1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện năng

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi 7604, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Lượng kỷ sư điện tại Mỹ hầu như lúc nào cũng nhiều và ổn định nhất trong các ngành công nghiệp tại Mỹ. Phần lớn các phần mềm, hệ thống, quản lý, bảo trì...phục vụ công nghiệp hằng ngày đều do kỷ sư điện đảm nhận. IT hầu như không thể đáp ứng được yêu cầu chuyên ngành vì họ không thể hiểu chuyên môn nên có câu nói "IT knows how to do but don''t know what to do or why to do"
    Tất nhiên mỗi chuyên ngành có cái hay của mình không thể nói ai hơn ai kém, nhưng nói về ngành điện mà chính xác là power industrial and utility là một ngành công nghiệp chủ lực để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng của một quốc gia. Ví dụ trong sản xuất điện, từ lúc xây dựng cho đến khi vận hành thì công việc hàng ngày phần lớn liên quan đến cơ khí, hoá chất, môi trường, xã hội, kỷ thuật....Trong truyền tải thì cũng gặp lại cơ khí, hóa chất, xả hội, môi trường, tự nhiên, kỷ thuật....và đến lúc phân phối thì cũng là những thứ đó. Điện và khái niệm điện là sợi chỉ xuyên suốt bên trong quá trình sản xuất vận hành và phân phối điện. Lượng điện và chất lượng điện của một quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển của quốc gia đó. Bước chân vào ngành này, bạn sẽ nói nhiều đến khái niệm hơn là chuyên môn, vì chuyên môn chỉ là 1 trong số hàng ngàn công cụ để phục vụ những khái niệm phức tạp. Sẽ chẳng ai biết hết về một vấn đề hay học hết về một vấn đề mà chỉ có thể là người hiểu nhiều nhất về một vấn đề trong một nhóm người đang hoạt động trên vấn đề đó.
    Hoạt động ở bên này không giống VN nên đưa ra bản TK quả là một câu hỏi khó. Bản TK chỉ có ở giai đoạn cuối của một công trình, và những tài liệu liên quan có lẽ cần dùng một thư viện nhỏ để chứa nếu như đề án có liên quan đến xây dựng, cơ khí hóa chất và điện. Nếu như tôi quyết định theo đuổi đề án của mình, trước hết sẽ có người giới thiệu qua bên city để nói chuyện, tìm hiểu. Khi trở về và quyết định theo đuổi tôi sẽ làm dự án để trình các bên liên quan và tìm kinh phí. Sau khi có kinh phí, một nhóm người sẽ được thành lập bao gồm người của các bên liên quan. Lúc đó đề án chính sẽ được ra đời, nhưng chủ yếu là khái niệm. Sau khi kiểm duyệt và thay đổi thì nhóm người trên sẻ được chia ra làm việc. Mỗi người có nhiệm vụ tìm hiểu về công việc của mình như kiếm vendor đối tác, mướn thợ, chuyên gia và quyết định khối lượng việc làm của người bên trong. Vendor được chọn cũng như những người được mướn sẽ phải thiết kế phần công việc của mình dựa trên yêu cầu của đề án. Sau khi có tài liệu mọi người sẽ họp lại và xem xét dự trình của bên đối tác. Xem xét, thay đổi...cho đến khi mọi yêu cầu của đề án được bảo đảm cũng như tính liên hoàn của mọi phần thích ứng với nhau. Nhìn một cách tổng quát, mọi công việc sẽ được làm dưới bàn tay của các nhà chuyên môn nhưng nhóm lập đề án có trách nhiệm bảo đảm mọi yêu cầu và liên kết toàn bộ công trình với nhau. Không có 1 vendor nào có thể đảm nhận cả công trình và họ luôn phải tuân thủ với yêu cầu của bên lập đề án. Cái mốt chốt ở chỗ chỉ có những người làm đề án mới hiểu tổng thể của công trình và trình độ chuyên môn của họ không giới hạn ở một người mà là một nhóm người hợp tác với nhau....
    Tôi có thể trả lời mọi câu hỏi và bản vẽ sơ lược của mình. Tuy nhiên cho đến khi tôi chưa thể bỏ công việc mà làm đề án của mình thì tôi chưa thể trả lời từng chi tiết trong bản vẽ đó. Với tôi WWP chỉ là cái "box" mà bên ngoài đã có biết bao người đã làm, biết bao sách vỡ đã viết nhưng trong từng trường hợp cụ thể lại là khác. Tôi đã từng làm cho nhà máy nước khi còn đi học, và cũng đã xem sách để hiểu tổng quát về cơ chế của nhà máy nước cũng như đã hỏi những người trong ngành và ngay cả hỏi các bạn ở trong diễn đàn này. Mọi chi tiết trong bản vẽ đều mang tính chất quan trọng như nhau. Nếu như phần sản xuất điện có thể lớn nhỏ theo yêu cầu và khả năng cung cấp của phần trước thì hệ thống sử lý nước cũng có thể lớn nhỏ theo yêu cầu và khả năng tiếp nhận nước của nguồn thải. Nếu như các "van" áp xuất không lọt vào mắt các bạn vì quá đơn giản nhưng trong bản thiết kế đó lại rất quan trọng vì nhiều lý do kỷ thuật, an ninh và an toàn xã hội....tất cả chi tiết được nhìn trên một phương diện tổng quát, tôi có thể có thiếu sót cho từng trường hợp riêng nhưng những sự thay đổi đó tùy theo hoàn cảnh.
    Mọi thứ chỉ là ước mơ vì nếu tôi muốn thực hiện tôi phải về VN để tìm hiểu nhiều chi tiết hơn. Các bạn ở VN chắc chắn sẽ có kiến thức hơn tôi. Cái quan trọng là tính đoàn kết, dù là một đề án lớn hay nhỏ đều cần có sự chung sức của nhiều người. Cái đáng buồn ở VN là đường xá, cầu cống điện nước hầu như chẳng bao giờ ngồi lại với nhau, mạnh ai nấy đào nấy đấp. Ai cũng nhìn thấy cái kỷ thuật và yêu cầu riêng của mình là đúng nhưng lại không thấy những yêu cầu của các bên liên quan. Ngay cả nghị định chính phủ mới nhất cũng chỉ mang tính rách đâu vá đó ra qui định sẽ phạt hành chánh bên thi công nếu không thông báo cho các bên liên quan. Khi một công ty nhà nước bị phạt hành chánh chẳng khác nào tiền bên túi phải bỏ qua túi trái chờ ngày vòng lại túi phải. Chẳng nói rõ khi nào phải báo cho các bên liên quan hay phải báo những gì và các bên liên quan định nghĩa ra sao.....
