
    làm từ thiện, trong vô số cách
    góp quỹ, có một cách của mấy
    ngôi sao, các nàng sắp khỏa thân
    rồi bà con, anh em, xóm giềng, đồng
    bào, đồng chí ta ơi, xin đồng
    bào, đồng chí chú ý giữ gìn
    trật tự, đừng thở phì phì, đừng
    nói to, đừng cười hô hố như
    thế nữa, sắp tới rồi mình tha
    hồ mà xem vốn tự có của
    Vic-to-ri-a Bec-kham, của
    Ch-ri-s-ti-na A-gui-
    le-ra hay của Ho-lly Va-
    lan-ce, các nàng đang rục rịch
    rủ nhau khoe tất cả những gì
    có thể khoe, hở tất cả những
    gì có thể hở, sắp tới mình
    cũng tha hồ mà xem Po-sh,
    xem Ka-te Moss, xem Ge-ri
    Ka-lli-well cùng bao nhiêu nàng
    bao nhiêu cô chân dài, bao nhiêu
    nàng bao nhiêu cô eo thon, bao
    nhiêu nàng bao nhiêu cô ngực nở
    khác, các nàng các cô sắp sửa
    khoe tất tần tật, khoe cho mình
    xem đã con mắt, cho mình ngất
    ngây luôn, cho mình sẵn sàng móc
    luôn hầu bao để các nàng các
    cô lấy tiền của mình để các
    nàng các cô góp vốn gây quỹ
    làm từ thiện, mà thôi, xin mình
    đừng cười hô hố, đừng nói to,
    đừng thở phì phì mãi như thế
    này nữa, lặng yên mà xem các
    nàng các cô sắp cởi tất tần
    tật, cởi tất cả những gì có
    thể cởi được kia kìa, lặng yên
    mà suy nghĩ, nếu ta có chút
    ít vốn tự có thì ta cũng
    nên phát huy.
    NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG
    02/22/2005

    Last modified on 12/27/2008 07:18:59 | ©2004-2006 thotanhinhthuc.com.
    All rights reserved.
    Home
  10. huyhung421

    huyhung421 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    CHỖ CÂM MẶT TRỜI
    Linh Vũ
    Em hỏi ta. Mặt trời có bao nhiêu
    triệu năm ánh sáng? Em quá đỗi ngu
    si, không thấy ta uống nó mỗi ngày
    cho nên Ta có hằng tỉ năm để
    sống. Ta là ánh sáng, chỉ em không
    nhìn thấy thế thôi. Cặp vú em tròn
    vành môi em đỏ, đôi mắt em trong
    vì đâu. Cũng nhờ ta mửa vào em
    ánh sáng. Nhân loại sẽ cần ta, như
    em cần cập mông để phô trương trời
    đất. Ngày hôm qua California động đất em
    lại hỏi ta những câu ngớ ngẩn tại
    sao... Tại sao? Ta lại dùng giấy mực
    viết cho em một bài toán: Thế giới
    bao nhiêu tỉ người, bao nhiêu tỉ động
    vật, một giây bao nhiêu tỉ nhịp làm
    tình. Quả đất không bể đã là may.
    Cũng như ta có hằng tỉ năm để
    sống, nhưng ta chưa trở thành Thượng Ðế
    bao giờ. Ngày mai nếu ta bài tiết
    ra ánh sáng, cũng chỉ nấu đủ một
    nồi cơm, để em ăn no, đi lo
    chuyện tràng đồng. Hô hào, tự do, dân
    chủ, máu đỏ, đen, chân dài, ngực nở.
    Ðể ăn mày những chuyện quá xa xưa.
    Ta có một tỉ năm ánh sáng không
    soi đủ chiếc giường mỗi đêm ta ngủ
    nên khi ******** không đẻ nổi một
    thằng vua, một thằng Tổng Thống, một thằng
    Thủ Tướng để xía chuyện thế gian cho
    nên em không cần mặt trời làm ánh
    sáng. Chỉ có luồng điện âm của em
    và luồng điện dương của anh khè ra
    đóm lửa. Ðó là tận cùng chân lý
    cho anh, cho em, cho loài người soi
    mặt, cho bớt ngu si .Chiếc giường nệm
    là chỗ đến cửa thiên đường. Black hole
    Em đừng hỏi anh nhiều. Lên giường đi.
    LINH VŨ

    Last modified on 12/27/2008 07:45:45 | ©2004-2006 thotanhinhthuc.com.
    All rights reserved.
    Home

Chia sẻ trang này