1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Diễn đàn

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi cocobubu, 24/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thubayonline

    thubayonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2010
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    1
    Nó chứng tỏ 1 điều, VN mình ko có tư duy tổng thể. Ko có 1 nhà chiến lược nào ra hồn. Chỉ toàn kẻ ko làm đc gì như tôi đang ngồi gõ phím ở đây :(
  2. nguyenhoahanam

    nguyenhoahanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bằng cấp có là tất cả?

    Các anh chị khóa trên, những người đã ra trường và đi làm từng an ủi chúng tôi: “Bằng cấp không quan trọng đâu em ơi, chủ yếu do năng lực của mình thôi”.
    Thật sự tôi vô cùng ngưỡng mộ những người thành đạt, với tài sản kếch sù từ chính bàn tay mình làm nên. Người có bằng cấp làm được điều này đã là quá tài, giờ người không cần bất kỳ chứng nhận, bằng cấp nào mà thành công, thật sự, đúng là thần tượng của lòng tôi. Và tôi càng bái phục hơn, những ai giữ một cương vị cao trong xã hội đi lên chính khả năng của mình, mà không cần các mối quan hệ nâng đỡ.
    Không biết các bạn thế nào, nhưng với tôi, với một sinh viên mới ra trường, cũng có cái bằng đấy. Khi chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm tôi mới thấy thấm thía giá trị của nó. Không tiền, không mối quan hệ, nhưng để ngồi được vào một vị trí tốt, thu nhập tốt, ôi, đó chính là cái bằng quyết định.
    Các anh chị khóa trên, những người đã ra trường và đi làm từng an ủi chúng tôi: “Bằng cấp không quan trọng đâu em ơi, chủ yếu do năng lực của mình thôi”. Ừ, lúc đó nghe sướng đấy, lạc quan đấy nhưng giờ, tôi nhận ra, mình thiếu mất một điều kiện: Ừ, bằng cấp không quan trọng đâu, ừ, chủ yếu do năng lực của mình; nhưng mà đi kèm với nó phải là tiền, là quan hệ”. Nên một đứa con nhà nông như tôi, bằng cấp là tất cả.
    Tại sao ư? Đơn giản, tôi không tiền, nhà tôi không có công ty riêng hay cơ ngơi nào cả, bố mẹ tôi không có quen ông này hay bà kia. Nhưng khổ nỗi, tôi muốn tìm được một công việc để duy trì cái dạ dày, sự sống của tôi, muốn ba mẹ tôi bớt khổ cực khi tuổi già đang đến.
    Tôi không có tiền chạy điểm, vừa học vừa làm việc nên với cái bằng khá cử nhân đã là một hạnh phúc. Theo gót các đàn anh, đàn chị đi làm thêm, tôi cũng tích lũy được kinh nghiệm, cũng thành thạo việc đấy. Nhưng để tìm được công việc thu nhập ổn định, thực sự tôi choáng: “Cử nhân, tốt nghiệp loại giỏi hoặc khá với điểm TB >= 7,5”. Tự tin vào khả năng của mình, tôi có đủ. Nhưng hỡi ôi, cái hồ sơ của tôi, cái CV (sơ yếu lý lịch) của tôi, nó không vượt qua nổi vòng nộp hồ sơ. Mà có khi, mất luôn sự can đảm gửi xe và bước chân vào công ty đó. Vậy thử hỏi, sự cố gắng của tôi, năng lực của tôi, kinh nghiệm của tôi ai sẽ biết đây? Đấy là chưa kể, nhiều nơi còn đòi hỏi phải tốt nghiệp từ trường lớn này, trường lớn nọ.
    Nhưng các nhà tuyển dụng, xã hội ta đâu coi trọng cái tự học, cái tự mày mò chứ
    Ừ, người ta vẫn nói ầm ầm, đào tạo chỉ là trên lý thuyết, giữa học và làm khác nhau. Học nhiều nhưng tận dụng vào công việc chỉ phần nào; ừ, cái chính phụ thuộc vào năng lực, ý thức, khả năng. Trời, nhưng các nhà tuyển dụng, xã hội ta đâu coi trọng cái tự học, cái tự mày mò chứ.
    Người ta chỉ coi trọng cái được đào tạo từ trường lớn, trình độ cao; chứ đâu coi trọng cái tự đào tạo. Anh cao đẳng làm tốt hơn anh cử nhân, nhưng anh cử nhân lương vẫn cứ cao hơn. Các bạn cử nhân, các bạn tìm việc làm có dám chắc các bạn hơn toàn bộ các bạn tốt nghiệp trung cấp hay cao đẳng cùng ngành bạn không? Nếu có ai, nhà tuyển dụng nào dám khẳng định vậy thì thật là thất vọng cho cái mác cử nhân – cái mác được đào tạo sâu về tư duy, lý luận, nhìn nhận. Mà thạc sĩ giấy, tiến sĩ giấy cứ nhan nhản, nhưng xã hội ta, người tuyển dụng vẫn cứ yêu cầu.
    Rồi chưa kể, vi tính có người lướt như phím đàn, sử dụng thành thạo các thủ thuật, ứng dụng, nhưng khổ không có chứng chỉ hay bằng cấp nào cả. Hay tiếng anh giao tiếp được, dịch thuật tốt, nhưng không có chứng nhận, cũng loại việc làm thêm Nên cứ hỏi sao dịch vụ làm chứng chỉ Tin học, ngoại ngữ cứ mọc lên như nấm, phát triển ẩm ầm. Không có thời gian thi hay để kịp thời hạn dự tuyển, người ta cứ đổ xô đi mua thôi.
    Hiện tại, có mấy nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu nộp một cái CV, rồi gọi người ta phỏng vấn, dự thi. Thử hỏi, tại sao người ta cứ cố gắng bán chất xám, sức lực đến kiệt quệ cho những công ty nước ngoài.
    Nói chung, để có một công việc ổn định, thu nhập tốt, có thời gian cho gia đình, có thời gian cảm nhận cuộc sống; ở cái xã hội ta ngày nay, với tôi bằng cấp vô cùng quan trọng. xuất khẩu lao động
    Tôi chẳng phải thiên tài nên chẳng thay đổi được xã hội. Chỉ khi nào xã hội thay đổi thì suy nghĩ và quan điểm của tôi mới thay đổi.
    Vậy còn các bạn thì sao? Với bạn, bằng cấp có quan trọng không?
  3. theman08x