    Là người Việt ai cũng muốn về làm việc và sống chết trên quê hương mình, nhưng nếu chết mà để thỏa mãn cho cá nhân mình thì quá ích kỷ với gia đình, xã hội.
    =================
  2. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Co ve nhu bai ra mat cua em the la on nhay, duoc bac day huong ung hoanh trang qua. Thoi tam giai lao de cung ly cai nhe?!
    Em co the hau chuyen bac dai dai, ca ve chuyen mon lan quan ly trong nhung chu de tiep theo. Em tam goi lai 2 van de bac lon noi nhu the nay de chuyen sang noi ve cac de tai chuyen mon khac nhe:
    1. Van de chuyen mon:
    " Hoạt động ở bên này không giống VN nên đưa ra bản TK quả là một câu hỏi khó..."
    Cau tra loi cho 1 ban TK cu the thi chi co the la Co hoac Khong ma thoi. O VN hay o dau cung vay ca thoi bac a. Em da tung lam viec o ca hai moi truong (o VN va nuoc ngoai) nen cai nay em biet. Cac buoc thuc hien project management em cung co may man biet roi, nhung ma cai nay noi chung khong lien quan den cau hoi cho 1 ban TK tren. Du sao, bac cung da noi day chi moi la uoc mo cua bac, the la em cung ro roi. OK nhe.
    2. Van de quan ly va con nguoi:
    "Cái quan trọng là tính đoàn kết ..." den het.
    May diem nay thi hoan toan dong y voi bac.
    Co ve nhu bac da hieu nham, noi "chet" (trong ngoac kep) sau khi lam duoc mot trong may du an lon la noi den su kho khan cua viec trien khai du an do, dac biet la o que nha, chu khong lien quan gi den khai niem song chet o day ca. Bac dong y chu. (Nhan tien cung xin phep la danh chu khong dau quen roi, cac bac thong cam va co doc gium nhe).
    Em cung nhu bac thoi, nghi minh ra ngoai thay thien ha phat trien nen nhin lai minh cung thay con nhieu dieu buc xuc. Em cung co tam trang chung nhu moi nguoi the ca, nhung chi buc xuc thoi chu em tuyet doi khong bi frustrated. Trai lai em nghi neu minh may man duoc biet nhung dieu hay thi cung nen lam the nao de dem ra phuc vu cong dong xa hoi chu phai khong bac (cac bac).
    ==========================================
    Den day chac la bac va em da tam co tieng noi chung roi. Vay bay gio ta hay noi tiep cac van de chuyen mon cua '' Dien nang" nhe.
    Em dang quan tam den van de " Voltage sag", chu yeu la ve cac anh huong cua voltage sags trong mang dien ha the (distribution systems), va cac phuong phap (MOI) de han che anh huong cua no.
    Bac hinh nhu quan tam nhieu hon den IT thi phai, vay thi moi bac va cac bac khac ai co y tuong hay hay tai lieu gi moi thi post len cho tham khao nhe. Xin cam on .

    tangitc
  3. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Thì cạn một cái cho vui
    Bác tangitc không thấy sự khác biệt ? Cái khó và không giống nhau là ở chỗ bác đặt câu hỏi đó. Bản TK thì chỉ có thể là có hay không nhưng bác đã nghĩ kỹ khi đặt câu hỏi chưa? Ở VN thì lúc nào cũng có vẽ như rất "kỷ thuật" nên bản TK là tiêu chuẩn đến đánh giá 1 công trình có thể khả thi hay không. Điều đó có gì là sai? Không hoàn toàn sai nhưng bác có nghĩ nếu như bỏ công ra làm 1 bản thiết kế mà không chắc nó sẽ được thực hiện thì có lãng phí không? Ngoài ra còn 1 điều không ổn nữa là bản TK là một bản vẽ kỷ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nếu không dựa vào điều kiện cụ thể thể thì làm sao có thể thiết kế bản vẽ kỷ thuật?
    Nếu bác muốn hỏi bản thiết kế đề án thì nó nằm trước mắt bác. Nếu bác hỏi về TK kỷ thuật của bất kỳ một mô hình lọc nước thải thì trên mạng có đầy. Nếu bác hỏi về bản thiết kế kỷ thuật của cái WWP của tôi thì hình như bác không đọc bài viết của tôi hay bác không chịu suy nghĩ khi đặt câu hỏi. "Nếu như về VN" có nghĩa là mọi yếu tố kỷ thuật chỉ có thể hoàn thành khi tôi có mặt ở VN chứ không phải ngồi đây nói chuyện.
    Project manager có 2 loại. Loại một là ngồi văn phòng gọi phone đến khắp nơi để lắp ráp project của mình. Loại này hiểu rất rõ các quy trình thực hiện 1 đề án theo lý thuyết nhưng khi gặp vấn đề thì chẳng biết đâu là đầu đuôi. Loại thứ hai là tự mình tìm hiểu và giải quyết công việc tùy theo hoàn cảnh. Re-engineer là sử dụng những kỷ thuật có sẳn để chế tạo lại những gì đã được xây dựng cho thích ứng với thời điểm hiện tại và có hiệu quả cao. Ngược lại Re-invented là làm lại nguyên bản cái người khác đã làm giống như mặc một chiếc áo mới nhưng bản chất chẳng có gì mới. Cái mà chúng ta nên làm là re-engineer chứ không phải re-invented. Nếu như thiết kế của nhà máy nước đã có sẵn và có thể được những người chuyên môn làm về vấn đề đó thực hiện thì tại sao ta laị không xem nó như một cái "box" mà input và output là điều cho trước? Người thợ cơ khí có nhiệm vụ tạo ra cái máy, người viết phần mềm có nhiệm vụ viết ra phần mềm. Nhưng để cái máy có thể sử dụng phần mềm để hệ thống hoá nó thì lại là nhiệm vụ của một người khác.....Đặt câu hỏi cũng là một kỷ thuật trong công việc.
    Thật ra thi tôi không phải không hiểu ý bác, nhưng mỗi lần nói đến chuyện về VN làm việc thì tôi ngán ngẫm lắm. Tôi là con của một sĩ quan chế đố cũ với 13 năm cải tạo từ Nam chí Bắc. Ông ta là sĩ quan tác chiến điện tử nên lúc nào cũng muốn tôi về VN để thực hiện công việc mà cha chú tôi đã làm trước 75 cho đất nước. Chú tôi cũng là người trông coi kỷ thuật nhà máy điện thủ đức trước 75, sau khi cải tạo về thì cũng vượt biên và cho tôi địa chỉ những bạn bè hiện tại đang ở VN. Bản thân tôi cũng tự tìm kiếm...nói chung thì oải lắm.
