1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn đàn

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi cocobubu, 24/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cocobubu

    cocobubu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/12/2010
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Thưởng tết!

    Chán quá,không đủ mua cây đào về chơi tết !
  2. minhuVH

    minhuVH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Bài viết:
    2.378
    Đã được thích:
    0
    Đúng y 1 tháng lương 13
  3. rubystar

    rubystar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2011
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    ec..ec...nghĩ đến thưởng tết mà nản quá, ko có hứng làm việc nữa....
  4. toanqt1985

    toanqt1985 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Tháng lương 13 +14 = 1 chai rưouj sữa Benlay :((
  5. zTinhPhaiz

    zTinhPhaiz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Bài viết:
    3.109
    Đã được thích:
    4
    năm nay cái gì cũng ít đi mà lại tiêu nhiều tiền
  6. thanhcale

    thanhcale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2009
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Thưởng tết ngân hàng mà còn kêu nản nữa thì các bên khác như mình biết nói gì nữa đây [r23)][r23)][r23)]
  7. rubystar

    rubystar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2011
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    ec..ec..được tiếng mà chẳng thấy miếng đâu a ơi, hic...đã thấy thưởng đâu, hôm nào cũng làm phờ người ra.
  8. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    chán vãi, có mỗi 400k, bằng nghĩa là đủ để đi 1 cái thiệp mời đám cưới của nhỏ bạn thân
  9. zhungocbaor

    zhungocbaor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2011
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Đi qua để rồi nhớ lại !

    Đi qua để rồi nhớ lại !Cứ mỗi lần qua cầu Chương Dương hay Long Biên nhìn về phía cầu phao phía xa, lại nhớ về tuổi thơ tôi "tuổi-thơ-dữ-dội" , "tuổi thơ tôi - Hà Nội ".





    Nhớ ngồi nhà rộng thênh thang, nào là quả roi, quả ổi đào ngon ngọt. Với hoa dâm bụt, hoa mào gà, cậy nhọ nồi. Mỗi sáng khi ánh nắng xuyên qua kẽ lá,màu sắc xanh đỏ của hoa, của lá nhìn tôi nhìn ra vườn tưởng như đứng trong vườn hoa con Cóc hay vườn hoa con Sít - vườn hoa nhà kèn (bj là vườn hóa Lý Thái Tổ). Nhớ nồi nước to tráng bánh đa, bánh phở, hàng ngày giao hàng cho nhà phở Thìn - Bờ Hồ. Nhớ cái bếp lớn để chú út dùng nấu muối tinh, nhớ cái bếp nhỏ đốt củi, có lần tôi ngu ngơ, nghịch ngợm làm cháy bếp! Nhớ hình ảnh ông Nội người tôi yêu thương, gắn bó với một tuổi thơ tôi nơi tôi từng có. Để mỗi khi tôi đói ông trẩy ổi , trảy roi cho cho ăn, mỗi khi ốm thì là những chén nước nhọ nồi ông cho tôi uống!. Nhớ mỗi buổi sáng hàng ngày, là 1 cái bánh chưng nhỏ ăn với đường, mẹ gửi ông cho tôi ăn sáng. Nhớ nhớ ông quá... hình dáng ấy, con người ấy , nỗi nhớ dịu dàng không nguôi ngoai, khi giờ đấy ông ko còn ở bên nhưng mãi mãi trong tôi...

    Nhớ tới những sáng theo mẹ vào trường, cùng lên giảng đường với mẹ. Ngồi cuối giảng đường tôi vẽ cây vẽ lá, rồi thẩn thơ đi lại, ngơ ngác lên xin giấy các anh, chị sinh viên. Sáng đi mẹ cho lợn ăn, chiều nào về cũng ngồi xem mẹ buộc lại chuồng vì lợn đói quá phá tan cả chuồng.

    Nhớ những sáng phải đi học mẫu giáo (mẫu giáo Trần Hưng Đạo) nép mình chui vào tủ để không ai tìm thấy , để không phải đi học. Rồi nhớ lúc mẹ đèo đến trường, lăn ra khóc ì èo, đòi về, kèm theo những lời hứa của mẹ : "sẽ đến đón con sớm" , ^^ Yên tâm ngồi nhìn mẹ đi làm, mà nước mắt lã chã rơi, mong đến chiều mẹ về đón sớm. Mà đi học hồi đấy cũng thích lắm, được ăn bánh bột rán - bánh Pam ngon ơi là ngon (bánh này của quỹ FAO - Liên Hiệp quốc tài trợ thì phải). Tuần được uống 2 lần mỗi lần 1 cốc sữa đậu nành, nghe mà sa sỉ quá, vì thường ngày mấy khi được uống đâu, hihi, nhớ nhớ...

