1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện năng

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi 7604, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bác Ami nói đúng vì khi dò hỏi thông tin tôi cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Thôi thì cho tôi hỏi về transformer hy vọng có bác nào làm qua hoặc đang làm hướng dẫn giúp.
    giả sử tôi có 1 transformer:
    - (25000 / 33333 / 41667) KVA
    - Hệ thống giải nhiệt (OA/FA/FA).
    - Temperature rise (test report): topOil(50.5, 47.1, 44.9)
    - Temperature rise (test report): windingOil(63.7, 53.2, 42.1)
    - Core weight, Coil weight, gallon oil...là những số cố định a,b...
    *** Với số liệu về nhiệt độ lưu trữ cho một ngày cố định trong năm, ta có thể vẽ ra biểu đồ cho phép hoạt động của transformer tại một "tải" cố định (100%, 133,33%, 166,66%)...
    *** Với số liệu trên, ta có thể vẻ ra biểu đồ cho phép thay đổi tải tại một nhiệt độ cố định trong một thời gian cố định
    - Tuy nhiên nhiệt độ bên ngoài và tải luôn thay đổi. Làm sao có thể vẽ biểu đồ cho phép hoạt động của transformer thích ứng với nhiệt độ và tải khác nhau, đó là việc tôi muốn hỏi.
    *** EPRI có 1 software gọi là PTLoad cho phép giải bài toán tương tự dựa trên chuẩn IEEE C57.91-1995. Chuẩn này cần đưa vào trên dưới 20 điều kiện và số liệu không phải lúc nào cũng kiếm được bên ngoài. Qualitrol dùng sensor để đo nhiệt độ TopOil và tính winding rồi được đưa vào PTLoad với những số liệu khác để tính khả năng chịu tải của transformer cho 1 thời điểm nhất định. Hạn chế của PTLoad là đòi hỏi đưa vào quá nhiều số liệu mà không phải ai cũng có thể cho vào chính xác. Tuy rằng mất nhiều thời gian nhưng dự đoán vẫn bị giới hạn bởi nhiều. PTLoad có thể là một software hàng đầu trong việc này nhưng theo tôi thì vẫn chưa hoàn chỉnh và EPRI vẫn đang phát triển tiếp.
    *** Lúc này tôi có hệ thống PI, plan information system, nhận tính hiệu trực tiếp từ SCADA. RTU có khả năng thu dữ liệu trong vòng vài cycle nhưng SCADA thì có giới hạn khoảng 2 second nên hệ thống của tôi cũng giới hạn theo SCADA (second). Mặt khác tôi có một database khác, MMW chứa đựng số liệu của transformer. Từ Excel tôi tạo ra khả năng gọi tên 1 transformer (1 trong số 2000) thì tôi có thể có những thông tin về nó cũng như số liệu bên ngoài field. Để vẽ được đồ thị cho phép hoạt động của transformer nào đó trên mọi biến đổi của nhiệt độ và tải tại một thời điểm nhất định, cũng như dự đoán cho ngày tôi cần phải có chương trình để tính sự thay đổi nhiệt độ của "winding over topOil" và "topOil over ambient" cho mọi lúc, mọi tải....Nói đúng hơn thì tôi có công thức của EEEI nhưng những số liệu mà nó cần không phải lúc nào tôi cũng có thể có được, nên tôi muốn tìm tất cả nhất cách tính có thể có dù bất cứ nơi đâu, dựa trên bất kỳ cơ sở nào. Từ đó giúp tôi so sánh với những số liệu thực tế mà tôi có để tạo ra một cách tính mới mà tôi có thể thảo mãn trong mọi điều kiện (tương đối dựa trên 1 cơ sở nào đó được chấp nhận)
    Đây chỉ là bước đầu trong project của tôi. Có rất nhiều tình tiết kỷ thuật liên quan, và cũng có rất nhiều việc tôi chưa biết hoặc không biết. Bác nào có thời gian thảo luận về những vấn đề trên, xin cảm ơn trước.
    ===================
  2. ami

    ami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Bác 7604 ôi, kiếm được người làm cùng kiểu đề tài với bác thì khác nào mò kim đáy bể.
    Em có thử search mấy cái từ khoá xem có cái nào khả dĩ liên quan đến vấn đề của bác không, cũng được kha khá. Toàn file PDF thôi, không bốt lên đây được.