    Bác có lẽ quan tâm về chất lượng điện. Tin rằng bác biết 20% chất lượng điện phụ thuộc vào cái gọi là "phenomeno" của kỷ thuật điện còn 80% phụ thuộc vào phía người tiêu dùng. Đây cũng chỉ là một lý thuyết. Voltage sag là một trong những yếu tố gây bất lợi trong mạng điện tiêu thụ. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục luôn là mơ ước của người làm trong nghành nhưng đã là phenomeno thì hiểu được nó chỉ ở một một mức độ nhất định mà thôi. Ngược lại 80% sự cố trên lưới điện tiêu dùng chỉ có thể khắc phục được khi ta biết được nguyên nhân và có đũ thời gian cũng như báo hiệu trước khi nó xảy ra. Nếu không bắt được các tính hiệu xảy ra trong vòng vài cycle hay vài second thì làm sao hiểu hết những gì xảy ra trước sau trên đường dây truyền tải? Capture được nguyên nhân xảy ra sự cố thì cũng đã quá muộn, liệu có thể capture những báo hiệu trước khi sự cố xảy ra không? Nếu như trên transmission line không cho phép unblance voltage hơn vài % thì lưới tiêu thụ lại cho phép +10%, -5% unbalance votage (rule of thumb). Thực tế, ngày nay các vật dụng gia đình nhạy cảm hơn với tính không ổn định của nguồn tuy nhiên để tạo ra một rule of thumb mới chưa chắc đã hoàn chỉnh. Thí dụ một computer có thể chịu đựng 200% voltage sag trong một khoảng thời gian nhất định. Life extend của bất cứ 1 device nào cũng được quyết định trên sự kiện xảy ra trên một khoảng thời gian nào và accumulate over life time. Nhìn một cách tổng quát chỉ có được số liệu trong mọi sự thay đổi trên lưới điện thì mới có thể hiểu được chuyện gì xảy ra và sắp xảy ra trên lưới điện. Khi có được data thì làm sao chuyển nó thành information và phổ biến đến mọi người, mọi lúc, mọi nơi thì 80% sự cố trên đường dây sẽ được khắc phục rất nhiều. Nhiệm vụ này không phải của IT và IT cũng không thể làm được điều này. Ngược lại sử dụng những tiến bộ của IT đủ phục vụ ngành điện ngày một hiệu quả hơn là hoàn toàn có thể. Tuy rằng con đường nguyên cứu có thể khác nhau nhưng mục đích chung của mọi người trong ngành điện là giống nhau.
    ==============
  4. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    1. Hỏi 1 bản thiết kế SCADA:

    Đơn giản em chỉ hỏi xin bác 1 bản TK chi tiết cho hệ thống SCADA của một nhà máy nước nào đó để em (và mọi người) tham khảo học hỏi thêm thôi (cái ở NJ chẳng hạn, nếu có), bác có thể xem lại câu hỏi của em. Những vấn đề khác bác bàn luận rộng ra xung quanh thì em sẽ không tiếp tục tranh luận ở đây.

    2. Quản lý vi mô & vĩ mô ở VN (chỉ nói đến vấn đề quản lý thôi, không bàn các vấn đề đâu nhé khác :-):
    Chắc bác cũng đã nghe nói đến nhiều vấn đê bất cập trên báo đài, đó là "bức xúc". Dưới đây là một ví dụ nóng hổi mà em đọc hôm nay, đăng trên vietnamnet:
    "Muốn phát triển, không thể không liên kết
    Tháng 2/2002, sau khi dự lễ cắt băng khánh thành ở phía bờ Nam cầu Tân Đệ do tỉnh Nam Định tổ chức, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phải đi bộ trong cơn mưa lạnh hơn 1km qua cầu sang bờ phía Bắc bên Thái Bình để dự lễ cắt băng khánh thành cầu này do tỉnh Thái Bình tổ chức. Hai tỉnh nằm hai bên bờ cầu Tân Đệ đã không thể cùng nhau tổ chức lễ khánh thành cây cầu này. Điều này cho thấy không ít địa phương ở Bắc bộ, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (vùng KTTĐ), không phải lúc nào cũng ''''ngồi bàn được với nhau'''' trước những việc tưởng như đơn giản."
    http://www.vnn.vn/442/2003/7/21021/
    Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, nên chỉ ra từng điều bất cập một để cùng nhau gỡ rối, chứ không nên đánh đồng quy kết hiện tượng vội, đó mới là không "frustrated".
    Sau đây nữa là một ví dụ minh hoạ điều em nói, về 1 bài "phê bình văn học" phê bình một bài "phê bình giáo dục" khác, cũng đăng trên vietnamnet, khá bổ ích. Bỏ qua các vấn đề cụ thể bên trong, về cách giải quyết các vấn đề "bức xúc" em thấy cũng có đôi điều đáng suy nghĩ, bác (và các bác khác) nếu chưa đọc thì nên tham khảo cho vui nếu có thời gian:
    "Thơ" (GS Hoàng Tuy): http://www.vnn.vn/482/2003/5/12255/
    "Phản thơ" (GS Trần Thanh Đạm): http://www.vnn.vn/482/2003/7/20957/
    3. Voltage sag (em thì em chỉ khoái mấy cái này thôi :-)
    Bác cũng quan tâm đến nhiều lĩnh vực nhỉ. Thôi em cũng hào phóng vote cho cái chuyên môn của bác một cái :-)
    Đúng là em đang rất quan tâm đến "chất lượng điện năng"
    (Power Quality).
    Xin được phép post sang một bài mới tiếp theo nhé...
    ==================================
  5. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Power Quality & Voltage Sag
    Chỉ cách đây có mươi năm thôi, khái niệm chất lượng điện năng (Power quality) hãy con xa lạ. Nói ra điều này nghe có vẻ ngược đời, bởi những tưởng điện năng đã được phát minh và ứng dụng cả trăm năm nay rồi, chỉ có Computer va IT là mới thôi :-). Thật ra, chính sự xuất hiện của hàng loạt thiết bị điện, điện tử và tin học hiện đại như là máy vi tính, bộ điều khiển PLC, bộ biến tần, điều tốc,... này mà cái nào cũng cần điện để nuôi chúng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về chất lượng điện năng cần giải quyết, đặc biệt là ở VN hiện nay. Các thiết bị hiện đại đó thì bây giờ đâu đâu cũng có, từ nhà riêng của chúng ta đến cao các cao ốc văn phòng làm việc, từ hội trường Ba Đình cho đến các nhà máy công nghiệp, vv và vv (Đây chính là cái "80% phụ thuộc vào phía người tiêu dùng" mà 7604 hàm ý đến). Chúng đòi hỏi những nguồn cung cấp có độ ổn định cao, trong đó chủ yếu sự thay đổi ít của điện áp là mối quan tâm chính. Các thiết bị đó nói chung không có khả năng chịu đựng được những thay đổi điện áp lớn, dù chỉ xét trong những khoảng thời gian rất ngắn.