    Nhớ đến lần mẹ đón, tôi ngu ngơ nhìn nhìn, rồi lại ngó ngó hỏi mẹ: "Không hiểu người ta đang ăn gì mẹ nhỉ ?" mẹ nhìn tôi : "người ta đang ăn trứng vịt lộn, con ạ ". Thế rồi mẹ im lặng đèo tôi về nhà, hứa lúc nào lĩnh lương sẽ mua cho tôi ăn. Cả tối hôm đấy về mắt mẹ "đỏ", mẹ im lặng, đi ra đi vào, như đang tính toán, thêm bớt, bù trừ một điều gì đấy mà tôi cũng chả biết nữa...chỉ biết là cuối tháng đấy, mẹ cho tôi ăn trứng vịt lộn, chỉ thấy mẹ nói nói cười cười vui lắm, mà cũng chả hiểu vì sao nữa! tôi nhớ nhớ...

    Nhớ mỗi lần bố ở Điện Biên gửi củ cà rốt về nhà, mẹ cắt thành miếng nhỏ, không biết làm gì mà nó khô và teo nhỏ lại, nhưng lại là phần quà "mứt cà rốt" mỗi lần tôi đi học về... Nhớ bố thường chở 2 mẹ con trên 1 chiếc xe cuốc đi chơi công viên Lênin (bj là công viên Thống nhất) , quảng trường có tượng đài Lênin ở Điện Biên Phủ. Nhớ mỗi sáng bố gọi dây sớm, tập đạp xe trên giường, nhớ mỗi trận đòn của bố. Rồi thì những đêm theo bố trực ban, được leo lên Cột cờ Hà Nội trong đêm 30 Tết, leo lên rồi xuống nhầm đường hoang mang chạy xuống tóe khói... :)). ôi nhớ quá ! hjhj

    Nhớ hồi trước đọc VỢ NHẶT của Kim Lân có nói đến "dân ngụ cư", thì chắc bạn bè tớ ngoài này toàn con các nhà "ngụ cư" thôi. Nhưng bạn bè ngoài bến sông này hay lắm, con của các gia đình các tỉnh phía Bắc ở trọ lúc bấy giờ và ở lại luôn sau này. Nhiều thành phần lắm, nào là con nhà bán bánh mỳ, bán hàng rong, bán hỏa quả rong, bán nước chè ở ngoài vườn hoa cạnh Nhà hát lớn. Nhớ những buổi hè, cùng lũ bạn ra ngoài chân cầu Chương Dương đi bộ ra bãi giữa đá bóng, trốn tìm, chơi đồ... rồi thì chọc quả bàng ăn chát lè mà đứa nào cũng thấy ngon.

    Nhớ những ngày hè, không đi mẫu giáo, ở nhà với ông ...cùng các bạn ngoài bãi đi bộ ra kem Tràng Tiền, ngồi bên kia vệ đường ( chỗ rạp gì quên tên rồi) ngồi xem mọi người ăn kem. Kể thì mọi nghe tưởng đùa, nhưng cứ đợi ai ăn xong, cả bọn sang đường nhặt que kem mang về nhà. Làm chi? à, về nhà rửa sạch, cho vào lọ sữa ông Thọ cất làm que tính, không thì lấy lõi dây dù phi công buộc làm bè mang ra sông thả...
    Nhớ từng con phố Hàng Bè, Hàng Dầu khi đi dọn hàng cho cô, nhớ phố Lương Văn Can với bao nhiêu đồ chơi mà tôi luôn ao ước được làm con nhà bán hàng, nhớ phố Tố Tịch có thầy Đản , cô Loan dạy tiếng Anh..., nhớ từng hàng cây, mái nhà, nhớ bức tường sơn vàng ở Trần Nguyên Hãn, nhớ mấy chú cắt tóc hay múa kéo hàng ngày. Nhớ Cung văn hóa Thiếu nhi, khi có lần leo tầng cao nhất đuổi nhau, ngã rách cằm, các bạn tầng học vẽ , tầng học tiếng Anh nhao nhao ra xem, còn minh thì tự hào trở thành người nổi tiếng vì được nhiều người quan tâm... À rồi thì nhớ sau khi được ghi hình cho chương trình "Bông hoa nhỏ" cùng lớp vẽ, thầy giáo dẫn cả lớp ra hàng phở Thìn trên Bờ Hồ, mỗi đứa được 1 bát phở , một quả trứng trần. Ăn vào thấy ngon biết bao nhiêu, trời lạnh mà! haha, bỗng chợt lại nhớ ra hồi trước bánh phở nhà ông Thìn mắt toét - Phở Thìn Bờ Hồ là do nhà minh làm ra,hihi ^^! Ăn xong, đứng dậy vươn vai, rồi cung các bạn đi bộ ra Tràng Tiền, thầy giáo mua cho mỗi đứa 1 cái kem và 10 nghìn đồng tiền catxe! hê hê . Nhớ vị ngon bát phở, cái lạnh của kem, cái sự thích thú của số tiền đầu tiên kiếm được, nhớ ...nhớ đến tận bây giờ không quên... nhớ nhớ...!

