1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điển hay, tích lạ!(mục lục Điển tích- Trang 1)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi yahaha22, 04/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    Tống Ngọc:
    Nói về Tống Ngọc, tình sử Trung Quốc viết: Vương Trung là một đại thần của nước Sở. Một lần vua cho lĩnh ấn tiên phong đi dẹp loạn, bị thất trận. Vương Quân bị giáng chức, được bổ làm thiên hộ vệ quân tại Nam Dương. Ái nữ là Vương Kiêù Loan cũng theo cha về nhiệm sở mới.
    Kiều Loan là một giai nhân tuyệt sắc đang độ tuổi trăng tròn, bản chất thông minh, lại được cha mẹ cưng chìu, từ nhỏ đã thông làu kinh sử, văn hay chữ tốt. Năm tháng nàng chỉ quẩn quanh chốn khuê phòng. Tài sắc vẹn toàn, lại là con nhà trâm anh thế phiệt, nên khó mà tìm cho được người môn đăng hộ đối. Nàng có một người cô là Tào Di, góa chồng. Mẹ nàng đưa bà vềsống chung với gia đình để sớm hôm bầu bạn với Kiều Loan.
    Một hôm, trong tiết thanh minh, hai cô cháu cùng đám thị nữ tản bộ đến hoa viên thưởng ngoạn. Đang mải ngắm hoa xuân, Kiều Loan linh cảm có ai từ bên kia bức tường đang đăm đăm nhìn mình. Chỉ đôi mắt ai đó thôi, Kiều Loan đã thẹn thùng đỏ mặt, đôi chân líu quíu không dời bươc được. Nàng níu lấy áo bà cô, giục đưa về phòng; các thị nữ cũng líu ríu về theo.
    Vườn hoa đã vắng bóng giai nhân, nhưng hương thơm còn đọng lại. Đôi mắt, chàng trai lần bước ra, tẩn ngẩn như mất hồn; chợt trông thây chiếc khăn tay của ai còn vướng trên cành hoa, chàng cầm lấy áp vaò môi. Một thị nữ của Kiều Koan quay trở lại tìm chiếc khăn cho chủ. Chàng trai tư giới thiệu tên là Tống Ngọc và biết tên của thị nữ là Minh Hà và dò được quí danh của cô chủ. Tống Ngọc không trả lại khăn, mà chỉ năn nỉ nhờ thị nữ trao lại cho chủ một tấm hoa tiên, bài thơ vừa mới viết:
    Phạ xuất quí nhân phận ngoại hương
    Thiên công giao phó hữu tình lang
    Ân cần ky thủ tương tư cú
    Nghi xuất hồng ty xuất động phòng

    (Khăn rơi mỹ nữ đượm hơi hương
    Tạo hóa khiến xui kẻ vấn vương
    Gởi khúc tương tư tình tha thiết
    Chỉ hồng buộc chặt mối lương duyên)

    Từ tuổi dậy thì vừa chớm, giai nhân chỉ ẩn mình phòng the, chỉ biết vui cùng đèn sách. Nay nhận được lời tỏ tình tuy quá đường đột nhưng chao ôi là tình. Trong lòng như sóng dậy, Kiều Loan không chợp mắt, cuối cùng không nén được rộn ràng, tấm hoa tiên đề thư phúc đáp:
    Thiế''p thân nhất điểm ngọc vô hà
    Linh thi hầu môn tướng tướng gia
    Tinh lý hữu thân đồng đối nguyệt
    Nhàn trung vô sự độc khán hoa
    Biết ngô chi hứa lại kỳ phương
    Thúy trúc nang dung nhập lãi nha
    Kỳ dữ dị hương cô lãnh khách
    Mặc tướng tâm sự loạn như ma

    (Thân em như khôi ngọc trong lành
    Khuê các ẩn mình kín cửa quan
    Ngày vắng dạo xem hoa dưới mái
    Đêm thanh bầu bạn trăng bên mành.
    Một mình ngắm hoa nào ai tỏ
    Cành ngô phượng vĩ chen màu biếc
    Khóm trúc ô môn đượm mảnh tình
    Nhắn nhủ phượng xe người lữ khách
    Đừng trao tâm sự rối ren lòng.)