    Nhưng mà nói trước rằng nếu không phải do chính chủ search thì có khi cả trăm file may ra được vài cái dùng được
    Có gì thì bác cứ mail cho em
    Chúc bác sớm tìm được cái ưng ý
    amitie
  3. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Project của bác 7604 khoai thật, có phải ý đồ của bác là đưa ra được phương thức vận hành của transformer khi có các điều kiện bên ngoài là tải và nhiệt độ môi trường??? Khó hiểu quá. Hệ SCADA của bác có yêu cầu như vậy à?
    - ở VN, không thể có số liệu mà bác cần, tôi không vận hành trạm biến áp nên không nhớ rõ, hình như theo quy trình máy biến áp chỉ được vận hành không quá 140% tải định mức trong không quá 2h. Tất cả các trạm biến áp ở VN đều có người điều khiển (lạc hậu phải không?), một giờ ghi số liệu một lần: các dòng điện tải của các lộ đường dây (feeder), dòng tải của máy biến áp, điện áp...
    Qiseng
  4. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Qiseng
    [/quote]
    Đây không phải là yêu cầu của SCADA mà chủ yếu nhắm vào việc điều hành và bảo trì transformer nhằm hạn chế sự cố có thể xảy ra mà vẫn bảo đảm năng lượng cho người tiêu dùng. Điều kiện của môi trường bên ngoài vượt quá sự điều khiển của con người nhưng nhiệm vụ của 1 kỷ sư là học hỏi và tìm hiểu những giới hạn của sự việc nhằm tạo ra những ứng dụng phục vụ cuộc sống một cách tốt nhất dựa trên những giới hạn đó trong một thời điểm nhất định.
    Transmisson support không chỉ phục vụ cho đường truyền tải mà bao gồm luôn một phần nào đó của distribution. Nếu tính luôn transformer của khác hàng thì hệ thống của tôi có trên 3000 cái từ dướ 1MVA đến 800MVA. Tuy nhiên công việc tôi tập trung vào Power transformer 435/25KV và Auto transformer. Máy biến thế có thể xem như 1 single device mắc nhất trong hệ thống truyền tải điện. Để lắp đặt 1 máy 25MVA tốn vài triệu, nhưng không phải muốn là có mà đôi lúc phải đặt hàng trước cả năm từ châu Âu hay Úc. Tuổi thọ của một máy biến thế vào khoảng 40 năm (30 cho những máy mới) tuy nhiên tùy thuộc vào bảo trì và chất liệu của máy. Chất liệu của máy thì dễ biết vì khi mua có số liệu của hãng và bản báo cáo chạy thử ở những điều kiện đặt ra. Chính vì vậy mà việc bảo trì máy lúc này (hơn 30 năm tuổi) càng được quan tâm nhằm kéo dài thời gian hoạt động của máy. Nguyên nhân chính dẫn đến sự "chết" của máy biến thế chủ yếu là nhiệt độ cao vượt quá sức chịu đựng cũng như phá hoại dần lớp cách nhiệt. Hiểu được khả năng hoạt động của máy biến điện thông qua giới hạn môi trường và sức tiêu thụ là bước đầu tiên đưa đến khả năng dự đoán và điều hành đường truyền tải hữu hiệu nhất.
    Tùy vào lớp bảo vệ dây mà khả năng hoạt động của máy khác nhau. Insulation có thể chia ra làm A, B, F, H. Loại A có khả năng chịu nhiệt 55 độ cao hơn 40 độ bên ngoài cộng thêm 10 độ ở điểm nóng. Loại này sẽ có mức báo động ở 105 độ và có thể chạy thêm bao lâu nữa tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài và tải. Loại H có khả năng chịu 150 độ so với 40 độ bên ngoài cộng thêm 30 độ điểm nóng. Những số liệu này thường được cung cấp bởi hãng, nhưng sự hoạt động của máy dựa trên bản "transformer test report". Bản này coi như tiêu chuẩn của máy mà hãng phải bảo hành. Nó chứa đựng hầu hết những số liệu cần thiết. Cái khó là không mỗi hãng có một cách test khác nhau và những số liệu cũng khác nhau...