    theman08x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2011
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi rộng quá bạn ah! Phải tùy từng thời điểm, tùy từng hoàn cảnh mới xét được cái gì quan trọng. Có lúc thì bằng cấp quan trọng. có lúc thì các mối quan hệ quan trọng, có lúc thì tiền lại quan trọng, có lúc năng lực mới quan trọng.
  4. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4
    Cũng còn tùy. Mình đơn cử 3 trường hợp cho bạn thấy;
    1. Có mối quan hệ thì bằng cấp trường này trường kia, phọt phẹt, ngành láo nháo vẫn xin được việc ngon, bạn có cơ hội thể hiện năng lực.
    2. Bằng cấp không đúng chỉ tiêu tuyển dụng, hồ sơ của bạn sẽ bị loại ra bất kể bạn học giỏi thế nào. Như vậy, ngay cả cơ hội để thể hiện năng lực bạn cũng không có.
    3. Với trường hợp tự mình đứng ra làm chủ, rõ ràng việc bạn vận dụng những cái được học vào công việc được hay không là do chính bạn. Bằng cấp có hay không có cũng được bởi bạn là chủ.
    Nhưng, chung quy cho cùng thì việc có bằng cấp ngon lành nó như một giấy thông hành giúp bạn có cơ hội lựa công việc tốt hơn để có một cuộc sông tốt hơn người lao động phổ thông.
  5. dongthantai

    dongthantai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    anh subin 8x nói chuẩn đó. năng lực có nhưng không có bằng cấp tốt thì vé qua cửa cũng khó
  6. greenbaby

    greenbaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2010
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Trước Khi Ăn Thịt Cá Bạn Hãy Xem Nhé

    [YOUTUBE]2Le-GN-FEGs[/YOUTUBE]
  7. adminnhcs

    adminnhcs Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2009
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    0
  8. TuongLaiVietNam

    TuongLaiVietNam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giờ trái đất & việt nam 2100

    GIỜ TRÁI ĐẤT & VIỆT NAM 2100
    (http://gio-trai-dat-viet-nam-2010.blogspot.com/)



    Giờ Trai Đất là một sự kiện toàn cầu được tổ chức bởi Hội Bảo Vệ Tự Nhiên Toàn Cầu (World Widelife Fund) vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm. Vào ngày này WWF kêu gọi tất cả mọi người tắt điện từ 8.30pm tới 9.30pm.