    Voltage sag, hàm chỉ một sự sụt áp tức thời, dưói một phút (thường là vài chục cycles), xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng rất phổ biến đối với cả tiêu thụ điện dân dụng lẫn công nghiệp, là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của chất lượng điện năng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố đường dây trên hệ thống điện (remote faults), hoặc do khởi động động cơ điện có công suất lớn (Đây chính là cái "20% chất lượng điện phụ thuộc vào cái gọi là "phenomeno" của kỷ thuật điện" của bác 7604 đây). Nếu không có biện pháp phòng ngừa, một nhà máy lớn như nhà máy sứ Hải Duơng, nhà máy kính Đáp Cầu hay một nhà máy nhiệt luyện kim nào đó có thể mất toi hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng chỉ trong nháy mắt chỉ vì một sự cố sụt áp lưới điện tức thời., đơn giản là mẻ sản xuất đấy phải đem đi đổ thôi. Gần gũi hơn, nếu bây giờ bạn đang ở VN, nếu dưới gầm bàn bạn không có một con UPS nho nhỏ hay laptop đời mới của bạn không lắp battery như tôi thì khả năng bạn không đọc hết bài này vì mất điện hay sụt áp lưới không phải là bé lắm đâu.
    Chính vì tầm quan trọng có ý nghĩa to lớn đó mà voltage sag, dù chỉ là một vấn đề mới mẻ, nhưng đã được nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là ở nước ngoài, trong chục năm lại đây. Đến đây xin phép được tranh luận với bác 7604 một tý. Bác nói: "Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục luôn là mơ ước của người làm trong nghành nhưng đã là phenomeno thì hiểu được nó chỉ ở một một mức độ nhất định mà thôi. Ngược lại 80% sự cố trên lưới điện tiêu dùng chỉ có thể khắc phục được khi ta biết được nguyên nhân và có đũ thời gian cũng như báo hiệu trước khi nó xảy ra. Nếu không bắt được các tính hiệu xảy ra trong vòng vài cycle hay vài second thì làm sao hiểu hết những gì xảy ra trước sau trên đường dây truyền tải? Capture được nguyên nhân xảy ra sự cố thì cũng đã quá muộn, liệu có thể capture những báo hiệu trước khi sự cố xảy ra không?"
    Đồng ý một điều đúng đắn là có những sự cố điện do hiện tượng tự nhiên quá mạnh mà ta không thể nào "chống lại" hay eliminate hoàn toàn được, như sét (lightning) chẳng hạn (Nhưng mà ta hoàn toàn có thể làm giảm nhẹ nó đến mức vô hại, đơn giản như cái arrester đấy, tất nhiên để đi vào design cụ thể thì còn nhiều thứ để nói nữa). Khi nói đến cái artester mình cũng chỉ nên nói cái "thu sét", chứ không phải cái "chống sét". Đó là lý do tại sao em đã dùng chữ "phương pháp hạn chế" hay "làm giảm nhẹ" (mitigation) khi nêu ra ở đầu đề tài voltage sag.
    Còn lại thực tế không phải hoàn toàn như đặt vấn đề của bác đâu. Về hiện tượng (phenomenon), bản chất, đặc tính, tần suất xuất hiện, .. của voltage sag đã được nói đến khá nhiều. Để đi vào mô tả chi tiết hơn thì rất săn sàng nhưng xin được để một bài khác, và cũng phải được các bác đồng ý đã :-). Chỉ xin nêu một ví dụ, ở Canada, họ đã từng tiến hành một công trình cấp quốc gia trong ba năm liền 91-93 nghiên cứu và thống kê lại các chỉ số về sự xuất hiện của voltage sag trên các industrial sites toàn quốc khá đầy đủ và chi tiết, và cũng rất hữu dụng (Koval, D.O.; Hughes, M.B., ?oFrequency of voltage sags at industrial and commercial sites in Canada?. Electrical and Computer Engineering, 1996. Canadian Conference on , Volume: 2 , 26-29 May 1996. Page(s): 671 -674 vol.2).
    Về ảnh hưởng, cách giải quyết sự cố dù chỉ xảy trong thời gian ngắn (xin nói thêm vài seconds trong điện cũng có khi đã là quá dài), một số giải pháp và thiết bị phòng ngừa hoặc làm giảm nhẹ cũng đã được phát triển và ứng dụng. Đơn cử vài ví dụ về thiết bị làm giảm nhẹ nằm trong số lực lượng phản ứng nhanh này: về phía khách hàng, hộ tiêu dùng nhỏ thì có ổn áp LiOA , ferro-resonant transfomers, rồi UPS, nhà máy công nghiệp lớn thì có Supperconducting Energy Storage Devices, bộ motor-generator... Về phía điện lực thì có lắp đặt trên đường dây các FACTS devices, lightning arresters, shielding wires, CB, hoặc cấu hình lại hệ thống đi dây và nguốn cấp, vv và vv... Nói tóm lại là rất nhiều và nếu có bác nào có nhã ý quan tâm thì em se xin post lên đầy đủ những gì em biết để hầu chuyện các bác.
    Đến đây xin được đi cụ thể vào mối quan tâm chính của em. Thứ nhất, ở VN đây vẫn đang còn là vấn đề tương đối mới, chắc chắn cần và sẽ được lưu tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Thứ hai, bất chấp những nghiên cứu khá nhiều cho phần truyền tải (tranmision lines), có rất ít những nghiên cứu về ảnh hưởng và các phương pháp mới làm giảm nhẹ voltage sag trong các hệ thống phân phối (distribution systems).
    Trên thực tế, voltage sag xảy ra do các sự cố đường dây, cả đối xứng lẫn bất đối xứng, là rất thường xuyên ở đây (distribution systems), điều này thì hiển nhiên khỏi nói. Voltage sag trên các đường truyền tải cũng có thể lan theo các hệ thống hình tia để về phần hạ thế này ở cách xa đấy hàng trăm km. Hơn nữa, khách hàng trong phạm vi anh hưởng thi rõ ràng là thấy rõ độ nguy hiểm nhất của voltage sag xảy ra ngay tại đây, hơn là tại đâu đó xa xa trên đường dây tải. Thứ nữa là thiết bị điện lắp đặt tại đây là nơi đâu cuối nên phức tạp nhất, đã từng có tranh cãi giữa các vị khách hàng sự dụng điện với nhau va với cả ông điện lực không biết ai la người gây nên sự cố :-). Những vấn đề này nó luôn hiển hiện quanh ta, có cái thì ta biết vì đã quen thuộc, nhưng cũng có nhiều cái thì ta chưa biêt và không để ý.