    Trên là nói về nhiệt độ, giờ nói về tải. Mỗi một lượng tải nhất định sẽ làm tăng nhiệt độ dây dẫn một số "x". IEEE có bảng liên hệ giữa nhiệt độ và tải nhưng trên thực tế vẫn là một ẩn số mà tôi đang đi tìm. Bên cạnh đó hệ thống làm lạnh giúp máy giảm nhiệt nên thêm vào sự hoạt động của máy một số nhất định. Có một số trường hợp máy có thể chạy ở điều kiện 150% cho một thời gian nhất định. Theo tài liệu thì đôi khi máy có thể chạy đến 200%, nhưng tôi chưa thấy điều này. Ngoài ra, mùa hè và mùa đông cũng ảnh hưởng nhiều đến tải của máy cũng như là thời điểm trong ngày, sáng chiều....
    Nói về VN thì tôi rất hứng thú vì hy vọng một ngày nào đó tôi có thể về bển làm việc. Mạng điện thành phố ở VN có tuổi thọ khoảng 25-30 năm nhưng chủ yếu phát triển sau năm 92 và chấp vá như một đóng bùi nhùi. Có lần tôi nghe nói hệ thống điện sẽ dùng 220V làm tiêu chuẩn nhưng hình như vẫn sử dụng 110V. Hệ thống bảo trì hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Chủ yếu đường điện ở VN được phát triển sau năm 92 nên tuổi thọ chỉ vào khoảng 10 năm. Tuy rằng lúc này chưa đến tuổi "về hưu" của cả hệ thống nhưng tương lai đã rất gần, nếu không chú trọng vào bảo trì thì tất cả sẽ sụp xuống khi đến tuổi. Hiện tượng cháy nhà vì điện xảy ra thường xuyên, và luôn đổ lỗi cho người sử dụng. Đúng ra ngành điện và bên quản lý phải hiểu rõ nguyên nhân hơn là cứ đổ cho một chữ điện....
    Bỏ qua chuyện đó đi, trở lại với bác Qiseng. Theo như bác nói thì hệ thống SCADA của VN còn quá lạc hậu. Đây chính là lúc cần đầu tư hơn để phát triển nó. Chính vì việc từ việc bác design một SCADA tí hon đến việc phát triển chung của toàn lưới điện rất gần nhau. Trạm điện bên này thì đã từ lâu không ai làm việc cả. Mọi người chỉ đến khi trung tâm điều khiển phái đến hoặc bên bảo trì có việc phải làm. Ứng dụng kỷ thuật công nghiệp vào ngành điện hình như cũng đang phát triển mạnh tại VN....Tôi thì cũng không chuyên như các đồng nghiệp bên này. Tuổi đời họ hơn tôi 15-20 tuổi thì tuổi nghề họ cũng hơn tôi như vậy, và phần lớn họ chuyên về 1 môn. Tôi thì làm việc với cả bên IT vì kỷ thuật mới thì IT biết nhưng tại sau làm và ứng dụng kỷ thuật gì thì phần lớn do bên tôi quyết định. Sau khi tôi set up và vận hành những mô hình trong phòng riêng thì bàn giao qua cho IT để họ lo việc quản lý. Sau khi làm hết nhiệm vụ của administrator, integrater, và manager của hệ thống thì tôi bắt tay với các chuyên gia của transmission và distribution để tìm hiểu họ cần gì và những gì mà hệ thống tôi có thể phục vụ. Chính vì vậy mà công việc tôi khá lộn xộn. Sau khi giải quyết vấn đề này tôi sẽ tập trung vào operation, lúc đó sẽ làm việc nhiều với breaker và relay. Mà cũng có thể chẳng bao giờ hoàn thành một công việc nào cả, vì phải bắt tay vào việc mới. Đôi khi việc cũ mang theo, cũng có lúc bàn giao lại cho người khác. Ngay cả, ngày mai bị lay-off không chừng.
    Nếu bác có cơ chế hoạt động của SCADA ở VN hoạt bác hiểu phần nào nói lên cho tôi biết với. Tất cả những gì về hệ thống điện VN tôi đều thích.
    ===========================
    Được 7604 sửa chữa / chuyển vào 05:43 ngày 07/05/2003
  5. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Các bác có thêm tin gì về sự cố đường dây 220KV làm mất điện hơn 4 giờ tại Hà Nội không?