    Mục đích của Giờ Trát Đất không chỉ là kêu gọi mọi người tiết điệm điện trong một tiếng đồng hồ để bảo vệ môi trường. Mục đích của nó còn sâu xa hơn thế. Nó nhắc nhở mọi người về hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng thay đổi khí hậu. Và Giờ Trái Đất kêu gọi mọi người hãy sử dụng các nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường, ủng hộ việc tái chế, trồng cây xanh bảo vệ môi trường. Không chỉ một giờ trong năm mà là 365 ngày trong năm.

    Trong vòng 5 năm qua Giờ Trái Đất đã đạt được những thành công vang dội. Vào 31 tháng 3 năm 2007, Giờ Trái Đất lần đầu tiên được tổ chức tại Sydney, Úc. Sau 5 năm, nó đã phá kỉ lục với 5,251 thành phố ở 135 quốc gia tham gia và ước lượng tầm 1.8 tỉ người trên toàn cầu. Các kì quan thế giới cũng tắt đèn như Tử Cấm Thành, Tháp Eiffel, Nhà Hát Opera Sydney và các nơi khác. Vào 2011, Việt Nam có 30 tỉnh thành tham dự và đã tiết kiệm được 500 triệu VND.

    Nói về Việt Nam, thật đáng lo lắng là Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ hiện tượng thay đổi khí hậu. Sau đây là những hậu quả cần đặc biệt chú ý mà Việt Nam sẽ gặp phải:

    Thay đổi về lũ lụt và hạn hán:
    Bởi vì nhiệt độ bầu khí quyển thay đổi, lượng mưa giảm đáng kể vào tháng 7, tháng 8 nhưng lại tang nghiêm trọng vào tháng 9, 10, 11. Nó dẫn đến hạn hán kéo dài trong 2 tháng 7 – 8 nhưng lại nhiều bão lũ hơn vào 3 tháng tiếp theo. Theo ước lượng 80 – 90% dân số Việt Nam sẽ bị hứng chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

    • Mậc nước biển dâng:
    Từ những năm 1960 đến 1990, mực nước biển dâng 5cm và nó dẫn đến 600 hecta đất ở Cà Mau bị cuốn trôi. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là theo dự báo, đến 2100, nước biển sẽ dâng tới 1 mét. Tới lúc đó, hậu quả thật là kinh khủng: 40% diện tích ĐBSCL sẽ chìm trong nước biển, 35% dân số toàn quốc sẽ bị chịu ảnh hưởng.

    • Ảnh hưởng đế nền nông nghiệp:
    Mức độ ngập mặn của đất và nước tang cao khiến cho nền nông nghiệp các vùng ven biển gần như tê liệt (đặc biết nhất là vựa lúa ĐBSCL khi 40% diện tích bị chìm trong nước biển). Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao khiến một số cây không có điều kiện phát triển phù hợp. Chưa kể nhiệt độ tăng, cũng đồng nghĩa sâu hại phát triển mạnh mẽ.

    • Ảnh hưởng tới ngàng thủy hải sản:
    Khí hậu thay đổi khiến hệ san hô cùng vô số sinh vật biển sống ở đây biến mất hoàn toàn. Sản lượng ngàng thủy hải sản giảm 1/3.

    • Ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
    Nhiệt độ ấm lên khiến vi rút và bệnh dịch tăng nhanh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.



    Một viễn cảnh tồi tệ mà ta và con cháu ta sẽ phải gánh chịu là nạn đói, bệnh dịch hoành hành, và một dấu chấm hết cho một tương lai tươi sang của quốc gia và dân tộc. Tất cả mọi người dân hãy vì tương lai con em chúng ta, hãy bảo vệ thiên nhiên, người mẹ trái đất.
  9. namptht

    namptht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Kinh dị quá, hôm nay lại là ngày mùng 1 âm lịch nữa chứ, mình không phải người máu lạnh rồi, xem clips xong thấy nôn nao cả người.

    Những hành động như tôn vinh sự sống, nuôi dưỡng những mầm non sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc.
  10. evilzone

    evilzone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2012
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Ngày rằm, mùng 1 Âm lịch

    Chắc chắn có nguyên nhân khoa học nào đó đằng sau nhưng phần lớn mọi người đều biết là vào dịp giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, trời đất, thời tiết không khí như có một vẻ khác lạ, gió như nhẹ hơn, cây cối cảnh vật như sống động hơn so với buổi hôm trước, dường như có một sự chuyển động và thay đổi khe khẽ đang diễn ra ở khắp nơi.