    Tống Ngọc nhận được thơ từ tay Minh Hà, chàng lại phúc đáp. Từ đó , tỳ nữ Minh Hà là chim xanh, thơ đi tình về cho đôi lứạ Thời gian qua, đến lúc yêu đương đã chín mọng rồi, vậy mà Tống Ngọc vẫn phớt lờ chuyện mai mối, Kiều Loan phải thúc giục. Chàng trai viện cớ này , cớ nọ để trì hoãn. Rồi một chiều, Tống Ngọc lén đến bên tường đông, tỏ ý muốn vào tận sâu khuê phòng. Nàng từ chối; nhưng khi Tống Ngọc tiu nghỉu ra về, thì Kiều Loan lại sai Minh Hà đem đến một tấm hoa tiên:
    Ám tương tế ngữ ký anh tài
    Thảng hướng nhân tiện mạc loạn khaị
    Kim dạ hương khuê xuân bất toả
    Nguyệt di hoa ảnh, ngọc nhân lai

    (Đôi lời xin ngỏ cùng ai
    Nỗi riêng chớ để người ngoài thị phi
    Phòng xuân mở rộng đêm nay
    Trăng đưa hoa bóng gót lài rẽ sang

    Vầng trăng vừa ló đầu núi, Tống Ngọc đã vội vàng nhẹ bước đến tường đông. Tỳ nữ Minh Hà đứng đợi ở cửa phòng. Lúc được đưa vào gặp, Kiều Loan cho mời bà cô Tào Di đến, rồi quay lại nhỏ nhẹ cùng Tống Ngọc:
    - Thiếp là người đoan chính, chàng đâu phải là kẻ phàm phu. Chúng ta đã yêu nhau là do tài sắc, đã thành keo sơn gắn bó. Yêu chàng, thiếp đâu còn tiếc lấy thân, nhưng chỉ sợ vườn xuân cánh ****, biết rồi có giữ được nguyện ưó+c hay không. Vây chúng ta hãy nguyện lời thề thủy chung đầu bạc răng long. Nếu không, chẳng hóa ra vì ham mê muội ái ân mà chúng ta quên nghĩa đá vàng.
    Đôi uyên ương nhờ bà cô đứng ra chứng dám lời thề nguyền. Làm chứng xong, bà cô rút êm, để lại phòng the cho gió trăng. Ngoài phòng, Minh Hà ngồi canh cửạ Sáng tinh mơ, Kiều Loan đã đánh thức tình lang dậy, thủ thỉ bên tai chàng:
    - Đời con gái, thiếp'' đã trao trọn cho chàng rồị Thiếp chỉ mong chàng giữ trọn lời thề, sống chết có nhau đến trọn kiếp.. Từ đây về sau, khi nào có thể gặp nhau được, thiếp sẽ sai bảo Minh Hà đến đón chàng.
    Từ đó, đôi trai gái không còn kín đáo trao cho nhau những vần thơ tình ủ ấp'' hương , mà chỉ cách khoảng một hai hôm, lại được sự dẫn dắt cuả cô thị nữ Minh Hà, để tìm gặp nhau trong ái ân hoan lạc. Tường đông rộn ràng hoa ****, nào đâu ngờ càng rộn ràng hơn trong lòng thiếu nữ Minh Hà, đang xuân thì phơi phới, cứ phải lấp ló trộm nhìn cảnh dập dìu gái traị Và, thời gian không lặng lẽ qua đi , trong suốt ba năm, những khoản hở không gặp Kiêù Loan, Tống Ngọc lại lén lút dan díu với Minh Hà. Sau rồi, Kiều Loan cũng hay chuyện, đau đớn không lường, nhưng chuyện đã rồi, đành ngậm đắng, và hối thúc Tống Ngọc phải làm lễ thành hôn với mình.
    Từ lâu, Vương Thiên Hộ đã lợm danh Tống Ngọc, chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn chuơng uyên bác, nhưng lại chuyên bề trăng gió , đã làm cho biết bao giai nhân bẽ bàng, nên quyết liệt từ chối lơì cầu hôn. Bị từ hôn, vui hay buồn không biết, Tống Ngọc lặng lẽ ra đi, nối tiếp cuộc sống ngắt hoa bẻ cành. Đau thương cho Kiều Loan, vò võ trông ngóng người yêu quay trởlại, rồi đau tình đến chết. Trước khi lìa đời, nàng đã để lại bản Trường hận ca và ba mươi bài thơ tuyệt mệnh.
    Nguồn: http://www.vietmedia.com/literature/giaithoaivanchuong/?ID=53
    ------------------------------------
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  2. LeAnNa