    ... Dù mùa đông hay mùa hạ, dù có nắng hay mưa, nhưng mỗi khi qua cầu, nhìn về bãi đất chỗ có cầu phà, , lại làm cho tôi nhớ! Nhớ lại biết bao những kỷ niệm nho nhỏ , to to về tuổi thơ, kỷ niệm gia đình, bạn bè , kỷ niệm về Hà Nội. Nhớ! Để biết mình đã có những gì, để phải làm điều gì mà mình cho là tốt nhất... tôi luôn nhớ vậy!

    (P/S: a`rồi thì hôm trước qua Nhà hát lớn gặp 1 thằng ku, mãi mới nhớ ra. Hàng ngày 2 mẹ con nhà nó ra chợ Hàng Bè lê la ăn xin, nhưng tối về lại tểnh tang ăn uống. Bấy giờ thì nó lớn lắm rồi chắc không nhận ra tôi ... ôi tôi lại nhớ ! (^o^) )
    [​IMG]
    Xóm nước sông Hồng!

    [​IMG]
    Cầu Long Biên
  10. tungsonbtv

    tungsonbtv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Tuần trước lên toà nhà của PACE ở Q.1 dự diễn đàn KH Talk & Think - Chia sẻ và Suy ngẫm với chủ đề: Sài Gòn của tôi - Di sản văn hóa Sài Gòn từ một góc nhìn. Diễn giả là Ts. khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu - Hậu khảo cổ.
    Nhờ đó mà biết thêm nhiều thứ về SG xưa và nay. Mới biết cái câu Nhà Bè nước chảy chia 2, ai về Gia Định Đồng Nai thì về là của những người từ miền bắc đi mở cõi ở phương nam. và họ đi ngược từ phía biển lên, đến vùng ngã ba sông này thì một ngã rẻ về Gia Định, một ngã rẻ về Đồng Nai. Chứ ko phải là của những người từ SG đi xuôi ra biển.
    Mới biết thêm nữa do đâu mà có địa danh Nhà Bè. Là do ngày xưa có ông phú hộ nhà ở ngã ba sông giàu có và tốt bụng đã làm một cái nhà bè ở vùng này cho những người thuyền chài qua lại nghỉ ngơi đỡ vất vả trong khi chờ nước lên để dong thuyền xuôi ra biển hoặc ngược vô sông, ý như là một cái nhà từ thiện. và đó cũng là tính cách hào phóng thương người đã thành truyền thống từ xưa đến nay của dân Nam bộ. Về sau người ta gọi luôn vùng đất có cái nhà bè của ông phú hộ ấy là Nhà Bè. Thành tên của huyện Nhà Bè bây giờ.
    Mới biết ở phương nam này, tính cách đặc điểm của người và đất Sài Gòn là đại diện cho những đặc trưng tính cách của đất và người Nam bộ. Chứ ko như ở phương bắc, Hà Nội không bao giờ và ko thể là dại diện cho tính cách của đất và người bắc bộ.
    Sâu sắc thay!
    v.v & v.v
    Thế mới biết thực chất của cái câu đất lành chim đậu và do đâu ở VN ta từ trước đến nay chỉ có nam tiến chứ ko hề có chiều ngược lại. và cũng là sự lí giải cho dân số SG nay đã suýt soát 10 triệu người.
    Đơn giản là vì ở SG người ta đến định cư ngày càng đông đúc ko chỉ là để kiếm sống và lập nghiệp. Mà còn là để được sống giữa sự chan hòa, thoải mái, phóng khoáng ... của những con người và vùng đất phương nam giàu lòng nhân bản và thân thiện. Ở đó ko có sự cục bộ bản vị địa phương, ko có sự phân biệt đối xử vùng miền, tỉnh này huyện kia, đằng trong đằng ngoài... SG là một liên hiệp quốc thu nhỏ.
    Phải nói là bà Hậu khảo cổ này trình bày vấn đề rất sinh động và hấp dẫn. Có thế mới giữ được người nghe đến quá giờ ngọ.
    Diễn đàn có sự xuất hiện của ông Dương Trung Quốc với những phát biểu thẳng thắn ở cuối buổi. Ông khẳng định khoa học lịch sử vốn dĩ là khách quan nhưng khốn nỗi nó bao giờ cũng gắn liền với những mưu đồ chính trị. Do vậy mà lịch sử thường bị bóp méo. Và sau lịch sử bao giờ cũng có bóng hình của chính trị.
    Chán thế nhỉ.

Chia sẻ trang này