    ============================
  6. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Mất nhiều hơn 4h. Nguyên nhân do nổ máy cắt 110kV trạm điện Chèm (220/110/35kV). Ở VN không còn sử dung điện 110V từ rất rất lâu rồi. Việc cháy nhà do điện thường không phải do lỗi ngành điện, ngành điện chỉ quản lý đến công tơ (kWh meter), vào đến nhà dân thì dân quản lý, sự hiểu biết của dân về điện rất it nên tai nạn hay xảy ra.
    Còn SCADA ở VN hầu hết là thu thập số liệu, chưa có phần điều khiển.
    Về việc vận hành máy biến áp tôi nói ở trên là vận hành máy công suất>25000kVA.
    Công việc của 7604 thú vị thật, ở các nước phát triển mới cần quan tâm đến cái project của bác, ở VN thì máy quá tải trong giới hạn cho phép thì không sao, quá một tí thì nhảy bớt tải ra hoặc cắt luôn cả máy, thế là xong.
    Qiseng
  7. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Lúc nảy tôi đi họp có một phần nói về những tiêu chuẩn mới khi hãng mua một power transformer. Từ sau 2002, ngoài LTC thì Qualitrol 111-200 sẽ được gắn liền vào power transformer và Qualitrol 509 sẽ đi kèm với auto transformer. Như vậy transformer sẽ có 2 CT heated well, 1 dành cho Qualitrol probe và 1 dành cho mechanical gate. Tại Mỹ, thermal monitoring đã trở thành vấn đề nóng được quan tâm đến. Ngoài Úc và BaLan thì Mỹ còn mua transformer của Đại Hàn. Tôi xem trong vtv4 nói VN cũng xuất khẩu máy biến thế loại lớn. Bác Qising có số liệu về nameplate hoạt test report của mình không? Mỗi khi nói chuyện mua bán máy điện từ châu Á với đồng nghiệp tôi lại nghĩ đến VN. Các kỷ sư, kỷ thuật của mình thường có kiến thức khá cao. Nếu chịu khó nghiên cứu đến những yêu cầu của Mỹ thì một ngày nào đó sẽ xâm nhập được vào thị trường của họ.
    Muốn giảm tải một máy biến điện đang sử dụng thì phải tăng nguồn dự trữ từ một hướng khác hoặc phải cắt bớt một phần tải. Theo sự cố tại HN thì hệ thống truyền tải hình như là single circuit. Qising có thể nói rõ hơn các bước cần thiết khi giảm tải ở VN không?
    Về việc ngành điện có nên chịu phần nào trách nhiệm sau cầu dao chính hay không có lẽ là do sự phát triển hai xã hội khác nhau nên suy nghĩ của tôi với Qising cũng khác nhau. Hiện tại ngành điện VN có thể giảm tải khá tùy tiện, nhưng tương lai nếu có cạnh tranh thì giảm tải không còn đơn giản nữa. Nhiệm vụ ban đầu của SCADA là thu thập số liệu và rồi dùng số liệu đó để kiểm soát và điều khiển lưới điện là điều tất yếu. 30 năm trước, người Mỹ cũng đi ra trạm biến điện để ghi số liệu, thậm chí có cả gia đình sống ngay trong trạm biến điện vì thành viên chính là người ghi số liệu. Rồi với sự trợ giúp của công nghệ truyền thông và sự pháp triển của công cụ đo lường hệ thống SCADA bắt đầu được hoàn thiện hơn. Ví dụ 20 năm trước 15 phút dữ liệu được xem là tiêu chuẩn của công nghệ điện nhưng ngày nay số liệu tức và số liệu lưu trữ đang hình thành một tiêu chuẩn mới cho việc sản xuất công cụ đo lường. CT, transducsor và Power metter ngày càng có nhiều nơi sản xuất và ngày càng rẻ hơn. Ước mơ 50 cent sensor rồi cũng sẽ thành hiện thực. Về communication thì VN lại đang sử dụng những công nghệ mới....Nhìn chung SCADA có hoàn thiện hơn trong điều kiện hiện tại của VN, nếu như chính phủ và ngành điện mong muốn và tạo điều kiện để phát triển. Lúc đó thì Qising có thể ứng dụng kiến thức "small SCADA" của mình rồi.