    LeAnNa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn tất cả các bác đã giúp em giải đáp thắc mắc!! Em xin vote kính tặng các bác mấy ông sao
     
  3. LeAnNa

    LeAnNa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn tất cả các bác đã bỏ chút thời gian giúp em giải đáp thắc mắc!! Em xin vote kính tặng các bác mấy ông sao
     
  4. Hoangtu

    Hoangtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2001
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    2
    Thế còn câu " Dây máu ăn phần " ? Dùng câu này nhiều nhưng ko biết điển tích của nó, tò mò quá.
    Ai đó giải thích giùm tôi với , cám ơn nhiều ;D
    HT.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ''''Dây máu ăn phần'''', khi đọc câu này. Thì dường như chúng ta đã hiểu phần nào nội dung, và ý nghĩa của thành ngữ này. Nên mình nghĩ đây chỉ là quán ngữ mà thôi. Nhưng khi bạn hỏi, mình nghĩ hay là nó có gắn với 1 câu chuyện hay là điển nào đó. KHi mình có tra cứu sách Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ từ điển giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ, thì cho biết câu này là quán ngữ thật.Nó không gắn với câu chuyện và điển nào cả.Chỉ là đúc kết và câu nói gắn gọn, súc tích của ông cha mà thôi...
    Về việc nhận diện thành ngữ, có phải gắn vói 1 câu chuyện hay điển nào thì cũng dễ thôi. Nó thường có danh từ chỉ người, hay địa danh là 1 . Thứ 2. khi đọc câu đó lên. Nếu chúng ta không biết điển của nó, thì không hiểu ý nó nói về cái gì. Còn thành ngữ, tục ngữ thì rõ ràng chúng ta đọc câu đó lên. Cũng phần nào hiểu được ý nghĩa nó muốn nói lên điều gì.
    Mình lấy 1 ví dụ khá thú vị như câu Cưỡi ngựa xem hoa thì rõ ràng khi đọc câu này lên, chúng ta không thể hiểu sao nó lại nói về sự qua loa, đại khái, không tìm hiểu kĩ vấn đề được. THực ra cau này bắt nguồn từ 1 câu chuyện khá lí thú Có một chàng công tử muốn đi xem mặt vợ sắp cưới. Nhưng chân bị què. Còn cô dâu rất xinh nhưng lại bị sứt môi. Cho nên bà mối mới cho chàng công tử ngồi lên ngựa, còn cô dâu thì kh chàng công tử qua, thì lấy bông hoa che miệng lại. 2 bên đồng ý kết hôn, khi kết hôn xong thì 2 bên mới biết các tật của nhau.
    hi, khá hay phải không? Còn quay lại với câu Dây máu ăn phần hì chủ yếu câu này dùng trong quân sự . Chỉ quốc gia, mà thường được dành cho Mĩ. Trong 1 bài báo thế giới gần đây, về Một kế hoạch "khùng khùng" của Mỹ:
    Đem Iraq "bỏ vào" Jordani
    có đoạn:
    máu ăn phần
    Kế hoạch "Vương quốc" Hashemite có thể mang lại cho Washington một số lợi thế về mặt chiến lược. Đầu tiên, việc thiết lập một vương quốc thân Mỹ dưới sự cai trị của Vua Abdullah của Jordani sẽ giúp Mỹ chiếm nhiều ưu thế quân sự hơn.
    Washington tính rằng sau khi loại bỏ chính phủ hiện nay ở Iraq, Mỹ không còn phải nơm nớp lo sợ có thêm một chính phủ chống đối nào nắm quyền lực tại Baghdad nữa. Các nước khác trong khối Arab lúc bấy giờ như Iran, Arab Saudi và Syria sẽ tự cô lập lẫn nhau, với những phần đất rộng lớn ngăn cách giữa các nước này nằm dưới sự kiểm soát của quân đội thân Mỹ.