    Vì điều kiện không cho phép nên em rất tiếc không thể về VN làm thẳng một demo cụ thể ở một khu vực hạ thế nào đó, la cái mà em rất ấp ủ. Hiện tại thì em chỉ làm mô phỏng trên máy với một hệ thống điện hạ thế thực tế. Tất nhiên em cũng không hồ đồ và không thể ôm hết tất cả những khía cạnh vừa nêu trên được. Mong các bác quan tâm đóng góp thêm cho em vài ý tưởng hay ho trên cái đề tài (nhấn mạnh: ảnh hưởng và phương pháp mới) nếu có thể.
    Đên đây để 7604 và các bác cho ý kiến đã rồi em sẽ xin post tiếp. Xin cảm ơn.

    tangitc
    Được tangitc sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 20/07/2003
  6. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên là tôi ủng hô bác tangitc tiếp tục post bài rồi. Chúng ta từ mọi nơi lên đên để tìm kiếm thông tin và thảo luận không nên phân biệt ai hơn ai kém. Tuy rằng có nhiều đểm tôi không đồng ý với bác nhưng không có nghĩa là bác sai. Mỗi người tuy co một đường hướng và chính kiến riêng nhưng thảo luận nghiêm túc luôn đưa đến những cái hay cái mới.
    Theo bác thì khái niệm chất lượng điện năng khá mới mẻ cách đây 10 năm nhưng với tôi thì power quality đã được để ý đến từ những năm 70 chỉ khác nhau là ở mức độ coi trọng nó như thế nào thôi. Mỹ phát triển mạnh nhất thế giới chủ yếu dựa vào sự tiến bộ vượt bậc của ngành điện sau thế chiến thứ 2. Trong khi các nước còn đang lo giải quyết hậu quả chiến tranh thì Mỹ đã có sẳn một nền công nghiệp điện để tiến vào nghiên cứu. Bất cứ một công nghệ tân tiến nào chúng ta cũng có thể đón đầu, nhưng hiểu rõ bản chất của nó thì không nơi nào có đủ cơ sở để vượt qua Mỹ. Bác tangitc có nhắc đến Canada, một đất nước có nền công nghệ phần mềm phục vụ ngành điện nói riêng và công nghiệp nặng đứng hàng đầu thế giới, ngang ngửa với Đức và Isaren. Hội nghị IEEE năm nay cũng vừa được tổ chức tại Canada bên cạnh cái thủy điện hùng vĩ. Chúng tôi đang sử dụng nhiều công nghệ của Canada nhưng không có nghĩa là họ vượt qua kỷ thuật Mỹ mà họ luôn cố gắng chạy theo để kịp thời cung ứng cho thị trường Mỹ. Những gì trong sách vở luôn được xem là những kỷ thuật tiên tiến nhưng nó vẫn luôn đi sau ứng dụng đang xảy ra bên ngoài.
    Tuy nhiên để đi đến ứng dụng ta cần có một nền tảng lý thuyết vững chắc và tôi tin rằng những post của bác sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai theo ngành điện và cả cho bản thân tôi.
    Tôi bước chân vào nghành điện từ một mớ lý thuyết cỏn con trong trường học nên vẫn phải học thêm hàng ngày qua công việc. Những điều bác nói về arrester rất hay và rất bổ ích. Không phải bất cứ kỷ thuật nào cũng thích ứng được thực tế nhưng bất cứ kỷ thuật nào cũng mang lại một cái gì đó rất bổ ích cho công việc. Tôi chợt nhớ đến câu nói của một tay kỷ sư 30 năm trong nghề nói rằng "nếu chúng ta xem xét lại grouding system một cách nghiêm túc thì có thể giảm thiểu 80% sự cố do trên đường dây." Bên cạnh phòng tôi là người điều khiển hệ thống GPS lightning arrester. Bất cứ cơn chớp nào xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trên toàn lưới điện (khoảng 8 lần nước VN) đều được lưu lại (luật 80/20). Có nghĩa là trên toàn hệ lưới điện đã gắn lightning arrester và detector nhưng 80% sự cố chỉ vì một lý do đơn giản là grounding system chưa tốt. Một công ty điện lực thứ 4 thế giới mà lại không giải quyết được một hiện tượng đơn giản như grounding sao? Đó là hoàn toàn thực tế, chúng tôi dễ dàng có những kỷ thuật mới nhưng chính những cái căn bản nhất lại là những điểm khó sửa chửa nhất. Điều này không liên quan đến kỷ thuật mà là khoa học, chính vì vậy những nước khác chỉ có thể bắt kịp Mỹ về kỷ thuật mà không thể nào theo kịp khoa học của Mỹ. Nếu nói về khoa học thì Liên Xô là một đối thủ ngang hàng với Mỹ trong những năm 80 nhưng vì điều kiện kinh tế nên hiện tại Nga chẳng còn theo kịp Mỹ trên cái nhìn chung. Các nước Tây Âu có nền khoa học tiên tiến và ứng dụng kỷ thuật mới thoáng hơn Mỹ nên kỷ thuật luôn chạy trước Mỹ nhưng khoa học ứng dụng lại đi sau khoảng 5-10 năm. Canada tuy có lãnh thổ khác với Mỹ nhưng trên phương diện kỷ thuật công nghệ mới là 1 nguồn cung cấp chính của Mỹ nhưng lại không có một nền khoa học đáng chú ý. Về châu Á và trung đông chỉ có 1 nước đáng làm Mỹ phải lưu ý không phải là Trung Quốc hay Bắc Hàn mà là Isaren. Tuy Nhật là một nước có nền công nghiệp hiện đại thứ hai thế giới nhưng công nghiệp nặng lại không là sở trường của Nhật Bản. Xa xa một chút ở châu Á thì phải nói đến Úc Đại Lợi, nơi đang có những chuyển mình lớn và vững chắc. Những điều này chỉ có thể nói lên 1 vấn đề, sách vở và khoa học ứng dụng là hai vấn đề tuy là liên hệ chặc chẽ với nhau nhưng lại cách xa nhau vạn dặm. Trên thị trường các bác sẽ khó tìm thấy các tài liệu của Isaren, Tây Đức nhưng dễ dàng tìm được tài liệu của Liên Xô, Úc, Canada và Tây Âu. Ngược lại những nghiên cứu tại Mỹ bên dưới cái dù của EPRI lại càng khó kiếm được những bản báo cáo của nó có thể lên đến 10 ngàn hoạc cao hơn nữa. Bản báo cáo về thermal monitoring của nhóm tôi năm nay đáng giá 360 ngàn đô, và đây chỉ là một bản báo cáo tiến trình chứ không phải là bản báo cáo hoàn chỉnh. Mỗi năm TXU có hàng chục bản báo cáo nghiên cứu cho EPRI nhưng khoa học ứng dụng luôn là một bài toán chưa hoàn chỉnh và không bao giờ đạt đến mức độ hoàn chỉnh.