    *** Cách đây 2 năm tôi có nói chuyện với vendor, PI, hệ thống tôi đang dùng; họ cho tôi biết VN đã có mua hệ thống của họ. Hình như mọi kỷ thuật mới đều có ở VN thì phải.
    ====================
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Lúc chiều vội quá nên quên vấn đề này. Có thể mỗi nơi có tiêu chuẩn riêng nên việc tải máy đến 140% là điều hợp lý. Tuy nhiên Tải là 1 không là yếu tố chính để vận hành máy biến điện. Trước 1995 hầu hết các transformer chỉ sử dụng đến 100% tải, nhưng sau những nghiên cứu về nhiệt độ tạo niềm tiêu chuẩn cho máy chạy hơn 100% tải dưới điều kiện nhiệt độ cho phép. Ví dụ nhiệt độ bên ngoài dưới 10 độ thì tải 140% vẫn có nhiệt độ dây bên trong máy thấp hơn 30 độ so với 140% tải dưới nhiệt độ bên ngoài là 40 độ. Theo IEEE std C57.91-1995 (IEEE Guide for Loading Mineral-Oil-Immersed Transformers) thì Aging Acceleration Factor (Faa) ở 110 độ = 1. Faa là yếu tố chính để tính tuổi thọ của máy biến điện. Đồ thị của Faa là 1 expernential curve nên khi nhiệt độ lên đến 110 thì tuổi thọ của máy sẽ giảm rất nhanh.
    Faa = EXP[(15000/383) - (15000 / (Tw+273))]
    15000 là tuổi trung bình của máy biến thế 40 năm (máy mới chỉ được rate 30 năm). 383 là nhiệt độ tuyệt đối cộng 110 còn Tw là nhiệt độ của dây (winding of the coil).
    Cách tính này của IEEE không chỉ dành cho các nước phát triển mà có thể sử dụng mọi nơi. Đúng là các nước phát triển có điều kiện để nghiên cứu nhưng ứng dụng của những nghiên cứu không chỉ dành riêng cho họ mà mọi người có quyền hưởng dụng. Ví dụ sự cố đường dây tại HN, theo như báo chí và Qising là do quá tải trên đường dây vì trời quá nóng lượng điện tiêu thụ tăng mạnh mà "máy cắt" (switching or circuit breaker ???) bị hỏng. Bản chất của sự việc là do nhiệt độ vượt quá mức chịu nhiệt của dây dẫn hoặc dây bên trong máy (nếu như bị nổ như Qising cho biết, điều này hợp lý hơn). Nếu dựa vào tải để quyết định sự hoạt động của đường truyền thì sẽ dẫn đến nhiệt độ vượt quá sự cho phép nhưng tải vẫn còn chỗ để tăng so với một ngày mát trời. Ngược lại nếu lấy nhiệt độ làm chuẩn, thì trong những ngày nóng được dự báo trước sẽ có sự quan sát kỷ hơn về tải và nhiệt trên đường dây. Tải tăng thì nhiệt độ tăng, nhưng dù nhiệt độ bên ngoài có cao thì cũng không tạo ra tình trạng đột biến mà nhiệt sẽ tăng tương đối chậm (có thể tính bằng phút hoặc giờ, so với cường độ tính bằng cycle). Tất nhiên còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác, tuy nhiên lấy nhiệt độ làm chuẩn để vận hành đường dây có nhiều ưu điểm hơn vì nó cho phép phản ứng kịp thời với bản chất của sự việc.
    À, nhân tiện cho hỏi Qising có tin gì về lỗi của "máy cắt" không? Cách đây 2 tuần tôi cũng điều tra một trục trặc trên đường dây khi "circuit breaker" không thể đóng lại. Theo dữ liệu của hệ thống thì có một lượng reactive power (var) xảy ra dù rằng đường dây vẫn open. Đó là một trong những bằng chứng để có thể chứng minh được lỗi của CB là do rating capacitor bên trong CB bị hỏng. Dựa vào đó bên bán CB phải bồi thường vì nó chỉ mới thay hơn 1 năm. Tại Mỹ thì mọi sự cố đều được điều tra để tìm nguyên nhân và ghi lại. Điều này rất quan trọng và ngay cả những sự cố ở nơi khác đôi khi cũng rất có lợi nếu được ghi lại kỷ lưỡng.