    ------------------------------------ Nỗi đau ngày ấy là em ạLà chút hao mòn của bể dâuBể dâu sông bãi con thuyền béTrong cõi vô thường nhẹ cánh chao.
  6. bearbie

    bearbie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    cho tui hỏi lại về câu "Khố rợ phải lấm" này. Câu này ở đâu ra vậy, đã có bao nhiêu người biết về nó, có phải nó cũng chỉ là một trong các giả thiết không bao giờ có thể chứng minh được về câu "Bố vợ phải đấm" chăng? Tui hỏi vậy là vì đã được nghe người khác bảo là ở quê ông ấy, người ta nói "Vênh váo như đố vỡ phải đấm" cơ. Cái đố là miếng vách bằng loại chất liệu gì đó, mà khi đấm nhiều lần vào thì nó vênh lên.
    Nói chung là có nhiều dị biệt như vậy, và cũng chẳng ai giải thích được làm sao mà nó lại biến thành câu "Bố vợ phải đấm" phổ biến đến như thế (e là chẳng mấy ai từng nghe "Khố rợ..." và "Đố vỡ..."
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Không ai có thể khẳng định những chứng cứ. luận điểm về văn học, nghệ thuật, văn hoá là đúng 100% được. Không như Toán học 1+1=2. cái này thì không bàn. Nhất là ca dao, tục ngữ, thành ngữ.. nó là văn học truyền miệng thì tất nhiên là nhiều dị bản rùi.Như ý kiến của bạn cho rằng câu Vênh váo như khố rợ phải lấm còn dị bản nữa là"Vênh váo như đố vỡ phải đấm" cơ. Bạn còn giải thích thêm. Cái đố là miếng vách bằng loại chất liệu gì đó, mà khi đấm nhiều lần vào thì nó vênh lên.Như vậy cũng đúng, vì có nhiều thứ vênh để có thể ghép vào câu này.
    Nhưng khi xét một câu nói, chúng ta phải tìm hiểu nghĩa của nó. Như câu Vênh váo như bố vợ phải đấm , bạn thử xét nghĩa của nó xem. rõ ràng là vô lí rùi.Vì câu này nghe vui vui, nên người ta mới nhớ và nói thế thôi.
    Mình lấy ví dụ như câu bầu dục chấm mắm cáy người ta thường nói là bầu dục chấm mắm cáy nghe thật hay. Vì bầu dục là cái ngon nhất trong bộ lòng của con lợn, đem chấm với nước mắm cáy thì còn gì bằng. Chứ ''dui đục'''' sao lại chấm nước mắm được, thật ngộ.hay câu ra môn ra khoai, thì người at nói là ra ngô ra khoai. Môn là một loại cây rất giống cây khoai, khó phân biệt được. Còn ngô với khoai thì đứa con nít cũng phân biệt được.
    Thôi, vấn đề này mà mang ra bàn cãi thì lâu lắm. Với lại cũng ko đúng chủ đề này lắm. Nếu bạn thích, thù hãy mở topic khác, mình sẽ bàn về vấn đề này.

Chia sẻ trang này