    Cũng như chất lượng điện, voltage sag đã được để ý đến từ những năm 70 và chỉ cần một ý tưởng nào có khả năng hạn chế nó sẽ được quan tâm đến. Tuy nhiên nói về vấn đề này tôi nghĩ bác Qiseng sẽ có nhiều ý kiến hay hơn tôi. Tôi hy vọng là tangitc post lên mô hình của mình và bác Qiseng sẽ nói lên ý kiến của mình. Tôi tuy đã gặp nhiều mô hình của Trung Quốc, Canada...nhưng system protection lại là một vấn đề mà tôi chỉ hiểu biết đủ để phục vụ yêu cầu của họ thôi. Relay tuy không phòng ngừa Voltage sag nhưng nhiệm vụ của nó chính là hạn chế hậu quả của biến chứng trên đường dây. Cá nhân tôi trong vấn đề này thì vẫn là capture mọi hoạt động của tính hiệu trên đường dây để giúp bên system protection tìm hiểu nguyên nhân. Và từ đó tôi có thể tạo ra hệ thống báo động dựa trên những mô hình tính toán đủ để các bên liên quan kịp thời giải quyết khi vấn đề chưa xảy ra. Dựa vào các tính hiệu của SCADA bất cứ nơi nào trên thế giới những công nhân của hãng tôi có thể mở excel để biết được tình hình của lưới điện. Max, min, evarage, mean, stdev...đều được tính toán theo thời gian yêu cầu của ngưòi sử dụng. Unblance voltage, %load được tính toán dựa trên mô hình của IEEE....tất cả chỉ là excel và sẵn sàng mọi lúc mọi nơi thông qua Citrix và hệ thống web.
    Những vấn đề như bản chất của phenomenon, đạc tính, tần xuất...nói thì đơn giản nhưng để nắm bắt những vấn đề đó thì chúng tôi vẫn còn đây mò mẫn. Nếu có bất cứ một phương pháp hay hệ thống nào hoàn hảo hay tiến bộ để làm những vấn đề đó dù vài triệu tôi vẫn có thể giới thiệu với xếp tôi để mua. Tôi thì không làm được gì nhưng để mua những hệ thống vài triệu thì xếp tôi có dư khả năng nếu như nó thật sự giúp ích công việc. Nhưng tôi cũng noí thật với bác một điều là cho đến nay, chưa có hệ thống nào hoàn hảo để làm những việc đó. Cái sự manh múng của Siemen trong hệ thống SCADA làm ai cũng phải ngán nhưng nó vẫn là vua chưa ai thay thế nổi. Các logging system, Change of State Operation, counter....vẫn là những bài toán dựa vào scheme hơn là trực tiếp nắm bắt được.
    Cứ nhìn vào sự mất điện rộng ở miền Nam trong ngày 15 tháng này sẽ dễ dàng nhìn thất được 1 phenomenon mà thực tế không thể tìm hiểu vì đã không bắt được 1 dữ kiện nào. Nó có thể không phải là 1 cái gì đó chưa được biết nhưng sẽ mãi mãi chẳng được biết nếu như không có một hệ thống bắt dữ liệu để phân tích và nó có thể lập laị bất cứ lúc nào vì chắc chắn rằng nguyên nhân của nó vẫn còn ẩn trú trên mạng điện. Như bác nói phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tập trung nơi transmission line vì nó chính là cái xương sống của lưới điện và tác hại của nó lớn hơn trên lưới phục vụ. Mỗi nơi có 1 set of problems khác nhau nhưng cũng có những ưu, nhược điểm khác nhau. Trên đường truyền tải không cho phép unblance circuit giữa các pha nhưng trên lưới điện tiêu thụ lại cho phép trên một giơí hạn nào đó. Nếu như có thể điều khiển hoạt động lưới điện tiêu thụ hoạt động trong giới hạn đó sẽ có thể khắc phục những hậu quả mà không cần các dụng cụ nguồn cuối. Ngược lại khi không thể điều khiển nó theo ý kiến thì dụng cụ đuôi laị là phương pháp giải quyết. Hai hướng giải quyết đó luôn là những nghiên cứu của lưới điện tiêu thụ.
    Thôi giờ tôi đi ăn sáng, chờ các bác post lên để học thêm và nói chuyện cho vui. Quan trong hơn hết là ở đây không ai hay ai dỡ mà chỉ có những điều mình chưa biết và luôn cần và mong muốn đươc biết.
    ==========================
  7. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Power Quality & Voltage Sag
    Grounding vs. Lightning
    Grounding có một ý nghĩa sống còn trong power protection. Bác 7604 quả không sai khi trích dẫn một câu nói rất hay. Tác dụng của grounding trong lưới điện ở chế độ bình thường thì dễ nhận biết, trong transient protection thì còn nhiều điều thú vị phải kể nữa. Lightning - một hiện tượng vĩ đại và đầy sức mạnh của thiên nhiên - dù chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc rất ngắn, trung bình tính bằng phần ngàn giây, nhưng dòng đỉnh thì phải cỡ hàng chục kA. Lấy thí dụ một đường dây nối đất hạ thế đi vào nhà ở độ cao khoảng 10m, nối đất bình thường cho tổng trở không quá 0.1 Ohm đã là ngon lắm, giả sử tròn 0.1 Ohm thì nếu có sét đánh trực tiếp, điện áp tại đó sơ sơ cũng đã cỡ vài kV, thiết bị điện nhạy cảm trong nhà không có bảo vệ thì đắt rẻ gì cũng đi Văn Điển hết.
    Cho nên bảo vệ thu sét và nối đất thì nói chung lúc nào cũng cần cả, và cũng chẳng bao giờ đủ cả. (Mà cần phải nói thêm sét là nguyên nhân chính gây nên các sự cố đường dây, cái lại là nguyên nhân chính của voltage sag!). Ta thường nói đủ là bởi bị mắc kẹt trong cái trade-off giữa kinh tế với kỹ thuật mà thôi. Nói đến đây em lại nhớ đến một quả thiết kế lightning protection & earthing cho một nhà máy SX xi măng trước đây, khi TK phải chạy toàn dây đất 95 & 120 li vuông không, mà chạy (có vẻ) chi chít khắp tuờng các nhà xưởng. Báo hại xếp suốt ngày chửi sao dây đât mà to thế và nhiều thế, còn để tiền làm báo cáo lợi nhuận dự án nữa !