    ===================
  9. ami

    ami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Theo em biết thì hình như cách đây mấy năm, ở VN cũng đã thử nghiệm trạm không người ở Nam Định rồi. Nhưng mà không thành công, bởi vì thỉnh thoảng nó lại bị sự cố (hỏng máy tính hay cái gì đó) và chẳng ai biết sửa như thế nào. Thế nên là cái trạm ý bị dẹp rồi.
    Nói một tí về cái sự cố ở HN hôm rồi: theo như báo chí nói (và thực tế như vậy thì cũng dễ hiểu) thì là do bây giờ nhà nhà sắm điều hoà, ngành ngành dùng điều hoà, thế nên điều tất yếu là đường dây sẽ quá tải rồi đứt phựt như vừa rồi. Thế nhưng cũng không thể đổ lỗi cho sự dùng điều hoà được (có tiền thì phải mua dùng cho nó sướng chứ tội gì mà phải chịu cái nóng như thiêu ở HN). Một cái giải pháp là dùng công tơ 2 hoặc 3 giá gì đó. Ban ngày, vào những giờ cao điểm thì tính tiền thật cao lên, nhà nào chịu chơi thì sài, không chịu được thì dĩ nhiên phải tắt bớt cái điều hoà đi. Cái ngón này thì chắc bất cứ ai học HTĐ thì chắc đều biết cả. Thế nhưng mà hình như là chẳng có cái điện lực nào làm được thì phải.
    Vĩ mô hơn 1 tí là nói về vụ san bằng đồ thị phụ tải, mà một trong những biện pháp khá hữu hiệu cũng vẫn là cái công tơ 3 giá ấy. Cái biểu đồ phụ tải ở VN nó cũng gần giống như cái tháp dân số mà hồi cấp 2 em được học ý. Vào giờ cao điểm thì nó cao chót vót còn giờ thấp điểm thì nó thấp lè tè. Thế nên điện thiếu thì vẫn cứ thiếu, thừa thì vẫn cứ thừa (chính xác hơn là vân hành không kinh tế)
    Em còn đang đi học nên không biết nhiều lắm về thực tế, theo những gì mà em được biết thì nhưng vấn đề đặt ra ở VN đều có thể giả quyết bằng những biện pháp khá đơn giản, không phải cái gì quá xa lạ với lý thuyết. Tuy nhiên thực tế thì chẳng có cái gì ra cái gì. Như vậy nghĩa là có rất nhiều vấn đề xảy ra trong thực tế nhưng không phải là vấn đề kĩ thuật. Cái này thì chỉ có những người đã đi làm rồi thì mới biết, mới có thể đặt ra nhưng câu hổi được.
    Hê hê, cái TTVN này cũng hay thật, có mấy từ mình thấy rất trong sáng thế mà cũng bị đánh ******
    amitie
    Được ami sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 09/05/2003
  10. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Ami. Rất nhiều vấn đề xảy ra ở VN không hoàn toàn là do lỗi kỷ thuật. VN hoàn toàn có gần như đủ mọi kỷ thuật nhưng áp dụng kỷ thuật nào, áp dụng ra sao, áp dụng vào lúc nào lại là vấn đề khác. Comanche Peak, một hãng điện nguyên tử lớn của Mỹ tại Texas, sử dụng kỷ thuật chủ yếu của những năm 70 và kỷ thuật của nó luôn đòi hỏi đi sau kỷ thuật bên ngoài 10-15 năm nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối. Có 1 định nghĩa cho rằng, kỷ sư không phải chỉ là một nhà khoa học hoặc một người ứng dụng khoa học mà là người sáng tạo ra những công cụ phục vụ đời sống dựa vào những giới hạn của sự việc mà khoa học và thực tế chứng minh cũng như mang đến. Hoặc là câu nói - 20 năm làm trong ngành điện nhưng tôi không hề biết chính xác điện là gì nhưng tôi có thể nói cho bạn biết những gì nó có thể mang lại cho cuộc sống của bạn - cũng từ một kỷ sư điện mà ra. Các kỷ sư điện VN nghĩ gì?