    Có thể nói đó là sự chuyển giao của đất trời và vạn vật, nếu chúng ta tinh ý một chút chúng ta sẽ nhận ra sự thay đổi nhỏ này. Tương tự như thế, ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng cũng có thể coi như là một ngày giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa vạn vật với nhân sinh, giữa đời sống và thế giới siêu nhiên (chẳng thế mà hầu hết gia đình VN đều thắp hương cúng lễ thổ công, thần linh và tổ tiên, Phật Thánh vào ngày này).

    Trong phạm vi gia đình mình, tôi cũng muốn chia sẻ với tất cả mọi người hãy chọn ngày hôm nay (mùng một đầu tháng 3) làm một ngày chúng ta thực hiện hàng tháng việc sống vui, sống khỏe, lạc quan và Từ bi hỷ xả. Những ngày còn lại trong tháng chúng ta có thể "chiến đấu" với cuộc sống nhưng cũng cần có một ngày để thả lỏng và chiêm nghiệm.

    Từ: ở chữ nhân từ, hiền từ, từ thiện, từ mẫu; chỉ sự khởi tâm nhân ái của chúng ta đối với đời sống và vạn vật xung quanh.

    Bi: là sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm. Nếu không có lòng Bi, rất có thể chúng ta sẽ trở nên vô cảm và khó hòa hợp với đời sống xã hội, với tự nhiên.

    Hỷ: ở chữ hoan hỷ, hỷ hả, song hỷ...là chỉ niềm vui, sống một ngày vui vẻ, khởi đầu cho một tháng sẽ vui vẻ, lạc quan.

    Xả: chính là tha thứ chấm dứt những phiền não, oán trách, phiền muộn. Chúa Jesus còn nói: "Hãy tha thứ và yêu thương cả những kẻ thù của con.", không lẽ gì mà Đức Phật lại không có một tư tưởng tương tự. Và chúng ta, người trần mắt thịt, nếu muốn tìm thấy sự an lạc trong lòng mình, thì chúng ta nên thấm nhuần tinh thần này, cần tha thứ, không cố chấp vào những điều mình thấy phiền não. Tha thứ cho những người xung quanh, tha thứ cho đối tác, nhân viên, cho mọi người, cho những người gần gũi nhất như vợ, chồng, con... mình (đối với những gia đình đang cãi nhau), và có thể tha thứ cho chính những điều mình không hài lòng về bản thân.

    Sám hối không phải là một từ mang nghĩa xấu, rằng phải có tội thì mới sám hối. Những người theo Đạo thiên chúa sám hối với Chúa (thông qua người đại diện của Chúa là linh mục, đức cha) mỗi khi lòng họ cảm thấy bất an dù là nhỏ nhất. Và họ có thể sám hối hàng tuần. Đó là một trong những điểm hay của những người có niềm tin tôn giáo. Vì họ được hướng dẫn và quản lý bởi không chỉ luật pháp, lễ nghĩa, phong tục... mà bởi cả những cam kết với đấng thiêng liêng. Những tiếng nói khe khẽ của lương tri chính là thông điệp của Đấng thiêng liêng (Phật, Thánh, Chúa, Tổ tiên...) gửi tới con người từ trong sâu thẳm tâm thức.

    Có nhiều bác rất bận rộn với cuộc sống, điều đó là đương nhiên bởi vì đời sống vật chất đòi hỏi chúng ta phải liên tục đạt được các nấc thang mới, các tầm cao và thành công mới. Tuy nhiên, vào ngày mùng 1 như thế này chắc chắn trong gia đình mình có những hoạt động như sau:

    - Bố tôi sẽ thắp hương tưởng nhớ thần linh và các cụ Tổ tiên
    - Nếu tôi vào chùa thì chắc sẽ gặp nhiều người quen họ hàng ở đó

    Khi chúng ta đã an vui, bình an, rồi cộng thêm sự nỗ lực phấn đấu thì chắc chắn của cải và thành công và nhiều thứ khác nữa sẽ đến.

    Dù gì đi nữa, ngày mùng 1 đầu tháng là một ngày dành cho Tinh thần, dành cho những điều lâu dài, tâm trí tĩnh tại để nhìn nhận lại những chuyện sâu xa hơn và rộng rãi hơn, hướng đến những điều tốt đẹp, lạc quan. Ngày mai lại trở lại với đời sống, sẽ bắt đầu một guồng quay của ngày mới của tháng mới.

Chia sẻ trang này