    Vì thế nên tại nhiều công trình, ở những nơi hay có các sự cố liên quan đến power quality, grounding là một trong những yếu tố đầu tiên thường được kiểm tra (VD cụ thể có một NM SX TB điện tử ở Florida, Mỹ). Nói thì dễ nhưng làm cũng chẳng phải, nhất là đối với các nhà máy công nghiệp lớn nơi mà lưới tiếp địa (primary earthing) chằng chịt hết dưới sàn bê tông đầy rẫy máy móc đang vận hành. Tuy nhiên, kết quả là nhiều lúc ngoài sức mong đợi, còn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc so với các biện pháp tìm sự cố quy mô khác.
    Power monitoring vs. Power quality
    Theo dõi trên đường dây để phát hiện và ghi nhớ sự cố phục vụ rất đắc lực cho việc giải quyết các sự cố sau này, điều này cũng được phát huy ở rất nhiều nơi (có VD về giải quyết các vấn đề liên quan đến power quality ở 1 NM xi măng ở Uruguay, hay một khu campus công nghiệp ở Minnesota, Mỹ. Lại Mỹ !). Cái record ở Canada ở trên cũng chỉ là 1 thí dụ khác. Thông thường số liệu đo đạc đó được kết hợp với cơ sở dữ liệu thống kê của điện lực, có khi cả báo cáo (sự cố) của khách hàng để tìm ra nguyên nhân rất hiệu quả, trong đó voltage sag chủ mưu rất nhiều vụ. Vi dụ để cụ thể hơn, matching các dữ liệu trên có thể cho phép xây dựng được một khu vực (địa lý) các khách hàng chịu ảnh hưởng (area of vulnerability) của voltage sag mà xảy ra trên một phạm vi nhất định nào đó và một mức độ nào đó (e.g 80% sag), từ đó thiết bị sag mitigation phù hợp hiển nhiên sẽ được lắp đặt nơi cần. Như vậy là mấy cái này cũng liên quan nhiều đến bác 7604 nhiều. Về thiết bị mornitoring cụ thể thì chắc bác thạo hơn em, em chỉ áp dụng thôi còn cụ thể thì không nắm rõ.
    Nói thêm là để khái quát một phương pháp tổng quát, hay một hê thống đầy đủ và hoàn hảo về giải quyết các sự cố cũng như khắc phục ảnh hưởng của voltage sag như bác hỏi thì có lẽ chưa có, và theo em nghĩ là cũng sẽ không có. Bởi hệ thống điện xét trên diện rộng thì quá phức tạp. (Cái North American Grid Line chỗ bác 7604 ngồi có lẽ là cái mạng vật lý to đùng nhất từng biết đến). Behaviour của các hiện tượng như sự cố hay sag cũng khác nhau, tuỳ vào lưới điện mess hay radial, tuỳ vào thiết bị đầu cuối (customer/ utility) khác nhau,... Như các ví dụ đã chỉ ra ở trên thì tuỳ từng tình hình cụ thể mà có các giải quyết vấn đề khác nhau, với các bài toán về sag/ power quality hiện tại cũng chỉ đang theo hướng như vậy. Không đạt được nhưng các kỹ sư vẫn luôn muốn tiên đến cái giới hạn tối ưu tiệm cận có thể nào đó.
    Power Quality & Voltage Sag
    Hiện tại thì em chưa có mô hình cụ thể nào cả, có ý định tiến hành theo hai phương án như sau:
    Một, cầm vôn kế và các đồ nghề khác về thẳng hiện trường (nhà máy, building hay khu vực dân cư) theo đơn đặt hàng, tìm và giải quyết sự cố nói chung hoặc các vấn đề về sag nói riêng. Đây vốn là chuyên môn của em nên em rất khoái, hơn nữa quan điểm của em là cứ chiến đấu thực tế thì mới ra sản phẩm được. Không phải không có kiểu kỹ sư điện mà suốt ngày ngồi lỳ off-site đến nỗi ra đường nhìn cột điện không biết chỗ này sao đi ba dây, chỗ kia bốn dây; em giám sát công trình nó cầm con aptomat (CB) nó hỏi chơi côngtăctơ này mấy pha đấu thế nào không mà dám đỏ mặt lắm (nói đơn giản hoá thôi:-) . Phương án này thì quá hay và sẽ có nhiều điều thú vị lắm, cả sáng tạo nữa. Như ví dụ ở trên, nếu là vấn đề là ở nối đất mà cư loăng qoăng tìm sag thì khốn nạn. Hay đối với vấn đề về sag, nhiều khi không phải cứ sự cố đường dây là xong, bởi với sự cố do tác động bên ngoài thì chỉ cố thể làm giảm nhẹ chứ như đã nói thì không thể nào eliminate hết được. Nhiều khi vấn đề nằm ở tải, thiết bị quá kén chịu đựng (intolarable) đối với các sag nhẹ nhàng cũng nên. Lúc này thậm chí cũng chưa chắc nhất thiết phải thay toàn bộ thiết bị đắt tiền (có thể là AHU hay máy phát chẳng hạn), có khi chỉ cần lắp một con auto-restart cho AHU hay thêm một con time-delay rơ-le cho máy phát là xong. Rất tiếc là hiện tại em chưa có điều kiện nên phương án này tạm gác lại vậy.
    Phương án hai mà em đang tiến hành là mô phỏng trên máy (simulation). Thứ nhất là ảnh hưởng của sag đến hệ thống phân phối, đơn giản là hệ thống hình tia (radial). Có thể là gây sự cố các kiểu trên đường dây, rồi là thêm máy phát cục bộ, là thay đổi thiết bị tải, là thay đổi cấu hình hệ thống (điện) hay đơn giản là thay đổi tổ đấu dây các MBA,... Sau đó xem xét và phân tích ảnh hưởng của voltage sag ở khu vực hạ thế. Mấy cái này thì cũng khá đơn giản và cũng đã có nhiều người làm rồi nên em không mặn mà lắm. Thứ hai nữa là phương pháp mới làm giảm nhẹ ảnh hưởng của sag. Đối với lưới phân phối cụ thể ở đây thì phương pháp là thiết bị giảm sag (tức không phải phương pháp thay đổi cấu hình hệ thống), kiểu như DVR hay D-STATCOM. Một loạt thiết bị chính sẵn có thì đã được liệt kê ra rồi, hy vong là em sẽ tìm ra được cái gì hay ho nữa chăng?! Không cần to tát mà cần mới và thiết thực. Thiết bị này tất nhiên cũng là mô phỏng trên máy và sau khi thiết kế xong thì đưa vào tương tác trong hệ thống phân phối trên để kiểm chứng kết quả. Hệ thống phân phối tuy là mô phỏng nhưng số liệu thì là đầy đủ của một hệ thống thật, nhằm đảm bảo công việc có giá trị thực tê và có thể áp dụng được, sơ đồ hiện nay em đang dùng là một mạng phân phối ba pha bốn dây đường dây không, ở Florida, Mỹ.