    Đồ thị của tải thì không thể "san bằng" được, tuy rằng có thể cố gắng để thấp điểm và cao điểm không quá cách biệt. Phụ tải dựa vào mức tiêu dùng của người dân nên khi xã hội càng phát triển thì mức tiêu dùng ngày càng lớn và sự chênh lệch ngày càng mạnh. Trong khi đó nguồn thì lại thường là một hằng số gần như cố định. Nếu vẽ độ thị của tải và nguồn, rồi hạ nguồn đến mức lý tưởng (khoảng 7/10 chiều cao của tải) và phần tải bên trên đó được cung cấp bởi nguồn khi tải thấp "lè tè" là ước mơ của hầu hết mọi người.
    Giải quyết hoàn toàn thì không thể vì phụ tải gần như là hiện tượng tự nhiên nhưng có nhiều phương pháp được đặt ra để "approach". Nói về nguồn điện thì VN có ít nhất là 2 dạng năng lượng điện. Thủy điện hoạt động gần như là cố định 24/24 nhưng nhiệt điện thì tốn hơn và có thể điều khiển thời gian cung cấp điện. Xây dựng nguồn điện hợp lý sau cho không thiếu cũng không thừa đòi hỏi phải bảo đảm nguồn điện cố định và nguồn điện khi cao điểm. Tại các nước phát triển thì còn có thêm yêu cầu 18%-25% nguồn điện dự phòng. Tất nhiên là các nguồn điện với mục tiêu khác nhau sẽ có giá khác nhau, nhưng sẽ được tính đồng bên phía người tiêu dùng. Tại Anh quốc có mô hình gọi là "market pool". Mỗi ngày trung tâm điện sẽ dự đoán một lượng điện nhất định và các nhà bán điện sẽ ra giá kín. Trung tâm sẽ mua từ giá thấp nhất và tăng dần cho đến khi đủ số thì cắt ngang. Điều này có nhiều thú vị vì bên bán đưa ra giá thấp thì sẽ "mất lời" mà đưa giá cao hơn thì có thể sẽ không bán được hoặc chỉ bán được một lượng thấp. Chính vì vậy mà buộc không chỉ bên mua và bên bán phải dự đoán tải và giá cả trong ngày. Cạnh tranh kinh doanh như vậy quá lớn và chỉ có thể xảy ra khi nguồn điện dồi dào, điều này VN chưa thể làm được nhưng phân phối và xây dựng nguồn điện hợp lý là điều mà ngành điện VN phải nhìn đến.
    Về việc lấy phần nguồn dư khi tải thấp phục vụ cho tải cao thì chủ yếu dựa vào kỷ thuật và lợi ích kinh tế. Tôi cũng từng nghiên cứu vấn đề này nhưng bỏ dở vì không đủ thời gian và kinh phí. Green Power, Reusable Energy và MicroEnergy giúp ích cho môi trường nhưng đòi hỏi đầu tư khá cao so với lợi nhuận của cùng tra***ional energy. Tuy nhiên nếu được quan tâm đúng mức thì có thể sử dụng những nguồn điện trên để giải quyết thiếu hụt khi cần, giảm ô nhiễm thành phố và ổn định năng lượng xa nguồn cổ điển. Quan trọng hơn là nếu xây dựng đúng cách có thể giải quyết vấn đề nước thải nhằm tránh bệnh dịch cho xã hội và điều tiết nguồn nuớc một cách hữu hiệu....Đề tài này rất rộng còn tùy thuộc vào cách nhìn và khả năng của người nhìn, nên nói mãi thì cũng không hết.
    Nói về "trạm không người" thì VN không nhất thiết phải làm điều này hoặc chỉ cần làm một phần rất nhỏ. Trạm không người và substation automation là hai việc khác nhau. Vì địa hình và vị trí phân bố điện của VN thì các trạm điện phần lớn nên có người chăm sóc (ít nhất là có việc để công nhân làm) nhưng hệ thống SA cần nên được xây dựng để kịp bước với sự phát triển ngày càng mạnh và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Khi tôi giới thiệu chủ đề "SA" cũng nhằm mục đích đưa khái niệm của nó đến với các bạn. Với tôi thì ngành điện VN còn có thể làm rất nhiều để ổn định và phát triển. Nếu chỉ tập trung vào xây dựng nguồn điện để đạt những con số hoặc lưới điện quốc gia một cách hình thức thì ngày sẽ càng có nhiều vấn đề hơn là tập trung vào giải quyết những vấn đề trước mắt để có một kế hoạch lâu dài.
    ==================

Chia sẻ trang này