    Thôi làm phát nữa cho nó hoành tráng đã bác
    tangitc


    Được tangitc sửa chữa / chuyển vào 13:43 ngày 21/07/2003
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Đang giờ làm việc muốn làm một phát với bác nhưng tạm gác lại vậy.
    Thôi thì phụ bác một số định nghĩa cho dễ hiểu:
    Voltage Transients: luôn luôn xảy ra ngắn hơn 05. cycles (8 milliseconds) và có cường độ đỉnh cao còn được gọi là impulses (spikes and notches) và oscillations.
    - spikes: đột biến tăng tức thì (in V)
    - notches: đột biến giàm tức thì (in V)
    - Oscillatory: giảm dần biên độ trong vài milliseconds (transients)
    Các lý do tạo ra voltag transients thường do sự khởi động của các motor, relays, máy biến thế, máy x-ray và ballasts đèn. Bên hướng người tiêu dùng thì có máy tính, VCR, tủ lạnh, máy giặt, máy xấy, lò vi-ba, đèn mờ cũng là những thủ phạm gây ra voltage transients. Ngoài ra các thủ phạm còn có tia lửa điện mạch vòng, chớp, tụ điện được mở và xóa lỗi trên lưới điện.
    Momentary Voltage Disturbances (MVD): xảy ra từ 05. cycles đến 120 cycles (2 seconds). Cái này được gọi là Sags or Swells. Sự lập đi lập lại của Sags or Swell còn được gọi là flicker.
    - Sags: voltage giảm trong khoảng 0.5-120 cycle. Các thủ phạm chính là motor, máy điều hòa...hoặc sự chuyển điện trên đường truyền, cầu dao và công tắc hoạt động.....
    - Swells (Surges): voltage tăng trong ngắn hơn 2 seconds. Lý do thường là đột ngột mất phụ tải, lệch pha, lỗi trên đường dây và cường độ đường trung tính tăng đột biến.
    *** Lưu ý: tại VN cũng như bác T chú ý nhiều đến voltage sags vì VN luôn có 2 chữ "thiếu điện" trong suy nghĩ. Phần lớn trục trặc xảy ra tại các nước công nghiệp như Mỹ lại là voltage surge tạo ra đột biến pha. Mất điện trên diện rộng thường do voltage surge. Voltage trồi sụt có thể ổn định bởi LTC (load tap changer) trên máy biến điện và các tụ điện trên lưới tiêu thụ cũng như phân phối điện bằng auto-transformer hay còn gọi là máy biến thế tự động (khả năng truyền tải 2 chiều hay được gọi là máy 1dây). Ngược lại đột ngột mất tải, và lệch pha hay bị lỗi trên đường dây tạo ra cường độ trung tính quá cao sẽ buộc relay ngắt mạch trên diện rộng để chờ phối lại. Nếu hệ thống relay không có hoặc yếu kém thì các hiện tượng mất điện như vậy sẽ trở thành phenomena vì không thể hiểu nguyên nhân. Đơn giản là overload có thể dự đoán và ít đột biến. Tuy rằng nó là vấn đề luôn phải đối phó nhưng thưòng ta có đủ thời gian để đối phó. Ngược lại voltage surges lại là hiện tượng đột biến, khó dự đoán, tác hại lớn.
    - Flicker: có thể là sag hay swell. Nguyên nhân chính là các máy hàn, hay các dụng cụ bệnh viện, nhà máy cán thép, máy copy, và motors sử dụng cycled.
    Power interruptions (momentary): hoàn toàn mất nguồn ngắn hơn 2 seconds. Phần lớn là do phía cung cấp và đường truyền như switching, mở cầu dao, nổ mạch nối tiếp, hoặc ngắt điện vì sự cố. Trường hợp này các dụng cụ gia đình như đồng hồ điện sự chớp, chớp.
    Vậy thôi nghe, giờ đi ăn có rãng se tiếp "Long term voltage condistions. "
    ======================
  9. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Long-Term Voltage Con***ions (LTVC)
    LTVC gồm những sự kiện kéo dài hơn 120 cycles (2 seconds) hay còn gọi là steady-state (sustained). Các dạng lỗi phổ biến là sụt điện áp, vượt áp, brownouts, mất điện, lệch pha, nhiễu tầng, lạc tầng và nhiễu từ.
    -Undervoltage là LTVC sụt áp bên dưới sự cho phép của thiết bị. Sự cố thường được gây ra bởi overload wiring, lỏng hay bị ăn mòn điểm nối, lệch pha tải, nối lộn dây, quá tải nguồn hoặc thiết bị ổn áp hổng và LTC nối sai hay hỏng.
    -Overvalotage là LTVC tăng áp bên trên sự cho phép của thiết bị. Sự cố gây ra bởi đấu sai power factor do mở hay tắc các tụ điện phụ tải hoặc thiết bị ổn áp hổng và LTC nối sai hay hỏng.
    *** Voltage out of range thường cho phép là -5% và 10%. Lệch pha ảnh hưởng nhiều đến distribution hơn là bên truyền tải và cũng thường xảy ra bên distribution. Khi xảy ra lệch pha máy PC hoặc những dụng cụ sử dụng dưới dạng DC không bị ảnh hưởng nhiều mà các motor 3 pha hoặc những máy sử dụng 3 pha sẽ ảnh hưởng mạnh. Thường thì 2% lệch pha sẽ tạo ra 8% tăng nhiệt độ trên dây của motor vẫn chưa ảnh hưởng mấy. Nhưng 3% lệch pha sẽ tạo ra làm tăng khoảng 18% nhiệt độ dây và ảnh hưởng mạnh đến tuổi thọ và tốc độ của motor. 5% lệch pha đối với 1 motor là điều cấm kỵ. Khi xảy ra lệch pha bên lưới tiêu dùng thường nghĩ rằng lỗi ở LTC nhưng thường là lỗi p.f của feeders.
    -Brownout là 1 dạng giảm voltage thường vào khoảng 3%-5%. Đây là dạng giảm voltage từ bên trong hệ thống để giảm tải trong trường hợp khẩn cấp.
    -Power interruption (Sustained): là mất power hoàn toàn còn được gọi là ''blackout" (rolling blackout là cup điện luôn phiên) trong khoảng vài second cho đến vài giờ. Nguyên nhân chính thường là các công cụ bảo vệ tự động hay điều khiển bởi con nguời để đối phó với các lỗi trên đường dây.
    =========================
  10. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tải file có vấn đề ????
    ==============

Chia sẻ trang này